Cảm ơn kụ. Chúng ta đang trao đổi đúng vấn đề nhà cháu đang băn khoăn đấy.
Tại sao lại phân 2 loại vi phạm?
Thực ra, có nhiều loại vi phạm (cái này cơ quan thực thi pháp luật nắm rõ nhất). Nhưng trong các loại lái xe vi phạm đó có 2 loại lái xe vi phạm (mà chúng ta đang đề cập, là 1- vô tình vi phạm, nếu được nhắc sẽ ngừng vi phạm và 2- cố tình vi phạm bằng mọi cách)
thường bị đánh đồng với nhau, bị khuyến cáo áp chung một mức phạt rất nặng.
Điều này vừa không công bằng, vừa không đúng luật, vừa không có tác dụng hạn chế hay chấm dứt hành vi vi phạm.
Vì vậy, nhất thiết phải tách riêng 2 loại lái xe vi phạm này ra, có các biện pháp cảnh báo để sàng lọc họ, vừa giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm loại 1 trước khi nó gây ra hậu quả, vừa giúp áp dụng mức phạt đúng cho từng loại đối tượng vi phạm, như luật XLVPHC quy định.
Việc cảnh báo như thế nào cho hiệu quả, cho những người vô tình vi phạm biết mà dừng hành vi vi phạm thì cũng không hề khó. Đây là việc liên quan đến các giải pháp kỹ thuật thuần tuý thôi. Kụ có thấy thế không?
----------------
Nhà cháu xin giải thích thêm như sau:
1- Tại sao nói "không phân loại vi phạm" là không công bằng?
Trong luật hình sự hiện hành, cùng là hành vi giết người hoàn thành nhưng luật vẫn phân ra các cấp độ khác nhau và áp các hình phạt khác nhau cho từng loại, tuỳ thuộc hành vi giết người đó xảy ra do vô tình hay cố tình. Ví dụ, giết người do vô tình, giết người do vượt quá mức phòng vệ, quyết tâm giết người đến cùng...
Trong trường hợp này, hành vi giết người do vô tình sẽ bị phạt nhẹ hơn so với hành vi cố tình giết người đến cùng.
Chiểu theo nguyên tắc nêu trên trong luật hình sự chúng ta sẽ thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực gtđb cũng phải được phân loại và xử lý dựa trên tiêu chí vô tình hay cố tình, cho công bằng với cách luật pháp đang đối xử với tội khác.
2- Tại sao nói "không phân loại vi phạm" là không đúng luật?
Thứ nhất, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Luật Xử lý VPHC 2012 quy định "mọi hành vi vi phạm phải được ngăn chặn kịp thời...".
Nếu tại các vị trí thường xảy ra hành vi đi ngược chiều, đi lùi mà các cơ quan hữu quan không hề có bất kỳ một biện pháp cụ thể nào để ngăn chặn nó, cứ để cho vi phạm xảy ra rồi phạt, thì họ đang vi phạm quy định này của Luật XLVPHC.
Thứ hai, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 3 nói trên cũng quy định "việc xử phạt ... phải bảo đảm công bằng".
Nếu các cơ quan hữu quan đánh đồng các hành vi vô tình vi phạm với cố tình vi phạm đến cùng, bắt cả 2 hành vi này cùng chịu một mức phạt như nhau là họ vi phạm quy định về công bằng của Luật XLVPHC này.
Thứ ba, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Luật XLVPHC cũng quy định "Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, (…), đối tượng vi phạm...".
Nếu các cơ quan hữu quan đánh đồng 2 loại đối tượng vô tình và cố ý vi phạm, là họ cũng sai so với điều luật này.
3- Tại sao nói "không phân biệt vi phạm" là không có tác dụng hạn chế vi phạm?
Như kụ và nhà cháu đều thấy, trong số lái xe vi phạm chắc chắn có không ít người vi phạm vì vô tình. Nếu được cảnh báo kịp thời thì họ sẵn sàng thay đổi ngay hành vi, sẽ thôi không vi phạm nữa.
Nếu cơ quan hữu quan phân biệt rõ đối tượng này, lắp đặt biển cảnh báo "bạn đang đi ngược chiều - Hãy dừng lại!" thì chắc chắn họ sẽ dừng. Xã hội sẽ bớt đi những trường hợp vô tình đi ngược chiều gây nguy hiểm.
Trích Luật Xử lý VPHC: