[Funland] Chỉ bàn về kinh tế, xã hội Trung Quốc

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,680 Mã lực
Nói đến BRICS thì cụ nào tìm hiểu lịch sử hình thành đồng tiền chung EURO và nỗ lực đi đến đồng tiền chung của ASEAN mới thấy lập khối nó khoai thế nào. Một khối có lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị, kinh tế tương đồng cũng phải mất 30 năm mới làm được. Khối có khác biệt như ASEAN thì 50 năm không biết có nên chuyện không. Nói gì đến một khối còn khác biệt và khó khăn hơn nhiều như BRICS. Dư luận TQ cũng không kỳ vọng gì vào BRICS. Họ mong cái BRI (一带一路 - Một vành đai một con đường) của họ cải thiện được hiệu quả thôi.

Nói đến cái BRI thì năm ngoái dư luận TQ có một đợt chỉ trích cái này nhiều. Họ tất nhiên không nhìn dưới góc bẫy nợ bẫy nẹo gì đó như phương Tây mà họ nhìn góc hoàn toàn ngược lại. Họ cho rằng BRI là cách phung phí nguồn lực của TQ và các nhóm lợi ích đẩy nguồn vốn ra ngoài tránh hệ thống giám sát tham nhũng của TQ rồi chia chác với nhau.

Họ cũng cho rằng TQ đang cố cho vay những con nợ nát không vay được ở đâu nữa. Con nợ kém dẫn đến các dự án hiệu quả thấp. Họ đề nghị cơ quan phụ trách nâng chuẩn vay lên.

Em theo dõi cuộc tranh luận này thì cá nhân em không tin thuyết âm mưu đẩy tiền ra nước ngoài để tham nhũng. Để tiền trong nội địa thì quan tham nó vẫn tham được như thường. Vấn đề của BRI em nghĩ nằm ở chuẩn cho vay thấp quá. Một số dự án phải gọi là "tìm cách dúi tiền vào tay con nợ".
Một trong những nguyên nhân BRI chưa thành công là tiêu chuẩn của TQ khá thấp đâm vào các nước kém. Như kiểu subprime loan.

Khác các nước phương Tây và đa phương cho vay thẩm định due diligence rất ngặt nghèo. Chuẩn bị kỹ trước khi giải ngân.

Như cả 2 đường sắt đô thị VN cả Nhật cả TQ đều vỡ trận chủ yếu do yếu tố bản địa. Như đầu tư công của ta tất cả trong nước đó mà còn vật vã huống gì có yếu tố nước ngoài.

- Nhật ở BT ST cũng chậm một phần do GPMB phê duyệt chậm. Kết hợp lỗi kỹ thuật của Nhà thầu Nhật

- TQ ở CL HĐ cũng do GPMB chậm. Về kỹ thuật thì không có vấn đề gì cả vì TQ làm cái này dễ như ăn khoai. Nhưng hồ sơ chậm lệch quy định VN

Muốn tăng chất lượng BRI thì TQ cũng phải thẩm định kỹ và chuẩn bị kỹ hơn. Cái này cũng hơi khó, nhưng có thể NDB, AIIB hoặc các cơ quan cấp vốn BRI của TQ sẽ chuyên nghiệp chặt chẽ hơn, và đặt ra các yêu cầu với nước sở tại rõ ràng hơn
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,122
Động cơ
401,524 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nói đến BRICS thì cụ nào tìm hiểu lịch sử hình thành đồng tiền chung EURO và nỗ lực đi đến đồng tiền chung của ASEAN mới thấy lập khối nó khoai thế nào. Một khối có lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị, kinh tế tương đồng cũng phải mất 30 năm mới làm được. Khối có khác biệt như ASEAN thì 50 năm không biết có nên chuyện không. Nói gì đến một khối còn khác biệt và khó khăn hơn nhiều như BRICS. Dư luận TQ cũng không kỳ vọng gì vào BRICS. Họ mong cái BRI (一带一路 - Một vành đai một con đường) của họ cải thiện được hiệu quả thôi.

Nói đến cái BRI thì năm ngoái dư luận TQ có một đợt chỉ trích cái này nhiều. Họ tất nhiên không nhìn dưới góc bẫy nợ bẫy nẹo gì đó như phương Tây mà họ nhìn góc hoàn toàn ngược lại. Họ cho rằng BRI là cách phung phí nguồn lực của TQ và các nhóm lợi ích đẩy nguồn vốn ra ngoài tránh hệ thống giám sát tham nhũng của TQ rồi chia chác với nhau.

Họ cũng cho rằng TQ đang cố cho vay những con nợ nát không vay được ở đâu nữa. Con nợ kém dẫn đến các dự án hiệu quả thấp. Họ đề nghị cơ quan phụ trách nâng chuẩn vay lên.

Em theo dõi cuộc tranh luận này thì cá nhân em không tin thuyết âm mưu đẩy tiền ra nước ngoài để tham nhũng. Để tiền trong nội địa thì quan tham nó vẫn tham được như thường. Vấn đề của BRI em nghĩ nằm ở chuẩn cho vay thấp quá. Một số dự án phải gọi là "tìm cách dúi tiền vào tay con nợ".
Bản chất của việc này là Trung quốc không gây được lòng tin hoặc cách tiến hành BRI không hấp dẫn các nước trung bình trở lên. Mặc dù là nền kinh tế thứ 2 thế giới nhưng đa số các nước vẫn định kiến hoặc xếp đặt Trung quốc ở vai trò của 1 nước gia công hàng rẻ tiền, chứ không phải là 1 thế lực quốc tế có thể đóng vai trò "đại ca", mà chương trình BRI của TQ lại lộ ý đồ "ta là đại ka" rất rõ rệt.

Thêm nữa, do tuyên truyền của Phương Tây mà TQ bị nhiều nước nhìn với con mắt nghi kỵ. Chính vì thế nên các nước trung bình trở lên thì, hoặc là tìm đến các định chế khác (WB, ADB) nếu có chương trình hạ tầng, hoặc đơn giản là dựa vào Phương Tây. Cuối cùng, Trung quốc phải tìm đến các nước kém phát triển để thực hiện BRI.

Ngoài ra thì 1 nguyên nhân tôi dần nhận ra là sự hiếu thắng của Tập Cận Bình. BRI là ý tưởng xuất phát từ Tập, và ông ta muốn chứng minh sự đúng đắn, vĩ đại của mình qua các nước kém phát triển với ý đồ "Nhìn thấy chưa, cái mà Phương Tây chúng mày không làm được thì tao đã làm được."

Thực chất thì BRI là 1 ý tưởng không tồi, nhưng theo tôi nó sai ở cách thức thực hiện. 1 là rất nhiều dự án BRI quá hoành tráng tốn kém, nội dung thì đúng nhưng quy mô quá lớn, không phù hợp với điều kiện kinh tế/dân số của nước sở tại khiến nó thành thừa. 2 là 1 số dự án, thay vì mang lại lợi ích cho nước sở tại, lại chăm chú vào quyền lợi của chính Trung quốc khiến rốt cuộc gây phản ứng ngược, như chương trình BRI ở Ý.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,662
Động cơ
218,185 Mã lực
Mấy ông BRICS có quá ít điểm chung và quá nhiều điểm khác biệt, thậm chí mâu thuẫn, nên BRICS rất khó làm được gì nên hồn. Gần 2 chục năm lịch sử rồi nhưng BRICS đã làm được gì đáng kể đâu? Chẳng qua gần đây Tàu Nga bị phương Tây ép quá nên mới lôi BRICS ra theo kiểu chúng mày có hội của chúng mày thì bọn tao cũng có hội của bọn tao.
Nó có sự hấp dẫn nội tại mà đồng minh của Mỹ cũng xin vào:

 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,662
Động cơ
218,185 Mã lực
Thực chất thì BRI là 1 ý tưởng không tồi, nhưng theo tôi nó sai ở cách thức thực hiện. 1 là rất nhiều dự án BRI quá hoành tráng tốn kém, nội dung thì đúng nhưng quy mô quá lớn, không phù hợp với điều kiện kinh tế/dân số của nước sở tại khiến nó thành thừa. 2 là 1 số dự án, thay vì mang lại lợi ích cho nước sở tại, lại chăm chú vào quyền lợi của chính Trung quốc khiến rốt cuộc gây phản ứng ngược, như chương trình BRI ở Ý.
Ở Ý có vấn đề gì ngoài việc chính trị gia tranh cãi suông?

Cho vay thì chỉ góp ý thôi chứ chủ nhà quyết là chính. Nhiều dự án cũng chả liên quan gì TQ như metro, dĩ nhiên là ngoài chuyện TQ là nhà cung cấp.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,662
Động cơ
218,185 Mã lực
Về năng lực này thì người Châu Á, kể cả Đông Bắc Á, thua hẳn người da trắng. Các nước Đông Á vẫn không tránh được các đại đô thị/đô thị càng ngày càng phình to theo kiểu bắp cải: các lớp lá ngoài bao quanh 1 cái nhân duy nhất ở trong chứ không sinh ra được những cái nhân mới. Bắc kinh, Tokyo, Seoul vv đều bị như vậy.

Đó là vấn đề của đặc tính con người rồi, chứ không phải là vấn đề của quy hoạch.
Tập trung dân số đô thị là bí quyết cả ngàn năm của dân châu Á. Việc tương tác giữa hàng triệu người với nhau sẽ làm phát triển công nghệ cao cấp nhất là công nghệ xã hội, nôm na là thuật trị nước. Từng là bộ lạc giống nhau nhưng Đông Á đã vượt lên có vua, có hoàng đế nhanh hơn các bộ lạc xung quanh. Ví dụ Đông Á đã dẹp bỏ chế độ nông nô trước Tây cả ngàn năm, có thể huy động những đạo quân cả triệu người từ rất sớm.

Vì sao Tây Âu trước đó không thể tập trung đô thị? Có lẽ là do đặc sản lúa nước năng suất cao hơn nhiều lần lúa mì nên nuôi được nhiều người hơn và đại công trình thủy lợi lớn nhất thế giới ở TQ có từ 2.100 năm trước công nguyên do Hạ Vũ hoàn thành.

1 ví dụ nữa là online banking, online shopping nhiều nước châu Á thành thần rồi, Tây không theo kịp.
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
774
Động cơ
489,103 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
e vừa hỏi bọn AI về đoạn lãi vay như này
Hiện tại, lãi suất vay ngân hàng ở Trung Quốc có thể thay đổi theo thời gian và tình hình kinh tế. Dưới đây là một số thông tin về lãi suất vay ngân hàng ở Trung Quốc từ các nguồn tìm kiếm:
  • Các ngân hàng tại Trung Quốc đã giữ nguyên lãi suất cho vay trong 9 tháng liên tiếp
    3
    .
  • Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm xuống mức 3,55% từ mức 3,65% trước đó
    4
    .
  • Đồng thời, lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm đã được cắt giảm từ 4,3% xuống 4,2%
    5
    .
  • Trung Quốc đã giảm lãi suất 0,15 điểm phần trăm đối với các khoản vay kỳ hạn 1 năm
    6
    .
Tuy nhiên, để biết chính xác lãi suất vay ngân hàng ở Trung Quốc thời điểm hiện tại, bạn nên tham khảo thông tin từ các nguồn tin tức tài chính và ngân hàng uy tín hoặc liên hệ trực tiếp với ngân hàng để có thông tin cụ thể và chính xác nhất.

sao bọn nó vay dc lãi thấp vậy nhể?
và nếu mà chúng ta cũng thấp như tụi nó thì chắc nhà nhà mua ê tô, ng ng mua đất, chung cư...
Em nói chuyện cậu bạn TQ vừa lấy con BMW530 L ( bản Long dành cho thị trường TQ) thấy có mấy ý hay:
- Mua xe trả ngay (100%) đắt hơn trả góp, chỉ tính giá xe chưa tính lãi => chứng tỏ khuyến khích vay tiêu dùng rất mạnh.
- Giá khoảng 70 k usd: trả trước 50%, còn lại trả đều 10%/ năm cho 5 năm; tổng lãi cả 5 năm 20% số tiền vay ( không tính lãi mẹ đẻ con) tức là trả có 12%/ năm cả gốc+ lãi. Vãi thật 😄😃. Rẻ kinh!!
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
297,134 Mã lực
Tuổi
39
Tập trung dân số đô thị là bí quyết cả ngàn năm của dân châu Á. Việc tương tác giữa hàng triệu người với nhau sẽ làm phát triển công nghệ cao cấp nhất là công nghệ xã hội, nôm na là thuật trị nước. Từng là bộ lạc giống nhau nhưng Đông Á đã vượt lên có vua, có hoàng đế nhanh hơn các bộ lạc xung quanh. Ví dụ Đông Á đã dẹp bỏ chế độ nông nô trước Tây cả ngàn năm, có thể huy động những đạo quân cả triệu người từ rất sớm.

Vì sao Tây Âu trước đó không thể tập trung đô thị? Có lẽ là do đặc sản lúa nước năng suất cao hơn nhiều lần lúa mì nên nuôi được nhiều người hơn và đại công trình thủy lợi lớn nhất thế giới ở TQ có từ 2.100 năm trước công nguyên do Hạ Vũ hoàn thành.

1 ví dụ nữa là online banking, online shopping nhiều nước châu Á thành thần rồi, Tây không theo kịp.
Cụ cho em biết thời cổ đại trung đại thì thành phố nào của Đông Á đông dân hơn thành phố Rome với ạ (thời điểm chúa Jesus sinh ra thì Rome có khoảng 5 triệu dân). Em đam mê lịch sử TQ đến nay cũng 20 năm rồi mà đọc bài của cụ em bàng hoàng rụng rời chân tay.
Theo em được biết thì các thành phố của TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đạt đến quy mô triệu dân khá muộn. Hầu hết là trong vòng 200 năm gần đây. Đến Bắc Kinh đông như thế mà sau thời điểm Rome 5 triệu người cả nghìn năm mới được 400.000 dân.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
746
Động cơ
282,232 Mã lực
Nó có sự hấp dẫn nội tại mà đồng minh của Mỹ cũng xin vào:

Saudi cũng là một ông đang bất bình với Mỹ. Mỹ mà bênh Saudi tẩn Houthi thì Saudi lại tươi cười quay xe ngay.
 

okokyatoho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838709
Ngày cấp bằng
15/8/23
Số km
376
Động cơ
5,846 Mã lực
Tuổi
36
thằng china này đáng nể thật
bữa e có tìm cái mạch điều tốc của con quạt DC 12v
mà lên sọp pe tàu tìm giá rẻ
ở taobao bển còn rẻ nữa.
Rẻ nhưng lởm cụ à, độ bền kém. Tính ra không bằng mua đắt tý nhưng độ bền cao, đỡ lãng phí. Cháu vẫn trung thành với đồ Nhật, bí lắm mới dùng hàng tàu.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,662
Động cơ
218,185 Mã lực
Cụ cho em biết thời cổ đại trung đại thì thành phố nào của Đông Á đông dân hơn thành phố Rome với ạ (thời điểm chúa Jesus sinh ra thì Rome có khoảng 5 triệu dân).
Cụ có nhiều nguồn lạ nhỉ, Rome bây giờ cũng chưa được 5 triệu dân, còn La Mã thì Tây nói 1 triệu là đỉnh cao. Đây là đặc biệt thôi chứ không phải phổ biến, cả đế quốc La Mã trải dài 3 châu Á-Âu-Phi mới có 1 thành phố như thế, 1 phần vì có phát bánh mì miễn phí cho dân không chịu làm việc. Thời xưa thì 1 thành phố 100 ngàn dân là ngon rồi không cần cố quá. Nhiều thành phố đông dân gần nhau cũng có hiệu ứng tốt.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,122
Động cơ
401,524 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ cho em biết thời cổ đại trung đại thì thành phố nào của Đông Á đông dân hơn thành phố Rome với ạ (thời điểm chúa Jesus sinh ra thì Rome có khoảng 5 triệu dân). Em đam mê lịch sử TQ đến nay cũng 20 năm rồi mà đọc bài của cụ em bàng hoàng rụng rời chân tay.
Theo em được biết thì các thành phố của TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đạt đến quy mô triệu dân khá muộn. Hầu hết là trong vòng 200 năm gần đây. Đến Bắc Kinh đông như thế mà sau thời điểm Rome 5 triệu người cả nghìn năm mới được 400.000 dân.
Cụ có nhiều nguồn lạ nhỉ, Rome bây giờ cũng chưa được 5 triệu dân, còn La Mã thì Tây nói 1 triệu là đỉnh cao. Đây là đặc biệt thôi chứ không phải phổ biến, cả đế quốc La Mã trải dài 3 châu Á-Âu-Phi mới có 1 thành phố như thế, 1 phần vì có phát bánh mì miễn phí cho dân không chịu làm việc. Thời xưa thì 1 thành phố 100 ngàn dân là ngon rồi không cần cố quá. Nhiều thành phố đông dân gần nhau cũng có hiệu ứng tốt.
Cụ Bo My nói đúng đấy ạ. Rome cổ đại ước tính cao nhất là 1 triệu dân. Có điều, cùng thời gian đó thì các đô thị của TQ thua xa Rome về dân số.

Đến tận Thế kỷ 7 TQ mới có thành phố đạt 1 triệu dân (Trường An).
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,734
Động cơ
63,141 Mã lực
Topic hay quá. Chuyện ăn trộm công nghệ em thấy China làm chính xác, chả tội gì không ăn trộm cả. Bản chất các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp đều vài trăm năm ăn cắp, ăn cướp từ tài nguyên đến nhân lực thuộc địa khắp thế giới để xây dựng và tạo luật chơi để có lợi nhất khi thời kỳ thuộc địa kiểu cũ không còn. China nó không ở tư thế được phép làm đàn em như Việt Nam nên nó phải phá luật để vươn lên và giai đoạn này có vẻ China đang muốn tham gia vào quá trình định đoạt luật chơi, khó khăn thì chắc chắn còn nhiều nhưng em chả mong một China yếu kém vì mình ngay sát và bài dùng bên ngoài để giải quyết bên trong là quốc gia lớn nào cũng làm khi nó bất ổn.
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,513
Động cơ
151,476 Mã lực
Tuổi
38
Mấy ông BRICS có quá ít điểm chung và quá nhiều điểm khác biệt, thậm chí mâu thuẫn, nên BRICS rất khó làm được gì nên hồn. Gần 2 chục năm lịch sử rồi nhưng BRICS đã làm được gì đáng kể đâu? Chẳng qua gần đây Tàu Nga bị phương Tây ép quá nên mới lôi BRICS ra theo kiểu chúng mày có hội của chúng mày thì bọn tao cũng có hội của bọn tao.
Hội Mẽo Âu j có vẻ tự tin bớt phụ thuộc công xưởng thế giới với OPEC+ rồi. Hình như Ấn cũng k mặn mà với đồng tiền chung😂😂😂😂. Sướng nhất j là anh Ấn, bên nào cũng ra giá-thời tới😁😁😁😁
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,803
Động cơ
337,245 Mã lực
Tuổi
44
Bản chất là dụ dỗ các nước cho xây dựng hạ tầng cảng biển, đường sắt... dùng vốn TQ do công ty TQ làm, kiểu gì TQ cũng kiếm, mấy nước quản lý không tốt là dính bẫy nợ,, có phần giống giống ODA của bọn Nhật lùn nhưng văn vở hơn tí.
Nước nào cấp ODA mà ko yêu cầu dùng công nghệ, dịch vụ hoặc nhà thầu, tư vấn của bên cấp vốn thế? Nước nào cungz thế sao chỉ coi ODA của Tq là bẫy nợ. Với thế mạnh là truyền thông nên phương Tây dễ dàng bôi bẩn cho TQ là bẫy nợ đấy thôi. Srilanka bị vỡ nợ 1 phát là hàng loạt bài báo tố ngay cho việc nước này bị vỡ nợ vì rơi vào bẫy nợ của TQ nhờ số liêuh TQ là nước cho vay lớn nhất. Bọn nó lươn lẹo thế vì đúng số liệu TQ là bên cho vay lớn nhất cho srilanka thật nhưng TQ cho vay 10.2% thì Nhật cho vay 10%, đứng thứ 2. Còn thứ ba xấp xỉ 9% thì của ADB trong đó Nhật là cổ đông lớn nhất, thứ 4 lại là vay của Worldbank tầm 6-7% gì đó, sau đó là Goldman sachs đều của Mỹ. Nên nếu tính cái nhóm phương Tây cho vay thì phải gấp 3 lần TQ mà người ta cứ tố cho TQ bẫy nợ. Thế mới tài. Thế lực truyền thông và định kiến thật có sức mạnh. Tôi ko bênh gì TQ nhưng đúng là trong trỏ chơi này các bên cũng lắm mưu mẹo quá. Nhân dân lại ddang bị media nó dắt mũi.
 

Dau keo 12260

Xe buýt
Biển số
OF-389275
Ngày cấp bằng
28/10/15
Số km
743
Động cơ
246,163 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long mênh mông là thế
e đương bên TQ đây, nay trải nghiệm quả tầu cao tốc lên đến 344km/h chạy từ Tô Châu về Bắc Kinh khoảng 1600

km chưa đến 6 tiếng đồng hồ. Chung cư cao tầng ko đếm xuể, điện mặt trời phổ biến và điện gió cũng rất nhiều. Người dân hầu như dùng ô tô nội địa sx cả xe tải, bus, khách và xe con. Phục thặc
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,734
Động cơ
63,141 Mã lực
Nước nào cấp ODA mà ko yêu cầu dùng công nghệ, dịch vụ hoặc nhà thầu, tư vấn của bên cấp vốn thế? Nước nào cungz thế sao chỉ coi ODA của Tq là bẫy nợ. Với thế mạnh là truyền thông nên phương Tây dễ dàng bôi bẩn cho TQ là bẫy nợ đấy thôi. Srilanka bị vỡ nợ 1 phát là hàng loạt bài báo tố ngay cho việc nước này bị vỡ nợ vì rơi vào bẫy nợ của TQ nhờ số liêuh TQ là nước cho vay lớn nhất. Bọn nó lươn lẹo thế vì đúng số liệu TQ là bên cho vay lớn nhất cho srilanka thật nhưng TQ cho vay 10.2% thì Nhật cho vay 10%, đứng thứ 2. Còn thứ ba xấp xỉ 9% thì của ADB trong đó Nhật là cổ đông lớn nhất, thứ 4 lại là vay của Worldbank tầm 6-7% gì đó, sau đó là Goldman sachs đều của Mỹ. Nên nếu tính cái nhóm phương Tây cho vay thì phải gấp 3 lần TQ mà người ta cứ tố cho TQ bẫy nợ. Thế mới tài. Thế lực truyền thông và định kiến thật có sức mạnh. Tôi ko bênh gì TQ nhưng đúng là trong trỏ chơi này các bên cũng lắm mưu mẹo quá. Nhân dân lại ddang bị media nó dắt mũi.
Điểm này e phải công nhận Phương Tây rất giỏi.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
297,134 Mã lực
Tuổi
39
Nước nào cấp ODA mà ko yêu cầu dùng công nghệ, dịch vụ hoặc nhà thầu, tư vấn của bên cấp vốn thế? Nước nào cungz thế sao chỉ coi ODA của Tq là bẫy nợ. Với thế mạnh là truyền thông nên phương Tây dễ dàng bôi bẩn cho TQ là bẫy nợ đấy thôi. Srilanka bị vỡ nợ 1 phát là hàng loạt bài báo tố ngay cho việc nước này bị vỡ nợ vì rơi vào bẫy nợ của TQ nhờ số liêuh TQ là nước cho vay lớn nhất. Bọn nó lươn lẹo thế vì đúng số liệu TQ là bên cho vay lớn nhất cho srilanka thật nhưng TQ cho vay 10.2% thì Nhật cho vay 10%, đứng thứ 2. Còn thứ ba xấp xỉ 9% thì của ADB trong đó Nhật là cổ đông lớn nhất, thứ 4 lại là vay của Worldbank tầm 6-7% gì đó, sau đó là Goldman sachs đều của Mỹ. Nên nếu tính cái nhóm phương Tây cho vay thì phải gấp 3 lần TQ mà người ta cứ tố cho TQ bẫy nợ. Thế mới tài. Thế lực truyền thông và định kiến thật có sức mạnh. Tôi ko bênh gì TQ nhưng đúng là trong trỏ chơi này các bên cũng lắm mưu mẹo quá. Nhân dân lại ddang bị media nó dắt mũi.
Ông Sri Lanka bị vỡ nợ không phải do vay nhiều. Nguyên nhân trực tiếp xảy ra sự kiện vỡ nợ là do TQ không hỗ trợ tái cơ cấu nợ (giãn nợ, cho vay đảo nợ...) theo truyền thống của các chủ nợ khác. Cho vay rất dễ nhưng khất nợ rất khó.
Một số lãnh đạo Sri Lanka vẫn tiếc nuối về thời kỳ vay tiền dễ dàng. "Người Trung Quốc có rất nhiều tiền và có thể cho vay bất kỳ lúc nào, đó là khác biệt lớn so với những bên còn lại", Ravi Karunanayake, cựu bộ trưởng tài chính Sri Lanka, nói. "Câu hỏi là bạn có thể đàm phán thành công với họ đến mức nào".
Em nhớ cụ rachfan cũng đã từng còm về nội dung này. TQ là một chủ nợ cho vay tiền dễ nhưng là chủ nợ khó khất nợ nhất. Lào không khất được nợ phải gán công ty điện quốc gia cho TQ rồi. TQ khác các chủ nợ khác là họ rất có hứng thú siết nợ, muốn có được các tài sản thế chấp. Các bên khác thì thường coi trọng việc thu hồi được tiền vay hơn.

Khi Sri Lanka không đàm phán được với TQ thì theo thông lệ quốc tế một khoản nợ bị vỡ thì kích hoạt sự kiện vỡ nợ với tất cả các khoản nợ khác (bất kể đến hạn hay chưa) vì vậy Sri Lanka không kiếm đâu ra tiền trả tất cả các món nợ cùng lúc. Họ phải cầu cứu IMF họp các chủ nợ lại. Bên TQ thường không mặn mà với các cuộc họp này và thực tế trên thế giới hiện tại cũng không còn chế tài gì đủ sức mạnh để buộc họ phải đi họp.

Thậm chí với vị thế của mình TQ còn ngăn IMF hỗ trợ tái cấu trúc nợ cho Sri Lanka. Dù sao họ là chủ nợ thì nọ chiếm lý. IMF không thể hỗ trợ tái cấu trúc nợ nếu có chủ nợ hàng đầu không đồng ý. Các nước có thể kêu gọi nhưng không thể nói là TQ làm sai được. Cái sai phải nằm ở ông Sri Lanka đi vay mà không biết tính đường trả.

Việc cứ loằng ngoằng mãi tới đầu năm nay sau khi xảy ra sự kiện TQ tăng trưởng ở mức thấp 3%, dân số giảm, mất triển vọng lên số 1 thì họ mới chịu nhượng bộ.
Tổng thống Sri Lanka cho biết Trung Quốc đã chấp thuận tái cấu trúc nợ cho nước này, tạo điều kiện để quốc đảo nhận gói cứu trợ từ IMF.

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã gửi thư lên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong đêm 6/3, bày tỏ Bắc Kinh sẵn sàng tái cấu trúc các khoản nợ cho Sri Lanka, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe phát biểu trước quốc hội nước này hôm nay.
Thế giới chính là vừa hợp tác vừa đấu tranh. Các tổ chức như IMF luôn phải hợp tác và coi trọng vị thế của TQ.
IMF đã đưa ra các điều kiện Sri Lanka cần đáp ứng để được nhận cứu trợ, trong đó quan trọng nhất là Trung Quốc đồng ý tái cấu trúc nợ cho quốc đảo 22 triệu dân.
Đó cũng là một phần lý do khiến BRI bị tắc khi các nước phát hiện TQ chơi theo một kiểu riêng, không giống Âu Mỹ Nhật Hàn cũng chẳng giống Nga. Ông nào đã quen được các nước cơ cấu nợ mà tiêu bừa phứa không cần biết ngày mai thì gặp TQ là liệm luôn.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,803
Động cơ
337,245 Mã lực
Tuổi
44
Ông Sri Lanka bị vỡ nợ không phải do vay nhiều. Nguyên nhân trực tiếp xảy ra sự kiện vỡ nợ là do TQ không hỗ trợ tái cơ cấu nợ (giãn nợ, cho vay đảo nợ...) theo truyền thống của các chủ nợ khác. Cho vay rất dễ nhưng khất nợ rất khó.
Logic của cụ kỳ vậy? Vỡ nợ không do mình ko trả được nợ mà quay ngược tố cho chủ nợ ko tái cơ cấu nợ ah? Giờ minh vay ngân hàng, đến hạn ko trả được nợ rồi yêu cầu bank tái cấu trúc theo kiểu khoanh lãi, giảm lãi, ân hạn lãi… hoăcj thậm chí giảm cả vốn. Bank nó ko đồng ý thế lad mình tố tôi vỡ nợ là do bank nó ko chịu tái cơ cấu nợ cho tôi ah?
Chưa biết lý do cụ đưa ra có hoàn toàn đúng hay ko hay cụ lại bị media phươbg Tây nó dắt mũi 1 lần nữa giống như tố bẫy nợ vì vay nhiêu ấy nhưng tôi hoàn toàn ko đồng ý với ý kiến của cụ là vỡ nợ ko phaie do vay nhiều. Ko vay nhiều sao ko có tiền trả nợ vậy?
Trường hơp Srilanka tôi cho rằng nước này vay nhiêud và ko cân đối được dòng tiền, hiêuh quả đầu tư, đặc biệt là nguồn ngoại tệ sụt giảm vì khách du lịch ko đến do Covid nên mớ ko đủ ngoại tệ để trả nợ nên mới vớ thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top