[Funland] Chia sẻ kỷ niệm đi thi đại học

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,194
Động cơ
202,425 Mã lực
Mợ này học giỏi thế.
Em thi lè cả lưỡi may mà đỗ được ĐHQG chính quy.
Hồi đó chả có tiền, em đi học thêm ba lăng nhăng chả theo bộ đề gì. Khi đi thi khối A ĐH Luật, có mấy đứa ngồi cạnh nó còn đọc vanh vách đề số bao nhiêu và cứ thế viết ra không cần nghĩ gì - Kinh hãi.
Em ko nhớ đề kiểu thuộc lòng nhưng đề Luật em cũng chỉ cần viết ko cần nghĩ, và làm chỉ hết rất ít thời gian, có nghĩa làm xong chơi chán mới đến giờ ra ngoài. Đc ra phát là em té luôn vì ngồi trong đấy chỉ sợ bị hỏi, ko nói sợ bị thù, nói sợ bị phạt.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,525
Động cơ
499,372 Mã lực
Em nhớ hồi đó em.đc học bổng hơn 40 tháng hay sao đó. Năm thứ 3 thì ưuy chế tăng lên 120-180-240 tháng. Em kỳ 1 năm 3 bị ngay môn 4 điểm về khóc sướt mướt vì mất HB.
E năm 2 mất luôn, ko dám nói cho parents, đến lúc nhà trường đưa trát bắt nộp HP, về nhà nói với phụ huynh, may mà mẹ e giấu bố đưa tiền cho nộp :)
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,194
Động cơ
202,425 Mã lực
E năm 2 mất luôn, ko dám nói cho parents, đến lúc nhà trường đưa trát bắt nộp HP, về nhà nói với phụ huynh, may mà mẹ e giấu bố đưa tiền cho nộp :)
À em may có HB suốt tới năm T5, mất một kỳ do đc 4 môn Lich sử đảng (em bịa kinh quá :D )
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,545
Động cơ
432,876 Mã lực
Trước 2000 thi 3 điểm 6 gần như đồ hầu hết các trường ĐH (chưa tính điểm ưu tiên), có những khoa 12-13đ là đỗ trường công trường có tiếng luôn
trước 1995 thì mới có điểm chuẩn thấp ntn. sau 1995 là thế hệ sinh năm tầm 1978 điểm chuẩn cao hơn rồi. điểm thấp cũng chưa hẳn là do học sinh lúc đó dốt đâu cụ ạ. nhưng rõ ràng tuyển sinh nhiều hơn thì điểm chuẩn thấp hơn là có thật
năm e đi thi, thi hvktqs trên vĩnh yên, thiếu 1 điểm trong khi đó ktqd thì thừa 5 điểm và có hbong 100% luôn. đủ điểm hvktqs thì đời e có khi rẽ sang hướng khác rồi
thi trên Vĩnh yên có kỉ niệm nhớ đời. bắt xe đi thi ở cầu chui, lên xe vừa qua bậc lên xuống thì bị cái thằng nó đi chiều ngược lại nó chèn và hất cái mũ của mình xuống. không hiểu linh tính thế nào mà ko đưa tay lên gạt mũ mà lại đưa tay lên giữ túi ngực và túm được tay của thằng kia, may quá ko mất tiền chứ ko thì chỉ có nước đi về quê ăn chửi. lúc đó đâu có biết nhiều mánh khóe của bọn 2 ngón đâu, phản xạ đưa tay lên túi chặn có khi do ông bà tổ tiên mách bảo không chừng
lên Vĩnh yên thì phải đi tìm nhà trọ trong dân để ở nhờ. trường họ cũng có liên hệ trước dân nên đến cái là ông bà chủ nhà nhường cho em và 1 thằng nữa cái giường. Giờ ko nhớ đâu nữa.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,194
Động cơ
202,425 Mã lực
E cũng ko ngờ toán e thì dc 10đ, thời bọn e thi theo bộ đề, e học ôn ở BK, các thầy bên SP đứng lớp, hồi đó thuộc hết bộ đề, làm vèo cái hết 4 phần, nên tập trung làm câu cuối cùng, hình như câu 5, may gặp tủ :)
Nhà em nghèo nên em ko đi ôn thi đh ở đâu cả, từ lúc nghỉ học tới khi thi ở nhà ngủ cả ngày béo mầm. Xong mẹ em bảo em là bố lo nghĩ đến gầy cả ng kia kìa.
Giờ con em cũng thế, và em cũng gần giống bố em huhu, thi thoảng em lại nghĩ hay nghiệp quật :(
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,391
Động cơ
-15,135 Mã lực
E năm 2 mất luôn, ko dám nói cho parents, đến lúc nhà trường đưa trát bắt nộp HP, về nhà nói với phụ huynh, may mà mẹ e giấu bố đưa tiền cho nộp :)
Em ngược lại, kiếm đc HB 3 năm cuối. HB thời bọn em là vừa có tí xèng (mức bèo nhất = tầm 30 bữa cơm ký túc), vừa miễn học phí. Nên rất tự hào với ông bà bô là tiết kiệm được mớ tiền học phí cho nhà. Của đáng tội em toàn ngủ nhưng phao pháo, quay cóp thành thần nên bọn học giỏi trong lớp rất cay cú khi em có HB.
 

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,370
Động cơ
-195,650 Mã lực
Từ bộ đề thi ngột ngạt...

THƯ HIÊN15/10/2012 21:10 GMT+7
  • TTCT - Cuộc bàn thảo về giáo dục gần đây của nhiều chuyên gia, nhà giáo, trí thức... đọng lại trong dư luận xã hội nỗi buồn về sự “lạc lối” của giáo dục nước nhà. Trong đó, đầu bảng là kiểu dạy và học chỉ để đi thi, lấy bằng mà “bộ đề thi” (giai đoạn 1988-1997) là một ví dụ.

“Sơ yếu lý lịch” bộ đề

Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến cụm từ “bộ đề thi” để nói về một giải pháp sai lầm lớn nhất mà Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp lúc đó (gọi tắt là Bộ ĐH) đã triển khai. “Tôi là một trong những người đã cảnh báo: ra bộ đề thi thì sẽ dẫn tới học tủ. Và học tủ thì mất tính sáng tạo, học tủ thì không còn quá trình nỗ lực nữa rồi, nghĩa là anh chỉ nhớ lấy một cái tủ rồi làm theo cái hình mẫu ấy. Thế nhưng Bộ ĐH không nghe” - ông nhớ lại.
Thời điểm GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến ở trên là năm 1988 - năm đầu tiên mở đầu cho một giai đoạn mười năm cả nước thi tuyển sinh ĐH sử dụng bộ đề thi do Bộ ĐH ban hành. Lúc đó, GS Nguyễn Cảnh Toàn là thứ trưởng Bộ Giáo dục, vấn đề tuyển sinh ĐH lại do Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH) phụ trách. Vụ trưởng Vụ Tuyển sinh là PGS.TS Đỗ Văn Chừng, với mong muốn cải tiến công tác tuyển sinh, đã đề xuất ý tưởng ra một bộ đề thi và được lãnh đạo Bộ ĐH ủng hộ.
Bộ đề thi được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1988 với số lượng trên dưới một trăm đề thi hoàn chỉnh cho mỗi môn. Những năm sau, Bộ ĐH tiếp tục bổ sung đề thi vào bộ đề, môn nhiều nhất có khoảng 200 đề. Để làm bộ đề, Bộ ĐH đã mời những thầy có tiếng bậc nhất trong các ngành khoa học cơ bản của các trường ĐH lớn, chủ yếu là ở các trường phía Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I, ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội)… Các trường ĐH trên cả nước buộc phải sử dụng bộ đề khi tổ chức tuyển sinh. Tuy nhiên, đề thi của mỗi trường được chọn thông qua một quy trình bắt buộc.
Thoạt tiên, các thành viên hội đồng đề thi của mỗi trường chọn ngẫu nhiên một đề, sau đó họ tập hợp các đề ngẫu nhiên đó để biên soạn lại thành một đề hoàn chỉnh. “Quy trình là như vậy nhưng có trường làm rất nghiêm túc, có trường làm qua loa bằng cách chọn đại nguyên vẹn một đề thi nào đó khiến nhiều thí sinh phát hiện ngay đó là đề số mấy của môn nào trong bộ đề” - một cựu chuyên viên Vụ Tuyển sinh nhớ lại.
Tháng 3-1990, Bộ ĐH nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ GD-ĐT và do GS Trần Hồng Quân làm bộ trưởng. Vụ Tuyển sinh nhập vào Vụ Công tác học sinh thành Vụ Công tác học sinh - sinh viên do PGS Đỗ Văn Chừng làm vụ trưởng. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, từ năm 1997 bộ đề thi chính thức bị bãi bỏ.
Tội đồ gây ra nạn quay cóp?
Theo ký ức của nhiều người trong cuộc, từ thập niên 1980, khi xuất hiện bộ đề, nạn quay cóp bùng phát rồi lan tỏa dữ dội nhờ sự phát triển của dịch vụ photocopy. Nay, nạn quay cóp trở thành một mặt không thể thiếu trong đời sống học đường. Nhiều nhân chứng cho biết ngay từ khi Bộ ĐH nảy sinh ý tưởng làm bộ đề thi, giới trí giả trong cả nước phản ứng quyết liệt. “Bộ tổ chức rất nhiều hội thảo, nhận được rất nhiều ý kiến, trong đó có nhiều ý kiến phản đối.
Có lần tôi vào dự hội thảo trong Nam, nhiều giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đứng lên nói tôi không ra gì. Họ nói các anh đã làm một việc hết sức vớ vẩn, phản sư phạm. Theo họ, công khai đề thi thì học sinh chỉ nhăm nhăm học theo đề mà không thiết tha học những kiến thức khác. Họ cũng cảnh báo nguy cơ học sinh mang tài liệu vào phòng thi mà không tài nào ngăn chặn được”- ông Đỗ Duy Dự, nguyên chuyên viên Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH), buồn bã nhắc lại.

“Hội chứng thi”
“Gần thi mới lo học, học đối phó, học nhồi nhét chỉ cốt để thi, thi cái gì học cái nấy, thi thế nào học thế ấy, chủ yếu là học thuộc lòng các loại bài mẫu, các đáp án mẫu. Trước đây thi theo bộ đề thi cho sẵn, nay bộ đề thi biến tướng thành các bảng “cấu trúc đề thi”. Nghĩa là tư duy có thay đổi gì đâu, hai mươi năm trời, tốn bao công nghiên cứu, cuối cùng trở lại gần như điểm xuất phát, dưới một hình thức có vẻ mới để che giấu một phương pháp cổ lỗ” - GS Hoàng Tụy.

Nhưng những người ủng hộ bộ đề vẫn rất quyết tâm. Theo lập luận của phái này, bộ đề là một công trình khoa học giá trị, giúp cho việc định hướng hoạt động dạy - học kiến thức trong trường phổ thông vì hồi đó nước ta chưa có chương trình phổ thông, càng không có khái niệm chuẩn kiến thức kỹ năng, việc dạy học hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thậm chí có người còn bao biện, cứ cho là học sinh sẽ học vẹt, nhưng với những em thuộc được kiến thức của cả bộ đề thì xứng đáng đỗ ĐH!

Những người khai sinh và nuôi dưỡng ý tưởng làm bộ đề còn cho rằng việc sử dụng bộ đề sẽ giúp thu hẹp ảnh hưởng của các “lò” luyện thi xung quanh các trường ĐH (vốn xuất hiện vào giữa những năm 1980, khi việc tổ chức thi tuyển sinh ĐH do các trường tự làm, tự ra đề). Thực tế ngược lại, ngoài tình trạng phao thi trắng sân trường sau mỗi kỳ thi, các “lò” luyện thi mọc lên như cỏ dại sau mưa vây kín các trường ĐH. Hồi ấy giá vàng 200.000 đồng/chỉ thì các “đại sư” luyện thi thu nhập từ 10-50 triệu đồng/tháng.
Ở Hà Nội, xung quanh khu vực ĐH Quốc gia Hà Nội, các trường ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm… tất cả các nhà bỏ hoang, nhà kho đều bị biến thành “lò” luyện thi, mỗi “lò” chen chúc hàng trăm người, những “lò” nổi tiếng thậm chí còn chứa từ 500-800 người. Anh Long, một cựu học sinh Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), nói: “Hồi đó hôm nào tôi cũng phải canh giờ đi sớm cả tiếng mà may mắn lắm mới được ngồi hàng ghế thứ 2. Hôm nào chậm chân mấy phút phải ngồi hàng ghế thứ 5, thứ 6 thì chẳng học được gì! Những bạn ngồi hàng cuối của cái lò 700-800 người ấy thì học được cái gì nhỉ?”.
Một người trong cuộc khác, thầy Trần Phương (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN) cũng chia sẻ chính mình là người “vớ bẫm” nhờ bộ đề. Hồi ấy, là một thầy luyện thi khá có tiếng ở Hà Nội, thầy Phương còn viết một cuốn bài giải tất cả đề môn toán trong bộ đề. Nhờ cách giải rất ngắn gọn so với cuốn đáp án chính thức, cuốn sách bán chạy như tôm tươi, tiền nhuận bút thầy Phương nhận được sau 7-8 lần tái bản trong vòng ba năm (1995-1997) là 90 triệu đồng, chưa kể lượng phát hành “tiểu ngạch” (bản photocopy thu nhỏ) của cuốn sách.
Cải tiến cải lùi
Đời sống tuyển sinh “hậu bộ đề thi” nhiều biến động, trong đó sự thay đổi mạnh mẽ nhất là kỳ thi “ba chung” được triển khai từ năm 2002. Ngạc nhiên thay, tác giả của “ba chung” không ai khác mà vẫn là PGS.TS Đỗ Văn Chừng. Năm 2001, khi chuyển mảng quản lý tuyển sinh qua cho Vụ ĐH và sau ĐH phụ trách, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hồi đó là ông Nguyễn Minh Hiển đã luân chuyển ông Chừng từ vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên sang làm vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH. Với cương vị vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, ông Chừng và cộng sự tiếp tục tổ chức các hội thảo, bàn thực hiện giải pháp “ba chung”.
Năm 2002, khi “ba chung” được triển khai, ông Chừng tuy nghỉ quản lý nhưng vẫn là trợ lý bộ trưởng, thực chất là hỗ trợ làm tuyển sinh cho vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH kế nhiệm là ông Bành Tiến Long. Hồi ấy Bộ GD-ĐT luôn cho rằng “ba chung” chỉ là giải pháp tình thế nhưng mười năm trôi qua, GS Bành Tiến Long từ vụ trưởng lên làm thứ trưởng và giờ đã nghỉ hưu mấy năm rồi, giải pháp lâu dài thay thế “ba chung” vẫn còn đâu đó mờ mịt.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Duy Dự, thuộc cấp và là người kề vai sát cánh với vụ trưởng Đỗ Văn Chừng trong hành trình mấy chục năm cải tiến cải lùi công tác tuyển sinh, lặng người khi nói đến bộ đề. Ông Dự dùng các từ “ấu trĩ”, “bảo thủ” khi nói về mình trong giai đoạn đó. “Giá như hồi đó mình sáng suốt biết lắng nghe những lời phản biện hơn - ông Dự day dứt - Ngay khi đang làm việc ở Bộ GD-ĐT, tôi đã nhận ra dường như hệ thống giáo dục của mình đang được vận hành theo cách không bình thường.
Thi tuyển sinh chỉ là một khâu rất nhỏ trong quá trình đào tạo mà sao mình và xã hội phải tốn công tốn sức với nó, dành nhiều thời gian để nói về nó thế? Nhưng khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài liệu thì vỡ ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô nghĩa với cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào những dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”. Theo ông Dự, mọi tìm kiếm giải pháp cho tuyển sinh rốt cục sẽ sa lầy khi mà làm tuyển sinh đối phó, học là để thi cử - lấy bằng cấp vì tất cả những thiết kế sẽ chỉ luẩn quẩn trong vòng “học để thi”.
Những nhà giáo từng cộng tác với Bộ GD-ĐT về quản lý công tác tuyển sinh cũng ngán ngẩm khi nói về những sự loay hoay của một thời. Đường đường một cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ mà nhiều khi cứ hành xử theo kiểu “giật mình sực nhớ”.
GS Nguyễn Hoành Khung - một chuyên gia tầm cỡ “cây đa cây đề” khi nhớ về giai đoạn tham gia quản lý công tác tuyển sinh mảng ra đề thi - đã nhận xét: “Sau khi bộ đề thi cáo chung là đến giai đoạn các trường tự ra đề thi. Hồi ấy có hàng trăm thứ rắc rối và lẽ ra bộ phải xử lý nhưng rốt cục bộ phải lờ đi, nếu không sẽ rắc rối quá, ầm ĩ quá, thậm chí sẽ có chuyện đâu đó phải tổ chức thi lại. Lắm đáp án sai be bét mà có khi toàn do những giáo sư thảo ra cả”.
Theo giải thích của GS Nguyễn Hoành Khung, sở dĩ giáo dục loanh quanh trong cái mạng nhện của chính mình có thể do “thiếu những người đứng đầu có tư tưởng, có triết lý, có suy tư về chiến lược giáo dục”.
“Thời mà thủ lĩnh ngành giáo dục xuất hiện những trí thức tầm cỡ như các GS Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu không còn nữa mặc dù đội ngũ làm nghiên cứu về giáo dục rất hùng hậu với nhiều giáo sư, tiến sĩ. Tôi lấy làm lạ vì thời đại hội nhập sao mình không học hỏi thế giới một cách nghiêm túc mà cứ gặp những cái tày đình mới nói, nói một hồi thành ra mỗi người một ý rồi lại để đấy” - GS Nguyễn Hoành Khung nhận xét.
Bộ đề thi Lý, Hóa thì dễ, em nhớ môn Hóa em vừa làm vừa ngủ gật trong 2 tuần là xong, Lý học trc mấy tháng. Nhưng bộ Toán cực hay với đứa ở quê ko đi học thêm ko sách tham khảo như em.
Em thường tự làm hết các bài và dạng bài chứ ko coi lời giải, có bài 3 ngày mới nghĩ ra cách giải. Và bộ đề có đủ từ dễ tới khó với các dạng bài khác nhau.
Bộ đề và thi theo bộ đề là hai câu chuyện rất khác nhau. Bộ đề có từ thời đầu 9x và rất hữu dụng cho học sinh ở các tỉnh tham khảo và rèn luyện. Sau này các trường, chủ yếu là khối ngoài tự nhiên, mới lấy đề trong bộ đề để làm đề thi (không phải thuê các thầy Bách Khoa, Tổng Hợp làm đề nữa :) )
Không nhầm thì Bách Khoa không lấy/làm đề kiểu này. Đề Bách Khoa luôn được thiết kế từ dễ đến khó và để đạt 9, 10 là không dễ.
Năm nay đề toán THPT ít nhiều có thiết kế phân loại, học sinh khá khó có thể đạt 8, 9.
 

my.eb

Xe điện
Biển số
OF-758749
Ngày cấp bằng
29/1/21
Số km
4,250
Động cơ
149,645 Mã lực
Em ko nhớ đề kiểu thuộc lòng nhưng đề Luật em cũng chỉ cần viết ko cần nghĩ, và làm chỉ hết rất ít thời gian, có nghĩa làm xong chơi chán mới đến giờ ra ngoài. Đc ra phát là em té luôn vì ngồi trong đấy chỉ sợ bị hỏi, ko nói sợ bị thù, nói sợ bị phạt.
À nói đến viết ko cần nghĩ, em thi Văn trường HVQHQT, viết 1 mạch 4 tờ giấy, kết quả 8.5 điểm haha
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,525
Động cơ
499,372 Mã lực
Nhà em nghèo nên em ko đi ôn thi đh ở đâu cả, từ lúc nghỉ học tới khi thi ở nhà ngủ cả ngày béo mầm. Xong mẹ em bảo em là bố lo nghĩ đến gầy cả ng kia kìa.
Giờ con em cũng thế, và em cũng gần giống bố em huhu, thi thoảng em lại nghĩ hay nghiệp quật :(
Thời bọn e (e ra trường năm 93) thi DH mà ko ôn thì điểm thấp lắm, trừ đội trường chuyên. E năm đầu thi toàn 2 3 điểm mỗi môn :), kiểu đề hoàn toàn xa lạ với các bài mình học ở trường :(
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
4,160
Động cơ
457,456 Mã lực
Bộ đề và thi theo bộ đề là hai câu chuyện rất khác nhau. Bộ đề có từ thời đầu 9x và rất hữu dụng cho học sinh ở các tỉnh tham khảo và rèn luyện. Sau này các trường, chủ yếu là khối ngoài tự nhiên, mới lấy đề trong bộ đề để làm đề thi (không phải thuê các thầy Bách Khoa, Tổng Hợp làm đề nữa :) )
Không nhầm thì Bách Khoa không lấy/làm đề kiểu này. Đề Bách Khoa luôn được thiết kế từ dễ đến khó và để đạt 9, 10 là không dễ.
Năm nay đề toán THPT ít nhiều có thiết kế phân loại, học sinh khá khó có thể đạt 8, 9.
Thời em đầu 9x.
Hình như có mấy trường BK, TH, SP tự ra đề. Còn lại là lấy trong bộ đề.
Vậy cho nên em thi Luật khối A, mà có mấy đứa nó thuộc lòng cả đề và cách giải luôn.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,194
Động cơ
202,425 Mã lực
Bộ đề và thi theo bộ đề là hai câu chuyện rất khác nhau. Bộ đề có từ thời đầu 9x và rất hữu dụng cho học sinh ở các tỉnh tham khảo và rèn luyện. Sau này các trường, chủ yếu là khối ngoài tự nhiên, mới lấy đề trong bộ đề để làm đề thi (không phải thuê các thầy Bách Khoa, Tổng Hợp làm đề nữa :) )
Không nhầm thì Bách Khoa không lấy/làm đề kiểu này. Đề Bách Khoa luôn được thiết kế từ dễ đến khó và để đạt 9, 10 là không dễ.
Năm nay đề toán THPT ít nhiều có thiết kế phân loại, học sinh khá khó có thể đạt 8, 9.
Bách khoa đề rất hay, Toán 10 câu từ dễ tới khó, phân loại tốt. Riêng Lý ko có gì liên quan bộ đề mà khó hơn nhiều.
Luật đề quá dễ ko có phân loại đc ng giỏi, chỉ có cẩn thận hay ko thôi.
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,398
Động cơ
112,217 Mã lực
Em 2002, đúng năm cải cách-chung đề nếu trùng khối! Tuy nhiên vẫn ôn lò, bộ đề 150 của khối A như các tiền bối.
Đi thi có ông ở Trần Phú, hắn trùng tên chép em 80% cả 3 môn. Không phải vì tốt mà nó ngồi sát, ko cho chép nó xé thì ăn cớt, nên môn nào cũng 3-4 tờ to bự, sao chép kịp.
Có người quen/người nhà gì đó nên hắn biết điểm trước, alo điện thoại bàn báo trước cho em là đỗ từ cách hôm báo chính thức cả tuần nên nghỉ hè sớm. Hắn đỗ dân sự, em đỗ q.s của HV KTQS
Thế là cụ khóa 38 à? Em khóa 43.
 

cỏ và mây

Xe điện
Biển số
OF-122555
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
2,221
Động cơ
40,402 Mã lực
Em nhớ hồi đó em.đc học bổng hơn 40 tháng hay sao đó. Năm thứ 3 thì ưuy chế tăng lên 120-180-240 tháng. Em kỳ 1 năm 3 bị ngay môn 4 điểm về khóc sướt mướt vì mất HB.
E năm 2 mất luôn, ko dám nói cho parents, đến lúc nhà trường đưa trát bắt nộp HP, về nhà nói với phụ huynh, may mà mẹ e giấu bố đưa tiền cho nộp :)
Em đc học bổng đúng năm đầu tiên. Vui phết ạ. Năm thứ 2 mất hb cũng buồn. Năm 3-4 thì quen k thấy gì nữa :D.
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,641
Động cơ
412,410 Mã lực
Có cụ nào thi năm WC2006 với em không
 

my.eb

Xe điện
Biển số
OF-758749
Ngày cấp bằng
29/1/21
Số km
4,250
Động cơ
149,645 Mã lực
Em đc học bổng đúng năm đầu tiên. Vui phết ạ. Năm thứ 2 mất hb cũng buồn. Năm 3-4 thì quen k thấy gì nữa :D.
Chị cũng mất HB năm 2, năm nhất đang phong trào học hành hăng say của phổ thông đi lên, được 1 năm thấy chơi vui hơn học, thế thì hay dồi, học bổng có hay ko ko quan trọng :D
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,194
Động cơ
202,425 Mã lực
Thời bọn e (e ra trường năm 93) thi DH mà ko ôn thì điểm thấp lắm, trừ đội trường chuyên. E năm đầu thi toàn 2 3 điểm mỗi môn :), kiểu đề hoàn toàn xa lạ với các bài mình học ở trường :(
Thời em có bộ đề để ôn, nhiều bạn ra HN để đi ôn, ở quê các thầy cũng dạy thêm nhưng theo bộ đề là chủ yếu.
Em nhà nghèo nên lôi bộ đề ra học, ko có tiền đi học ôn cụ ạ.
Em nhớ mở đề Lý BK ra em toát hết mồ hôi, xong vật lộn cũng dc 7.5 thì phải, mà coi như vận hết công lực ra mới đc thế, lúc trong phòng thi còn tự thấy mình thông minh bất thình lình 😂
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,194
Động cơ
202,425 Mã lực
Chị cũng mất HB năm 2, năm nhất đang phong trào học hành hăng say của phổ thông đi lên, được 1 năm thấy chơi vui hơn học, thế thì hay dồi, học bổng có hay ko ko quan trọng :D
Ui em kỳ 1 năm nhất điểm cao phết, Toán toàn 9 (vẫn kiểu nhầm lẫn) mỗi Anh là 5-6 kỳ 2 có ng yêu phát đi chơi tẹt ga, lên lớp chỉ ngủ gật điểm tụt 2.0 so với kỳ 1 nhưng cộng cả 2 kỳ cả năm vẫn đc học bổng mức cao nhât 🤩🤩.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,525
Động cơ
499,372 Mã lực
Thời em có bộ đề để ôn, nhiều bạn ra HN để đi ôn, ở quê các thầy cũng dạy thêm nhưng theo bộ đề là chủ yếu.
Em nhà nghèo nên lôi bộ đề ra học, ko có tiền đi học ôn cụ ạ.
Em nhớ mở đề Lý BK ra em toát hết mồ hôi, xong vật lộn cũng dc 7.5 thì phải, mà coi như vận hết công lực ra mới đc thế, lúc trong phòng thi còn tự thấy mình thông minh bất thình lình 😂
Thực ra có câu học tài thi phận, e thì thi thử điểm thấp hơn thi thật, vì lúc thi thật mình tập trung hơn :), có người thi thật tâm lý ko vững thì KQ lại ko cao :)
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
8,000
Động cơ
406,111 Mã lực
Các cụ nhìn tuổi em, 40 ợ, thời em đi học, thi thố cái cục cờ gì cũng thí điểm với cả đổi mới ôi chết khắm luôn.

Có thể thời nay các con các cháu thế hệ giờ thông minh giỏi giang to cao xinh đẹp trắng trẻo hơn thời em, nhưng em nghĩ chưa chắc thi đh giờ đã chất lượng hơn thời em.

2002 đi thi đề các khối là đề chung, trường đưa ra điểm chuẩn. Ui giời ơi nó khó kinh người, em ví dụ như này để các cụ dễ hiểu.

Ví dụ em thi Toán Lý Hóa được 17.5 điểm, thì thôi 20 ông thi khối A ý, giỏi được 2 ông là được tổng 3 môn trên 10 điểm, đủ tư cách xét tuyển các nguyện vọng, còn đâu tuyền là mỗi môn được 2-3 điểm.
Gớm học dốt như em còn được 16.5 điểm năm 2002.

Đủ đỗ Thủy Lợi ha ha...
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,194
Động cơ
202,425 Mã lực
Thực ra có câu học tài thi phận, e thì thi thử điểm thấp hơn thi thật, vì lúc thi thật mình tập trung hơn :), có người thi thật tâm lý ko vững thì KQ lại ko cao :)
Cụ giống con em, nó thi thử CNN điểm thật cao hơn thử tầm 6 điểm. Em còn trêu nó học phận thi tài :)
Em thì chả thi thử lần nào, thi tốt nghiệp xong ở nhà ngủ béo mầm chờ thi ĐH thôi. Thi 2 trường xong đợt 3 về quê thầy giáo em biết còn vào tận nhà nhờ em đi làm bài thi hộ một bạn thi Học viện Hậu cần đợt 3 cơ 😂
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top