PHẦN MỘT : ĐIỀU KIỆN DU HỌC BẬC CỬ NHÂN TẠI ĐẠI HỌC PHÁP
1. Tốt nghiệp THPT xếp loại khá trở lên.
2. Có giấy gọi nhập học của 01 trường đại học bất kì tại Việt Nam.
Lưu ý: Học bạ THPT rất quan trọng. Cần chú trọng những môn học liên quan đến chuyên ngành sẽ theo học tại đại học Pháp.
3. Đối với những trường hợp đang học lớp 12 muốn du học ngay sau khi kết thúc THPT, có thể cung cấp bảng điểm lớp 10, 11 và học kì tại thời điểm làm hồ sơ. Tuy nhiên, cần bổ sung chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời và giấy báo đỗ đại học trước khi làm hồ sơ xin visa du học Pháp. Nếu giấy báo đỗ đại học có chuyên ngành tương ứng với ngành sẽ theo học tại Pháp, sẽ là lợi thế khi xin visa du học Pháp.
4. Trình độ ngoại ngữ :
+ Với chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp : DELF B2.
+ Với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh : IELTS 6.5 trở lên.
Địa chỉ học và thi DELF :
+ Hà Nội: Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace, số 24 Tràng Tiền. Hà Nội.
+ Hải Phòng: Trung tâm Pháp ngữ Hải Phòng, số 7 Lô 8A Lê Hồng Phong, Hải Phòng
+ Huế: Viện Pháp tại Huế, số 1 Lê Hồng Phong. Huế.
+ Đà Nẵng: Viện Pháp tại Đà Nẵng, số 33 Trần Phú. Đà Nẵng.
+ TP. Hồ Chí Minh: Viện Pháp TP.HCM - IDECAF, số 31 Thái Văn Lung, Quận 1. Và Khoa tiếng Pháp, ĐH Sư phạm, số 280 An Dương Vương, Quận 5.
+ Cần Thơ: Khoa Phương pháp dạy học tiếng Pháp trường Đại học Cần Thơ, Số 411, đường 30 tháng 4. Cần Thơ.
+ Khánh Hòa: Trung tâm tiếng Pháp trường Đại học Khánh Hoà, Số 1 Nguyễn Chánh. Nha Trang.
+ Lâm Đồng: Trung tâm Pháp ngữ Antenne, 21 Trần Hưng Đạo, Đà Lạt.
+ Nghệ An: Trung tâm Pháp ngữ Vinh, số 36 Nguyễn Đức Cảnh. Vinh (học ở đây, nhưng phải thi ở Hà Nội).
+ Lào Cai: Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai, số 2 Fansipan, Sapa, Lào Cai (học ở đây, nhưng phải thi ở Hà Nội).
PHẦN HAI: CHỌN NGÀNH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC, TẠI PHÁP
1. Cách lựa chọn phổ biến nhất là vào website của Campus France Vietnam (là một cơ quan chính thức của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) :
https://www.vietnam.campusfrance.org/vi Truy cập vào trang chủ Campus France Vietnam >>> truy cập vào mục: Lựa chọn chương trình đào tạo (có đầy đủ thông tin cần tìm).
2. Có thể sử dụng những cách khác : hỏi người quen, hỏi trên các diễn đàn, mạng xã hội.
PHẦN BA : TẠO TÀI KHOẢN ÉTUDES EN FRANCE
1. Tất cả du học sinh đến Pháp bắt buộc phải tạo tài khoản Études en France theo yêu cầu của Campus France. Mỗi du học sinh chỉ được phép tạo MỘT tài khoản.
2. Tạo tài khoản tại đây :
https://pastel.diplomatie.gouv.fr/…/authentific…/login.html…
3. Những trường đại học có kết nối với Études en France, thì chỉ cần làm theo hướng dẫn trong tài khoản. Hồ sơ Études en France giúp thí sinh bỏ được hồ sơ giấy và có thể đăng ký cùng lúc vào nhiều trường đại học Pháp có kết nối.
4. Những trường đại học không kết nối với Études en France thì phải truy cập trực tiếp vào website của trường và làm theo hướng dẫn.
5. Tình trạng có kết nối/không có kết nối với Études en France, được ghi chú đầy đủ trong website của Campus France Vietnam (mục Lựa chọn chương trình đào tạo).
6. Chuẩn bị các giấy tờ để upload vào tài khoản Études en France.
+ Ảnh chân dung 4x6 (nền trắng).
+ Hộ chiếu.
+ Kết quả thi tốt nghiệp THPT.
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (tạm thời).
+ Giấy báo trúng tuyển vào một trường đại học Việt Nam.
+ Học bạ THPT (chỉ cần trang bảng điểm).
+ Chứng chỉ DELF B2/hoặc chứng chỉ IELTS 6.5 (hoặc các loại chứng chỉ tiếng Anh tương đương).
+ Bằng khen, chứng nhận các hoạt động ngoại khóa (nếu có).
+ Portfolio những tác phẩm đã thực hiện (nếu đăng ký vào các trường kiến trúc/nghệ thuật)
+ Thư trình bày động lực vì sao đi học tại Pháp
+ Chứng nhận nhập học một trường đại học Pháp (nếu có).
Lưu ý :
+ Những giấy tờ chỉ có tiếng Việt thì phải dịch, công chứng sang tiếng Pháp. Giấy tờ đã là tiếng Pháp, tiếng Anh, hoặc song ngữ Việt/Pháp - Việt/Anh thì không cần.
+ Các giấy tờ phải chuyển thành định dạng PDF để có thể upload.
+ Tài khoản Études en France bị giới hạn dung lượng upload, nên các file PDF càng nén nhỏ càng tốt.
+ Có thể đọc thêm để rõ hơn về Études en France tại đây :
https://www.vietnam.campusfrance.org/…/theme/etudes-en-fran…
PHẦN BỐN : PHỎNG VẤN CAMPUS FRANCE
1. Sau khi hồ sơ Études en France được phê duyệt, thí sinh sẽ nhận được thông báo đóng lệ phí từ Campus France (03 triệu VND).
2. Sau khi đóng lệ phí, thí sinh sẽ nhận được thông báo lịch phỏng vấn của Campus France.
3. Địa điểm phỏng vấn Campus France :
+ Hà Nội: Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace, số 24 Tràng Tiền.
+ TP. Hồ Chí Minh: Viện Pháp TP.HCM - IDECAF, số 31 Thái Văn Lung, Quận 1.
4. Các trường hợp được miễn phỏng vấn Campus France :
https://www.vietnam.campusfrance.org/…/cac-truong-hop-mien-…
5. Phỏng vấn Campus France kéo dài khoảng từ 20 đến 30 phút và được thực hiện trực tiếp với một nhân viên Campus France. Phỏng vấn diễn ra bằng tiếng Pháp (hoặc bằng tiếng Anh tùy theo chương trình thí sinh dự định theo học).
Mục đích của phỏng vấn là : kiểm tra giấy tờ bản gốc đã upload trên tài khoản Études en France để xác nhận hồ sơ điện tử, làm rõ kế hoạch du học của thí sinh (động lực học tập, kế hoạch học tập, dự định nghề nghiệp trong tương lai), đánh giá trình độ giao tiếp của thí sinh bằng tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh).
Thí sinh cần mang theo toàn bộ các giấy tờ bản gốc, mà thí sinh đã upload vào tài khoản Études en France. Sau khi phỏng vấn, Campus France sẽ cấp cho thí sinh giấy chứng nhận phỏng vấn. Sau khi đã đưa ra lựa chọn chính thức trên hồ sơ Campus France và in chứng nhận Etudes en France, thí sinh có thể bắt đầu làm hồ sơ xin cấp visa.
PHẦN NĂM : NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN CAMPUS FRANCE.
1. Pourriez-vous vous présenter ? (Hãy giới thiệu bản thân bạn).
Thí sinh có thể trả lời đầy đủ nhưng ngắn gọn về bản thân (tên, tuổi, sống ở đâu, học trường nào).
2. Pourquoi vous voulez étudier en France ? (Tại sao bạn muốn học ở Pháp).
Một số gợi ý để trả lời câu hỏi này. Kinh nghiệm là nên khéo léo nhấn mạnh ý định trở về Việt Nam, sau khi học xong.
2a. La qualité de système d'éducation en France et la reconnaissance de l'État Vietnamien et les recruteurs vers des diplômes français. (Chất lượng hệ thống giáo dục tại Pháp và sự công nhận của nhà nước Việt Nam và các nhà tuyển dụng đối với các văn bằng Pháp).
2b. La facilité à trouver un travail au Vietnam avec un diplômes français. (Dễ dàng tìm việc làm tại Việt Nam với các văn bằng Pháp).
2c. Le gouvernement français offre aux étudiants internationaux beaucoup d'avantages comme les étudiants français. (Chính phủ Pháp cung cấp cho sinh viên quốc tế rất nhiều lợi thế như sinh viên Pháp).
3. Quelle est votre motivation pour choisir cette formation ? (Động lực nào khiến bạn lựa chọn ngành học này).
Nên chuẩn bị một đoạn luận ngắn về projet d'étude (dự định học tập), projet professionnel (dự định nghề nghiệp).
4. Que pensez vous faire après avoir terminé vos études en France ? (Bạn dự định gì sau khi học xong ở Pháp).
Trả lời học xong muốn định cư ở Pháp thì người phỏng vấn sẽ không thích. Trả lời học xong về Việt Nam ngay, nghe có vẻ không thật. Có thể trả lời kheo khéo một chút.
4a. Après avoir terminé mes études en France, si je trouve une bonne opportunité de travail, je voudrais rester pour 1 à 2 ans pour bénéficier d'une expérience professionnelle dans mon domaine. (Sau khi hoàn thành việc học tại Pháp, nếu tôi tìm thấy cơ hội việc làm tốt, tôi muốn ở lại 1 đến 2 năm để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực của mình).
4b. Par la suite je compte retourner au Vietnam pour apporter mon expérience professionnelle. (Sau đó tôi có ý định trở về Việt Nam với kinh nghiệm chuyên môn của mình).
PHẦN SÁU : XIN VISA DU HỌC PHÁP
Nếu khóa học > 06 tháng, du học sinh sẽ được cấp Visa de long séjour (VLS-TS). Hồ sơ xin visa :
1. Đơn xin cấp visa dài hạn :
https://static.tlscontact.com/…/…/formulaire_ls_anglais.pdf…
2. Hai (02) ảnh hộ chiếu (3,5 x 4,5) nền trắng.
3. Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 03 tháng sau ngày visa Schengen hết hạn và ít nhất 02 trang trắng.
4. Lệ phí xử lý hồ sơ (99E).
5. Bản sao chứng nhận ghi danh/đăng ký ghi danh tại một trường đại học Pháp.
6. Hai (02) bản sao phiếu thu, chứng minh đã thanh toán tiền phí Campus France có mã số.
7. Bản sao chứng nhận đã thanh toán tiền học phí.
8. Chứng minh tài chính : Giấy xác nhận số dư của ngân hàng, số tiền tối thiểu là 7380E.
9. Chứng minh chỗ ở tại Pháp. Chỗ ở phải có diện tích > 09m2/người và khoảng cách < 30km đến trường.
+ Nếu đã ký được hợp đồng thuê nhà (hợp đồng thuê nhà + carte d'indentité của chủ nhà).
+ Hoặc booking khách sạn (nên chọn loại booking có thể hủy miễn phí) kèm theo thư giải trình.
+ Hoặc ở nhờ nhà người thân (hộ chiếu/carte d'indentité/carte de séjour của người thân. Giấy chứng nhận chỗ ở (attestation d'hébergement) của người thân. Giấy chứng nhận sở hữu/hoặc hợp đồng thuê nhà của người thân. Hóa đơn (điện/nước/internet) 03 tháng gần nhất. Giấy chứng nhận bảo hiểm nhà (attestation d'assurance habitation) (nếu có).
10. Tạo tài khoản tại
https://france-visas.gouv.fr/. Đăng nhập tài khoản, khai báo, in đơn ra và dán ảnh vào. Rồi đặt lịch hẹn nộp hồ sơ.
11. Đến nộp hồ sơ trước thời gian hẹn khoảng 15 phút, để kiểm tra hồ sơ, lấy dấu vân tay, chụp ảnh.
12. Thời gian xét duyệt visa từ 15 ngày ~ 90 ngày (tùy thuộc vào độ tin cậy của hồ sơ, thông thường khoảng 30 ngày).
PHẦN BẨY : CÁC THỦ TỤC CẦN LÀM SAU KHI TỚI PHÁP
1. Trong vòng 03 tháng đến Pháp phải làm thủ tục Ofll, có thể làm thủ tục này online tại đây :
https://administration-etrangers-en-france.interieur.gouv.f…
2. Có thể làm đơn xin trợ cấp tiền nhà CAF (Caisse d'Allocation Familiales). Sau khi có hợp đồng thuê nhà, có thể mở tài khoản xin CAF.
2a. Truy cập vào website của CAF :
http://www.caf.fr/
2b. Chọn Menu >>> chọn Mes services en ligne >>> chọn Faire une demande de prestation >>> chọn Vous n'êtes pas allocataire >>> chọn Aide au logement >>> Faire la demande >>> chọn Commencer.
2c. Hoàn thành từ mục 1 (Acces) mục 2 (Saisie) mục 3 (Recapitulatif) mục 4 (Fin).
2d. Sau khi hoàn thành, sẽ có số hồ sơ (numéro d'allocataire).
2e. Sau khi có numéro d'allocataire, truy cập vào đây để upload các giấy tờ :
https://wwwd.caf.fr/…/hY5NC4J…/dl5/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/…
2f. Các giấy tờ cần chuẩn bị dưới định dạng PDF để upload vào tài khoản CAF :
+ Hộ chiếu và visa
+ Attestation de résidence (giấy chứng nhận cư trú)
+ Giấy khai sinh bản gốc + bản dịch, bắt buộc phải sử dụng dịch vụ tại đây :
https://www.service-public.fr/particuliers/vosdroits/F12956
+ Thẻ sinh viên.
+ Số tài khoản ngân hàng RIB.
Lưu ý : có sẵn giấy tờ nào thì cứ upload giấy tờ đó (để lấy thời điểm mở hồ sơ), thiếu thì bổ sung sau. Vì trợ cấp tiền nhà CAF, sẽ được tính từ thời điểm mở hồ sơ.
3. Mở tài khoản ngân hàng : Ví dụ mở tài khoản tại ngân hàng BNP Paribas.
3a. Đặt hẹn với ngân hàng
3b. Mang đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu/passport/ pièce d’identité bản gốc
+ Giấy nhập học/ attestation de pré-inscription của trường
+ Giấy tờ nhà: Hợp đồng nhà (nếu có)/ Hợp đồng nhà với crous/résidence/bon de visite…
Trong trường hợp ở nhờ nhà người thân, sử dụng attestation d’hébergement (giấy chứng nhận chỗ ở) thì phải có Pièce d’identité (chứng minh thư) của hébergeur (chủ nhà). Hóa đơn điện, nước, internet, có tên của chủ nhà (hoá đơn tiền nhà không được chấp nhận)
3c. Thủ tục nộp hồ sơ sẽ được thực hiện tại chi nhánh BNP. Sau khi hồ sơ hoàn tất, du học sinh vẫn chưa sử dụng được dịch vụ của ngân hàng ngay lập tức, mà phải chờ đợi khoảng một tuần lễ.
3d. Sau khoảng một tuần, mã thẻ, ID (identifiant) và mật khẩu (mot de passe) để theo dõi chi tiêu trên trang web của ngân hàng sẽ được gửi về địa chỉ hòm thư của ngôi nhà, nơi du học sinh đang ở. Khi đã nhận được mã thẻ, du học sinh sẽ ra ngân hàng lấy thẻ của mình.
3e. Du học sinh sẽ nhận được RIB (Relevé d’Identité Bancaire), như một dạng số tài khoản, RIB sẽ đc sử dụng để chuyển khoản, đăng kí điện thoại, điện, nước…
3f. Sau một tháng hoạt động của thẻ, du học sinh mới được đặt cheque (commander le chequier).
3g. Đến đây du học sinh đã thành khách hàng chính thức, được hưởng trọn vẹn quyền lợi
HẾT