- Biển số
- OF-87799
- Ngày cấp bằng
- 8/3/11
- Số km
- 141
- Động cơ
- 408,622 Mã lực
Cứ giảng về tác phẩm "Chí Phèo" này nhiều quá. Có khi, các cháu học sinh lại nhầm tưởng Chí Phèo là anh hùng dân tộc chống lại cường hào ác bá, cũng nên...
Vấn đề cần loại bỏ anh Chí ra khỏi nền văn học nước nhà vì thực tế cho thấy một đứa trẻ xuất phát điểm như anh Chí mà nhỡ sinh ra trong thời đại "rực rỡ đã bao giờ được như thế này chưa" thì nó vẫn trở thành lưu manh và khốn nạn như anh Chí, thậm chí là hơn. Vậy thời đại rực rỡ lại chả khác gì thời đại tăm tối nửa thực dân nửa phong kiến thối nát ngày xưa à.Đọc được bài hay paste lên hầu cccm nhân thông tin bỏ Chí Phèo khỏi SGK.
Nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá. Nhưng theo tôi, đây là một nhận xét phiến diện và mang tính áp đặt.
Nếu xem xét kỹ toàn bộ tác phẩm, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng Chí Phèo chỉ là bi kịch của một cá nhân. Xuất thân không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân, không được giáo dục, Chí được nhặt về nuôi và đi ở hết nhà này đến nhà khác.
Nếu là đại diện cho tầng lớp nông dân thì thật mang tiếng cho nông dân mình quá.
Bản thân một đứa trẻ bị bỏ rơi đã mang cho mình số phận thiệt thòi, huống chi lại được sinh ra trong một xã hội lạc hậu và đầy rẫy bất công ấy.
Vậy, Chí đơn giản chỉ là một đứa trẻ không được giáo dục, và không thể là đại diện hay điển hình cho một tầng lớp nào trong xã hội ấy.
Chí tốt hay xấu?
Khi còn là đứa trẻ, Chí vẫn là một đứa trẻ tốt. Chí không có ruộng nên năm 20 tuổi phải đi làm canh điền cho Bá Kiến.
Rõ ràng, trong xã hội ấy người ta vẫn nhận nuôi Chí, cho ăn, cho công việc. Có thể thấy, Chí vẫn được xã hội đó đón nhận và thừa nhận như một thành viên. Chí đã được ưu ái.
Tuy nhiên, sau khi làm thuê cho Bá Kiến, Chí bị ghen và bị đẩy đi tù 7,8 năm. Nhiều học giả cho rằng điều này phản ánh sự áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến và địa chủ với tầng lớp bần nông như Chí. Nhưng xin thưa, nếu không sống ở xã hội đó mà xã hội có văn minh hơn đi nữa, những đứa trẻ bị bỏ rơi như Chí cũng khó để đón nhận được sự đối đãi công bằng từ xã hội. Thậm chí còn bị ngược đãi và lạm dụng, vì thân cô thế cô không ai bảo vệ.
Sau khi ra tù, Chí biến thành con người khác, một người xấu, hay một con quỷ. Chí uống rượu say, rạch mặt ăn vạ, đòi nợ thuê, phá phách, xin đểu, đốt quán...
Một đứa trẻ không cha, không mẹ, không được giáo dục bị đẩy đi ở tù liệu ra tù nó có thể trở thành người tốt không? Và chính lúc say Chí củng chửi cái đứa nào đã đẻ ra mà không nuôi Chí chứ đâu chửi cái xã hội đang sống.
Đơn giản, Chí không phải là một sản phẩm của xã hội đó. Chí chỉ như những đứa trẻ cùng hoàn cảnh ở bất kỳ xã hội nào khác. Vì vậy, không thể quy chụp rằng Chí bị xã hội phong kiến lưu manh hoá, hay bị cường hào ác bá làm hại.
Lạ lùng thay, nhiều nhà phê bình và học giả còn hình tượng hoá cái cảnh Chí uống rượu say rồi cưỡng bức Thị Nở, và xem đó như sự thức tỉnh tính thiện trong con người Chí.
Trong bất kỳ xã hội nào, hành động cưỡng bức đó đều đáng lên án. Chí đã phạm pháp. Dù về mặt nhận thức, hắn không ý thức hành vi của mình, nhưng về khía cạnh giáo dục đó là hành động cần phê phán. Mà cưỡng bức với một người thiểu năng như Thị Nở thì càng phải lên án và phê phán thích đáng hơn. Chúng ta không thể và không nên bảo vệ những hành vi trái pháp luật. Điều đó chẳng khác gì cổ suý cho lớp trẻ để bắt chước làm theo.
Nhiều nhà phê bình còn cường điệu hoá cho cặp đôi Chí và Nở, xem như là một biểu tượng xứng đôi vừa lứa. Đó dường như không phải là chủ ý của nhà văn. Chí là một tên tội phạm, một kẻ lưu manh, còn Thị Nở là cô gái đáng thương, một người thiểu năng về nhận thức, ở mãi với Chí bảy ngày mới nhớ ra rằng phải về hỏi dì.
Như vậy, Nở là người bị hại, bị Chí lợi dụng lúc ngủ say để cưỡng bức. Vậy thì tại sao chúng ta có thể ghép đôi cho một kẻ lưu manh với cô gái vô tội? Chưa kể sau này, Nở lại mang bầu và lại ôm thêm nỗi khổ vào thân. Dù đánh giá ở khía cạnh nào đi nữa, Chí vẫn là kẻ xấu.
Chí đáng thương hay đáng lên án?
Số phận của Chí là một số phận đáng thương, vì khi sinh ra đã phải chịu thiệt thòi và bất công. Nhưng chúng ta cũng kịch liệt phê phán và phản đối những hành vi lưu manh, thú tính của hắn.
Và ngay cả việc giết Bá Kiến sau khi uống rượu say cũng là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hoá nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá.
Nhưng xin thưa, đó là sự quy chụp và áp đặt khiên cưỡng. Chí đã giết người trong lúc say, đó là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội.
Vậy là cậu học trò nghèo thông minh sáng dạ sau một quá trình đấu tranh và phấn đấu sẽ trở lên giàu có, sung túc. Khi ấy, xã hội đương thời lại thêm được một lão nhà giàu. Luẩn quẩn mợ nhể???Xã hội nào cũng có phân hoá giàu nghèo, xã hội nào cũng có đấu tranh giai cấp, giai tầng vì mâu thuẫn giữa người bị đè nén, áp bức, bóc lột với kẻ bóc lột lấy lợi ích. Lão nhà giàu độc ác, cậu học trò nghèo sáng dạ chẳng qua là cách dân gian và nhân dân ta hình tượng hoá, điển hình hoá 2 giai cấp, 2 giai tầng khác nhau trong xã hội như em nói ở trên. Và khi mà họ bế tắc, họ đấu tranh chưa được thì những người tầng lớp dưới chỉ biết gửi gắm ước mơ chiến thắng vào văn học, để cho lão nhà giàu có kết cục không hay còn anh học trò được kết thúc có hậu chính là thể hiện khát khao tốt đẹp muôn đời của họ đấy anh ạ!
Nam cao biết trc đc cả tương lai. Vãi thậtEm thấy có bài văn mẫu
Xã hội phong kiến nghiệt ngã, không để cho Chí Phèo được làm người lương thiện khi bà cô của Thị Nở xuất hiện. Bà cô phản đối chuyện Thị Nở và Chí Phèo, còn dùng những từ cay độc để mắng mỏ Chí Phèo. Bà cô là hiện thân của xã hội phong kiến, cự tuyệt khát khao làm người, quyết dồn Chí vào bước đường cùng. Chính điều này đã khiến cho Hắn đau, rơi vào tuyệt vọng và quyết tìm đến nhà Bá Kiến để giết Bá Kiến.
Hình ảnh ám ảnh người đọc là hình ảnh Chí Phèo giãy đành đạch, nằm giữa vũng máu ở sân nhà Bá Kiến. Hắn giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Trước khi chết Chí phèo còn hét lên “Ai cho tao làm người lương thiện”, xã hội này không cho, con người cũng không cho. Đúng là một bi kịch quá đau lòng đối với người nông dân trong xã hội đầy rẫy bất công.
Nam Cao với ngòi bút sâu sắc đã xây dựng nhân vật điển hình trong xã hội diển hình như kéo người đọc về với thời kỳ đau thương của đất nước ta hồi đó. Nghệ thuật đặc tả tính cách, hành động đã khiến cho truyện ngắn thêm sinh động, hấp dẫn.
Thêm thắt tí BOT & thu thuế FB thì cứ gọi là... cụ nhà văn nhỉNam cao biết trc đc cả tương lai. Vãi thật
Bỏ lịch sử đi thì lấy gì ghi công và kết tội tiền nhân hả cụ.Vậy bỏ luôn cả môn lịch sử đi vì chẳng có gì tốt đẹp ngoài chém giết với cón số hàng vạn
Nếu ý cụ này chuẩn, tức là Chí Phèo không phải là 1 nạn nhân của chế độ thực dân - phong kiến thối nhát. Té ra văn học cách mạng vu khống cho bọn Tây ahÝ kiến của cụ rất mới, rất chuẩn
Bây giờ mà Nam Cao sáng tác, có khi cũng rủ rùNó phản ánh hiện trạng xã hội thực tại còn chính xác hơn thời phong kiến nên phải gỡ thôi.
Cháu thích cụ đới, cụ thâm lắm nhéCó vụ chí phèo cầm k59 bắn chết bá kiến và đội tảo ở bai yến đó.
Vì vậy có đứa sợ nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức của anh ấy
Bây giờ đọc Đống Rác Cũ và Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan, em cứ thấy nó quen quen.Theo quy luật tiếp theo Chí Phèo sẽ là Bước đường cùng của cụ Nguyễn Công Hoan
Cháu thích cụ đới.Theo em đưa mấy ông buôn chổi đót xây biệt phủ, pgs Kuk kak với tiến xí khàn vào phân tích hay hơn, chứ Chí lỗi thời rồi
Mợ nói chuẩn.Văn học sau 1975 hầu như ko có tác phẩm nào đáng để đưa vào chương trình phổ thông cụ ạ. Và cá nhân em thấy Chí phèo, hay Số Đỏ vẫn còn nguyên tính thời sự đối với xã hội hiện tại. Đâu đó vẫn còn nhiều anh nông dân thật thà chất phác bị cướp đất sản xuất, bị đẩy vào tù tội như Chí Phèo. Còn Số Đỏ thì trào phúng gây cười nhưng là 1 cái cười xót xa, thậm chí những cái đáng cười thời đó còn văn minh hơn cả xã hội bây giờ: ít nhất ra đường chó ị bậy, người tè bậy còn bị phạt. Đám tang cụ cố tổ với nhiều đám ma đám cưới của nhiều gia đình công bộc bây giờ có khác gì nhau?
Bài hát này nghe hay cụ nhỉ. Nhờ có inernet mà em mới thấy hỉnh ảnh thật của cả sĩ Hùng Cường và nghệ sĩ cải lương Thanh NgaEm xin đề cử Cô lái đò bến Hạ cho nó mềm mại, ướt át.
một xóm nghèo ven sông
có con đò tên là đò bến hạ.
một gái nghèo đoan trang,
nhan sắc nàng như là một đoá hoa.
nhà vốn nghèo cho nên,
sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường.
ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò.
bến hạ đưa đò, gái đẹp đưa đò.
ngay tiếp ngày trôi qua
biết bao người qua đò sông bến hạ,
nhiều khách đò ngây ngô
hay trách nàng sao đò lại chóng qua.
nhiều trai làng ba hoa
ý như là thoáng nàng dùng phép lạ.
mà nàng đâu biết sắc đẹp làm mắt mờ.
thấy đẹp quên giờ, gái đẹp đưa đò.
Tác phẩm của Quốc Dân Đảng cụ ơi......bọn nó ko cho đâuTác phẩm " anh phải sống " của cụ Khái Hưng cũng nên giảng dậy lại. Chỉ vớt củi sông Hồng mà anh đã nuôi được cả gia đình với 5 miệng ăn và trả hết nợ thì anh còn tử tế và lương thiện hơn biết bao anh đại gia nhờ phá rừng ngày nay.