[Funland] Chia sẻ kinh nghiệm cho F1 đi du học.

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,512
Động cơ
448,295 Mã lực
Cảm ơn cụ! Rất nhiều thông tin bổ ích và có tính thực tế cao!

Cái này thì phải xem sự quyết tâm và thích nghi của cá nhân mỗi học sinh.

Nếu có quyết tâm + thích nghi được: thường thì đã vào được top 10 hoặc thậm chí chỉ cần top 20, 30 của Mỹ thì khả năng cày cuốc và tư duy cũng đáng nể rồi. Tuy vậy có nhiều thử thách nằm ngoài vùng an toàn của các bạn trẻ VN mới sang sau khi đã học hết lớp 12. Dưới đây là một số ít trong số những thử thách mà tôi phải giảng giải cho học sinh TQ của mình (học sinh VN cũng sẽ gặp khó khăn tương tự) vào mùa hè trước khi sang Mỹ học đại học ~ định hướng trước khi lên đường pre-departure orientation:

A. Việc học:

1. Chọn lớp và chuyên nghành:

a. tìm hiểu về yêu cầu của trường đối với lớp kiến thức cơ bản/phổ thông general education classes (thường là 1-2 lớp chuyên về nâng cao kỹ năng viết writing class/writing-intensive class + 2-4 lớp trải đều trong 3 mảng chính như Toán-KHTN, KHXH, nghệ thuật-ngôn ngữ), lớp chuyên ngành major classes (10-12 lớp hoặc 60-80 học phần credits tùy cách phân loại và chính sách của từng trường), lớp tùy chọn elective classes (thoải mái chọn sao cho đủ số lớp và học phần để tốt nghiệp), và yêu cầu tốt nghiệp graduation requirement. Cái này nghe thì đơn giản nhưng vì mấy yếu tố sau nên gây ra không ít khó khăn cho học sinh mới: (i) thời gian đăng ký có hạn lại ưu tiên cho học sinh lớp trên; (ii) không phải lớp nào học kỳ nào cũng có mà phải nghiên cứu để chọn ra lộ trình trong 2 năm đầu cho thật sự tối ưu để có thể học được lớp mình cần và thích; (iii) số lượng học sinh được vào học một số lớp hot bị hạn chế nên đôi khi phải viết thư xin giáo sư giải thích vì sao nên ưu tiên cho mình vào; (iv) mỗi lớp có mỗi kiểu format khác nhau không chỉ về số lượng học sinh mà cả mức độ và hình thức tham gia, vd lớp trên giảng đường lớn lecture thì thường 30 học sinh trở lên gần như không có yêu cầu về tham gia phát biểu ý kiến nhưng nếu phát biểu thường xuyên thì sẽ gây ấn tượng tốt với giáo sư hoặc trợ giảng TA, nhưng lớp kiểu thảo luận nhóm như seminar với khoảng chừng 15 học sinh trở xuống thì bắt buộc phải chuẩn bị trước khi lên lớp thật kỹ và yêu cầu phát biểu nhiều để được điểm tham gia tích cực; v.v.

b. chọn chuyên nghành: vì gia đình và trường cấp 1-3 ít khi có tư vấn hướng nghiệp đầy đủ (chỉ qua loa 1-2 tiết trong cả 3-4 năm học), cởi mở (cha mẹ yêu cầu sao con làm vậy), và phù hợp với xu thế VN cũng như thế giới (ít khi sử dụng dữ liệu về số lượng việc làm, lương bổng, xu hướng của các nghành kinh tế), nên học sinh VN qua Mỹ thường tự phải mày mò và vất vả trong việc chọn chuyên nghành, dễ dẫn đến chọn sai nghành mình không thích, hoặc nghành khó kiếm tài trợ visa, hoặc khó kiếm việc làm, v.v. Lại thêm việc học sinh Á Đông nói chung cũng có tư tưởng sợ làm phiền giáo viên và không chủ động tìm nơi giúp đỡ nên không sử dụng tốt Văn Phòng Nghề Nghiệp Careers Office của trường để được hướng dẫn chọn nghành, chọn nghề, luyện phỏng vấn, viết CV,v.v.

c. Còn phải biết cách cân bằng lớp sao cho phù hợp với nhịp sinh học của mình. Vd các lớp bắt buộc với năm 1 thường học vào sáng khoảng 8h thì không nói làm gì vì bắt buộc phải vậy nhưng đối với những trường hợp có thể được chọn thì học sinh nên tự biết mình thích hợp học tập trung cao độ trong thời gian ngắn (5 lớp trong 4 ngày trong tuần đều vào buổi sáng, thứ 6-CN nghỉ) hay là học giãn ra (4 lớp trong 5 ngày trong tuần, có sáng có chiều, t7-cn nghỉ). Học sinh VN ít khi được hỏi ý kiến về cách học, mức độ stress nên đôi khi không hiểu bản thân mình muốn gì, giỏi gì, thích hợp cái gì.

2. Sử dụng các tài nguyên và nguồn trợ giúp của trường: các đại học ở Mỹ có rất nhiều các chương trình nghiên cứu có trả tiền lương, du học hè hoặc trong năm học ở trường khác hoặc nước khác vào năm 2/3, v.v. Nếu mới sang và không quen với cách vận hành hoặc các nguồn lực phổ biến ở đại học (vì không có ai chỉ bảo cho hoặc chỉ chơi với các bạn du học sinh khác chứ không kết bạn với người bản địa) thì sẽ bỏ phí rất nhiều các nguồn tài nguyên hoàn toàn miễn phí này (thực sự là trích từ học phí mà ra). Điều cần làm là: theo dõi sát sao các thông báo qua email và trên báo điện tử/báo giấy của trường, kết bạn với người Mỹ da trắng hoặc dân Mỹ gốc Phi/Á/Âu vì bọn nó quen sử dụng các nguồn lực của trường ngay từ cấp 1.

Một số các chương trình nghiên cứu và du học hấp dẫn thì thường có độ cạnh tranh cao, yêu cầu phải có điểm cao trong lớp có liên quan (vd muốn được nhận vào làm trợ lý nghiên cứu Research Assistant cho môn nào thì điểm môn đó phải cao và thể hiện có hiểu biết sâu rộng hoặc ý tưởng hay khi tiếp cận giáo sư về lĩnh vực đó nhưng thường không cần quá cao như yêu cầu để làm trợ giảng Teaching Assistant ~ điểm A hoặc A+ mới xét).

Bản thân tôi thì cũng khá ngây ngô khi vào học kỳ 1 của năm đầu nhưng dần khôn lên vì bị sức ép của các bạn đồng trang lứa peer pressure ~ ai ai cũng xông xáo tìm cơ hội nghiên cứu hoặc thực tập ngay từ năm 1. Đến học kỳ 2 năm 1 thì tôi đi gặp trực tiếp giáo sư đang dạy lớp Sinh Lý Học Physiology tôi đang theo học và đề xuất được làm nghiên cứu sinh cho ông ấy. Tháng 4 năm 1 bắt đầu làm việc cho đến tận đầu năm 3 rồi ngừng vì phải đi du học Trung Quốc. Trong thời gian làm trợ lý nghiên cứu đó, tôi phải chăm sóc chuột bạch, mổ chuột để gắn thiết bị theo dõi từ xa, giết chuột để lấy gan làm thí nghiệm, tiến hành các thí nghiệm sinh hóa, phân tích dữ liệu excel, vv. Khi đi TQ cũng nhờ viết luận và research proposal mà tôi kiếm được 2 khoản trợ cấp học thuật, một khoản chừng 4000 USD để học thêm 1 học kỳ mùa hè tại Bắc Kinh và một khoản chừng 2500 USD để đi phỏng vấn người dân tại Bắc Kinh, Hải Khẩu (đảo Hải Nam), Hà Nội, Đà Nẵng về vấn đề tranh chấp lãnh hải tại biển Đông.

2. Sinh hoạt hàng ngày

a. Lợi hại trong việc ở ký túc xá >< nhà ở của học sinh trong khuôn viên trường >< nhà của tư nhân cho thuê;

b. Điều nên biết khi tham gia giao thông, gặp gỡ bạn bè, thuế và điểm tín nhiệm, tiền bạc và các loại thẻ ngân hàng, pháp luật và tội phạm, các hình thức giải trí và tiện ích công cộng, lễ lạc, v.v (cái này có rất nhiều thông tin dễ khiến học sinh mới sang mà không có sự chuẩn bị nào rất là bỡ ngỡ à sốc văn hóa culture shock)


Thường đã muốn vào và được nhận vào top 30 trở lên thì đã đủ quyết tâm rồi. Muốn đảm bảo về mặt thích nghi thì tôi khuyên trước tiên phải chọn đúng trường bằng cách đi thăm trường (lập danh sách ít nhất là 10 trường và dành ít nhất là nửa ngày để tham quan bằng tour chính thức có hướng dẫn viên là sinh viên hiện tại và nói chuyện với nhân viên của phòng chiêu sinh Admission Office ở mỗi trường) và trải qua một khóa học hè hoặc kỳ nghỉ dài ít nhất 1 tháng ở Mỹ trong điều kiện phải nói tiếng Anh 24/7. *** Việc chọn trường khá dài dòng, cần bài riêng

Các học sinh TQ của tôi đều tham gia các khóa học hè trước khi mùa ứng tuyển bắt đầu trừ khi điểm TOEFL hoặc SAT quá thấp cần phải ở lại TQ tôi luyện 24/7. Không phải khóa học hè nào cũng có chất lượng như nhau. Thường thì chất lượng càng cao thì thời gian càng dài (3 tuần trở lên), yêu cầu đầu vào cao (2 bài luận + 2 thư giới thiệu trở lên), thời gian nộp đơn càng sớm (cuối tháng 1 đến giữa tháng 2), có ít lựa chọn về chủ đề (thường là dưới 5 so với các lớp học hè với hàng chục hay hàng trăm môn có thể chọn) và thường kiểu học format là học theo project (PBL – project-based learning) và seminar chứ không phải là giảng đường lớn lecture. Tôi thường phân các khóa học hè thành 4 cấp chính:

Cấp 1: rởm nhất, nộp tiền là được đi học, thường không có hạn đăng ký. Vd: BluePrint Forensic Science Summer Course; IDTech Java Summer Camp

Cấp 2: các lớp học hè kiểu phổ thông ở các đại học có tiếng, thậm chí là Harvard, Brown, Stanford. Vd: Stanford High School Summer Program, Harvard Secondary School Program, Harvard Pre-College Program, Summer@ Browns.

Cấp 3: các khóa PBL và nghiên cứu thảo luận với chủ đề hẹp ở các đại học top 30. Vd: Creative Entrepreneurship Summer Program (Brown); Environmental Leadership Labs (Brown); University of Notre Dame – Summer Scholars; Michigan Math and Science Scholars

Cấp 4: các khóa PBL và nghiên cứu thảo luận với chủ đề hẹp ở các đại học top 10 hoặc các tổ chức học thuật có tiếng. Vd: Telluride Association Summer Program; Launch X (MIT, Upenn, Northwestern); UPenn Wharton Leadership in the Business World; Yale Young Global Scholars; Stanford University Mathematics Camp; High School Fellowship Program (Harvard Medical School)

Nếu không có cơ hội làm quen và khám phá Mỹ cũng như Đại Học Mỹ trước khi apply thì chí ít vào mùa hè năm lớp 12 có được offer của trường nào rồi thì cũng nên đi xem cho biết. Bao nhiều tiền học sẽ nộp vào đó mà không xem xét mặt mũi trường thì khá là mạo hiểm.


Có thể dùng các biện pháp “cận lâm sàng” để xem F1 có thể thích nghi tốt với môi trường ở Mỹ hay không. Số lượng trả lời “Có” càng nhiều thì càng dễ thích nghi (đây chỉ là để tham khảo):

- F1 có hiếu động hay không (thích vận động, ưa hỏi, tìm hiểu cái mới)?

- F1 có hướng ngoại hay không (ưa nói, ưa nơi đông người, không sợ người lạ)?

- F1 có tự giác hay không (làm bài tập không cần nhắc, tự biết nghĩa vụ của mình như coi sóc em khi bố mẹ vắng nhà)?

- F1 có quản lý thời gian tốt hay không (viết nhật ký, viết note việc cần làm, lập lịch ôn tập thi, phân định thời gian ngủ nghĩ ăn chơi, không nộp bài trễ hạn)?

- F1 tự lập hay không (tự đi đến trường, tự nấu ăn kể cả mì gói, tự sửa chữa đồ đạc có vấn đề trong nhà)?

- F1 có mục đích rõ ràng khi muốn sang nước ngoài du học hay không?
 

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
347
Động cơ
166,592 Mã lực
Năm nay F1 nhà em mới 11. Em chuẩn bị trước thôi, năm 12 cháu mới đi ( tháng 3- 8 năm 2021). Cụ ngại thì PM cho em 1 số thông tin các thầy cô, và danh sách các trường nên đi. Cháu định theo học công nghệ thông tin.
Sơ qua cu nhà em
- Học lực trên khá 1 chút
- Tiếng Anh mới Ielts 5.0
- TDTT tốt, hòa đồng, tự lập tốt.
- Hoạt động ngoại khóa thì lại kém.
Tk cụ đã tư vấn, cụ cho em và các cụ trên này thêm kinh nghiệm thì quý quá . :)
Em nói thật cụ đừng giận nhé, nhưng IELTS 5.0 và SAT 880 thì học sẽ không hiểu bài đâu. Cụ bỏ 200 triệu qua trung tâm họ sẽ rót mật vào tai cụ, họ sẽ dúi con cụ vào một trường nào đó mà cụ không hiểu vị trí trường đó ở đâu. Còn sang đến nơi con có học được không, sẽ thành người thế nào là việc của con. Tiếng Anh không đủ tốt sẽ khiến con rất rất khó hòa nhập, kết bạn, học hỏi. Em nói ví dụ nhé, lúc em đưa con em sang nhập học, đến ngày khai giảng tất cả phụ huynh, học sinh nô nức lên hội trường lớn làm lễ, rồi gia đình chia tay các con. Thế mà có một cháu Việt nam (cũng TOEFL iBT trên 100, SAT trên 1400 chứ không phải điểm lèng mèng) theo các bạn đi lên, sau đó mới thú nhận với em là con đi theo mọi người, chứ con không biết hôm nay khai giảng. Trong khi lịch ngày nào giờ nào có cái gì trường gửi từ trước đó, cả tuần sinh hoạt theo nhóm nhỏ 5-6 cháu có sinh viên Mỹ khóa trên hướng dẫn để làm quen, ngày nào cũng nhắc lại lịch ngày hôm sau rồi đấy. Những cháu như thế sẽ rất dễ rơi vào trầm cảm khi bị bơi giữa hàng đống bài vở, tuần phải đọc vài trăm trang, viết luận độ chục trang. đặc biệt là các môn khoa học xã hội là điểm rất yếu của SV VN, do VN học phổ thông quá nặng về KHTN.

Em nghĩ cụ nên cho con "gap year" một năm để củng cố lại tiếng Anh và toán. Nếu con định theo học Computer Science mà toán SAT điểm thấp thì cũng khó lòng theo được một cách đúng nghĩa. Nên cho con thêm 1 năm để hoàn thiện thì mọi sự chuẩn bị sẽ tốt hơn. Gap year tức là học xong lớp 12 rồi mới apply cụ ạ. Không nên apply ngay từ lớp 12.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Sat mất 20tr cho 1 thầy+ 1 trò. Mất thêm 25tr/1l lớp 50 buổi nữa. Phí lớn nhất 4000 usd là chuẩn bị các đk cho con: hoạt động cộng đồng, apply các trường, tư vấn hs cho bố mẹ.. Nói chung cũng mơ hồ- em đang bât bên đó rõ ràng các chi phí này.
880 thì tuyệt đối chưa nên apply năm nay cụ ạ. Mặt bằng gói tư vấn du học của các trung tâm bây giờ hầu hết loanh quanh 200 triệu. Em chưa xem cụ thể hợp đồng, nhưng nghe loáng thoáng F1 nói chuyện với tụi bạn thì hợp đồng nó cam kết đỗ ít nhất 1 trường, xin được mấy chục phần trăm tiền học gì đó. F1 bảo em là bọn TT nó toàn lừa lừa phụ huynh cho mấy cái trường kiểu như Augustana, Gustavus, Drexel, Miami hoặc mấy trường của region, không phân loại quốc gia thì kiểu gì mà mấy trường đó chả giảm giá xuống dưới 25-35K và bảo là cho "học bổng" rồi nhận vội.

SAT học đâu cũng có nơi có chốn, cụ đừng đem con đi học mấy trung tâm linh tinh vừa mất tiền, vừa mất thời gian. Cụ nên xem trung tâm đó đã đào tạo được đầu ra như thế nào rồi hãy gửi. Nói chung em thích học thầy cô lẻ. Phần 800 điểm tiếng em tín nhiệm nhất cô Đoàn Nương, phần 800 điểm toán em tín nhiệm nhất bạn Tuấn Anh. Còn nếu học trung tâm em tín nhiệm mỗi Summit.

Việc em bận đi khỏi HN suốt không cafe được. Có gì cụ cứ nhắn lúc nào trả lời được em sẽ trả lời ngay.
Giá cả như vậy so với thu nhập ở VN có thể nói là khá cao.

Theo dữ liệu từ các học sinh của tôi ở Trung Quốc thì nếu học lớp tăng cường (1 thầy + 1 tới 5 trò) thì:
- Bắt đầu từ đầu (<1000) muốn đạt SAT 1200: mất khoảng 72 tiếng học tại lớp + 144 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà
- Điểm SAT ở khoảng 1100-1400 muốn đạt 1400: mất khoảng 52 tiếng học tại lớp + 104 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà
- Điểm SAT từ 1400 trở lên muốn đạt 1550: mất khoảng 32 tiếng học tại lớp + 64 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà


Xin giới thiệu với anh mấy quyển sách điện tử hoàn toàn miễn phí để con anh có thể tự học SAT (F1 có quyết tâm, tự giác và muốn tiết kiệm tiền)
1. (Nguồn chính thức - tổ chức chủ quản của kỳ thì SAT xuất bản) The Official SAT Study Guide, 2018 Edition:
https://b-ok.cc/book/5009798/5fe39c
2. Cracking the SAT Premium Edition with 8 Practice Tests, 2019:
https://b-ok.cc/book/3554961/7f5b31
3. SAT 2 môn toán cấp độ 2 Cracking the SAT Subject Test in Math 2, 2nd Edition: Everything You Need to Help Score a Perfect 800:
https://b-ok.cc/book/3495403/66bba0
4. SAT 2 môn hóa Cracking the SAT Subject Test in Chemistry, 16th Edition: Everything You Need to Help Score a Perfect 800
https://b-ok.cc/book/3495405/8145ee

Lời khuyên về điểm số và kế hoạch ôn luyện:
1. Nếu tiền bạc không là vấn đề thì kết hợp học tại lớp 1 thầy với 5 trò trở xuống nhưng không nên chọn 1 thầy 1 trò vì chi phí tăng cao mà hiệu quả không tương xứng. Cũng nên tự học sử dụng các tài liêu tôi nêu phía trên + đọc sách báo Mỹ hàng ngày.
2. Với điểm số hiện tại 880 SAT thì tạm thời bỏ qua SAT 2 tức là SAT Subject test (chuyên môn) vì SAT 2 không phải trường nào cũng đòi hỏi. Chỉ nên chuyên tâm làm sao cho được TOEFL tối thiểu 100 và SAT trên 1400 (mục tiêu này khả thi hơn là TOEFL 110 và SAT 1500+ với quỹ thời gian còn lại)
3. Cùng con lập kế hoạch học tập và hoạt động ngoại khóa. Ưu tiên hoạt động đã gắn bó thời gian dài dù là nhỏ nhoi đến mấy. Kế tiếp ưu tiên hoạt động có khả năng được lên chức và có tầm ảnh hưởng. Tiếp đến mới xem xét lập hội nhóm và tham gia hoạt động mới.
4. Có nhiều công ty cung cấp gói sản phẩm nhắm đến trường hợp là học sinh nghĩ đến việc du học muộn nên không có sự chuẩn bị kỹ càng nhất là không có hoạt động ngoại khóa nào đáng kể. Trong trường hợp này, phải cân nhắc thật kỹ khi chọn mua các gói sản phẩm đó vì chúng phần lớn chỉ có cái vỏ không có thực chất. Vd 1000 USD thực tập 1 tuần tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính VN hoặc quốc tế (nội dung rất nhạt và không học được gì nhiều vì khóa thực tập này chỉ để dạy cho học sinh một chút kiến thức tài chính + phát biểu thảo luận một số ít nội dung rất sơ sài); 4000 USD được giáo sư Mỹ hướng dẫn làm nghiên cứu (tùy công ty, có thể chỉ là tiến sĩ ở Mỹ viết giùm luận văn; cũng có thể là làm nghiên cứu thật sự nhưng yêu cầu thời gian dài hơn, trình độ tiếng Anh và mức độ tham gia của F1 cao hơn)
5. Nên tìm người hướng dẫn chuẩn bị có tâm và kinh nghiệm chứ không chỉ chăm chăm bán sản phẩm. Tôi thấy về mặt kinh nghiệm và đội ngũ hướng dẫn du học mạnh thì ở Hà Nội có GPA (Golden Path Academics gpa.edu.vn), ở HCM thì có Everest Education(e2.com.vn). Sáng lập viên của 2 công ty này đều khá là có máu mặt và kinh nghiệm. Còn về mặt có tâm hay không thì đáng tiếc tôi chưa tiếp xúc qua nên chưa biết.
6. Tôi cũng tán thành phương án nghỉ 1 năm (gap-year) để củng cố tiếng anh, điểm SAT và TOEFL và SAT 2 cũng như tăng cường các hoạt động học tập và ngoại khóa khác.
7. Có thể nghiên cứu cho con học lớp online các môn học có tính ứng dụng cao trên trang web của mỹ như Udemy, Udacity (giá cả sau khi giảm giá khoảng chừng 15-100 USD mỗi môn) hoặc các môn có tính học thuật cao trên Coursera (tính tiền theo tháng). Hoàn thành các môn này cũng kiếm được bằng chứng nhận, tuy nhiên không thể đổi lấy học phần credit ở đại học được. Học các khóa này giúp nâng cao tiếng anh rất nhiều, tăng cường sự hiểu biết trong chuyên nghành muốn chọn sau này, và thể hiện năng lực học tập kiểu Mỹ.
 

giaique

Xe tải
Biển số
OF-193126
Ngày cấp bằng
8/5/13
Số km
430
Động cơ
332,645 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Giá cả như vậy so với thu nhập ở VN có thể nói là khá cao.

Theo dữ liệu từ các học sinh của tôi ở Trung Quốc thì nếu học lớp tăng cường (1 thầy + 1 tới 5 trò) thì:
- Bắt đầu từ đầu (<1000) muốn đạt SAT 1200: mất khoảng 72 tiếng học tại lớp + 144 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà
- Điểm SAT ở khoảng 1100-1400 muốn đạt 1400: mất khoảng 52 tiếng học tại lớp + 104 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà
- Điểm SAT từ 1400 trở lên muốn đạt 1550: mất khoảng 32 tiếng học tại lớp + 64 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà


Xin giới thiệu với anh mấy quyển sách điện tử hoàn toàn miễn phí để con anh có thể tự học SAT (F1 có quyết tâm, tự giác và muốn tiết kiệm tiền)
1. (Nguồn chính thức - tổ chức chủ quản của kỳ thì SAT xuất bản) The Official SAT Study Guide, 2018 Edition:
https://b-ok.cc/book/5009798/5fe39c
2. Cracking the SAT Premium Edition with 8 Practice Tests, 2019:
https://b-ok.cc/book/3554961/7f5b31
3. SAT 2 môn toán cấp độ 2 Cracking the SAT Subject Test in Math 2, 2nd Edition: Everything You Need to Help Score a Perfect 800:
https://b-ok.cc/book/3495403/66bba0
4. SAT 2 môn hóa Cracking the SAT Subject Test in Chemistry, 16th Edition: Everything You Need to Help Score a Perfect 800
https://b-ok.cc/book/3495405/8145ee

Lời khuyên về điểm số và kế hoạch ôn luyện:
1. Nếu tiền bạc không là vấn đề thì kết hợp học tại lớp 1 thầy với 5 trò trở xuống nhưng không nên chọn 1 thầy 1 trò vì chi phí tăng cao mà hiệu quả không tương xứng. Cũng nên tự học sử dụng các tài liêu tôi nêu phía trên + đọc sách báo Mỹ hàng ngày.
2. Với điểm số hiện tại 880 SAT thì tạm thời bỏ qua SAT 2 tức là SAT Subject test (chuyên môn) vì SAT 2 không phải trường nào cũng đòi hỏi. Chỉ nên chuyên tâm làm sao cho được TOEFL tối thiểu 100 và SAT trên 1400 (mục tiêu này khả thi hơn là TOEFL 110 và SAT 1500+ với quỹ thời gian còn lại)
3. Cùng con lập kế hoạch học tập và hoạt động ngoại khóa. Ưu tiên hoạt động đã gắn bó thời gian dài dù là nhỏ nhoi đến mấy. Kế tiếp ưu tiên hoạt động có khả năng được lên chức và có tầm ảnh hưởng. Tiếp đến mới xem xét lập hội nhóm và tham gia hoạt động mới.
4. Có nhiều công ty cung cấp gói sản phẩm nhắm đến trường hợp là học sinh nghĩ đến việc du học muộn nên không có sự chuẩn bị kỹ càng nhất là không có hoạt động ngoại khóa nào đáng kể. Trong trường hợp này, phải cân nhắc thật kỹ khi chọn mua các gói sản phẩm đó vì chúng phần lớn chỉ có cái vỏ không có thực chất. Vd 1000 USD thực tập 1 tuần tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính VN hoặc quốc tế (nội dung rất nhạt và không học được gì nhiều vì khóa thực tập này chỉ để dạy cho học sinh một chút kiến thức tài chính + phát biểu thảo luận một số ít nội dung rất sơ sài); 4000 USD được giáo sư Mỹ hướng dẫn làm nghiên cứu (tùy công ty, có thể chỉ là tiến sĩ ở Mỹ viết giùm luận văn; cũng có thể là làm nghiên cứu thật sự nhưng yêu cầu thời gian dài hơn, trình độ tiếng Anh và mức độ tham gia của F1 cao hơn)
5. Nên tìm người hướng dẫn chuẩn bị có tâm và kinh nghiệm chứ không chỉ chăm chăm bán sản phẩm. Tôi thấy về mặt kinh nghiệm và đội ngũ hướng dẫn du học mạnh thì ở Hà Nội có GPA (Golden Path Academics gpa.edu.vn), ở HCM thì có Everest Education(e2.com.vn). Sáng lập viên của 2 công ty này đều khá là có máu mặt và kinh nghiệm. Còn về mặt có tâm hay không thì đáng tiếc tôi chưa tiếp xúc qua nên chưa biết.
6. Tôi cũng tán thành phương án nghỉ 1 năm (gap-year) để củng cố tiếng anh, điểm SAT và TOEFL và SAT 2 cũng như tăng cường các hoạt động học tập và ngoại khóa khác.
7. Có thể nghiên cứu cho con học lớp online các môn học có tính ứng dụng cao trên trang web của mỹ như Udemy, Udacity (giá cả sau khi giảm giá khoảng chừng 15-100 USD mỗi môn) hoặc các môn có tính học thuật cao trên Coursera (tính tiền theo tháng). Hoàn thành các môn này cũng kiếm được bằng chứng nhận, tuy nhiên không thể đổi lấy học phần credit ở đại học được. Học các khóa này giúp nâng cao tiếng anh rất nhiều, tăng cường sự hiểu biết trong chuyên nghành muốn chọn sau này, và thể hiện năng lực học tập kiểu Mỹ.
Bác viết rất chi tiết, cảm ơn bác
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,670
Động cơ
318,357 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cái này thì phải xem sự quyết tâm và thích nghi của cá nhân mỗi học sinh.

Nếu có quyết tâm + thích nghi được: thường thì đã vào được top 10 hoặc thậm chí chỉ cần top 20, 30 của Mỹ thì khả năng cày cuốc và tư duy cũng đáng nể rồi. Tuy vậy có nhiều thử thách nằm ngoài vùng an toàn của các bạn trẻ VN mới sang sau khi đã học hết lớp 12. Dưới đây là một số ít trong số những thử thách mà tôi phải giảng giải cho học sinh TQ của mình (học sinh VN cũng sẽ gặp khó khăn tương tự) vào mùa hè trước khi sang Mỹ học đại học ~ định hướng trước khi lên đường pre-departure orientation:

A. Việc học:

1. Chọn lớp và chuyên nghành:

a. tìm hiểu về yêu cầu của trường đối với lớp kiến thức cơ bản/phổ thông general education classes (thường là 1-2 lớp chuyên về nâng cao kỹ năng viết writing class/writing-intensive class + 2-4 lớp trải đều trong 3 mảng chính như Toán-KHTN, KHXH, nghệ thuật-ngôn ngữ), lớp chuyên ngành major classes (10-12 lớp hoặc 60-80 học phần credits tùy cách phân loại và chính sách của từng trường), lớp tùy chọn elective classes (thoải mái chọn sao cho đủ số lớp và học phần để tốt nghiệp), và yêu cầu tốt nghiệp graduation requirement. Cái này nghe thì đơn giản nhưng vì mấy yếu tố sau nên gây ra không ít khó khăn cho học sinh mới: (i) thời gian đăng ký có hạn lại ưu tiên cho học sinh lớp trên; (ii) không phải lớp nào học kỳ nào cũng có mà phải nghiên cứu để chọn ra lộ trình trong 2 năm đầu cho thật sự tối ưu để có thể học được lớp mình cần và thích; (iii) số lượng học sinh được vào học một số lớp hot bị hạn chế nên đôi khi phải viết thư xin giáo sư giải thích vì sao nên ưu tiên cho mình vào; (iv) mỗi lớp có mỗi kiểu format khác nhau không chỉ về số lượng học sinh mà cả mức độ và hình thức tham gia, vd lớp trên giảng đường lớn lecture thì thường 30 học sinh trở lên gần như không có yêu cầu về tham gia phát biểu ý kiến nhưng nếu phát biểu thường xuyên thì sẽ gây ấn tượng tốt với giáo sư hoặc trợ giảng TA, nhưng lớp kiểu thảo luận nhóm như seminar với khoảng chừng 15 học sinh trở xuống thì bắt buộc phải chuẩn bị trước khi lên lớp thật kỹ và yêu cầu phát biểu nhiều để được điểm tham gia tích cực; v.v.

b. chọn chuyên nghành: vì gia đình và trường cấp 1-3 ít khi có tư vấn hướng nghiệp đầy đủ (chỉ qua loa 1-2 tiết trong cả 3-4 năm học), cởi mở (cha mẹ yêu cầu sao con làm vậy), và phù hợp với xu thế VN cũng như thế giới (ít khi sử dụng dữ liệu về số lượng việc làm, lương bổng, xu hướng của các nghành kinh tế), nên học sinh VN qua Mỹ thường tự phải mày mò và vất vả trong việc chọn chuyên nghành, dễ dẫn đến chọn sai nghành mình không thích, hoặc nghành khó kiếm tài trợ visa, hoặc khó kiếm việc làm, v.v. Lại thêm việc học sinh Á Đông nói chung cũng có tư tưởng sợ làm phiền giáo viên và không chủ động tìm nơi giúp đỡ nên không sử dụng tốt Văn Phòng Nghề Nghiệp Careers Office của trường để được hướng dẫn chọn nghành, chọn nghề, luyện phỏng vấn, viết CV,v.v.

c. Còn phải biết cách cân bằng lớp sao cho phù hợp với nhịp sinh học của mình. Vd các lớp bắt buộc với năm 1 thường học vào sáng khoảng 8h thì không nói làm gì vì bắt buộc phải vậy nhưng đối với những trường hợp có thể được chọn thì học sinh nên tự biết mình thích hợp học tập trung cao độ trong thời gian ngắn (5 lớp trong 4 ngày trong tuần đều vào buổi sáng, thứ 6-CN nghỉ) hay là học giãn ra (4 lớp trong 5 ngày trong tuần, có sáng có chiều, t7-cn nghỉ). Học sinh VN ít khi được hỏi ý kiến về cách học, mức độ stress nên đôi khi không hiểu bản thân mình muốn gì, giỏi gì, thích hợp cái gì.

2. Sử dụng các tài nguyên và nguồn trợ giúp của trường: các đại học ở Mỹ có rất nhiều các chương trình nghiên cứu có trả tiền lương, du học hè hoặc trong năm học ở trường khác hoặc nước khác vào năm 2/3, v.v. Nếu mới sang và không quen với cách vận hành hoặc các nguồn lực phổ biến ở đại học (vì không có ai chỉ bảo cho hoặc chỉ chơi với các bạn du học sinh khác chứ không kết bạn với người bản địa) thì sẽ bỏ phí rất nhiều các nguồn tài nguyên hoàn toàn miễn phí này (thực sự là trích từ học phí mà ra). Điều cần làm là: theo dõi sát sao các thông báo qua email và trên báo điện tử/báo giấy của trường, kết bạn với người Mỹ da trắng hoặc dân Mỹ gốc Phi/Á/Âu vì bọn nó quen sử dụng các nguồn lực của trường ngay từ cấp 1.

Một số các chương trình nghiên cứu và du học hấp dẫn thì thường có độ cạnh tranh cao, yêu cầu phải có điểm cao trong lớp có liên quan (vd muốn được nhận vào làm trợ lý nghiên cứu Research Assistant cho môn nào thì điểm môn đó phải cao và thể hiện có hiểu biết sâu rộng hoặc ý tưởng hay khi tiếp cận giáo sư về lĩnh vực đó nhưng thường không cần quá cao như yêu cầu để làm trợ giảng Teaching Assistant ~ điểm A hoặc A+ mới xét).

Bản thân tôi thì cũng khá ngây ngô khi vào học kỳ 1 của năm đầu nhưng dần khôn lên vì bị sức ép của các bạn đồng trang lứa peer pressure ~ ai ai cũng xông xáo tìm cơ hội nghiên cứu hoặc thực tập ngay từ năm 1. Đến học kỳ 2 năm 1 thì tôi đi gặp trực tiếp giáo sư đang dạy lớp Sinh Lý Học Physiology tôi đang theo học và đề xuất được làm nghiên cứu sinh cho ông ấy. Tháng 4 năm 1 bắt đầu làm việc cho đến tận đầu năm 3 rồi ngừng vì phải đi du học Trung Quốc. Trong thời gian làm trợ lý nghiên cứu đó, tôi phải chăm sóc chuột bạch, mổ chuột để gắn thiết bị theo dõi từ xa, giết chuột để lấy gan làm thí nghiệm, tiến hành các thí nghiệm sinh hóa, phân tích dữ liệu excel, vv. Khi đi TQ cũng nhờ viết luận và research proposal mà tôi kiếm được 2 khoản trợ cấp học thuật, một khoản chừng 4000 USD để học thêm 1 học kỳ mùa hè tại Bắc Kinh và một khoản chừng 2500 USD để đi phỏng vấn người dân tại Bắc Kinh, Hải Khẩu (đảo Hải Nam), Hà Nội, Đà Nẵng về vấn đề tranh chấp lãnh hải tại biển Đông.

2. Sinh hoạt hàng ngày

a. Lợi hại trong việc ở ký túc xá >< nhà ở của học sinh trong khuôn viên trường >< nhà của tư nhân cho thuê;

b. Điều nên biết khi tham gia giao thông, gặp gỡ bạn bè, thuế và điểm tín nhiệm, tiền bạc và các loại thẻ ngân hàng, pháp luật và tội phạm, các hình thức giải trí và tiện ích công cộng, lễ lạc, v.v (cái này có rất nhiều thông tin dễ khiến học sinh mới sang mà không có sự chuẩn bị nào rất là bỡ ngỡ à sốc văn hóa culture shock)


Thường đã muốn vào và được nhận vào top 30 trở lên thì đã đủ quyết tâm rồi. Muốn đảm bảo về mặt thích nghi thì tôi khuyên trước tiên phải chọn đúng trường bằng cách đi thăm trường (lập danh sách ít nhất là 10 trường và dành ít nhất là nửa ngày để tham quan bằng tour chính thức có hướng dẫn viên là sinh viên hiện tại và nói chuyện với nhân viên của phòng chiêu sinh Admission Office ở mỗi trường) và trải qua một khóa học hè hoặc kỳ nghỉ dài ít nhất 1 tháng ở Mỹ trong điều kiện phải nói tiếng Anh 24/7. *** Việc chọn trường khá dài dòng, cần bài riêng

Các học sinh TQ của tôi đều tham gia các khóa học hè trước khi mùa ứng tuyển bắt đầu trừ khi điểm TOEFL hoặc SAT quá thấp cần phải ở lại TQ tôi luyện 24/7. Không phải khóa học hè nào cũng có chất lượng như nhau. Thường thì chất lượng càng cao thì thời gian càng dài (3 tuần trở lên), yêu cầu đầu vào cao (2 bài luận + 2 thư giới thiệu trở lên), thời gian nộp đơn càng sớm (cuối tháng 1 đến giữa tháng 2), có ít lựa chọn về chủ đề (thường là dưới 5 so với các lớp học hè với hàng chục hay hàng trăm môn có thể chọn) và thường kiểu học format là học theo project (PBL – project-based learning) và seminar chứ không phải là giảng đường lớn lecture. Tôi thường phân các khóa học hè thành 4 cấp chính:

Cấp 1: rởm nhất, nộp tiền là được đi học, thường không có hạn đăng ký. Vd: BluePrint Forensic Science Summer Course; IDTech Java Summer Camp

Cấp 2: các lớp học hè kiểu phổ thông ở các đại học có tiếng, thậm chí là Harvard, Brown, Stanford. Vd: Stanford High School Summer Program, Harvard Secondary School Program, Harvard Pre-College Program, Summer@ Browns.

Cấp 3: các khóa PBL và nghiên cứu thảo luận với chủ đề hẹp ở các đại học top 30. Vd: Creative Entrepreneurship Summer Program (Brown); Environmental Leadership Labs (Brown); University of Notre Dame – Summer Scholars; Michigan Math and Science Scholars

Cấp 4: các khóa PBL và nghiên cứu thảo luận với chủ đề hẹp ở các đại học top 10 hoặc các tổ chức học thuật có tiếng. Vd: Telluride Association Summer Program; Launch X (MIT, Upenn, Northwestern); UPenn Wharton Leadership in the Business World; Yale Young Global Scholars; Stanford University Mathematics Camp; High School Fellowship Program (Harvard Medical School)

Nếu không có cơ hội làm quen và khám phá Mỹ cũng như Đại Học Mỹ trước khi apply thì chí ít vào mùa hè năm lớp 12 có được offer của trường nào rồi thì cũng nên đi xem cho biết. Bao nhiều tiền học sẽ nộp vào đó mà không xem xét mặt mũi trường thì khá là mạo hiểm.


Có thể dùng các biện pháp “cận lâm sàng” để xem F1 có thể thích nghi tốt với môi trường ở Mỹ hay không. Số lượng trả lời “Có” càng nhiều thì càng dễ thích nghi (đây chỉ là để tham khảo):

- F1 có hiếu động hay không (thích vận động, ưa hỏi, tìm hiểu cái mới)?

- F1 có hướng ngoại hay không (ưa nói, ưa nơi đông người, không sợ người lạ)?

- F1 có tự giác hay không (làm bài tập không cần nhắc, tự biết nghĩa vụ của mình như coi sóc em khi bố mẹ vắng nhà)?

- F1 có quản lý thời gian tốt hay không (viết nhật ký, viết note việc cần làm, lập lịch ôn tập thi, phân định thời gian ngủ nghĩ ăn chơi, không nộp bài trễ hạn)?

- F1 tự lập hay không (tự đi đến trường, tự nấu ăn kể cả mì gói, tự sửa chữa đồ đạc có vấn đề trong nhà)?

- F1 có mục đích rõ ràng khi muốn sang nước ngoài du học hay không?
Cảm ơn cụ rất nhiều vì những thông tin hữu ích. Em xin phép được lưu lại để làm tài liệu hướng dẫn cho các cháu nhà em.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,614
Động cơ
514,134 Mã lực
Em nói thật cụ đừng giận nhé, nhưng IELTS 5.0 và SAT 880 thì học sẽ không hiểu bài đâu. Cụ bỏ 200 triệu qua trung tâm họ sẽ rót mật vào tai cụ, họ sẽ dúi con cụ vào một trường nào đó mà cụ không hiểu vị trí trường đó ở đâu. Còn sang đến nơi con có học được không, sẽ thành người thế nào là việc của con. Tiếng Anh không đủ tốt sẽ khiến con rất rất khó hòa nhập, kết bạn, học hỏi. Em nói ví dụ nhé, lúc em đưa con em sang nhập học, đến ngày khai giảng tất cả phụ huynh, học sinh nô nức lên hội trường lớn làm lễ, rồi gia đình chia tay các con. Thế mà có một cháu Việt nam (cũng TOEFL iBT trên 100, SAT trên 1400 chứ không phải điểm lèng mèng) theo các bạn đi lên, sau đó mới thú nhận với em là con đi theo mọi người, chứ con không biết hôm nay khai giảng. Trong khi lịch ngày nào giờ nào có cái gì trường gửi từ trước đó, cả tuần sinh hoạt theo nhóm nhỏ 5-6 cháu có sinh viên Mỹ khóa trên hướng dẫn để làm quen, ngày nào cũng nhắc lại lịch ngày hôm sau rồi đấy. Những cháu như thế sẽ rất dễ rơi vào trầm cảm khi bị bơi giữa hàng đống bài vở, tuần phải đọc vài trăm trang, viết luận độ chục trang. đặc biệt là các môn khoa học xã hội là điểm rất yếu của SV VN, do VN học phổ thông quá nặng về KHTN.

Em nghĩ cụ nên cho con "gap year" một năm để củng cố lại tiếng Anh và toán. Nếu con định theo học Computer Science mà toán SAT điểm thấp thì cũng khó lòng theo được một cách đúng nghĩa. Nên cho con thêm 1 năm để hoàn thiện thì mọi sự chuẩn bị sẽ tốt hơn. Gap year tức là học xong lớp 12 rồi mới apply cụ ạ. Không nên apply ngay từ lớp 12.
Dạ không, em viết toàn sự thật lên đây để chia sẻ thật lòng. Ko một chút khoe khoang hoặc huyễn hoặc, để đạt mục tiêu thật sự- nên các cụ càng mắng em càng mừng :)
Vì em xuất phát điểm thấp, môi trường cũng ko quen biết nhiều mối quan hệ, người thân quen ở nước ngoài. Nghành làm cũng ko liên quan đến quốc tế, ngoại ngữ ko cần lắm, nên em ngu ngơ lắm lắm :)
Ước mơ thì em muốn cho các con sang, vì nhìn nhận mọi thứ ở VN quá tệ hại, dần xấu đi mọi mặt. Nhưng ép con quá mà sức nó ko cố được thì phí hoài rất nhiều- nhất là tương lai của cháu.
Em vẫn nghiêng về cháu sẽ học xong đại học ở VN, Fpt hoặc 1 trường nào đó ( fullbright chắc tuyển khó ) xong cháu sẽ tìm đường tự sang NN theo diện đi làm việc hoặc học tập.
Nhưng gấu em thì máu lắm. Lúc đầu thì định cho đi Pháp( có hàng xóm đã cho con sang tư vấn) . Xong lại đi Mỹ ( con bạn mới định cư theo diện lấy chồng - bảo qua, nhưng hóa ra là trường cao đẳng cộng đồng mà chồng cô ấy dậy ở đó)
Theo cụ thì cao đẳng cd Miwwauky có tốt ko ạ- hoặc các trường Cdcd khác. Vì sức cháu chắc cdcd hợp hơn. Nhưng việc lên đại học sau đó quá khó ko ạ. Hay thông tin thì việc học là ko thực sự, đầu vào kém dẫn đến các cháu ko có mt tốt, hay chơi bời- hoặc dân miền Nam vào rất nhiều, từ đó bỏ học trốn ở lại đó với cộng đồng người Việt bên đó- và Mỹ khó duyệt visa cho việc đăng ký cdcd hơn là đại học.
Vậy là nếu học đại học , sẽ phải chuẩn bị chu đáo hơn nữa. Cảm ơn cụ rất nhiều.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,614
Động cơ
514,134 Mã lực
Giá cả như vậy so với thu nhập ở VN có thể nói là khá cao.

Theo dữ liệu từ các học sinh của tôi ở Trung Quốc thì nếu học lớp tăng cường (1 thầy + 1 tới 5 trò) thì:
- Bắt đầu từ đầu (<1000) muốn đạt SAT 1200: mất khoảng 72 tiếng học tại lớp + 144 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà
- Điểm SAT ở khoảng 1100-1400 muốn đạt 1400: mất khoảng 52 tiếng học tại lớp + 104 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà
- Điểm SAT từ 1400 trở lên muốn đạt 1550: mất khoảng 32 tiếng học tại lớp + 64 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà


Xin giới thiệu với anh mấy quyển sách điện tử hoàn toàn miễn phí để con anh có thể tự học SAT (F1 có quyết tâm, tự giác và muốn tiết kiệm tiền)
1. (Nguồn chính thức - tổ chức chủ quản của kỳ thì SAT xuất bản) The Official SAT Study Guide, 2018 Edition:
https://b-ok.cc/book/5009798/5fe39c
2. Cracking the SAT Premium Edition with 8 Practice Tests, 2019:
https://b-ok.cc/book/3554961/7f5b31
3. SAT 2 môn toán cấp độ 2 Cracking the SAT Subject Test in Math 2, 2nd Edition: Everything You Need to Help Score a Perfect 800:
https://b-ok.cc/book/3495403/66bba0
4. SAT 2 môn hóa Cracking the SAT Subject Test in Chemistry, 16th Edition: Everything You Need to Help Score a Perfect 800
https://b-ok.cc/book/3495405/8145ee

Lời khuyên về điểm số và kế hoạch ôn luyện:
1. Nếu tiền bạc không là vấn đề thì kết hợp học tại lớp 1 thầy với 5 trò trở xuống nhưng không nên chọn 1 thầy 1 trò vì chi phí tăng cao mà hiệu quả không tương xứng. Cũng nên tự học sử dụng các tài liêu tôi nêu phía trên + đọc sách báo Mỹ hàng ngày.
2. Với điểm số hiện tại 880 SAT thì tạm thời bỏ qua SAT 2 tức là SAT Subject test (chuyên môn) vì SAT 2 không phải trường nào cũng đòi hỏi. Chỉ nên chuyên tâm làm sao cho được TOEFL tối thiểu 100 và SAT trên 1400 (mục tiêu này khả thi hơn là TOEFL 110 và SAT 1500+ với quỹ thời gian còn lại)
3. Cùng con lập kế hoạch học tập và hoạt động ngoại khóa. Ưu tiên hoạt động đã gắn bó thời gian dài dù là nhỏ nhoi đến mấy. Kế tiếp ưu tiên hoạt động có khả năng được lên chức và có tầm ảnh hưởng. Tiếp đến mới xem xét lập hội nhóm và tham gia hoạt động mới.
4. Có nhiều công ty cung cấp gói sản phẩm nhắm đến trường hợp là học sinh nghĩ đến việc du học muộn nên không có sự chuẩn bị kỹ càng nhất là không có hoạt động ngoại khóa nào đáng kể. Trong trường hợp này, phải cân nhắc thật kỹ khi chọn mua các gói sản phẩm đó vì chúng phần lớn chỉ có cái vỏ không có thực chất. Vd 1000 USD thực tập 1 tuần tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính VN hoặc quốc tế (nội dung rất nhạt và không học được gì nhiều vì khóa thực tập này chỉ để dạy cho học sinh một chút kiến thức tài chính + phát biểu thảo luận một số ít nội dung rất sơ sài); 4000 USD được giáo sư Mỹ hướng dẫn làm nghiên cứu (tùy công ty, có thể chỉ là tiến sĩ ở Mỹ viết giùm luận văn; cũng có thể là làm nghiên cứu thật sự nhưng yêu cầu thời gian dài hơn, trình độ tiếng Anh và mức độ tham gia của F1 cao hơn)
5. Nên tìm người hướng dẫn chuẩn bị có tâm và kinh nghiệm chứ không chỉ chăm chăm bán sản phẩm. Tôi thấy về mặt kinh nghiệm và đội ngũ hướng dẫn du học mạnh thì ở Hà Nội có GPA (Golden Path Academics gpa.edu.vn), ở HCM thì có Everest Education(e2.com.vn). Sáng lập viên của 2 công ty này đều khá là có máu mặt và kinh nghiệm. Còn về mặt có tâm hay không thì đáng tiếc tôi chưa tiếp xúc qua nên chưa biết.
6. Tôi cũng tán thành phương án nghỉ 1 năm (gap-year) để củng cố tiếng anh, điểm SAT và TOEFL và SAT 2 cũng như tăng cường các hoạt động học tập và ngoại khóa khác.
7. Có thể nghiên cứu cho con học lớp online các môn học có tính ứng dụng cao trên trang web của mỹ như Udemy, Udacity (giá cả sau khi giảm giá khoảng chừng 15-100 USD mỗi môn) hoặc các môn có tính học thuật cao trên Coursera (tính tiền theo tháng). Hoàn thành các môn này cũng kiếm được bằng chứng nhận, tuy nhiên không thể đổi lấy học phần credit ở đại học được. Học các khóa này giúp nâng cao tiếng anh rất nhiều, tăng cường sự hiểu biết trong chuyên nghành muốn chọn sau này, và thể hiện năng lực học tập kiểu Mỹ.
Chán quá đi, cụ là có tâm, có tài như vậy lại sang giúp các cháu TQ. Cụ chọn cho VN thì có phải giúp được rất nhiều ko ạ :)
Cảm ơn cụ đã chia sẻ rất nhiều . Em sẽ bảo cháu vào xem. Nếu cháu ko quyết tâm, lười biếng thì chắc ko thể sang đó được .
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Dạ không, em viết toàn sự thật lên đây để chia sẻ thật lòng. Ko một chút khoe khoang hoặc huyễn hoặc, để đạt mục tiêu thật sự- nên các cụ càng mắng em càng mừng :)
Vì em xuất phát điểm thấp, môi trường cũng ko quen biết nhiều mối quan hệ, người thân quen ở nước ngoài. Nghành làm cũng ko liên quan đến quốc tế, ngoại ngữ ko cần lắm, nên em ngu ngơ lắm lắm :)
Ước mơ thì em muốn cho các con sang, vì nhìn nhận mọi thứ ở VN quá tệ hại, dần xấu đi mọi mặt. Nhưng ép con quá mà sức nó ko cố được thì phí hoài rất nhiều- nhất là tương lai của cháu.
Em vẫn nghiêng về cháu sẽ học xong đại học ở VN, Fpt hoặc 1 trường nào đó ( fullbright chắc tuyển khó ) xong cháu sẽ tìm đường tự sang NN theo diện đi làm việc hoặc học tập.
Nhưng gấu em thì máu lắm. Lúc đầu thì định cho đi Pháp( có hàng xóm đã cho con sang tư vấn) . Xong lại đi Mỹ ( con bạn mới định cư theo diện lấy chồng - bảo qua, nhưng hóa ra là trường cao đẳng cộng đồng mà chồng cô ấy dậy ở đó)
Theo cụ thì cao đẳng cd Miwwauky có tốt ko ạ- hoặc các trường Cdcd khác. Vì sức cháu chắc cdcd hợp hơn. Nhưng việc lên đại học sau đó quá khó ko ạ. Hay thông tin thì việc học là ko thực sự, đầu vào kém dẫn đến các cháu ko có mt tốt, hay chơi bời- hoặc dân miền Nam vào rất nhiều, từ đó bỏ học trốn ở lại đó với cộng đồng người Việt bên đó- và Mỹ khó duyệt visa cho việc đăng ký cdcd hơn là đại học.
Vậy là nếu học đại học , sẽ phải chuẩn bị chu đáo hơn nữa. Cảm ơn cụ rất nhiều.
Bây giờ có mấy phương án sau:

1. Phấn đấu ôn luyện đến cùng từ nay đến 10/2020. Sau đó nộp đơn ứng tuyển vào đại học Mỹ.
Tốt: tiết kiệm thời gian
Xấu: áp lực lên F1 cực lớn; áp lực tiền bạc trong thời gian ngắn lớn; cơ hội kiếm được offer của trường tốt khá thấp.

2. Nghỉ 1 năm sau lớp 12 để làm gap-year, nộp đơn vào ứng tuyển vào đại học Mỹ vào 10/2021.
Tốt: áp lực lên F1 giảm đi 50%; cơ hội kiếm được offer của trường tốt x2
Xấu: tốn thêm 1 năm ~ F1 sẽ tốt nghiệp trễ 1 năm so với bạn đồng lứa; áp lực tiền bạc trong thời gian ngắn giảm nhưng tổng tiền bỏ ra có thể tăng cao hơn vì tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho việc ôn luyện và hoạt động ngoại khóa

3. Học cao đẳng cộng đồng tại Mỹ sau đó chuyển tiếp lên đại học cũng tại Mỹ
Tốt xấu các bài viết trên cũng đã phân tích

4. Học đại học VN sau đó học cao học ở Mỹ
Tốt: áp lực lên F1 giảm đi 75%; cơ hội kiếm được offer của trường tốt ở bậc cao học x3; áp lực tiền bạc giảm 95%
Xấu: lỡ mất thời kỳ hình thành tư duy và nhân sinh quan ở bậc đại học tại quốc gia phương tây; có thể F1 học xong đại học VN rồi chẳng thiết tha học lên cao hoặc ra nước ngoài nữa

5. Nộp đơn vào năm lớp 12 học đại học ở một nước nào đó trong khu vực hoặc ở Âu, Úc, Canada
Tốt: áp lực lên F1 giảm đi 25-50% tùy nước tùy mục tiêu; cơ hội kiếm được offer của trường tốt ở bậc cao học cao hơn (tùy nước); áp lực tiền bạc giảm 25-50%
Xấu: lỡ mất thời kỳ hình thành tư duy và nhân sinh quan ở bậc đại học tại quốc gia phương tây (nếu học quanh Đông/Nam Á); có thể F1 học xong đại học rồi chẳng thiết tha học lên cao hoặc sang các nước phương Tây nữa.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,423
Động cơ
441,136 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Nếu mợ xác định cho con ở lại thì nên đưa con đi học càng sớm càng tốt, tốt nhất là từ năm cuối cấp 2 hoặc đầu năm cấp 3. Như vậy con của cụ có thời gian thích nghi, hội nhập và hòa tan ở các cấp học tiếp theo. Thứ nữa là thời gian học ở nước ngoài đủ lâu, thì sau khi tốt nghiệp đại học hay sau đại học, có cơ hội ở lại để xin việc làm. Nếu có việc làm, thì sau đó có thể xin định cư, nhập tịch. Những nước như Canada rất thiếu lao động và họ mở cửa cho những lao động nhập cư có trình độ. Tuy nhiên họ cũng sàng lọc rất kỹ càng và khoa học, nhưng ai sống ở Canada lâu và được hấp thu nền giáo dục, văn hóa của họ từ khi còn trẻ thì khả năng thích nghi để ở lại là rất cao, và đa phần những người này đều có ích cho Canada và được xếp diện ưu tiên loại một khi xét đơn định cư.

Điểm trở ngại là nếu con đi khi còn quá nhỏ sẽ là trở ngại nếu con cái chưa quen sống tự lập xa bố mẹ. Khi đó tìm kiếm một giải pháp đầu tư để định cư là một lựa chọn hữu ích khác cho các gia đình muốn du học - định cư cùng con cái
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,285
Động cơ
391,380 Mã lực
Dạ không, em viết toàn sự thật lên đây để chia sẻ thật lòng. Ko một chút khoe khoang hoặc huyễn hoặc, để đạt mục tiêu thật sự- nên các cụ càng mắng em càng mừng :)
Vì em xuất phát điểm thấp, môi trường cũng ko quen biết nhiều mối quan hệ, người thân quen ở nước ngoài. Nghành làm cũng ko liên quan đến quốc tế, ngoại ngữ ko cần lắm, nên em ngu ngơ lắm lắm :)
Ước mơ thì em muốn cho các con sang, vì nhìn nhận mọi thứ ở VN quá tệ hại, dần xấu đi mọi mặt. Nhưng ép con quá mà sức nó ko cố được thì phí hoài rất nhiều- nhất là tương lai của cháu.
Em vẫn nghiêng về cháu sẽ học xong đại học ở VN, Fpt hoặc 1 trường nào đó ( fullbright chắc tuyển khó ) xong cháu sẽ tìm đường tự sang NN theo diện đi làm việc hoặc học tập.
Nhưng gấu em thì máu lắm. Lúc đầu thì định cho đi Pháp( có hàng xóm đã cho con sang tư vấn) . Xong lại đi Mỹ ( con bạn mới định cư theo diện lấy chồng - bảo qua, nhưng hóa ra là trường cao đẳng cộng đồng mà chồng cô ấy dậy ở đó)
Theo cụ thì cao đẳng cd Miwwauky có tốt ko ạ- hoặc các trường Cdcd khác. Vì sức cháu chắc cdcd hợp hơn. Nhưng việc lên đại học sau đó quá khó ko ạ. Hay thông tin thì việc học là ko thực sự, đầu vào kém dẫn đến các cháu ko có mt tốt, hay chơi bời- hoặc dân miền Nam vào rất nhiều, từ đó bỏ học trốn ở lại đó với cộng đồng người Việt bên đó- và Mỹ khó duyệt visa cho việc đăng ký cdcd hơn là đại học.
Vậy là nếu học đại học , sẽ phải chuẩn bị chu đáo hơn nữa. Cảm ơn cụ rất nhiều.
Sang Mỹ cơ hội ở lại làm việc hẹp lắm.
Cháu em, đầu vào khá hơn con cụ học xong đã chuyển nước khác.
Bạn em, Tiến Sỹ làm việc ở Mỹ 2 năm cũng bay sang nước khác đãi ngộ tốt hơn và dễ định cư hơn.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,614
Động cơ
514,134 Mã lực
Sang Mỹ cơ hội ở lại làm việc hẹp lắm.
Cháu em, đầu vào khá hơn con cụ học xong đã chuyển nước khác.
Bạn em, Tiến Sỹ làm việc ở Mỹ 2 năm cũng bay sang nước khác đãi ngộ tốt hơn và dễ định cư hơn.
Em đang phân vân quá. Theo lực học và tài chính, cộng với định cư khó, thì em tổng kết là F1 ko nên sang Mỹ.
Theo cụ là châu Á có được ko ạ. Hay sang châu Âu. Châu Âu thì thấy Pháp học phí rẻ nhưng lại phải học tiếng Pháp, mà nó là con trai thì lười học NN, học tiếng Anh thấy nó đã nhọc rồi.
Tk cụ đã chia sẻ. Ko biết cháu cụ giờ sang đâu làm, cụ chia sẻ thêm đi.
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,285
Động cơ
391,380 Mã lực
Em đang phân vân quá. Theo lực học và tài chính, cộng với định cư khó, thì em tổng kết là F1 ko nên sang Mỹ.
Theo cụ là châu Á có được ko ạ. Hay sang châu Âu. Châu Âu thì thấy Pháp học phí rẻ nhưng lại phải học tiếng Pháp, mà nó là con trai thì lười học NN, học tiếng Anh thấy nó đã nhọc rồi.
Tk cụ đã chia sẻ. Ko biết cháu cụ giờ sang đâu làm, cụ chia sẻ thêm đi.
Cháu em 1 đứa ở Thuỵ Sỹ (đi sau khi làm ở VN, được cấp hb học bởi chỗ làm, lấy song bằng ở 2 nước.) Giờ nó lấy được thẻ xanh sau vài năm, nhanh.
Thằng cháu kia Mỹ sang Canada.
Mỹ học bổng rất ít, chỉ khoảng 20%, 50% là hiếm. Hb 100% ở Mỹ nếu có thì là ngành không ngon.
Cụ nên cho nó tiếng Anh tốt đã rồi tính. Châu Âu thì phải tính học ngoại ngữ khác, cũng có cái hay riêng.
Úc nó có ưu đãi cho định cư nếu apply làm việc ở vùng sâu xa. Học làm ở Vn apply sang sau cũng có cơ hội.
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,285
Động cơ
391,380 Mã lực
Em đang phân vân quá. Theo lực học và tài chính, cộng với định cư khó, thì em tổng kết là F1 ko nên sang Mỹ.
Theo cụ là châu Á có được ko ạ. Hay sang châu Âu. Châu Âu thì thấy Pháp học phí rẻ nhưng lại phải học tiếng Pháp, mà nó là con trai thì lười học NN, học tiếng Anh thấy nó đã nhọc rồi.
Tk cụ đã chia sẻ. Ko biết cháu cụ giờ sang đâu làm, cụ chia sẻ thêm đi.
Nói chung ngoại ngữ không cần quá giỏi nếu con cụ giỏi toán. Nhưng con cụ chưa đạt cả hai. Em khuyên nên cày thêm. Nhà em thì nước ngoài nhiều. Có vợ chồng bà chị họ sang Mỹ học Thạc Sỹ rồi qua Can làm Tiến sỹ, mua nhà định cư rồi. Mấy đứa cháu khác mới sang Đức, Can học nhưng chưa học xong, không biết tình hình ở lại thế nào. Có bà chị làm công ty tư vấn du học góp ý hồ sơ, đâm ra cũng nhiều học bổng. Định cư thì giờ Úc chả hạn, đang thấy làm mảng tư vấn đầu tư bđs để định cư. Cách đây 2 năm đã thấy băt đầu làm sàn giao dịch BĐS cho vụ này (Em được nhờ giới thiệu nên biết).
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Sai lầm trong quan niệm là: đi du học thì phải tính đường ở lại .

Mong các bạn cho con số bao nhiêu % ở lại ? 10% hay 80% ???

Con số % về lại VN là rất lớn => cửa ở lại thì rất ư là khó (trừ những cặp hôn nhân thiệt: là yêu nhau thiệt vì ... người gặp người có thể sinh ra tình cảm).

Còn con số ở lại bởi trốn, giả, .... theo tôi thì rất là ít .

Việc du học đến các trường tốt thì phải XIN vài cửa . Xin trường, xin visa, xin học bỗng (cho dù được mời xin), v.v.
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
7,184
Động cơ
517,849 Mã lực
Học hành chưa biết thế nào nhưng không khéo lại mang về cho mấy đứa cháu, mỗi đứa một mầu hoặc phải đi mấy châu lục để nhặt cháu về thì bỏ mựa.=))
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,285
Động cơ
391,380 Mã lực
Học hành chưa biết thế nào nhưng không khéo lại mang về cho mấy đứa cháu, mỗi đứa một mầu hoặc phải đi mấy châu lục để nhặt cháu về thì bỏ mựa.=))
Thêm cháu càng vui :))
Thằng cháu em xách tay con người yêu Mỹ về chơi du lịch, giờ bỏ nhau rồi.
Một con bé khác bên Can yêu thằng tây cao to đẹp trai phết. (Con bé bên Can có quốc tịch cả Mỹ và Can rồi - mẹ nó đẻ khi đang học tại Mỹ, tránh mấy cụ bảo yêu vì quốc tịch).
Mấy đứa còn lại có người yêu ở VN hoặc chưa yêu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Em đang phân vân quá. Theo lực học và tài chính, cộng với định cư khó, thì em tổng kết là F1 ko nên sang Mỹ.
Theo cụ là châu Á có được ko ạ. Hay sang châu Âu. Châu Âu thì thấy Pháp học phí rẻ nhưng lại phải học tiếng Pháp, mà nó là con trai thì lười học NN, học tiếng Anh thấy nó đã nhọc rồi.
Tk cụ đã chia sẻ. Ko biết cháu cụ giờ sang đâu làm, cụ chia sẻ thêm đi.
Pháp có trường Science Po có chương trình tiếng Anh, tôi có biết 2 học sinh TQ theo học chương trình đấy. Trường danh tiếng, chương trình nghiêng về xã hội, học phí không cao. Cụ nghiên cứu thử.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,614
Động cơ
514,134 Mã lực
Pháp có trường Science Po có chương trình tiếng Anh, tôi có biết 2 học sinh TQ theo học chương trình đấy. Trường danh tiếng, chương trình nghiêng về xã hội, học phí không cao. Cụ nghiên cứu thử.
Ui, cụ thức khuya thế. Hay múi giờ khác :)
Đội ơn cụ, em sẽ nghiên cứu, tìm hiểu :)
( Em tìm hiểu thì nó không có nghành IT, khoa học máy tính cụ ạ, toàn nghành XH, chính trị thôi. Ko biết Pháp còn nghành nào máy tính học tiếng Anh ko cụ )
Em xin hỏi thêm, đi du học thì phải qua Tt môi giới hết phải ko cụ. Có người nhà bên đó, biết cách đi thì vẫn khó đúng ko cụ.
Vì bên Pháp có bạn em định cư, lại có con của hàng xóm sang năm ngoái, nghe đâu môi giới mất 40tr ạ.
Tk cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

hunter62

Xe máy
Biển số
OF-350406
Ngày cấp bằng
12/1/15
Số km
65
Động cơ
267,650 Mã lực
Nhà em ngheo ko co xiền cho đi du học ủn lên nghe thông tin
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em xin hỏi thêm, đi du học thì phải qua Tt môi giới hết phải ko cụ.
1. Đi du học KHÔNG cần thiết phải thông qua các trung tâm môi giới.
2. Nhưng thông qua trung tâm môi giới thì khả năng đỗ vào các trường tốt tăng lên ạ.

Ngày trước cháu đã viết về các bước tự du học Đức, Pháp, Mỹ. Rất tiếc là sau đợt quán cafe sửa chữa, chỉ còn lại đường link du học Đức: https://www.otofun.net/threads/xin-cac-bac-gop-y-ve-du-hoc-duc.1456275/
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top