Nếu A chỉ phải mất tối đa 11 đồng thay vì 12 đồng như cũ, có nghĩa là chi phí cho lao động giảm đi gần 10%, vậy hoặc là giá thành sản phẩm sẽ phải giảm (như vậy 11 đồng của B sẽ có giá trị hơn), hoặc nếu giữ nguyên thì số người muốn là A sẽ tăng (do lãi dày hơn), số người là A nhiều hơn thì những người như B sẽ có nhiều lựa chọn việc làm hơn, vì thế lương chưa chắc đã giữ ở mức 11 mà lại phải tăng lên do sự cạnh tranh thu hút lao động.
Chung quy lại, tiền vẫn bóc từ sức lao động thằng B mà ra hết.
Các cách các bác đang nhận định có vẻ do ảnh hưởng quá nặng của triết học Mác - Lê.
Em cũng không phủ nhận triết học Mác - Lê cũng có rất nhiều cái đúng, như cách nhìn nhận dựa trên khoa học biện chứng.
Nhưng về kinh tế học thì nhiều cái do giới hạn thời đó nên không đúng lắm. Ví dụ như cần thiết phải phân chia lại lợi nhuận cho bình đẳng. Thực ra cách tìm để bình đẳng lại là cào bằng. Điều này không hề tốt cho kinh tế. Thời bao cấp đã nói lên điều đó. Luật pháp của VN hiện tại bây giờ cũng đã thay đổi, đang công nhận nhiều thứ.
Như tranh luận ở đây về nguồn gốc tiền từ đâu, bác hãy nhìn nhận thực tế!
Người ta kêu gọi kinh tế 4.0.
Tụi em thì không theo, cũng chẳng dùng rô bốt, nhưng rất nhiều thứ tự động hóa đang rất rẻ. Sử dụng sẽ giúp hạ giá thành, giảm sử dụng công lao động.
Có những việc ngày xưa phải sử dụng 10 người, bây giờ dùng dây chuyền mới chỉ cần có 2 người. Nhưng do tìm người lao động được đào tạo chỗ em rất khó nên em chỉ dùng đồ rất dễ sử dụng. Nhiều thứ chỉ cần hướng dẫn 1-2 giờ thì nhân lực đơn giản, chưa được đào tạo gì cũng sử dụng được. Tất cả đã được tự động hết, nên người sử dụng không cần biết nhiều, nhưng cũng vì vậy mọi sự thay đổi, mọi trục trặc tụi em đều phải gọi dịch vụ từ bên ngoài.
Do việc đơn giản, khối lương công việc thực hiện được tăng lên rất nhiều, nhưng 2 người còn lại thì không phải cố gắng hơn chút nào cả. Tất cả những thay đổi này cũng làm tăng thêm lợi nhuận. Nhưng chắc không phải là do 2 người nhân viên kia.
Cũng do BH tận thu, nên tất cả các công việc đơn giản ngày xưa đều là người được biên chế trong cty thực hiện, bây giờ đều thuê dịch vụ. Rẻ hơn trả lương+bảo hiểm rất nhiều mà tất cả đã khoán gọn nên cũng chẳng cần cắt cử người giám sát theo dõi.
Tất cả những thay đổi này cho phép lực lượng lao động tụi em sử dụng chỉ còn 1/2 so với cách đây độ 3 hay 4 năm. Khối lượng công việc thực hiện tăng lên, người làm giảm đi+hiệu quả tăng, chất lượng cũng tăng nên giá thành sản phẩm giảm đi rất nhiều.
Nhưng như vậy cũng không thể nói là tụi em phải tăng gấp đôi lương (+ tiền BH tương ứng) cho những người đang ở lại làm việc (tất nhiên mấy năm trước, kể cả năm ngoái covid đã có thì thưởng cho họ cũng khá hơn trước đó khá nhiều, nhưng đó là cty phát triển, chứ không phải là năng suất lao động của họ tăng lên)!