[Funland] Chia sẻ kỷ niệm đi thi đại học

Yaris_2009

Xe điện
Biển số
OF-80287
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
2,144
Động cơ
596,322 Mã lực
Tuổi
40
Các cụ nhìn tuổi em, 40 ợ, thời em đi học, thi thố cái cục cờ gì cũng thí điểm với cả đổi mới ôi chết khắm luôn.

Có thể thời nay các con các cháu thế hệ giờ thông minh giỏi giang to cao xinh đẹp trắng trẻo hơn thời em, nhưng em nghĩ chưa chắc thi đh giờ đã chất lượng hơn thời em.

2002 đi thi đề các khối là đề chung, trường đưa ra điểm chuẩn. Ui giời ơi nó khó kinh người, em ví dụ như này để các cụ dễ hiểu.

Ví dụ em thi Toán Lý Hóa được 17.5 điểm, thì thôi 20 ông thi khối A ý, giỏi được 2 ông là được tổng 3 môn trên 10 điểm, đủ tư cách xét tuyển các nguyện vọng, còn đâu tuyền là mỗi môn được 2-3 điểm.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,774 Mã lực
Thời em đi thi khối A Toán Lý Hóa vẫn luyện theo bộ đề.
Em nhớ bộ đề Toán có khoảng 150 đề từ lớp 11 bắt đầu luyện đến khi học xong lớp 12 quyển đề nát cả gáy do làm đi làm lại.
Từ năm có bộ đề (hình như là 1988) là điểm chuẩn các trường ĐH tăng vọt luôn :D

Thi tuyển sinh vào đại học tại Việt Nam: Hành trình 45 năm đổi mới
ĐẶNG CHUNG - Thứ sáu, 01/05/2020 16:43 (GMT+7)

Sau những năm chỉ tổ chức duy nhất một kỳ thi chung trên cả nước, kỳ thi THPT quốc gia ở nước ta đã có những thay đổi. Và từ 1975 đến nay, sau 45 năm thống nhất đất nước, kỳ thi được coi là quan trọng nhất với học sinh cả nước đã trải qua nhiều lần đổi mới. Việc đổi mới thi cử luôn được xem là một trong những khâu đột phá của đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Thi tuyển sinh vào đại học tại Việt Nam: Hành trình 45 năm đổi mới
Thí sinh trong một kỳ thi đại học trước năm 2015. Ảnh: Nam Nguyễn
6 năm đất nước không có kỳ thi đại học
Chứng kiến học trò của mình, những học sinh lớp 12 đang trải qua những ngày tháng khó khăn khi vừa đảm bảo việc học tập, ôn thi, vừa phòng dịch COVID-19, vừa chuẩn bị tâm thế cho những đổi mới thi cử, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) nhớ lại thời của mình. Đó là những năm 1960-1970, vì chiến tranh khốc liệt, nên học sinh vừa học, vừa phải tránh bom đạn. Thời đó, thầy và bạn bè học bài vào ban đêm, nhờ ánh sáng của chiếc đèn dầu nhỏ đặt trong hộp gỗ khoét một lỗ vừa đủ cho ánh sáng hắt vào trang sách.
Cũng vì khó khăn, vất vả, đế quốc Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, nên từ năm 1965-1970, ở miền Bắc chỉ có một kỳ thi nhẹ nhàng để tốt nghiệp. Thầy Khang tham gia kỳ thi tốt nghiệp diễn ra giữa lúc đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng khốc liệt. Thế hệ của thầy, học sinh đỗ tốt nghiệp được tuyển vào đại học, cao đẳng bằng hình thức xét tuyển hồ sơ mà không phải thi.
Sau 6 năm đất nước không có kỳ thi đại học, đến năm 1971, hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng lại được tổ chức. Sau này, khi đất nước thống nhất, thí sinh muốn vào đại học đều phải trải 2 kỳ thi: Thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Trong đó, kỳ thi đại học được tổ chức tại địa phương để thí sinh đỡ vất vả, giảng viên các trường đại học, cao đẳng và sinh viên về các tỉnh coi thi. Bộ Giáo dục (khi đó) ra đề. Thí sinh trúng tuyển sẽ được phân vào các trường. Ai đạt kết quả cao sẽ được gửi sang nước ngoài để học tập.
Cuộc cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 1981, khi hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình sách giáo khoa. Lúc này, mỗi thí sinh đăng ký 1 trường đại học, cao đẳng phù hợp với nguyện vọng và năng lực của mình.
Từ những năm 1990 đến 2001, học sinh cả nước bước sang thời có 1 kỳ thi tốt nghiệp và 2 kỳ thi đại học, 1 kỳ thi cao đẳng. Lúc đó, trường đại học tự ra đề thi dựa vào bộ đề của Bộ GDĐT. Với thế hệ những người sinh năm 1970 tới năm 1979, việc thi đại học là cả một hành trình, lặn lội cả trăm km, cơm đùm cơm nắm, lều chõng lên thành phố dự thi. Bởi lúc đó, thí sinh đăng ký vào trường nào thì về trường đó dự thi, đăng ký thi bao nhiêu trường thì phải trải qua bấy nhiêu kỳ thi để giành suất vào đại học.
Thời thi “3 chung” của sĩ tử
Từ năm 2002, Bộ GDĐT đã tiến hành đổi mới tuyển sinh đại học bằng kỳ thi có tên “3 chung” - chung đề, chung đợt và chung kết quả xét tuyển. Thí sinh sau khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp, nếu được công nhận tốt nghiệp THPT thì được tham dự kỳ thi đại học (chia làm 2 đợt) diễn ra đầu tháng 7 hằng năm.
Kỳ thi này được nhiều chuyên gia đánh giá là khá nghiêm túc do được tổ chức ở các trường đại học, nhưng đổi lại là sự vất vả và tốn kém của thí sinh. Ngày đó, lò luyện thi mọc lên ở khắp nơi. Khu vực Đại học Bách khoa, ĐH Sư phạm Hà Nội những ngày tháng 5, tháng 6 luôn tấp nập, các lò luyện thi hoạt động hết công suất.
Và đến những ngày tháng 7 nắng oi ả, sĩ tử khắp nơi đổ dồn về các thành phố lớn để dự thi đại học. Hình ảnh phụ huynh và học sinh rời chuyến xe khách đông đúc từ quê lên thành phố, khệ nệ bê đồ, hỏi han địa chỉ thuê nhà trọ… đã trở thành hình ảnh quen thuộc và ký ức khó quên của nhiều người. Ngày ấy, có gia đình bán thóc, bán bò để có tiền cho con “lai kinh ứng thí”. Với nhiều sĩ tử khi đó, đây có thể là hành trình xa nhà đầu tiên. Cảm giác xa lạ trước phố phường tấp nập, ước mơ vào đại học để thay đổi cuộc đời, hay đơn giản chỉ vì dành ánh mắt đầy ngưỡng mộ với những anh chị mặc màu áo xanh tình nguyện tiếp sức mùa thi... mà càng quyết tâm vào đại học để được như họ.
Và có một thực tế là suốt hơn 10 năm tổ chức kỳ thi “3 chung” (2002-2014), tình trạng luyện thi đại học, học tủ, học lệch là một vấn đề nhức nhối và nhận được sự quan tâm của dư luận. Ý định tổ chức một kỳ thi quốc gia chung tại Việt Nam đã từng được ấp ủ và lấy ý kiến từ năm 2009, nhưng do chưa chuẩn bị đầy đủ nên các nhà làm giáo dục Việt Nam đành phải hoãn lại.
Thi “2 chung” và vụ gian lận thi cử rúng động
Cho đến năm 2015, sau gần 5 năm chuẩn bị, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học chính thức ghép vào làm một, việc ra đề thi vẫn do Bộ GDĐT chủ trì. Kỳ thi này thường được gọi với cái tên “2 chung” - vừa đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp THPT, vừa là căn cứ để tuyển sinh đại học. Nó có tên gọi là kỳ thi THPT quốc gia.
Khác hẳn với các mùa thi trước, những năm thực hiện thi “2 chung” không còn cảnh tắc đường, “khăn gói quả mướp” đổ dồn về thành phố dự thi. Những cảnh phụ huynh vật vờ, nằm ngủ tạm tại ghế đá công viên vì phải dậy từ 3h sáng, vượt vài trăm cây số đưa con lên các thành phố lớn để dự thi… đã là hình ảnh trong quá khứ. Lý do là kỳ thi được đổi mới theo hướng giao dần về cho các Sở GDĐT địa phương chủ trì. Thí sinh được chủ động chọn điểm thi ở gần nhà, không phải vất vả đi lại như trước.
Tuy nhiên, vào năm 2018, việc giao địa phương tổ chức kỳ thi, mà kết quả được sử dụng cho việc xét tuyển đại học đã xảy ra vụ gian lận rúng động nhất trong lịch sử thi cử Việt Nam. Hàng loạt sai phạm, nâng khống điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình khiến dư luận cả nước bất bình. Những đường dây chạy “suất” vào các trường công an, quân đội, y dược được hình thành; thí sinh bị điểm liệt được nâng thành thủ khoa. Và kết quả, hàng chục giáo viên “nhúng chàm” đã vướng vòng lao lý.
Đối với nhiều phóng viên, những ngày tác nghiệp tại các “điểm nóng” gian lận thi cử thực sự là trải nghiệm khó quên. Đó là những ngày ngủ chập chờn, dự những cuộc họp báo hy hữu vào lúc 1h đêm; những giọt nước mắt khi biết được sự thật. Với những người làm công tác giáo dục, khi nhắc lại vụ gian lận thi cử, thấy đau như tự cứa vào da thịt mình. Bởi những hậu quả mà vụ gian lận thi cử gây ra đến bây giờ vẫn chưa thể khắc phục hết, khi thí sinh gian lận đã cướp mất cơ hội vào đại học của những thí sinh khác.
Năm 2020 - tiếp tục chặng đường đổi mới
Sau 4 năm thực hiện kỳ thi THPT quốc gia, khi chỉ còn khoảng 3 tháng nữa sĩ tử sẽ bước vào kỳ thi quan trọng, do ảnh hưởng của dịch bệnh, kỳ thi đã có những thay đổi vào phút chót. Và năm 2020 chính thức đánh dấu khép lại chặng đường 5 năm của kỳ thi “2 chung”.
Bắt đầu từ năm nay, học sinh cả nước sẽ tham gia kỳ thi THPT với mục đích để xét tốt nghiệp. Trường đại học được tự chủ tuyển sinh, thí sinh đăng ký vào trường nào thì tham dự kỳ thi của trường đó. Kỳ thi lúc này gần giống với những năm 1990 đến 2001, nhưng chỉ khác là trường đại học được tuyển sinh làm nhiều đợt trong năm.
Trước quá trình đổi mới thi cử, sĩ tử năm nay đang tập thích nghi dần với những thay đổi, dù có chút hoang mang, lo lắng. Để động viên và hỗ trợ thí sinh, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, việc quan trọng nhất của học sinh lúc này là yên tâm ôn thi, bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được tổ chức an toàn, chặt chẽ, minh bạch. Do đó, đa phần các cơ sở giáo dục đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển. Năm nay sẽ không có quá nhiều trường tổ chức thi riêng nên không thể lặp lại tình trạng tập trung quá đông thí sinh về một điểm, trong một thời gian nên sẽ không tạo áp lực về luyện thi, thi quá nhiều hay đổ dồn về các thành phố lớn. Sau năm 2020, học sinh chuẩn bị tâm thế cho những đổi mới, bởi sẽ có nhiều trường đại học tổ chức thi kỳ thi riêng, gắn với việc mở rộng quyền tự chủ đại học.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,306
Động cơ
656,847 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có đi trông thi năm 98 BK đây. Trc khi thi các thầy cô quán triệt trc là phải nhắc nhở nhẹ nhàng để ko vi phạm chứ ko phải rình bắt để lập biên bản (thầy cô bảo bọn em học đc thì hay kiểu thù ghét cái bọn láo nháo ấy nên có khi lại rình bắt cho chúng nó chết :D ).
BK thì có lý thuyết Hóa và Lý mà cụ, nhưng điểm ít thôi tầm 2-3 điểm. Còn lại có thể quên công thức. Hồi em thi Luật quên cthuc môn Lý xong phải lập lại công thức nhưng nhầm tí nên cũng ko đc điểm tuyệt đối. Để BK quả là cực khó so với Luật. Em đc HSG môn Lý mà làm đề Lý BK toát mồ hôi, Hóa thì vốn nó dễ rồi, Toán thì có 1 câu cuối cực khó, em làm xong câu ý cũng thấy tự hào. Riêng Lý BK em làm xong đc bài quang mà cảm giác thành tựu luôn :D.
Còn Luật quá dễ, nếu ko nhầm nhọt thì khả năng của em xơi đc 30 điểm với một nửa thời gian làm bài.
cụ vậy là hồi trẻ học quá giỏi rồi, hồi thì đề riêng BK em thấy đc 27đ đã là toàn người giỏi rồi chứ chưa nói đến 30đ. em thì hồi nhỏ học hành rất bình thường suốt 12 năm học chẳng đc nổi cái giấy khen nào, cấp 1,2 thì trốn học đi đá bóng, cầu lông suốt lên đến cấp 3 mới có tý ý thức học để thi ĐH :D .
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,877
Động cơ
262,539 Mã lực
e thi hồi 2005
nhớ mãi hôm làm thủ tục nhập thi rơi cmtnd ở phòng may quay lại bà chị khóa trên tình nguyện viên nhặt đc, ko thì ô già tẩn cho ốm người
hồi đó đi thi 4 ngày tối nào cũng đc ăn bò xào giá, quá sang so với bạn bè cùng lứa
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,882
Động cơ
580,277 Mã lực
Em thi đận 98, BK đợt 1, XD đợt 2, Mỏ đợt 3. Cả 3 trường đều tự đạp xe đi thi. Đến điểm thi thì đông như trẩy hội, cứ lẩm bẩm sao lắm nhà rỗi việc, tận vài người đưa 1 người đi thi là sao???
Năm đó đỗ cả 3, chọn học mỗi BK.
cụ thì cùng năm với e, năm đấy e nhớ đề lý xd có bài thi con lắc nhỉ, e thi bk và gt và chọn bk học
 

Trà Lý

Xe điện
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
2,025
Động cơ
1,025,920 Mã lực
Em đi thi Nông nghiệp 1 bên Gia Lâm, anh trai lóc cóc đạp xe chở từ KTX BK sang nhận phòng thi rồi vào một trường cấp 1 ở gần đó ở tạm, có chừng 30 thí sinh như em, không có tiền thuê nhà trọ. Đêm nằm muỗi cắn, người thân quây nhau lại lấy tấm bìa cát tông thay nhau quạt tay cho lũ sỹ tử nằm giữa...
Không phụ công mọi người em đăng ký thi 5 trường thì đi thi đến trường thứ 3 hết sạch tiền còn đúng tiền vé xe của 2 anh em nên về, vậy mà đỗ cả 3 trường, sau này em học NEU.
thấm thoát đã 30 năm rồi...
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,185
Động cơ
195,386 Mã lực
cụ vậy là hồi trẻ học quá giỏi rồi, hồi thì đề riêng BK em thấy đc 27đ đã là toàn người giỏi rồi chứ chưa nói đến 30đ. em thì hồi nhỏ học hành rất bình thường suốt 12 năm học chẳng đc nổi cái giấy khen nào, cấp 1,2 thì trốn học đi đá bóng, cầu lông suốt lên đến cấp 3 mới có tý ý thức học để thi ĐH :D .
Ko cụ ơi, em Luật mới thấy khả thi 30 mà thi đc có 27 thôi kiểu cứ nhầm 1+1=3 do chủ quan ấy.
BK thì sức em chắc đc tầm 27 thực tế 25 do bỏ câu lý thuyết và cũng sai 1+1 bằng 3. Em toàn ra sớm xong ông anh sốt ruột hỏi thế nào, đang nói xong lại thôi chết em nhầm chỗ nọ kia rồi 😂
Nhưng đc cái em tự chấm điểm chuẩn ko sai tí nào luôn vì em biết mình sai đâu.
Năm em thi đề Lý BK em thấy khoai vãi chưởng, Toán và Hóa thì khó nhưng ko quá khó.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,882
Động cơ
580,277 Mã lực
Em thích học Toán mà mợ. Cơ mà điểm của em xách dép so với chồng em, toàn 28-29 điểm hơn mỗi trường (ck em học chuyên Toán C2, và Chuyên Lý C3). Cơ mà học Đại học với cao học cùng thì em cao hơn chồng kể cả điểm Toán Cao cấp với Lý Cao cấp 😂😂😂
cụ học BK K 3 mấy thế, thời còn thi bộ đề
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,967
Động cơ
66,245 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
cụ thì cùng năm với e, năm đấy e nhớ đề lý xd có bài thi con lắc nhỉ, e thi bk và gt và chọn bk học
Em không nhớ rõ đề lắm. Chỉ nhớ là chắc mẩm thừa điểm đỗ BK rồi nên 2 trường đợt sau thi loáng thoáng thôi, vậy mà cũng đỗ.
Buồn cười nhất là trường Mỏ, xếp phòng thế nào cùng phòng, sát bàn với mấy đứa bạn cùng tên, cùng lớp C3 luôn. Bọn bạn em nó than vãn là chắc trượt 2 đợt thi trước đó rồi... Vậy là em ngồi nhắc bài bọn nó chán xong mới làm bài của mình. Kết quả cả 4 thằng đều đỗ Mỏ, với 3 thằng kia thì đó là trường duy nhất chúng nó đỗ trong kỳ thi năm đó.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,185
Động cơ
195,386 Mã lực
cụ học BK K 3 mấy thế, thời còn thi bộ đề
Em K41 rồi cụ ơi, vẫn theo bộ đề nhưng mà đúng là BK đề khác bọt hẳn luôn đó. Làm thấy rất hay, em nhớ Toán có 10 câu độ khó tăng dần, tới câu 10 thì cũng phải đc độ tí mới làm đc. Kiểu thông minh bất thình lình đó, em cũng làm đc hết nhưng nhầm tí thành ra đc có 9 điểm, nhưng làm đc câu 10 ra thấy sảng khoái lắm.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,774 Mã lực
Từ bộ đề thi ngột ngạt...

THƯ HIÊN15/10/2012 21:10 GMT+7
  • TTCT - Cuộc bàn thảo về giáo dục gần đây của nhiều chuyên gia, nhà giáo, trí thức... đọng lại trong dư luận xã hội nỗi buồn về sự “lạc lối” của giáo dục nước nhà. Trong đó, đầu bảng là kiểu dạy và học chỉ để đi thi, lấy bằng mà “bộ đề thi” (giai đoạn 1988-1997) là một ví dụ.

“Sơ yếu lý lịch” bộ đề

Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến cụm từ “bộ đề thi” để nói về một giải pháp sai lầm lớn nhất mà Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp lúc đó (gọi tắt là Bộ ĐH) đã triển khai. “Tôi là một trong những người đã cảnh báo: ra bộ đề thi thì sẽ dẫn tới học tủ. Và học tủ thì mất tính sáng tạo, học tủ thì không còn quá trình nỗ lực nữa rồi, nghĩa là anh chỉ nhớ lấy một cái tủ rồi làm theo cái hình mẫu ấy. Thế nhưng Bộ ĐH không nghe” - ông nhớ lại.
Thời điểm GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến ở trên là năm 1988 - năm đầu tiên mở đầu cho một giai đoạn mười năm cả nước thi tuyển sinh ĐH sử dụng bộ đề thi do Bộ ĐH ban hành. Lúc đó, GS Nguyễn Cảnh Toàn là thứ trưởng Bộ Giáo dục, vấn đề tuyển sinh ĐH lại do Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH) phụ trách. Vụ trưởng Vụ Tuyển sinh là PGS.TS Đỗ Văn Chừng, với mong muốn cải tiến công tác tuyển sinh, đã đề xuất ý tưởng ra một bộ đề thi và được lãnh đạo Bộ ĐH ủng hộ.
Bộ đề thi được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1988 với số lượng trên dưới một trăm đề thi hoàn chỉnh cho mỗi môn. Những năm sau, Bộ ĐH tiếp tục bổ sung đề thi vào bộ đề, môn nhiều nhất có khoảng 200 đề. Để làm bộ đề, Bộ ĐH đã mời những thầy có tiếng bậc nhất trong các ngành khoa học cơ bản của các trường ĐH lớn, chủ yếu là ở các trường phía Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I, ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội)… Các trường ĐH trên cả nước buộc phải sử dụng bộ đề khi tổ chức tuyển sinh. Tuy nhiên, đề thi của mỗi trường được chọn thông qua một quy trình bắt buộc.
Thoạt tiên, các thành viên hội đồng đề thi của mỗi trường chọn ngẫu nhiên một đề, sau đó họ tập hợp các đề ngẫu nhiên đó để biên soạn lại thành một đề hoàn chỉnh. “Quy trình là như vậy nhưng có trường làm rất nghiêm túc, có trường làm qua loa bằng cách chọn đại nguyên vẹn một đề thi nào đó khiến nhiều thí sinh phát hiện ngay đó là đề số mấy của môn nào trong bộ đề” - một cựu chuyên viên Vụ Tuyển sinh nhớ lại.
Tháng 3-1990, Bộ ĐH nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ GD-ĐT và do GS Trần Hồng Quân làm bộ trưởng. Vụ Tuyển sinh nhập vào Vụ Công tác học sinh thành Vụ Công tác học sinh - sinh viên do PGS Đỗ Văn Chừng làm vụ trưởng. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, từ năm 1997 bộ đề thi chính thức bị bãi bỏ.
Tội đồ gây ra nạn quay cóp?
Theo ký ức của nhiều người trong cuộc, từ thập niên 1980, khi xuất hiện bộ đề, nạn quay cóp bùng phát rồi lan tỏa dữ dội nhờ sự phát triển của dịch vụ photocopy. Nay, nạn quay cóp trở thành một mặt không thể thiếu trong đời sống học đường. Nhiều nhân chứng cho biết ngay từ khi Bộ ĐH nảy sinh ý tưởng làm bộ đề thi, giới trí giả trong cả nước phản ứng quyết liệt. “Bộ tổ chức rất nhiều hội thảo, nhận được rất nhiều ý kiến, trong đó có nhiều ý kiến phản đối.
Có lần tôi vào dự hội thảo trong Nam, nhiều giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đứng lên nói tôi không ra gì. Họ nói các anh đã làm một việc hết sức vớ vẩn, phản sư phạm. Theo họ, công khai đề thi thì học sinh chỉ nhăm nhăm học theo đề mà không thiết tha học những kiến thức khác. Họ cũng cảnh báo nguy cơ học sinh mang tài liệu vào phòng thi mà không tài nào ngăn chặn được”- ông Đỗ Duy Dự, nguyên chuyên viên Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH), buồn bã nhắc lại.

“Hội chứng thi”
“Gần thi mới lo học, học đối phó, học nhồi nhét chỉ cốt để thi, thi cái gì học cái nấy, thi thế nào học thế ấy, chủ yếu là học thuộc lòng các loại bài mẫu, các đáp án mẫu. Trước đây thi theo bộ đề thi cho sẵn, nay bộ đề thi biến tướng thành các bảng “cấu trúc đề thi”. Nghĩa là tư duy có thay đổi gì đâu, hai mươi năm trời, tốn bao công nghiên cứu, cuối cùng trở lại gần như điểm xuất phát, dưới một hình thức có vẻ mới để che giấu một phương pháp cổ lỗ” - GS Hoàng Tụy.

Nhưng những người ủng hộ bộ đề vẫn rất quyết tâm. Theo lập luận của phái này, bộ đề là một công trình khoa học giá trị, giúp cho việc định hướng hoạt động dạy - học kiến thức trong trường phổ thông vì hồi đó nước ta chưa có chương trình phổ thông, càng không có khái niệm chuẩn kiến thức kỹ năng, việc dạy học hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thậm chí có người còn bao biện, cứ cho là học sinh sẽ học vẹt, nhưng với những em thuộc được kiến thức của cả bộ đề thì xứng đáng đỗ ĐH!

Những người khai sinh và nuôi dưỡng ý tưởng làm bộ đề còn cho rằng việc sử dụng bộ đề sẽ giúp thu hẹp ảnh hưởng của các “lò” luyện thi xung quanh các trường ĐH (vốn xuất hiện vào giữa những năm 1980, khi việc tổ chức thi tuyển sinh ĐH do các trường tự làm, tự ra đề). Thực tế ngược lại, ngoài tình trạng phao thi trắng sân trường sau mỗi kỳ thi, các “lò” luyện thi mọc lên như cỏ dại sau mưa vây kín các trường ĐH. Hồi ấy giá vàng 200.000 đồng/chỉ thì các “đại sư” luyện thi thu nhập từ 10-50 triệu đồng/tháng.
Ở Hà Nội, xung quanh khu vực ĐH Quốc gia Hà Nội, các trường ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm… tất cả các nhà bỏ hoang, nhà kho đều bị biến thành “lò” luyện thi, mỗi “lò” chen chúc hàng trăm người, những “lò” nổi tiếng thậm chí còn chứa từ 500-800 người. Anh Long, một cựu học sinh Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), nói: “Hồi đó hôm nào tôi cũng phải canh giờ đi sớm cả tiếng mà may mắn lắm mới được ngồi hàng ghế thứ 2. Hôm nào chậm chân mấy phút phải ngồi hàng ghế thứ 5, thứ 6 thì chẳng học được gì! Những bạn ngồi hàng cuối của cái lò 700-800 người ấy thì học được cái gì nhỉ?”.
Một người trong cuộc khác, thầy Trần Phương (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN) cũng chia sẻ chính mình là người “vớ bẫm” nhờ bộ đề. Hồi ấy, là một thầy luyện thi khá có tiếng ở Hà Nội, thầy Phương còn viết một cuốn bài giải tất cả đề môn toán trong bộ đề. Nhờ cách giải rất ngắn gọn so với cuốn đáp án chính thức, cuốn sách bán chạy như tôm tươi, tiền nhuận bút thầy Phương nhận được sau 7-8 lần tái bản trong vòng ba năm (1995-1997) là 90 triệu đồng, chưa kể lượng phát hành “tiểu ngạch” (bản photocopy thu nhỏ) của cuốn sách.
Cải tiến cải lùi
Đời sống tuyển sinh “hậu bộ đề thi” nhiều biến động, trong đó sự thay đổi mạnh mẽ nhất là kỳ thi “ba chung” được triển khai từ năm 2002. Ngạc nhiên thay, tác giả của “ba chung” không ai khác mà vẫn là PGS.TS Đỗ Văn Chừng. Năm 2001, khi chuyển mảng quản lý tuyển sinh qua cho Vụ ĐH và sau ĐH phụ trách, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hồi đó là ông Nguyễn Minh Hiển đã luân chuyển ông Chừng từ vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên sang làm vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH. Với cương vị vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, ông Chừng và cộng sự tiếp tục tổ chức các hội thảo, bàn thực hiện giải pháp “ba chung”.
Năm 2002, khi “ba chung” được triển khai, ông Chừng tuy nghỉ quản lý nhưng vẫn là trợ lý bộ trưởng, thực chất là hỗ trợ làm tuyển sinh cho vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH kế nhiệm là ông Bành Tiến Long. Hồi ấy Bộ GD-ĐT luôn cho rằng “ba chung” chỉ là giải pháp tình thế nhưng mười năm trôi qua, GS Bành Tiến Long từ vụ trưởng lên làm thứ trưởng và giờ đã nghỉ hưu mấy năm rồi, giải pháp lâu dài thay thế “ba chung” vẫn còn đâu đó mờ mịt.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Duy Dự, thuộc cấp và là người kề vai sát cánh với vụ trưởng Đỗ Văn Chừng trong hành trình mấy chục năm cải tiến cải lùi công tác tuyển sinh, lặng người khi nói đến bộ đề. Ông Dự dùng các từ “ấu trĩ”, “bảo thủ” khi nói về mình trong giai đoạn đó. “Giá như hồi đó mình sáng suốt biết lắng nghe những lời phản biện hơn - ông Dự day dứt - Ngay khi đang làm việc ở Bộ GD-ĐT, tôi đã nhận ra dường như hệ thống giáo dục của mình đang được vận hành theo cách không bình thường.
Thi tuyển sinh chỉ là một khâu rất nhỏ trong quá trình đào tạo mà sao mình và xã hội phải tốn công tốn sức với nó, dành nhiều thời gian để nói về nó thế? Nhưng khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài liệu thì vỡ ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô nghĩa với cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào những dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”. Theo ông Dự, mọi tìm kiếm giải pháp cho tuyển sinh rốt cục sẽ sa lầy khi mà làm tuyển sinh đối phó, học là để thi cử - lấy bằng cấp vì tất cả những thiết kế sẽ chỉ luẩn quẩn trong vòng “học để thi”.
Những nhà giáo từng cộng tác với Bộ GD-ĐT về quản lý công tác tuyển sinh cũng ngán ngẩm khi nói về những sự loay hoay của một thời. Đường đường một cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ mà nhiều khi cứ hành xử theo kiểu “giật mình sực nhớ”.
GS Nguyễn Hoành Khung - một chuyên gia tầm cỡ “cây đa cây đề” khi nhớ về giai đoạn tham gia quản lý công tác tuyển sinh mảng ra đề thi - đã nhận xét: “Sau khi bộ đề thi cáo chung là đến giai đoạn các trường tự ra đề thi. Hồi ấy có hàng trăm thứ rắc rối và lẽ ra bộ phải xử lý nhưng rốt cục bộ phải lờ đi, nếu không sẽ rắc rối quá, ầm ĩ quá, thậm chí sẽ có chuyện đâu đó phải tổ chức thi lại. Lắm đáp án sai be bét mà có khi toàn do những giáo sư thảo ra cả”.
Theo giải thích của GS Nguyễn Hoành Khung, sở dĩ giáo dục loanh quanh trong cái mạng nhện của chính mình có thể do “thiếu những người đứng đầu có tư tưởng, có triết lý, có suy tư về chiến lược giáo dục”.
“Thời mà thủ lĩnh ngành giáo dục xuất hiện những trí thức tầm cỡ như các GS Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu không còn nữa mặc dù đội ngũ làm nghiên cứu về giáo dục rất hùng hậu với nhiều giáo sư, tiến sĩ. Tôi lấy làm lạ vì thời đại hội nhập sao mình không học hỏi thế giới một cách nghiêm túc mà cứ gặp những cái tày đình mới nói, nói một hồi thành ra mỗi người một ý rồi lại để đấy” - GS Nguyễn Hoành Khung nhận xét.
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,854
Động cơ
-189,832 Mã lực
Năm 99 e đi thi HAU, XD. Nhớ nhất ngủ nhà trọ bị phụ huynh của 1 thằng ở cùng nó lần mò trộm tiền mà mình cũng khờ khạo kệ. Đến khi thi xong mẹ kể mới biết.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,882
Động cơ
580,277 Mã lực
Em K41 rồi cụ ơi, vẫn theo bộ đề nhưng mà đúng là BK đề khác bọt hẳn luôn đó. Làm thấy rất hay, em nhớ Toán có 10 câu độ khó tăng dần, tới câu 10 thì cũng phải đc độ tí mới làm đc. Kiểu thông minh bất thình lình đó, em cũng làm đc hết nhưng nhầm tí thành ra đc có 9 điểm, nhưng làm đc câu 10 ra thấy sảng khoái lắm.
úi cụ hơn e có 2 khóa mà e cứ nghĩ xa xôi lắm he he
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,556
Động cơ
4,720 Mã lực
Cứ đi thi là em thấy như ác mộng :D
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,882
Động cơ
580,277 Mã lực
Em không nhớ rõ đề lắm. Chỉ nhớ là chắc mẩm thừa điểm đỗ BK rồi nên 2 trường đợt sau thi loáng thoáng thôi, vậy mà cũng đỗ.
Buồn cười nhất là trường Mỏ, xếp phòng thế nào cùng phòng, sát bàn với mấy đứa bạn cùng tên, cùng lớp C3 luôn. Bọn bạn em nó than vãn là chắc trượt 2 đợt thi trước đó rồi... Vậy là em ngồi nhắc bài bọn nó chán xong mới làm bài của mình. Kết quả cả 4 thằng đều đỗ Mỏ, với 3 thằng kia thì đó là trường duy nhất chúng nó đỗ trong kỳ thi năm đó.
ơn cụ suốt đời í nhỉ :)
 

hoangdang2002

Xe tăng
Biển số
OF-181000
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,999
Động cơ
372,553 Mã lực
Năm 2000 e lên HN thi lơ nga lơ ngơ như bò đội nón. Hôm thi GTVT, ông anh chở sang bằng con Dream điểm thi tại ĐHCN nhổn qua đường Thăng Long- Nội Bài(bây h là Phạm Hùng) dải đá dăm xòe 1 cái đau điếng người. Tưởng toạch mà vẫn đỗ thừa điểm nhưng lại chả học...
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,185
Động cơ
195,386 Mã lực
Từ bộ đề thi ngột ngạt...

THƯ HIÊN15/10/2012 21:10 GMT+7
  • TTCT - Cuộc bàn thảo về giáo dục gần đây của nhiều chuyên gia, nhà giáo, trí thức... đọng lại trong dư luận xã hội nỗi buồn về sự “lạc lối” của giáo dục nước nhà. Trong đó, đầu bảng là kiểu dạy và học chỉ để đi thi, lấy bằng mà “bộ đề thi” (giai đoạn 1988-1997) là một ví dụ.

“Sơ yếu lý lịch” bộ đề


Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến cụm từ “bộ đề thi” để nói về một giải pháp sai lầm lớn nhất mà Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp lúc đó (gọi tắt là Bộ ĐH) đã triển khai. “Tôi là một trong những người đã cảnh báo: ra bộ đề thi thì sẽ dẫn tới học tủ. Và học tủ thì mất tính sáng tạo, học tủ thì không còn quá trình nỗ lực nữa rồi, nghĩa là anh chỉ nhớ lấy một cái tủ rồi làm theo cái hình mẫu ấy. Thế nhưng Bộ ĐH không nghe” - ông nhớ lại.
Thời điểm GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến ở trên là năm 1988 - năm đầu tiên mở đầu cho một giai đoạn mười năm cả nước thi tuyển sinh ĐH sử dụng bộ đề thi do Bộ ĐH ban hành. Lúc đó, GS Nguyễn Cảnh Toàn là thứ trưởng Bộ Giáo dục, vấn đề tuyển sinh ĐH lại do Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH) phụ trách. Vụ trưởng Vụ Tuyển sinh là PGS.TS Đỗ Văn Chừng, với mong muốn cải tiến công tác tuyển sinh, đã đề xuất ý tưởng ra một bộ đề thi và được lãnh đạo Bộ ĐH ủng hộ.
Bộ đề thi được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1988 với số lượng trên dưới một trăm đề thi hoàn chỉnh cho mỗi môn. Những năm sau, Bộ ĐH tiếp tục bổ sung đề thi vào bộ đề, môn nhiều nhất có khoảng 200 đề. Để làm bộ đề, Bộ ĐH đã mời những thầy có tiếng bậc nhất trong các ngành khoa học cơ bản của các trường ĐH lớn, chủ yếu là ở các trường phía Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I, ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội)… Các trường ĐH trên cả nước buộc phải sử dụng bộ đề khi tổ chức tuyển sinh. Tuy nhiên, đề thi của mỗi trường được chọn thông qua một quy trình bắt buộc.
Thoạt tiên, các thành viên hội đồng đề thi của mỗi trường chọn ngẫu nhiên một đề, sau đó họ tập hợp các đề ngẫu nhiên đó để biên soạn lại thành một đề hoàn chỉnh. “Quy trình là như vậy nhưng có trường làm rất nghiêm túc, có trường làm qua loa bằng cách chọn đại nguyên vẹn một đề thi nào đó khiến nhiều thí sinh phát hiện ngay đó là đề số mấy của môn nào trong bộ đề” - một cựu chuyên viên Vụ Tuyển sinh nhớ lại.
Tháng 3-1990, Bộ ĐH nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ GD-ĐT và do GS Trần Hồng Quân làm bộ trưởng. Vụ Tuyển sinh nhập vào Vụ Công tác học sinh thành Vụ Công tác học sinh - sinh viên do PGS Đỗ Văn Chừng làm vụ trưởng. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, từ năm 1997 bộ đề thi chính thức bị bãi bỏ.
Tội đồ gây ra nạn quay cóp?
Theo ký ức của nhiều người trong cuộc, từ thập niên 1980, khi xuất hiện bộ đề, nạn quay cóp bùng phát rồi lan tỏa dữ dội nhờ sự phát triển của dịch vụ photocopy. Nay, nạn quay cóp trở thành một mặt không thể thiếu trong đời sống học đường. Nhiều nhân chứng cho biết ngay từ khi Bộ ĐH nảy sinh ý tưởng làm bộ đề thi, giới trí giả trong cả nước phản ứng quyết liệt. “Bộ tổ chức rất nhiều hội thảo, nhận được rất nhiều ý kiến, trong đó có nhiều ý kiến phản đối.
Có lần tôi vào dự hội thảo trong Nam, nhiều giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đứng lên nói tôi không ra gì. Họ nói các anh đã làm một việc hết sức vớ vẩn, phản sư phạm. Theo họ, công khai đề thi thì học sinh chỉ nhăm nhăm học theo đề mà không thiết tha học những kiến thức khác. Họ cũng cảnh báo nguy cơ học sinh mang tài liệu vào phòng thi mà không tài nào ngăn chặn được”- ông Đỗ Duy Dự, nguyên chuyên viên Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH), buồn bã nhắc lại.


“Hội chứng thi”
“Gần thi mới lo học, học đối phó, học nhồi nhét chỉ cốt để thi, thi cái gì học cái nấy, thi thế nào học thế ấy, chủ yếu là học thuộc lòng các loại bài mẫu, các đáp án mẫu. Trước đây thi theo bộ đề thi cho sẵn, nay bộ đề thi biến tướng thành các bảng “cấu trúc đề thi”. Nghĩa là tư duy có thay đổi gì đâu, hai mươi năm trời, tốn bao công nghiên cứu, cuối cùng trở lại gần như điểm xuất phát, dưới một hình thức có vẻ mới để che giấu một phương pháp cổ lỗ” - GS Hoàng Tụy.
Nhưng những người ủng hộ bộ đề vẫn rất quyết tâm. Theo lập luận của phái này, bộ đề là một công trình khoa học giá trị, giúp cho việc định hướng hoạt động dạy - học kiến thức trong trường phổ thông vì hồi đó nước ta chưa có chương trình phổ thông, càng không có khái niệm chuẩn kiến thức kỹ năng, việc dạy học hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thậm chí có người còn bao biện, cứ cho là học sinh sẽ học vẹt, nhưng với những em thuộc được kiến thức của cả bộ đề thì xứng đáng đỗ ĐH!


Những người khai sinh và nuôi dưỡng ý tưởng làm bộ đề còn cho rằng việc sử dụng bộ đề sẽ giúp thu hẹp ảnh hưởng của các “lò” luyện thi xung quanh các trường ĐH (vốn xuất hiện vào giữa những năm 1980, khi việc tổ chức thi tuyển sinh ĐH do các trường tự làm, tự ra đề). Thực tế ngược lại, ngoài tình trạng phao thi trắng sân trường sau mỗi kỳ thi, các “lò” luyện thi mọc lên như cỏ dại sau mưa vây kín các trường ĐH. Hồi ấy giá vàng 200.000 đồng/chỉ thì các “đại sư” luyện thi thu nhập từ 10-50 triệu đồng/tháng.
Ở Hà Nội, xung quanh khu vực ĐH Quốc gia Hà Nội, các trường ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm… tất cả các nhà bỏ hoang, nhà kho đều bị biến thành “lò” luyện thi, mỗi “lò” chen chúc hàng trăm người, những “lò” nổi tiếng thậm chí còn chứa từ 500-800 người. Anh Long, một cựu học sinh Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), nói: “Hồi đó hôm nào tôi cũng phải canh giờ đi sớm cả tiếng mà may mắn lắm mới được ngồi hàng ghế thứ 2. Hôm nào chậm chân mấy phút phải ngồi hàng ghế thứ 5, thứ 6 thì chẳng học được gì! Những bạn ngồi hàng cuối của cái lò 700-800 người ấy thì học được cái gì nhỉ?”.
Một người trong cuộc khác, thầy Trần Phương (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN) cũng chia sẻ chính mình là người “vớ bẫm” nhờ bộ đề. Hồi ấy, là một thầy luyện thi khá có tiếng ở Hà Nội, thầy Phương còn viết một cuốn bài giải tất cả đề môn toán trong bộ đề. Nhờ cách giải rất ngắn gọn so với cuốn đáp án chính thức, cuốn sách bán chạy như tôm tươi, tiền nhuận bút thầy Phương nhận được sau 7-8 lần tái bản trong vòng ba năm (1995-1997) là 90 triệu đồng, chưa kể lượng phát hành “tiểu ngạch” (bản photocopy thu nhỏ) của cuốn sách.
Cải tiến cải lùi
Đời sống tuyển sinh “hậu bộ đề thi” nhiều biến động, trong đó sự thay đổi mạnh mẽ nhất là kỳ thi “ba chung” được triển khai từ năm 2002. Ngạc nhiên thay, tác giả của “ba chung” không ai khác mà vẫn là PGS.TS Đỗ Văn Chừng. Năm 2001, khi chuyển mảng quản lý tuyển sinh qua cho Vụ ĐH và sau ĐH phụ trách, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hồi đó là ông Nguyễn Minh Hiển đã luân chuyển ông Chừng từ vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên sang làm vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH. Với cương vị vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, ông Chừng và cộng sự tiếp tục tổ chức các hội thảo, bàn thực hiện giải pháp “ba chung”.
Năm 2002, khi “ba chung” được triển khai, ông Chừng tuy nghỉ quản lý nhưng vẫn là trợ lý bộ trưởng, thực chất là hỗ trợ làm tuyển sinh cho vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH kế nhiệm là ông Bành Tiến Long. Hồi ấy Bộ GD-ĐT luôn cho rằng “ba chung” chỉ là giải pháp tình thế nhưng mười năm trôi qua, GS Bành Tiến Long từ vụ trưởng lên làm thứ trưởng và giờ đã nghỉ hưu mấy năm rồi, giải pháp lâu dài thay thế “ba chung” vẫn còn đâu đó mờ mịt.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Duy Dự, thuộc cấp và là người kề vai sát cánh với vụ trưởng Đỗ Văn Chừng trong hành trình mấy chục năm cải tiến cải lùi công tác tuyển sinh, lặng người khi nói đến bộ đề. Ông Dự dùng các từ “ấu trĩ”, “bảo thủ” khi nói về mình trong giai đoạn đó. “Giá như hồi đó mình sáng suốt biết lắng nghe những lời phản biện hơn - ông Dự day dứt - Ngay khi đang làm việc ở Bộ GD-ĐT, tôi đã nhận ra dường như hệ thống giáo dục của mình đang được vận hành theo cách không bình thường.
Thi tuyển sinh chỉ là một khâu rất nhỏ trong quá trình đào tạo mà sao mình và xã hội phải tốn công tốn sức với nó, dành nhiều thời gian để nói về nó thế? Nhưng khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài liệu thì vỡ ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô nghĩa với cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào những dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”. Theo ông Dự, mọi tìm kiếm giải pháp cho tuyển sinh rốt cục sẽ sa lầy khi mà làm tuyển sinh đối phó, học là để thi cử - lấy bằng cấp vì tất cả những thiết kế sẽ chỉ luẩn quẩn trong vòng “học để thi”.
Những nhà giáo từng cộng tác với Bộ GD-ĐT về quản lý công tác tuyển sinh cũng ngán ngẩm khi nói về những sự loay hoay của một thời. Đường đường một cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ mà nhiều khi cứ hành xử theo kiểu “giật mình sực nhớ”.
GS Nguyễn Hoành Khung - một chuyên gia tầm cỡ “cây đa cây đề” khi nhớ về giai đoạn tham gia quản lý công tác tuyển sinh mảng ra đề thi - đã nhận xét: “Sau khi bộ đề thi cáo chung là đến giai đoạn các trường tự ra đề thi. Hồi ấy có hàng trăm thứ rắc rối và lẽ ra bộ phải xử lý nhưng rốt cục bộ phải lờ đi, nếu không sẽ rắc rối quá, ầm ĩ quá, thậm chí sẽ có chuyện đâu đó phải tổ chức thi lại. Lắm đáp án sai be bét mà có khi toàn do những giáo sư thảo ra cả”.
Theo giải thích của GS Nguyễn Hoành Khung, sở dĩ giáo dục loanh quanh trong cái mạng nhện của chính mình có thể do “thiếu những người đứng đầu có tư tưởng, có triết lý, có suy tư về chiến lược giáo dục”.
“Thời mà thủ lĩnh ngành giáo dục xuất hiện những trí thức tầm cỡ như các GS Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu không còn nữa mặc dù đội ngũ làm nghiên cứu về giáo dục rất hùng hậu với nhiều giáo sư, tiến sĩ. Tôi lấy làm lạ vì thời đại hội nhập sao mình không học hỏi thế giới một cách nghiêm túc mà cứ gặp những cái tày đình mới nói, nói một hồi thành ra mỗi người một ý rồi lại để đấy” - GS Nguyễn Hoành Khung nhận xét.
Bộ đề thi Lý, Hóa thì dễ, em nhớ môn Hóa em vừa làm vừa ngủ gật trong 2 tuần là xong, Lý học trc mấy tháng. Nhưng bộ Toán cực hay với đứa ở quê ko đi học thêm ko sách tham khảo như em.
Em thường tự làm hết các bài và dạng bài chứ ko coi lời giải, có bài 3 ngày mới nghĩ ra cách giải. Và bộ đề có đủ từ dễ tới khó với các dạng bài khác nhau.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top