Cái nguy hiểm ở đây là: Chính sách tinh giản biên chế có từ năm 1991, và cứ tiếp tục...tinh giản mãi đến 2024 vẫn chưa xong. Mỗi lần tinh giản lại 1 đống tiền thuế ra đi? Trong nc ta vẫn là nước nghèo, nợ công luôn kịch trần, mà tinh giản hoài thì ngân sách nào chịu nổi? Liệu bao giờ thì tinh giản xong, và khi nào thì là lần tinh giản cuối cùng?
1- giảm cực nhiều mà cụ, và vẫn giảm tiếp, giảm đến bao giờ còn phụ thuộc điều kiện kinh tế, xã hội, giao thông, công kỹ nghệ quản trị xã hội, trình độ công chức, đã ngộ....
ví dụ Quân đội 1991 có khoảng 1,1 triệu quân chính quy. Hiện tại chỉ còn khoảng trên 400k quân chính quy, và vẫn đang trong quá trình tinh giản tiếp tối thiểu 20% (các khối gián tiếp -không trực tiếp trực chiến, tác chiến...);
2- nước ta không còn là nc nghèo nữa cụ, nếu tính GDP thật sự thì cũng đã là trên trung bình rồi;
3- nợ công của ta chỉ khoảng 30% GDP, thuộc dòng thấp, nếu không nói là rất thấp;
4- cũng nên phân biệt công chức (100% lương từ ngân sách, chỗ này mới là gánh nặng thôi) và viên chức (lương từ quỹ lương của đơn vị, ngân sách cấp một phần, phần khá lớn là từ nguồn thu của đơn vị hoạt động có thu, ví dụ như các bệnh viện chẳng hạn hoặc 100% các đại học buộc phải tự chủ từ 2025, nên cũng không là gánh nặng cho dân nào đóng thuế).
Tổng công chức của VN hiện tại (trừ QĐ, CA) cũng chỉ khoảng 300k, và tiếp tục giảm 20% tới 2026.
Nhiều chỗ công chức đã cực kỳ quá tải công việc rồi, có những phường ở HN, Tp HCM trên dưới 100 ngàn dân mà trước đây chỉ có 15 biên chế công chức, CP mới gỡ cho từ 2023 nới thêm...)