Các cụ ngây thơ bỏ mẹ. Nó muốn cấm vì tả chuẩn quá, phản ánh đúng hiện thực xã hội . Cấm là phải. Vào e là e cấm hết. Ngày nào e chả thấy anh Chí, chị Dậu, cô Kiều, cụ HẠc. Đến e còn muô a gào “dkmm, ai cho Tao sự lương thiện”
Cháu mở thớt cũng để các lái vô đánh võng cho vui đớicháu chỉ vào hóng đội đánh võng và tổ lái.
Đó là một quan điểm mới về nhân vật này:
- Được cho ăn uống, việc làm nhưng lén chịch bậy vợ ông chủ;
- Hãm hiếp phụ nữ thiểu năng;
- Ăn vạ, đốt nhà, lười lao động;
- Uống rượu phá làng phá xóm;
- Giết người.
Dạ nhìn thấy mình để làm gì tiếp theo ạ.e vote không bỏ. Hình tượng Chí đến giờ vẫn còn mang tính thời sự. Ngay cả bây giờ cũng khối người nhìn thấy chính mình trong hình tượng của Chí
Gọi là súc vật cũng được vì đàn lợn từ đi 4 chân sau khi quản lý nông trại đã dần dần chuyển sang đi 2 chân. Kiểu như từ súc vật chuyển thành làm người ấytrại gia súc hay trại súc vật hả cụ?
Cháu cũng nghĩ vậy. Giờ nhiều cảnh còn hơn chí ấy chứSợ các cháu "liên hệ với xã hội hiện tại"
Nếu chương trình phổ thông mà bỏ Chí thì có lẽ phải bỏ gần như toàn bộ trong SGK Văn. Đất nước đi lên từ phong kiến, rồi các cuộc chiến tranh triền miên. Thời PK thì có các tác phẩm của cụ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt... v.v... sau này các tác phẩm của các cụ Nam Cao, Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan, gần về sau thì có Nguyễn Trung Thành, Anh Đức... còn ai qua được mà không học?
Văn, thơ về sau này - sát gần đây thì hầu hết toàn nhí nhố thị trường, chẳng lẽ lại dạy trẻ cái loại ấy?
Vâng, cụ nói đúng ạ, trừ khi bỏ môn Văn trong nhà trường chứ bỏ Chí Phèo của Nam Cao thì định dạy những gì đây? Lịch sử văn học gắn liền với lịch sử dân tộc, phản ánh lịch sử dân tộc. Từ văn học dân gian đến văn học trung đại, cận đại, hiện đại ta biết được đất nước mình đã trải qua những gì. Nếu" Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc. Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn" thì Chí Phèo chính là tác phẩm để đời, tiêu biểu của văn thơ Giai đoạn 1930-1945, một giai đoạn lịch sử giông tố có tính chất bước ngoặt, ở đó con người có bi thương, có tha hoá, có tội lỗi nhưng vẫn đầy khát khao yêu thương và chiến đấu vì một xã hội, một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mà sao em thấy dạo này lắm ông học nhiều quá lại nghĩ linh tinh, hết cái sáng kiến bảng chữ cái lại cái ý kiến bỏ Chí này...
Cá nhân em thấy là dạy văn học đầu tiên là phải dạy cách làm người và sự hướng thiện. Hiện tại với quan điểm sống của giới trẻ hiện nay, cách dạy văn theo kiểu cũ là phản tác dụng, sinh ra cu Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa... E vote bỏ Chí Phèo thay bằng "Bóng đè"
Em về rồi đây. Bàn nhỏ góc quán mà mọi người vào bình rôm rả quá ạ. Vĩ mô thì em chả dám chém mạnh chứ thật là chán kiểu học văn có định hướng. Từ bao giờ nhỉ lão nhà giàu thì luôn độc ác còn cậu học trò nghèo thì luôn sáng dạ thông minh??? Và luôn có một kết cục không hay cho lão nhà giàu!!!Em cho rằng không nên bỏ vì đó là tác phẩm hay của văn học VN giai đoạn đó
Điều cần thay đổi là cách dạy học sinh như thế nào với các tác phẩm như vậy. Học là học cách viết văn, xây dựng hỉnh ảnh nhân vật... còn bản thân nội dung có thể để mở cho HS phân tích tuỳ theo các góc độ nhìn nhận khác nhau và tôn trọng các suy nghĩ nó. Góc nhìn của ông gì trên Vietnamnet cũng là rất hay
Em sợ nhất là cái kiểu dạy văn xong tác phẩm nào cũng qui về đấu tranh giai cấp, rồi các cháu hs kết luận như con vẹt trong tất cả bài tập làm văn: Người nông dân như Chí Phéo vùng lên làm chủ xã hội là điều đúng đắn...bla bla là bỏ mẹ rồi