Ông Sri Lanka bị vỡ nợ không phải do vay nhiều. Nguyên nhân trực tiếp xảy ra sự kiện vỡ nợ là do TQ không hỗ trợ tái cơ cấu nợ (giãn nợ, cho vay đảo nợ...) theo truyền thống của các chủ nợ khác. Cho vay rất dễ nhưng khất nợ rất khó.
Em nhớ cụ
rachfan cũng đã từng còm về nội dung này. TQ là một chủ nợ cho vay tiền dễ nhưng là chủ nợ khó khất nợ nhất. Lào không khất được nợ phải gán công ty điện quốc gia cho TQ rồi. TQ khác các chủ nợ khác là họ rất có hứng thú siết nợ, muốn có được các tài sản thế chấp. Các bên khác thì thường coi trọng việc thu hồi được tiền vay hơn.
Khi Sri Lanka không đàm phán được với TQ thì theo thông lệ quốc tế một khoản nợ bị vỡ thì kích hoạt sự kiện vỡ nợ với tất cả các khoản nợ khác (bất kể đến hạn hay chưa) vì vậy Sri Lanka không kiếm đâu ra tiền trả tất cả các món nợ cùng lúc. Họ phải cầu cứu IMF họp các chủ nợ lại. Bên TQ thường không mặn mà với các cuộc họp này và thực tế trên thế giới hiện tại cũng không còn chế tài gì đủ sức mạnh để buộc họ phải đi họp.
Thậm chí với vị thế của mình TQ còn ngăn IMF hỗ trợ tái cấu trúc nợ cho Sri Lanka. Dù sao họ là chủ nợ thì nọ chiếm lý. IMF không thể hỗ trợ tái cấu trúc nợ nếu có chủ nợ hàng đầu không đồng ý. Các nước có thể kêu gọi nhưng không thể nói là TQ làm sai được. Cái sai phải nằm ở ông Sri Lanka đi vay mà không biết tính đường trả.
Việc cứ loằng ngoằng mãi tới đầu năm nay sau khi xảy ra sự kiện TQ tăng trưởng ở mức thấp 3%, dân số giảm, mất triển vọng lên số 1 thì họ mới chịu nhượng bộ.
Thế giới chính là vừa hợp tác vừa đấu tranh. Các tổ chức như IMF luôn phải hợp tác và coi trọng vị thế của TQ.
Đó cũng là một phần lý do khiến BRI bị tắc khi các nước phát hiện TQ chơi theo một kiểu riêng, không giống Âu Mỹ Nhật Hàn cũng chẳng giống Nga. Ông nào đã quen được các nước cơ cấu nợ mà tiêu bừa phứa không cần biết ngày mai thì gặp TQ là liệm luôn.