TQ không quá nghiêm trọng như Nhật. Cao điểm tổng giá trị nhà đất Nhật lên tới hơn 500% GDP, TQ mới 300% GDP.Lý thuyết là vậy nhưng để thực thi không dễ vì bản thân nhà nước đang vay nợ kha khá rồi (các chính quyền địa phương đang vay quá nhiều và giờ mọi thứ không còn màu hồng). Chưa kể mua với giá bao nhiêu vì nếu mua giá khá cao thì có thể sau này không "đẩy hàng" đi được dẫn đến vay nợ của nhà nước còn cao hơn. Còn nếu NN yêu cầu các chủ nhà chiết khấu quá cao thì lại là hình thức dìm giá xuống (không đạt mục tiêu đẩy giá lên) và không kích thích được thị trường. Chưa kể, nếu nhà nước đầu cơ quá mạnh thì nó chỉ là một pha trễ trước khi mọi chuyện còn tồi tệ hơn? Hiểu đơn giản là mọi cuộc khủng hoảng trên thế giới này, nếu lý thuyết là có cách tránh nhưng thực tế là không tránh nổi vì lòng tham đã đẩy mọi thứ đến ngưỡng rồi.
Tỷ lệ ghánh nợ bđs của hệ thống ngân hàng TQ cũng ko quá cao như Nhật thời điểm 1990-1992. Nhật bị bong bóng bđs nặng nên khi giảm giá nhà tài sản các ngân hàng sụt giảm mạnh.
Đúng là vđ rất khó cho TQ, nhưng quy mô có thể chưa đến nỗi vỡ trận như Nhật. Còn về chuyện nhà nước TQ mua bđs, em thấy nhà nước TQ có nhiều chiêu quái đản lắm cái chính là họ vay nợ nước ngoài ít, vị thế đồng tiền đang lên, lạm phát thấp nên khả năng kích thích rất rộng tay không sợ đổ vỡ