[Funland] Chỉ được rút 1 phần tiền BHXH

ngage8

Xe tăng
Biển số
OF-307779
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
1,166
Động cơ
-1,615 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Hoàng Quốc Việt
Cái này là đúng rồi và đáng lẽ phải làm từ đầu.

các bác ở đây nhiều bác ko hiểu lắm về luật. Theo luật, người lao động chỉ đóng có 10 %, phần 20% còn lại là nhà nước BẮT BUỘC doanh nghiệp đóng để đảm bảo an sinh cho người llao động khi về hưu. Vì đương nhiên, nếu nhà nước không BẮT BUỘC thì ko doanh nghiệp nào tự nguyện bỏ tiền ra đóng cả.

Hiện nay, người lao động muốn rút về là từ chối quyền lợi an sinh khi về hưu thì đúng lý ra, Anh chỉ được rút về đúng phần lương anh đã ttrích đóng, phần của DN thì nếu ko để lại quỹ thì trả lại cho doanh nghiệp. Chứ có phải của người lao động quái đâu.

Các bác cũng nên đọc kĩ trước khi auto ạ.
20% mà doanh nghiệp đóng cho người lao động tiền đấy là lương của người lao động thôi, doanh nghiệp chỉ nộp hộ thôi nhé
 

Gacon2012

Xe buýt
Biển số
OF-165557
Ngày cấp bằng
7/11/12
Số km
534
Động cơ
350,992 Mã lực
vãi cả nông cạn, ông chắc suy nghĩ sâu sắc, chờ đến lúc về hưu mà hưởng trợ cấp xã hội. Ko biết bao nhiêu tuổi rồi mà bibô nông cạn như trẻ lên 3.
Vâng, bác ko nông cạn thì trả lời cho e câu hỏi là những người ko đóng bh thì sau này về già họ sống ntn ạ. Nương cậy con cái hay họ dùng số tiền rút ra từ BH để kinh doanh và thành công ???
 

Ramdeuter

Xe hơi
Biển số
OF-776252
Ngày cấp bằng
4/5/21
Số km
187
Động cơ
39,413 Mã lực
Tất nhiên Nhà nước muốn bỏ ít tiền để hỗ trợ, dành tiền cho đầu tư phát triển thì cũng nên cải cách BH, giám sát chặt chẽ việc quản lý quỹ, chọn người có trách nhiệm, ban hành các luật, quy định, để cái quỹ này hoạt động được đúng như cái mục đích rất nhân văn của nó!
Cụ vẫn miệt mài nhể? Cái cụ nói ở trên làm được tới đâu rồi? Ngắn gọn là: muốn người ta tin thì phải làm chứ ko phải đi hô hào hay áp đặt!
 

BOPMIT

Xe tải
Biển số
OF-75475
Ngày cấp bằng
15/10/10
Số km
274
Động cơ
424,971 Mã lực
Nơi ở
Đang chuyển nhà mới
A Cay. Chính sách này chỉ có thiên tài mới nghĩ ra được. Lòng tin của người lao động giờ để vào đâu. Sự lựa chọn của người lao động để đâu?
Không có lựa chọn nhé cụ ,bắt buộc phải đóng ,bắt buộc phải chấp nhận dù muốn hay không !
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
20% mà doanh nghiệp đóng cho người lao động tiền đấy là lương của người lao động thôi, doanh nghiệp chỉ nộp hộ thôi nhé
Đó là tiền người sử dụng lao động phải chi (cho BH hay Nhà nước) để được phép sử dụng lao động, không phải là tiền lương. Với người sử dụng lao động thì nó giống như 1 sắc thuế hay là 1 thứ phí, nộp cho nhà nước để được sử dụng.
Nếu Nhà nước không bắt phải chi thì khả năng người lao động nhận được số tiền này không cao. Tất nhiên trong nhiều trường hợp thì mặt bằng lương sẽ được nâng lên, nhưng rất khó để mức nâng bằng được tỷ lệ này. Đó là lý do để em dám khẳng định nếu lấy phiếu thì 99,99% người sử dụng lao động sẽ ủng hộ bãi bỏ việc bắt buộc phải đóng tiền này. Còn đã đóng cho bảo hiểm hay trả vào lương rồi thì người sử dụng lao động không coi là tiền của họ nữa (và họ cũng chẳng được phép coi như vậy nữa)!
 
Chỉnh sửa cuối:

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,939
Động cơ
323,222 Mã lực
Đó là tiền người sử dụng lao động phải chi (cho BH hay Nhà nước) để được phép sử dụng lao động, không phải là tiền lương. Với người sử dụng lao động thì nó giống như 1 sắc thuế hay là 1 thứ phí, nộp cho nhà nước để được sử dụng.
Nếu Nhà nước không bắt phải chi thì khả năng người lao động nhận được số tiền này không cao. Tất nhiên trong nhiều trường hợp thì mặt bằng lương sẽ được nâng lên, nhưng rất khó để mức nâng bằng được tỷ lệ này. Đó là lý do để em dám khẳng định nếu lấy phiếu thì 99,99% người sử dụng lao động sẽ ủng hộ bãi bỏ việc bắt buộc phải đóng tiền này. Còn đã đóng cho bảo hiểm hay trả vào lương rồi thì người sử dụng lao động không coi là tiền của họ nữa (và họ cũng chẳng được phép coi như vậy nữa)!
Đối với chủ thì chắc chắn đó là tiền lương phải trả cụ nhé. Không phải thuế phí sử dụng lao động gì hết.
Khi thuê thợ, người chủ xác định số tiền tối đa mình có thể trả cho thợ phù hợp với thị trường tiền lương và giá trị của sản phẩm làm ra. Qui định của nhà nước về BHXH, BHYT, công đoàn... sẽ được trừ vào số tiền đó, chứ người chủ không thể lấy một khoản khác ra để bù vào.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Đối với chủ thì chắc chắn đó là tiền lương phải trả cụ nhé. Không phải thuế phí sử dụng lao động gì hết.
Khi thuê thợ, người chủ xác định số tiền tối đa mình có thể trả cho thợ phù hợp với thị trường tiền lương và giá trị của sản phẩm làm ra. Qui định của nhà nước về BHXH, BHYT, công đoàn... sẽ được trừ vào số tiền đó, chứ người chủ không thể lấy một khoản khác ra để bù vào.
Tất cả tiền đều lấy từ trong vốn kinh doanh hết bác ạh.
Mà sử dụng cái gì chả phải tính tất cả thuế và phí kèm theo.
Như tụi em thì cứ lương tháng nào theo cái bảng kế toán đưa lên theo ngày công+khoán+thưởng của từng người để xuất tiền cho kế toán trả tháng ấy.
Còn tiền BH thì định kỳ mới tính từ lương ra con số tương ứng rồi mới chuyển tiền trả.
Cuối năm mới tính tổng bao nhiêu tiền chi cho nhân công. Lúc đó mới hình thành cái quỹ lương đã trả trong năm để quyết toán thuế.
Trước khi quyết toán cuối năm tụi em chẳng có 1 cái quỹ lương hay quỹ thưởng nào cả.
Hồi mới nhận cty (cách đây mười mấy năm rồi) theo công thức tụi em cũng có thành lập mấy cái quỹ (nhưng không có quỹ cho lương hay thưởng mà chỉ là quỹ đầu tư, quỹ khoa học-công nghệ,...) nhưng sau đó thấy sử dụng khó quá, rất nhiều thủ tục mà còn có nguy cơ dọa phải chuyển cho nơi khác nên sau đó tụi em dẹp hết. Tất cả đều rất hợp lệ và hợp pháp. Cuối năm ngoái thanh tra thuế Tp. vừa vào chỗ chúng em!
 
Chỉnh sửa cuối:

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,393
Động cơ
264,616 Mã lực
Net hay gross gì thì cũng chỉ có 1 con số X gọi là tổng chi phí trên 1 đầu nhân sự bao gồm lương, BHXH và các khoản bắt buộc khác thôi. Số X này hoàn toàn là tiền của NLĐ làm ra và được trả theo thỏa thuận. Tức là nếu ko có mấy khoản bắt buộc kia thì đương nhiên NLĐ được hưởng cả, vậy thôi.
Không đúng, người lao động chỉ quan tâm đến lương net là lương họ nhận được. Các khoản ngoài lương kia nếu luật không bắt thì vào túi người sử dụng lao động!
 

Ramdeuter

Xe hơi
Biển số
OF-776252
Ngày cấp bằng
4/5/21
Số km
187
Động cơ
39,413 Mã lực
Không đúng, người lao động chỉ quan tâm đến lương net là lương họ nhận được. Các khoản ngoài lương kia nếu luật không bắt thì vào túi người sử dụng lao động!
Thôi cụ ah. Nhà cháu quote nốt lần cuối. Muốn định hướng thì cụ hãy tìm hiểu thêm đi, đừng quăng 1 câu vu vơ thế này, chả có tác dụng gì đâu. Vậy đi nhé!
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
7,176
Động cơ
517,828 Mã lực
Em thì cố gắng giữ đến già. Đen lắm thì chế độ thay đổi.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,375
Động cơ
396,747 Mã lực
Cái này là đúng rồi và đáng lẽ phải làm từ đầu.

các bác ở đây nhiều bác ko hiểu lắm về luật. Theo luật, người lao động chỉ đóng có 10 %, phần 20% còn lại là nhà nước BẮT BUỘC doanh nghiệp đóng để đảm bảo an sinh cho người llao động khi về hưu. Vì đương nhiên, nếu nhà nước không BẮT BUỘC thì ko doanh nghiệp nào tự nguyện bỏ tiền ra đóng cả.

Hiện nay, người lao động muốn rút về là từ chối quyền lợi an sinh khi về hưu thì đúng lý ra, Anh chỉ được rút về đúng phần lương anh đã ttrích đóng, phần của DN thì nếu ko để lại quỹ thì trả lại cho doanh nghiệp. Chứ có phải của người lao động quái đâu.

Các bác cũng nên đọc kĩ trước khi auto ạ.
Chả thằng doanh nghiệp hãm nào hết.
Quy lại đó là sức người lao động cả đấy.
Khú khú.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,375
Động cơ
396,747 Mã lực
Đó chỉ là thuế thu nhập doanh nghiệp,
Còn tiền lương, bảo hiểm không giảm đồng nào.
Các bác bảo đó không phải là tiền vốn của doan nghiệp phải bỏ ra (để mua công lao động và đóng thuế sử dụng lao động)?
Còn nếu cứ coi sức lao động như 1 mặt hàng, thì mọi thứ sẽ rất dễ nhìn nhận.
Kể cả với quan hệ lao động, không lo ông sử dụng lao động không trả đủ mà cũng đừng lo người lao động không cố gắng.
Em viết ở trên là coi sức lao động (chân tay hay trí óc) là 1 mặt hàng. Nhưng đó là 1 mặt hàng đặc biệt vì giá trị của nó không vĩnh viễn và cũng không cố định. Nếu kinh nghiệm của người lao động tăng lên thì giá trị sẽ tăng và sức khỏe người lao động giảm đi theo tuổi mà kinh nghiệm không đủ bù đắp thì giá trị giảm theo. Người lao động sẽ tự làm tăng giá trị lao động của mình bằng cố gắng tích lũy kinh nghiệm. Tất nhiên là một mặt hàng thì không thể lúc nào cũng có thể bán được đúng giá, nhưng cũng có lúc nhờ thị trường mà bán được giá cao hơn giá trị của nó rất nhiều.
Người bán hàng thộng minh cũng như người tiêu dùng thông minh là biết bán, biết mua với giá hời nhất. Cơ chế thị trường, đừng nên trách ai!
Cụ lòng vòng và hàm lâm bỏ mẹ.
Như thế KTTB gọi lag xã rời bản chất.
Khú khú.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,375
Động cơ
396,747 Mã lực
Theo cụ thì khoảng vài triệu công nhân lao động gỉan đơn ở Việt Nam có mấy người học được luật lao động ? Và mấy người có khả năng đàm phán được với chủ ?
Đấy.
Nói thế là tại NLĐ ngu đấy nhé.
Khú khú.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,375
Động cơ
396,747 Mã lực
Vâng cái em muốn nói ở đây là với thực tại ở Việt Nam thì tỉ lệ lao động đàm phán được với chủ sử dụng lao động để hưởng cái khoản 32,5 % đó chắc không được 5 %. Và em dám nói là đến 80 , thậm chí 90% doanh nghiệp không nhả ra thêm 1 xu nào từ cái 32,5% đó cho người lao động khi mà tình trạng người thừa , việc thiếu đầy ra .

Nên thật buồn cười với cái lí lẽ tranh luận là nhà nước không thu thì người lao động được hưởng thêm. Các ofer đưa ra lí lẽ đó cứ nghĩ người lao động ai cũng trình cao như các cụ chắc ? Xin lỗi đầy người mang tư duy có việc là may rồi !
Đấy là cụ nói. Chứ lịch sử công nhân có cả hàng trăm năm đã chứng minh rồi.
Mâu thuẫn quyền lợi dẫn đến đấu tranh, đấu tranh là xu thế vận động...
Khú khú.
 

oquera

Xe buýt
Biển số
OF-191606
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
891
Động cơ
801,874 Mã lực
Nơi ở
Kẻ Chợ
Hình như bác đang làm doanh nghiệp?
Nhưng doanh nghiệp dạng gì đấy?
Nếu là doanh nghiệp nhà nước (vốn nhà nước >51%) thì cái dự toán lương cũng chỉ là dự toán, họ chẳng bắt buộc phải chi hết. Có bao nhiêu người lao đông x mức lương+thưởng của từng người thực chi xong cuối năm họ mới quyết toán và chỉ tiền chi thực tế mới hợp lệ. Họ chỉ khác các doanh nghiệp dân doanh là có quỹ khen thưởng được trích từ lợi nhuận (vì lợi nhuận họ sẽ phải nộp lên cấp trên, lđ cũng chỉ là người làm thuê nên chẳng dại gì không trích lại chia với nhau).
Còn doanh nghiệp tư nhân thì cái "quỹ lương" chỉ hình thành khi quyết toán cuối năm bằng số tiền thực chi cho lao động (gồm tất cả lương, thưởng, bảo hiểm). Các kế hoạch, dự toán chỉ là mấy con số trên giấy, chẳng có luật, lệ, điều lệ,... nào bắt họ phải thực hiện. Rất nhiều doanh nghiệp còn chẳng quan tâm đến cái dự toán phải chi cho lương do sản xuất, kinh doanh của họ biến động tùy nghi theo thị trường. Như mọi chi phí khác, tiền chi cho lao động của họ thì cứ phát sinh bao nhiêu, chi bấy nhiêu.
Những cái suy nghĩ quỹ lương được cố định từ đầu năm, không chi phải đi nộp lại chỉ đúng với các cơ quan quản lý, tổ chức c hính t rị xã hội mà lương của người làm việc được ngân sách nhà nước cấp. Với những cơ quan này thì đúng là lương+thưởng được cấp 1 cục từ đầu năm (đúng ra là từ năm trước). Tiền đó đã có mã chỉ được tiêu cho lương, thưởng, không thể chi cho việc khác, không chi hết thì nộp lại cho Nhà nước!
Em đang phản biện chuyện cụ alceste phát biểu tiền doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội "... có phải của người lao động quái đâu." là câu nói rất không đúng đối với cả người lao động và chủ sử dụng lao động.

Một khi doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động thì 20% doanh nghiệp đóng đó là của người lao động, chỉ có trả bằng hình thức này hay hình thức khác. Trả bằng tiền lương hàng tháng 1 phần, thưởng một phần, các thể loại bảo hiểm hưu trí, thất nghiệp, y tế, quỹ công đoàn..tất cả đều dựa vào dòng tiền và lợi nhuận do người lao động làm ra, kể cả giám đốc cũng đóng vai trò người lao động.

Đến cuối năm quyết toán rồi thì đi hình thành cái quỹ đó làm cái gì nữa, em đang nói cái bôi đậm của cụ.
Thể loại ăn lương ngân sách thì không nói ở đây, vì nó không phải hoạt động kinh doanh.
 

xe mất phanh

Xe container
Biển số
OF-78679
Ngày cấp bằng
23/11/10
Số km
8,426
Động cơ
502,241 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội tỉnh.
đắng cái là với nlđ khối ngoài nn thì bị tính trung bình cộng của lương đóng bh, còn của công chức thì tính theo mấy năm cuối trước khi nghỉ :D.
thật sự là ưu việt :D
nên các cụ cố mà giữ sổ hưu nhá :).
e đóng đc 10 năm rồi, đang dừng 7 năm nay :D, có thể e sẽ đóng tiếp để nhận vài củ/tháng để sau này mua bỉm đỡ phải xin con cháu.... nhưng mà chưa biết đc vì e mua gọi bh nhân thọ rùi, đến tuổi nhận mớ tiền lẻ của bh nt xong đi làm xế ôm vậy :(.
 

Binhan.4ever

Xe buýt
Biển số
OF-576942
Ngày cấp bằng
2/7/18
Số km
629
Động cơ
148,115 Mã lực
Tuổi
44
Các cụ đúng, nhưng là đúng trên bình diện hẹp, quy mô công ty với tư duy thuận mua vừa bán. Nhưng đứng trên góc nhìn vĩ mô, quản lý nhà nước với an sinh xã hội thì nó khác, khác rất nhiều.

A thuê B với mức lương 10 đồng, trích trong đó 1 đồng và tự bỏ thêm 2 đồng để đóng bhxh. Như vậy thực thu của B là 9 đồng, A bỏ ra 12 đồng ( được tính vào chi phí) và nhà nước giữ 3 đồng cho vào quỹ.
Nếu bỏ bhxh thì A chỉ cần bỏ ra 10 hoặc tối đa 11 đồng cho B. Nhà nước không được đồng nào. B tuy nhận lương cao hơn nhưng ko có quỹ lương hưu khi về già. Chỉ có chủ sử dụng lao động A là có lợi nhất. Vậy nên mới có chế tài bât buộc cho việc này và hầu hết các nước tiên tiến đều đang áp dụng

Quay trở về bài báo. Việc B rút 1 lần là quyền lợi của B. Tuy nhiên B sẽ chỉ được rút phần 1 đồng của B thôi. Phần 2 đồng mà chủ A đóng cho nhà nước sẽ vẫn là của B nhưng chỉ được rút khi đến tuổi hưu. Luật ban hành là mang tính phổ quát áp dụng cho số đông. B vẫn đang có thể lao động còn kiếm ăn được (số đông là vậy), rút hết cả 3 đồng thì khi về già không may không có tích góp sẽ như nào? Gánh nặng lên xã hội người thân sẽ như nào? Thế nên 2 đồng mà A đóng nhà nước họ giữ là đúng và nhân văn.

Đồng ý là 1 đồng người lao động B đóng là công sức của họ, nhưng cái 2 đồng mà chủ A đóng vào thêm nó không phải công sức của B đâu, các cụ nên hiểu nó như 1 loại sắc thuế ấy.
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,556
Động cơ
407,644 Mã lực
Bản chất vấn đề là lòng tin. Khi lòng tin đã mất thì rất khó thuyết phục thế này tốt, thế kia tốt. Nhà nào mà vc tin nhau, thì ck đưa hết tiền cho vk và có mấy khi quan tâm kỹ lưỡng ai tiêu cái gì, hết bao nhiêu đâu? Còn nếu đã ko tin thì đưa cũng nhỏ giọt mà vk mua mớ rau cũng sợ đắt :)).
Khó, giờ chi là mệnh lệnh hành chính thôi, chứ chẳng tin bố con thằng nào =))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Một khi doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động thì 20% doanh nghiệp đóng đó là của người lao động, chỉ có trả bằng hình thức này hay hình thức khác. Trả bằng tiền lương hàng tháng 1 phần, thưởng một phần, các thể loại bảo hiểm hưu trí, thất nghiệp, y tế, quỹ công đoàn..tất cả đều dựa vào dòng tiền và lợi nhuận do người lao động làm ra, kể cả giám đốc cũng đóng vai trò người lao động.
Có lợi nhuận hay không vẫn phải trả lương và đóng BH bác ạh!
Nếu như bác viết là dựa vào dòng tiền và lợi nhuận do người lao động làm ra thì doanh nghiệp vừa thành lập, doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, như hiện tại do covid tụi em không có 1 đồng doanh thu nào nên không có dòng tiền thu vào, chẳng có 1 đồng lợi nhuận do ai làm ra cả thì chắc không phải đóng?
 
Chỉnh sửa cuối:

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,608
Động cơ
749,428 Mã lực
Các cụ đúng, nhưng là đúng trên bình diện hẹp, quy mô công ty với tư duy thuận mua vừa bán. Nhưng đứng trên góc nhìn vĩ mô, quản lý nhà nước với an sinh xã hội thì nó khác, khác rất nhiều.

A thuê B với mức lương 10 đồng, trích trong đó 1 đồng và tự bỏ thêm 2 đồng để đóng bhxh. Như vậy thực thu của B là 9 đồng, A bỏ ra 12 đồng ( được tính vào chi phí) và nhà nước giữ 3 đồng cho vào quỹ.
Nếu bỏ bhxh thì A chỉ cần bỏ ra 10 hoặc tối đa 11 đồng cho B. Nhà nước không được đồng nào. B tuy nhận lương cao hơn nhưng ko có quỹ lương hưu khi về già. Chỉ có chủ sử dụng lao động A là có lợi nhất. Vậy nên mới có chế tài bât buộc cho việc này và hầu hết các nước tiên tiến đều đang áp dụng

Quay trở về bài báo. Việc B rút 1 lần là quyền lợi của B. Tuy nhiên B sẽ chỉ được rút phần 1 đồng của B thôi. Phần 2 đồng mà chủ A đóng cho nhà nước sẽ vẫn là của B nhưng chỉ được rút khi đến tuổi hưu. Luật ban hành là mang tính phổ quát áp dụng cho số đông. B vẫn đang có thể lao động còn kiếm ăn được (số đông là vậy), rút hết cả 3 đồng thì khi về già không may không có tích góp sẽ như nào? Gánh nặng lên xã hội người thân sẽ như nào? Thế nên 2 đồng mà A đóng nhà nước họ giữ là đúng và nhân văn.

Đồng ý là 1 đồng người lao động B đóng là công sức của họ, nhưng cái 2 đồng mà chủ A đóng vào thêm nó không phải công sức của B đâu, các cụ nên hiểu nó như 1 loại sắc thuế ấy.
Nếu A chỉ phải mất tối đa 11 đồng thay vì 12 đồng như cũ, có nghĩa là chi phí cho lao động giảm đi gần 10%, vậy hoặc là giá thành sản phẩm sẽ phải giảm (như vậy 11 đồng của B sẽ có giá trị hơn), hoặc nếu giữ nguyên thì số người muốn là A sẽ tăng (do lãi dày hơn), số người là A nhiều hơn thì những người như B sẽ có nhiều lựa chọn việc làm hơn, vì thế lương chưa chắc đã giữ ở mức 11 mà lại phải tăng lên do sự cạnh tranh thu hút lao động.
Chung quy lại, tiền vẫn bóc từ sức lao động thằng B mà ra hết.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top