- Biển số
- OF-42755
- Ngày cấp bằng
- 9/8/09
- Số km
- 2,799
- Động cơ
- 482,093 Mã lực
Ông ý dính ung thư nên cấp trên để cho làm nốt.Thế chủ tịch cũ có bị bế không cụ.
Ông ý dính ung thư nên cấp trên để cho làm nốt.Thế chủ tịch cũ có bị bế không cụ.
Ko có bìa đỏ thì ko có điện, nước đâuLuật mới cho phép rồi mà cụ. Cho phép đất nông nghiệp kết hợp kiểu làm farm, thăm quan, du lịch... còn gì.
Theo quy định thì vẫn cho phép chuyển đổi, nhưng ko phải ai cũng chuyển đổi được!Thế mà em thấy đội chạy QC vẫn nói chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở là sao các cụ.
Chuẩn rồi, vì làm láo! Làm cái chòi tôn thôi nhé!Chưa kịp dựng họ đã đập rồi, lấy đâu ra mà được!
Đất nông nghiệp có bìa đỏ mà cụ. điện thì đăng kí điện bơm nước cho đồng ruộng được mà. nước thì khoan giếng. Nói chung là không lo đâu cụ ạ.Ko có bìa đỏ thì ko có điện, nước đâu
Chòi tôn cũng ko dc luôn. Huyện quê e giờ cán bộ đất đai dùng flycam bay vèo vèo, chỗ nào khác là xuống kiểm tra ngay. Cứ tuần này mà khác tuần trước là ... xong. Đổ ít đất ra ruộng ven làng để trồng cây cũng ko dc.Chuẩn rồi, vì làm láo! Làm cái chòi tôn thôi nhé!
Mục đích thứ 3 là bán trao tay với giá cao hơn chứ cụĐúng rồi các cụ.
Mảnh dạng có sẵn trong quy hoạch đất ở hiện tại, ko đến lượt mình đâu.
Em mờ thớt hỏi là vì, nhiều trường hợp hiện nay vẫn đang gom đất nông nghiệp, mà rõ ràng đất đấy hiện quy hoạch vẫn là đất nông nghiệp
Mục đích thứ nhất là chờ đền bù
Muc đích thứ 2 là đợi may mắn được chuyển đổi sang đất ở/TMDV trong tương lai (ví dụ 5-10-20 năm nữa)
Nhưng với mục đích thứ 2, thì theo luật hiện nay, với nguyên tắc tính chi phí em nêu, thì họ đâu có lơi phải ko các cụ.
Em đọc thấy bảo nhà đất mà ở ổn định từ 2014 là làm dc sổ đỏ mà .Thưa CCCM em có chuyện liên quan đến đất đang ở nhờ CCCM giúp;
Ngôi nhà em ở không phải trên đất NN - mà là đất TP HN (giao cho cơ quan) từ1985 có giấy tờ công chứng
Năm 1987 cơ quan này có GPXD cũng do TP HN cấp để cơ quan họ xây dựng nhà ở
Một số nhà TT dạng chung cư đã có sổ đỏ theo NĐ 61
Một số nhà khác không phải nhà TT mà là căn hộ LK ( hiện 1 số nhà có SĐ) một số nhà chưa có;
Năm 2007 em mua ngôi nhà này của cơ quan đó có hợp đồng và hoá đơn đỏ;
Vậy nếu em làm sổ đỏ thì có mất tiền chuyển đổi từ đất NN sang đất ở không? ( diện tích em mua 300 m2)
Đúng là trong giấy quyền sdd chả thấy ghi chỗ nào là đất ở , chỗ nào là đất vườn nên nhiều nhà ko dám xâyĐất trồng cây lâu năm cũng là đất nông nghiệp các cụ nhỉ ?
Em có miếng đất trên Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Trong sổ đỏ ghi rõ là 150m đất ở ( sử dụng lâu dài) , 150m đất trồng cây lâu năm ( sử dụng đến năm 2045) .
Bây giờ em muốn chuyển đổi 150m đất trồng cây lâu năm này lên đất ở thì không biết có được không các cụ ?
Hay là cũng khó ngang với việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp lên đất ở như các cụ trên phân tích ah ?
Khu này thì dân cư trong xã họ ở cũng lâu rồi, Vừa rồi có anh hàng xóm ( đất đai sổ đỏ cũng tương tự em , vừa có đất ở vừa có đất trồng cây lâu năm ) xây nhà, em thấy xây thoải mái, diện tích xây thực tế còn vượt quá diện tích đất ở trong sổ í chứ . Hỏi anh í thì thấy anh í nói là trên sổ không quy định chỗ nào là đất ở , chỗ nào là đất trông cây lâu năm nên xây nhà ở vị trí nào cũng được, xây vượt qúa diện tích cấp phép xây dựng cũng không khó lắm, hình như "nói chuyện" với bên xã cũng "dễ dàng".
Vâng, chòi tôn dạo này cũng cấm nốt. Chứ ngày trc vẫn làm dc, nếu giấu dc trên đồi, rừng. H họ làm chặt lắm.Chòi tôn cũng ko dc luôn. Huyện quê e giờ cán bộ đất đai dùng flycam bay vèo vèo, chỗ nào khác là xuống kiểm tra ngay. Cứ tuần này mà khác tuần trước là ... xong. Đổ ít đất ra ruộng ven làng để trồng cây cũng ko dc.
Ngày trc thì xây nhà đàng hoàng còn được nữa là, hi.Vâng, chòi tôn dạo này cũng cấm nốt. Chứ ngày trc vẫn làm dc, nếu giấu dc trên đồi, rừng. H họ làm chặt lắm.
Đất lúa thì làm chòi cũng không được. Nhưng đất trang trại dựng nhà tạm thì ok. Nhà tạm như thế nào cũng khó định nghĩa, nhưng đại khái là do cán bộ quyết định nó là tạm hay không tạm. Quê em có ông cán bộ xã làm cái trang trại giữa đồng, xong xây cái nhà cấp 4 kiên cố như biệt thự. Huyện về đòi đập nhưng ông ý bơm tiền xong họ vẫn kết luận là "nhà tạm".Vâng, chòi tôn dạo này cũng cấm nốt. Chứ ngày trc vẫn làm dc, nếu giấu dc trên đồi, rừng. H họ làm chặt lắm.
Tự nhiên chuyển 1 mảnh đất vườn sang đất ở thì chắc chẳng chuyển đc đâu cụ ạChào các cụ buổi sáng.
Nhân dịp sốt đấu giá đất ở Hoài Đức, cộng với vụ ồn ào ở HCM về bảng giá đất mới, em định hỏi các cụ xem chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở thì tốn bao nhiêu.
Nhưng sợ các cụ mắng là lười, nên em seach gg, và ra kết quả với ví dụ ntn:
Diện tích = 200m2
Giá đất vườn = 500k/m2
Giá đất ở cùng vị trí theo bảng giá đất của tỉnh = 30tr đ/m2
--> Thuế sử dụng đất = (30tr - 0.5tr) x 200m2 = 5 tỷ 9.
--> Lệ phí trước bạ = 0.5% x 5 tỷ 9 = 29tr rưởi
--> Lệ phí cấp giấy chứng nhận = 100k/lần (cái này ko đáng kể)
Ko biết em hiểu như vậy có đúng ko, mong các cụ thông thái khai sáng.
KL là: mua đất nông nghiệp với mua đất ở cũng như nhau nhỉ, vì đằng nào muốn lên thổ cư thì cũng mất từng ấy tiền.
Không có chuyện mua đất nông nghiệp, xong chuyển đổi, thì được đất ở giá rẻ hơn so với mua trực tiếp đất ở.
Cụ qua chỗ Văn phòng đăng ký đất đai để hỏi rõ thêm về thủ tục bởi mỗi tỉnh có quy định khác nhau về việc cho tách thửa, Như HN có thời điểm cấm. Xác định thời điểm sử dụng thì phải xem lịch sử quản lý, sử dụng đất để xác định thời điểm nộp. Mình ví dụ, được giao đất ở (dù giao trái pl hay không) là 100 m2 trước 15/10/1993 (thời điểm luật đất đai 1993 có hiệu lực), trong quá trình sử dụng có lấn chiếm, tổng diện tích là 200 m2. Toàn bộ thửa đất này phù hợp với quy hoạch là đất ở, không tranh chấp. Theo quy định thì bác sẽ được công nhận 180 m2 đất ở (theo hạn mức giao đất, công nhận đất ở khu vực nông thôn của Hà Nội), không phải nộp tiền đất số diện tích này, còn 20 m2 kia thì không được công nhận đất ở, chỉ là đất vườn. Nếu sử dụng thừa đát này từ 15/10/1993 đến 01/7/2004 (thời điểm Luật đất đai 2003) thì phải nộp 40% tiền đất đối với số 180 m2, số còn lại 20 m2 là đất vườn. Còn sử dụng từ 01/7/2004 đến 01/7/2014 hình như là nộp 80% tiền đất đối vói 180 m2, 20 m2 công nhận đất vườn. Cụ đọc kỹ Nghị định 45 đã quy định khá chi tiết về mức nộp.
Cụ có thể giải thích rõ giúp em đoạn trích trên dc ko ? Đất các cụ nhà em để lại cũng đang dính mấy chục mét đất vườn , nhưng sổ đỏ chỉ mới dc cấp năm 2000 , và có giấy tờ chứng thực dc giao và sử dụng cả khu đất trước đó nhiều năm , nay em đang gặp rắc rối với cái đất vườn kia quá .
tình huống như nhà Cụ có khá nhiều ở HN hiện đang bị vướng mà người thiệt là người đang sử dụng trên đất. Chính quyền thì họ xác định thời điểm sử dụng đất là thời điểm cơ quan đó chuyển hồ sơ đất đai, nhà cửa đó cho chính quyền quản lý. Do đó họ xác đinh thời điểm đó để ấn định số tiền phải nộp và xác định giấy tờ giao nhà đất giữa cơ quan và cá nhân để xác định diện tích được giao. Trường hợp xây dựng nhà tập thể, sau hóa giá theo NĐ 61 thì dễ hơn. Diện tích nhà cụ lớn, 300 m2, nếu nội thành hình như hạn mức có 80 m2, trước 01/7/2004 thì còn làm dễ, giờ khá khó, và nộp nhiều xèng đấy.Thưa CCCM em có chuyện liên quan đến đất đang ở nhờ CCCM giúp;
Ngôi nhà em ở không phải trên đất NN - mà là đất TP HN (giao cho cơ quan) từ1985 có giấy tờ công chứng
Năm 1987 cơ quan này có GPXD cũng do TP HN cấp để cơ quan họ xây dựng nhà ở
Một số nhà TT dạng chung cư đã có sổ đỏ theo NĐ 61
Một số nhà khác không phải nhà TT mà là căn hộ LK ( hiện 1 số nhà có SĐ) một số nhà chưa có;
Năm 2007 em mua ngôi nhà này của cơ quan đó có hợp đồng và hoá đơn đỏ;
Vậy nếu em làm sổ đỏ thì có mất tiền chuyển đổi từ đất NN sang đất ở không? ( diện tích em mua 300 m2)
Cái này là bất cập của Thông tư của Bộ TNMT, nhưng sau năm 2007 thì trong sổ chỗ nào là đất ở thì họ thể hiện rất rõ, không tùy nghi được đâu.Đúng là trong giấy quyền sdd chả thấy ghi chỗ nào là đất ở , chỗ nào là đất vườn nên nhiều nhà ko dám xây