[CLB xe] Chế côn dầu cho Vit

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Cụ thử kiểm tra xem nhé: nới lỏng nắp hộp, nhờ ai đấy đạp côn từ từ (khi đã dừng xe, tắt máy, mở nắp capo để quan sát) là biết ngay cái bình dầu ý có chịu áp lực hay không cụ ạ!
Cụ Ezdong có cái suy nghĩ đúng như nhà cháu, (Ý tưởng lớn gặp nhau:D)
NHà cháu định thử nghiệm như thế này:
1. Nới lỏng nắp hộp rồi bôi nước xà phòng quanh mép, cho người đạp côn xem có bong bóng sùi ra không?
2. Dùng 1 bao cao su xé ra, (Già rồi đi mua ngượng chết) bịt miệng hộp (như căng mặt trống) rồi quan sát cái màng này có phập phồng không?
Mai làm luôn. Sẽ có báo cáo các cụ.
P/S: Trước khi tiến hành phải hỏi lại Mr.Toàn xem chỗ tuy ô cao su có cái van 1 chiều nào không đã.
 
Chỉnh sửa cuối:

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,059
Động cơ
514,411 Mã lực
Bác Bluestar nói là chuẩn đấy ạ, cấu tạo của phanh dầu hay côn dầu thì bình đựng dầu chỉ là để bổ xung cho những hao hụt về dầu _ ngay cả việc má phanh mòn cũng làm giảm mức dầu cho bình đựng. Đường nạp dầu vào tổng phanh (hoặc côn) là đường 1 chiều, và sẽ ko có chuyện đạp phanh mà dầu phọt lại vào bình chứa dầu, như vậy khỏi phanh luôn :)). Còn cái này em ko dám thề nhưng theo em bình chứa dầu phanh vẫn thông áp được, cái nắp vặn vào rồi vẫn có độ lắc lư.
 

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,059
Động cơ
514,411 Mã lực
Cụ Ezdong có cái suy nghĩ đúng như nhà cháu, (Ý tưởng lớn gặp nhau:D)
NHà cháu định thử nghiệm như thế này:
1. Nới lỏng nắp hộp rồi bôi nước xà phòng quanh mép, cho người đạp côn xem có bong bóng sùi ra không?
2. Dùng 1 bao cao su xé ra, (Già rồi đi mua ngượng chết) bịt miệng hộp (như căng mặt trống) rồi quan sát cái màng này có phập phồng không?
Mai làm luôn. Sẽ có báo cáo các cụ.
P/S: Trước khi tiến hành phải hỏi lại Mr.Toàn xem chỗ tuy ô cao su có cái van 1 chiều nào không đã.
Cấu tạo van 1 chiều này nằm trong tổng côn bác ơi

Ngay trong hình bác xem khoanh tròn phóng to lên đấy, phần màu đỏ là dầu chịu áp lực và nó có nhoi dc lên bình chứa đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Bác Bluestar nói là chuẩn đấy ạ, cấu tạo của phanh dầu hay côn dầu thì bình đựng dầu chỉ là để bổ xung cho những hao hụt về dầu _ ngay cả việc má phanh mòn cũng làm giảm mức dầu cho bình đựng. Đường nạp dầu vào tổng phanh (hoặc côn) là đường 1 chiều, và sẽ ko có chuyện đạp phanh mà dầu phọt lại vào bình chứa dầu, như vậy khỏi phanh luôn :)). Còn cái này em ko dám thề nhưng theo em bình chứa dầu phanh vẫn thông áp được, cái nắp vặn vào rồi vẫn có độ lắc lư.
Dầu chạy ra chạy vô hay không?...Mình biết là cái vụ này sẽ tốn nhiều tài nguyên lắm mà.....
Mình đã xem kỹ cấu tạo cái nắp bình dầu phanh rồi, nó có 1 cái gioăng cao su dạng côn, gioăng này ép lên thành trong của thân hộp (nội tiếp), chứ không ép lên mép trên thành hộp như các trường hợp khác, khít lắm, chứ không lắc lư. Theo mình cảm nhận thì kín lắm.
- Có lẽ đúng, cái van 1 chiều nằm ở xi lanh côn.
 
Chỉnh sửa cuối:

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Mình biết là cái vụ này tốn nhiều tài nguyên lắm đây.....
Mình đã xem kỹ cấu tạo cái nắp bình dầu phanh rồi, nó có 1 cái gioăng cao su dạng côn, gioăng này ép lên thành trong của thân hộp (nội tiếp), chứ không ép lên mép trên thành hộp như các trường hợp khác, khít lắm, chứ không lắc lư. Theo mình cảm nhận thì kín lắm.
- Có lẽ đúng, cái van 1 chiều nằm ở xi lanh côn.
Cái nắp bình dầu phanh là thiết kế kín bác ạ, nhưng áp suất dầu lúc phanh là 10-15Kg/cm2, thử hỏi xem nếu thông với bình dầu thì cái ren nhựa có chịu được áp lực đó không. Mặt khác khi nào bác thử tháo cái nắp bình dầu phanh ra, bác vẫn phanh được xe bình thường (mỗi tội dầu đầy quá thì sẽ sóng ra ngoài)

Với tổng phanh, em nhớ là cái van nó thiết kế khác một chút so với hình vẽ tổng côn các bác đưa ra, nhưng nguyên lý chung là lúc đạp phanh đường dầu từ bình xuống cylinder bị khóa lại - không cho dầu đi lên.

Còn nếu có dùng BSC thử, có thể nó cũng chỉ phồng lên một chút thôi, trước khi cái van kia đóng lại. Và em nghĩ cái bình dầu đó thậm chí dùng chai Lavie cũng không sao vì không phải chịu áp suất bao nhiêu đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Tèn ten...Cho tốn tài nguyên 1 thể, thế mới mở được tầm mắt mà lại xôm trò.
Kính thưa các cụ: Trăm nghe, trăm đọc không bằng 1 thử:
Vừa đến cty là nhà cháu mở nắp capo lên cho phả hết hơi nóng, ra uống cốc cafe cho tinh tường.
Vào phòng y tế xin 1 bao cao su loại size bự nhất>>>mở nắp hộp dầu côn, (vẫn không có dầu bám vào nắp)>>>phủ mặt hộp bằng 1 lớp BCS sao cho không căng quá, nhưng thít chặt đảm báo không thông khí>>>gọi 1 đồng chí lên đạp nhả côn>>>Quan sát cái màng cao su:
Nó phập phồng, cựa quậy như 1 sinh vật sống.
(Đạp côn nó xẹp vào, nhả côn nó phồng lên).
Tạm thời kết luận: Bác Fansi và lão Google chẳng sai tẹo nào.
Tốn vài đồng của bản thân, tăng doanh thu cho nhà mạng Mobifone và làm mất 1 chút thời gian cho Mr.Toàn. Nhà cháu gọi cho hắn, Ban đầu giả ngây giả ngô coi như chưa tham gia tranh luận gì, hỏi về cái hộp dầu, về hành trình của dầu khi đạp nhả côn thì hắn nói: Dầu có đi vào đi ra cái hộp đó khi ta đạp và nhả côn; Hộp dầu đó là của nhà SX theo tổng côn, Cái gioăng rất mỏng trên nắp chỉ để chống dầu sánh lên tràn ra ngoài (rất hãn hữu bị vì dầu chỉ đổ 70% thể tích thôi) không để bịt kín tuyệt đối, vì còn để thông hơi, chỉ lọt 1 ít khí là đủ để áp lực dầu ra vào hộp nhịp nhàng; Hộp thiết kế dầy để có thể chịu áp lực túc thời hoặc khi tắc hết khe hở...
He he! Bây giờ ngồi gõ phím, nhà cháu lại thấy "tôi phục tôi quá" vì đã nghĩ và làm được cái tấm chắn sóng rất hiệu quả. Ngày mai khoan 1 lỗ nhỏ trên nắp rồi xin 1 thằng nghiện nào trong xóm cái kim tiêm rồi gắn vào làm ống thở là cái bộ côn dầu xe cháu hoàn hảo nhất quả đất.:))
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Cái nắp bình dầu phanh là thiết kế kín bác ạ, nhưng áp suất dầu lúc phanh là 10-15Kg/cm2, thử hỏi xem nếu thông với bình dầu thì cái ren nhựa có chịu được áp lực đó không. Mặt khác khi nào bác thử tháo cái nắp bình dầu phanh ra, bác vẫn phanh được xe bình thường (mỗi tội dầu đầy quá thì sẽ sóng ra ngoài)

Với tổng phanh, em nhớ là cái van nó thiết kế khác một chút so với hình vẽ tổng côn các bác đưa ra, nhưng nguyên lý chung là lúc đạp phanh đường dầu từ bình xuống cylinder bị khóa lại - không cho dầu đi lên.

Còn nếu có dùng BSC thử, có thể nó cũng chỉ phồng lên một chút thôi, trước khi cái van kia đóng lại. Và em nghĩ cái bình dầu đó thậm chí dùng chai Lavie cũng không sao vì không phải chịu áp suất bao nhiêu đâu.
Bây giờ mới đọc cái bài này, cụ này thức khuya nhỉ. Bài này cụ nói có lý lắm. Đấy là phanh còn côn thì áp lực bao nhiêu nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ Bờ nu nói chuẩn về nguyên lý, và cụ tptiptoe nữa. Giờ nhà cháu cũng hiểu rõ hơn nhiều.
Có cãi nhau chút xíu thế này nó mới vỡ nhẽ các cụ nhỉ. Cháu mời hai cụ hớp diệu!(b)
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Cảm ơn cụ Bờ nu nói chuẩn về nguyên lý, và cụ tptiptoe nữa. Giờ nhà cháu cũng hiểu rõ hơn nhiều.
Có cãi nhau chút xíu thế này nó mới vỡ nhẽ các cụ nhỉ. Cháu mời hai cụ hớp diệu!(b)
Em nói có chuẩn gì đâu, cái BCS của bác tptitoe nó phập phồng cơ mà, bác ý làm thế nào mà được thế nhỉ :))
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Em nói có chuẩn gì đâu, cái BCS của bác tptitoe nó phập phồng cơ mà, bác ý làm thế nào mà được thế nhỉ :))
2 ngày nay không được cãi nhau thấy pho-rum nó nhàn nhạt.
Cái BCS của nhà cháu không những nó phập phồng mà cựa quậy nữa cơ, dù nó đã bị xé rách và lắp vào vật mà nhà SX không mong muốn.=))
Cụ đọc lại cái bài trước nhà cháu đưa lên mà lão Google nói (Nhà cháu vừa sửa thay đổi cỡ chữ HAI và MỘT) sẽ rõ. Như vậy lượng dầu ra và vào hộp 1 lượng nào đó thôi. Chứ ra vào hết lượng dầu nó đẩy thì có mà cắt "Côn Lào" (nói lái)=))=))=))
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Nay đã hiểu hết nguyên lý (như cụ blu nhận định), Nhưng tại sao khi thiết kế lại phải có 1 đường dầu chảy vào cái hộp đó, khi nhả bàn đạp lại lấy nó về?
Nhà cháu biết rồi nha, Đố các cụ đó.
P/S: Nhà cháu chỉ còn ngày mai ở hanoi, để "cãi nhau" sau đó đi chơi xa mấy ngày, nới đó không có internet, mong các cụ cói chung và 2 cụ Ngôi Sao Xanh và fansi nói riêng giải thích.
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Nay đã hiểu hết nguyên lý (như cụ blu nhận định), Nhưng tại sao khi thiết kế lại phải có 1 đường dầu chảy vào cái hộp đó, khi nhả bàn đạp lại lấy nó về?
Nhà cháu biết rồi nha, Đố các cụ đó.
P/S: Nhà cháu chỉ còn ngày mai ở hanoi, để "cãi nhau" sau đó đi chơi xa mấy ngày, nới đó không có internet, mong các cụ cói chung và 2 cụ Ngôi Sao Xanh và fansi nói riêng giải thích.
Thực sự em không chắc có hiểu rõ câu hỏi của bác không, nhưng chắc bác đố sao lúc đạp côn lại ủn ít dầu vào bình chứa chứ gì?

Em nghĩ các chiên gia thiết kế van kiểu đó là để việc bù dầu được dễ dàng, vì lúc nhả côn là van này mở hoàn toàn. Khi đạp côn vào chỉ một chút đã tác động để đóng van, nhưng trong thời gian 1 chút này có một lượng dầu nhỏ chạy ngược lên bình chứa.

Mặt khác, thiết kế này cũng loại bỏ việc ảnh hưởng của nhiệt độ làm thay đổi thể tích dầu trong đường ống và cylinder (nếu có)

Đấy là đôi điều em suy luận, còn không rõ sách vở cũng như bác Google có chỉ bảo khác không nữa? em cũng chưa xem đâu ạ.
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nói có chuẩn gì đâu, cái BCS của bác tptitoe nó phập phồng cơ mà, bác ý làm thế nào mà được thế nhỉ :))
Cụ nói chuẩn về nguyên lý: nếu không phải mất dầu và bù dầu thì có thể vứt *** cái bình dầu đi.
Nhưng phải bù dầu, lại không thể để bọt khí vào nên phải có bình dầu. Dầu trong bình cũng ngăn không cho khí vào pít tông.
Bây giờ là v/đ làm sao mà bù dầu đây?- chỉ có thể để một công đoạn kéo đẩy thông với bình dầu. Và vì vậy mà phải chấp nhận có lúc dầu vào-ra bình dầu. - Cháu giải thích ý cụ có đúng không Cụ Tptitoe?
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Em nghĩ bình dầu có ít hoặc không có tác dụng trong việc ngăn khí lọt vào piston, mà chỉ trong vài trường hợp nào đó có thể làm khí thoát ra khỏi piston thôi. Không khí có thể lọt vào khi cupen hở chẳng hạn, với trường hợp lọt vào cylinder tổng côn có lúc thoát được qua đường bình dầu, nhưng nếu lọt vào ống dẫn rồi thì chỉ có thể thoát ra bằng thao tác tháo đầu ống bên dưới để xả air.
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Về nguyên lý thì đúng là không cần bình dầu.
Bình dầu ngoài công dụng là để bù dầu (công dụng phụ) Nó còn có 1 nhiệm vụ quan trọng hơn là đón 1 phần dầu khi nén và trả lại lượng dầu khi nhả.
Các nhà thiết kế làm như vậy bởi các lý do sau:
- Giả sử không có 1 đường dầu đi vào bình chứa thì khi nén 1 lực N tại pít tông tổng thì pit tông ở xi lanh cắt côn cũng nhận được 1 lực N (Bỏ qua sự co thể tích của lượng dầu được nén) mà lực N này phải lớn, áp lực trong xi lanh cũng lên rất lớn, cúp-pen sẽ phải chịu lực lớn và khi làm việc phải lặp lại nhiều lần nên chóng hỏng (dầu tràn qua cúp-pen). Vậy, để giảm áp lực, người ta cho 1 lượng dầu chạy tiết lưu lên bình dầu. Như vậy lực N tác động lên pê-đan sẽ được giảm và cúp-pen cũng chịu áp lực nhỏ hơn>>>bền hơn.
- Nếu không có đường dầu lên hộp dầu thì quãng đường đi của pít tông căt côn cũng bằng chính quãng đường của pít tồn tổng, như vậy khó điều chỉnh hành vi. Có đường này nó như 1 hộp giảm tốc có tỷ số chuyền bằng lượng dầu được tiết lưu.
- Lượng dầu không thể chảy đi đâu được nếu 1 hệ thủy lực này lắp chuẩn. Nhưng trong quá trình làm việc, khi pít tông nén vào thì có 1 lớp dầu mỏng bám vòa thành xi lanh sẽ bị bốc hơi, lâu ngày hao dầu. Việc bổ xung dầu được làm liên tục trong quá trình dầu hồi về khi nhả bàn đạp (mỗi lần rất nhỏ khó mà đong đếm được)
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Về nguyên lý thì đúng là không cần bình dầu.
Bình dầu ngoài công dụng là để bù dầu (công dụng phụ) Nó còn có 1 nhiệm vụ quan trọng hơn là đón 1 phần dầu khi nén và trả lại lượng dầu khi nhả.
Các nhà thiết kế làm như vậy bởi các lý do sau:
- Giả sử không có 1 đường dầu đi vào bình chứa thì khi nén 1 lực N tại pít tông tổng thì pit tông ở xi lanh cắt côn cũng nhận được 1 lực N (Bỏ qua sự co thể tích của lượng dầu được nén) mà lực N này phải lớn, áp lực trong xi lanh cũng lên rất lớn, cúp-pen sẽ phải chịu lực lớn và khi làm việc phải lặp lại nhiều lần nên chóng hỏng (dầu tràn qua cúp-pen). Vậy, để giảm áp lực, người ta cho 1 lượng dầu chạy tiết lưu lên bình dầu. Như vậy lực N tác động lên pê-đan sẽ được giảm và cúp-pen cũng chịu áp lực nhỏ hơn>>>bền hơn. - Nếu không có đường dầu lên hộp dầu thì quãng đường đi của pít tông căt côn cũng bằng chính quãng đường của pít tồn tổng, như vậy khó điều chỉnh hành vi. Có đường này nó như 1 hộp giảm tốc có tỷ số chuyền bằng lượng dầu được tiết lưu.
- Lượng dầu không thể chảy đi đâu được nếu 1 hệ thủy lực này lắp chuẩn. Nhưng trong quá trình làm việc, khi pít tông nén vào thì có 1 lớp dầu mỏng bám vòa thành xi lanh sẽ bị bốc hơi, lâu ngày hao dầu. Việc bổ xung dầu được làm liên tục trong quá trình dầu hồi về khi nhả bàn đạp (mỗi lần rất nhỏ khó mà đong đếm được)
Em thấy giải thích của bác là rất hợp lý, chỉ có chút thắc mắc cá nhân ở phần chữ in đậm là lực tác động lên xi lanh cắt côn bao giờ cũng nhỏ hơn lực tác động vào tổng côn? Nếu điều này đúng sẽ có nghĩa là đường dầu lên bình chứa không lúc nào đóng hết, và như vậy khi bác đạp hết côn dầu vẫn theo đường này lên bình dầu, hệ quả sẽ là côn dần dần nhả ra dù chân bác giữ nguyên.

Còn nếu đường dầu lên bình đóng hoàn toàn sau một thời gian ngắn từ lúc đạp côn (khi đạp hết phần hành trình tự do), lực tác động lên xi lanh cắt côn sẽ đúng bằng lực tác động lên tổng côn. Trường hợp này khi cắt côn sẽ không có phần dầu nào chạy lên bình, càng côn sẽ giữ nguyên vị trí không bị nhả dần ra. Em nghĩ trường hợp này logic hơn - gần với côn dây hơn.
Như vậy chỉ có giai đoạn đầu lực tác động tới xi lanh cắt côn nhỏ hơn lực tác động vào tổng côn, còn giai đoạn sau 2 lực này lại như nhau. Khi 2 lực bằng nhau rồi việc tác động tới cupen không thể giảm hơn nữa.
Thêm chút nữa, áp lực trong hệ thống côn dầu chắc chắn nhỏ hơn áp lực trong hệ thống phanh dầu cho nên em nghĩ không phải lo về độ chịu lực của cupen trong hệ thống côn dầu. Bởi hệ thống phanh không cho phép lực tác động lên xi lanh phanh nhỏ hơn hay giảm dần so với lực tác động vào tổng phanh - em suy luận vậy.
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Em thấy giải thích của bác là rất hợp lý, chỉ có chút thắc mắc cá nhân ở phần chữ in đậm là lực tác động lên xi lanh cắt côn bao giờ cũng nhỏ hơn lực tác động vào tổng côn? Nếu điều này đúng sẽ có nghĩa là đường dầu lên bình chứa không lúc nào đóng hết, và như vậy khi bác đạp hết côn dầu vẫn theo đường này lên bình dầu, hệ quả sẽ là côn dần dần nhả ra dù chân bác giữ nguyên.

Còn nếu đường dầu lên bình đóng hoàn toàn sau một thời gian ngắn từ lúc đạp côn (khi đạp hết phần hành trình tự do), lực tác động lên xi lanh cắt côn sẽ đúng bằng lực tác động lên tổng côn. Trường hợp này khi cắt côn sẽ không có phần dầu nào chạy lên bình, càng côn sẽ giữ nguyên vị trí không bị nhả dần ra. Em nghĩ trường hợp này logic hơn - gần với côn dây hơn.
Như vậy chỉ có giai đoạn đầu lực tác động tới xi lanh cắt côn nhỏ hơn lực tác động vào tổng côn, còn giai đoạn sau 2 lực này lại như nhau. Khi 2 lực bằng nhau rồi việc tác động tới cupen không thể giảm hơn nữa.
Thêm chút nữa, áp lực trong hệ thống côn dầu chắc chắn nhỏ hơn áp lực trong hệ thống phanh dầu cho nên em nghĩ không phải lo về độ chịu lực của cupen trong hệ thống côn dầu. Bởi hệ thống phanh không cho phép lực tác động lên xi lanh phanh nhỏ hơn hay giảm dần so với lực tác động vào tổng phanh - em suy luận vậy.
Đỏ: Mình có nói thế đâu?
Xanh: Đúng, Đúng, Đúng đấy. Mình giãi bày hơi vụng thôi nhưng ý là vậy.
Tim tím: Thế tại sao hộp dầu phanh lại có mức max/min? Đổ quách nó đầy cho yên tâm 1 thời gian dài, còn bày vẽ max min làm gì?
Thêm thêm tí tẹo nhưng cho hết nhẽ: Phải thiết kế tiết lưu như vậy để lúc khởi đầu đạp pê đan, dầu trong xi lanh không bị "tức" mà được tăng áp lực từ từ. Nó mà "tức" thì cúp pen chịu áp đột ngột dễ hỏng hơn.
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Đỏ: Mình có nói thế đâu?
Xanh: Đúng, Đúng, Đúng đấy. Mình giãi bày hơi vụng thôi nhưng ý là vậy.
Tim tím:Thế tại sao hộp dầu phanh lại có mức max/min? Đổ quách nó đầy cho yên tâm 1 thời gian dài, còn bày vẽ max min làm gì?
Thêm thêm tí tẹo nhưng cho hết nhẽ: Phải thiết kế tiết lưu như vậy để lúc khởi đầu đạp pê đan, dầu trong xi lanh không bị "tức" mà được tăng áp lực từ từ. Nó mà "tức" thì cúp pen chịu áp đột ngột dễ hỏng hơn.
Có mức max để còn lại ít không khí phía trên, việc này để cho dù nắp dầu không có thông hơi nhưng khi nhả phanh - xi lanh tổng lùi về vị trí ban đầu - dầu trong bình sẽ xuống dễ dàng hơn nhiều so với dầu đầy bình, và tất nhiên như ý của bác nghĩ là để cho dầu chạy lên thì có chỗ mà đựng.

Nói chung xung quanh cái bình dầu này cũng vui phết bác nhỉ :)
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Cái gì cũng thế, cứ có tý dầu "nhớt" là vui.
 

SAYXE4B

Xe hơi
Biển số
OF-25890
Ngày cấp bằng
16/12/08
Số km
124
Động cơ
490,040 Mã lực
Nơi ở
Phan Kế Bính, Ba Đình
Về nguyên lý thì đúng là không cần bình dầu.
Bình dầu ngoài công dụng là để bù dầu (công dụng phụ) Nó còn có 1 nhiệm vụ quan trọng hơn là đón 1 phần dầu khi nén và trả lại lượng dầu khi nhả.
Các nhà thiết kế làm như vậy bởi các lý do sau:
- Giả sử không có 1 đường dầu đi vào bình chứa thì khi nén 1 lực N tại pít tông tổng thì pit tông ở xi lanh cắt côn cũng nhận được 1 lực N (Bỏ qua sự co thể tích của lượng dầu được nén) mà lực N này phải lớn, áp lực trong xi lanh cũng lên rất lớn, cúp-pen sẽ phải chịu lực lớn và khi làm việc phải lặp lại nhiều lần nên chóng hỏng (dầu tràn qua cúp-pen). Vậy, để giảm áp lực, người ta cho 1 lượng dầu chạy tiết lưu lên bình dầu. Như vậy lực N tác động lên pê-đan sẽ được giảm và cúp-pen cũng chịu áp lực nhỏ hơn>>>bền hơn.
- Nếu không có đường dầu lên hộp dầu thì quãng đường đi của pít tông căt côn cũng bằng chính quãng đường của pít tồn tổng, như vậy khó điều chỉnh hành vi. Có đường này nó như 1 hộp giảm tốc có tỷ số chuyền bằng lượng dầu được tiết lưu.

- Lượng dầu không thể chảy đi đâu được nếu 1 hệ thủy lực này lắp chuẩn. Nhưng trong quá trình làm việc, khi pít tông nén vào thì có 1 lớp dầu mỏng bám vòa thành xi lanh sẽ bị bốc hơi, lâu ngày hao dầu. Việc bổ xung dầu được làm liên tục trong quá trình dầu hồi về khi nhả bàn đạp (mỗi lần rất nhỏ khó mà đong đếm được)
các cụ mổ xẻ v.đề kinh quá. em cũng xin spam chút. Cái chỗ in đậm bác tptioe nói đúng nếu đường kính 2 xi lanh = nhau, nếu khác nhau thì lợi về lực thiệt về đường đi ah. Để côn đạp nhẹ chắc 2 xi lanh này phải khác nhau.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top