- Biển số
- OF-198975
- Ngày cấp bằng
- 19/6/13
- Số km
- 3,008
- Động cơ
- 1,365,491 Mã lực
- Nơi ở
- 38,686,868 Mã lực
Các cụ tham khảo:
Bên làn phải vắng và đồng tốc với làn trái thì quan điểm em thấy đi như bác là tốt.Tiếp nữa là:
"vì đang tốc độ cao phải chuyển làn rất nguy hiểm, quan sát tứ phía, đánh giá độ an toàn ...."
Khi NGUY HIỂM, không ai bắt bác chuyển làn, và bác cũng đừng làm thế, hiển nhiên.
Thực tế, đi trên cao tốc buồn ngủ chết bà, vì nó không có việc gì làm cả:
Bác vượt 1 ông xe tải 80kmh, ví dụ vậy, qua mặt nó rồi lại chèn vào, về phải.
Đi tiếp 1 đoạn, lại lặp lại việc trên.
Đi như thế, tôi thấy an toàn hơn rất nhiều so với việc, để 1 ông thúc mít kêu "Vào đê cho tau đi!!!".
Khi đó, ngoài chuyện ngó nghiêng để sang phải, bác còn phải để ý việc chính ông đằng sau sốt ruột và cũng sang phải để vượt bác - bác bị vượt bên phải.
Bác có chia sẻ quan điểm này??
Nếu làn phải không vắng, bác đâu có sang phải được (do nguy hiểm) ==> ông đằng sau cũng không thể làu bàu về việc đó.Bên làn phải vắng và đồng tốc với làn trái thì quan điểm em thấy đi như bác là tốt.
Đi vào phần đường bên phải có nghĩa là không được đi vào phần đường của bên ngược chiều. Hiểu như cụ thì cứ thằng bên phải nó đi nhanh hơn là mình phạm luật ahBác không có quyền, cũng không có khả năng phán quyết một ai đó là vi phạm pháp luật (vượt quá tốc độ), trong khi bác không có máy bắn tốc độ, chỉ nhìn đồng hồ của mình và phán đoán rồi tự ra quyết định cưỡng chế (không cho vượt).
Việc họ vi phạm pháp luật hay không sẽ có người có thẩm quyết quyết định và xử phạt. Việc của bác là tuân thủ pháp luật: Nếu đi chậm hơn thì đi về phía bên phải (ngay khi có thể), thế thôi. Đừng nhân danh pháp luật để quyết định ai phạm luật hay hành pháp thay lực lượng công an bác ạ
Đang tranh luận về luật cụ ah, còn văn hóa chưa nói đến. Cụ mà sống ở VN mà cứ giữ cái văn hóa trời Âu thì có mà chửi đổng cả ngày. Mà chửi đổng thì làm cái gì? Hoặc là thích nghi (tất nhiên vẫn đúng luật) hoặc là vẫn giữ cái văn hóa ở trời Tây nhưng bớt chửi lạiEm thấy các cụ nhiều ý kiến khác nhau, một số cụ vẫn cứ giữ ý kiến là kệ người khác khi mình đi đúng tốc độ! Em đã từng lái xe trên các cung đường Châu Âu, em thấy cách của họ chạy rất an toàn và khoa học, mặc dù đường cao tốc của họ cũng có những cung chỉ có 2 làn xe. Tất cả các xe đều chạy bám làn phải, dùng làn trái vượt xong lại vào làn phải. Không có xe nào bám chặt làn trái dù tốc độ là bao nhiêu. Các cụ tham khảo một số hình ảnh cách lái xe của họ xem có nên thay đổi tư duy không nhé. Em đảm bảo các cụ nhà mình chạy thế này thì đường cao tốc nhà mình cực dễ chạy và thoáng hơn hẳn!
Luật quy định cho mọi loại đường, kể cả đường liên thôn, liên xã, miền núi, hải đảo... Không phải đường nào cũng có biển báo đầy đủ, rõ ràng.Chú ý quan sát biển báo. Đường nào không có biển báo đường một chiều thì hiểu là đường 2 chiều. Khi cụ đi xe sang nửa bên trái đường ở đường có 2 chiều thì sẽ bị xử phạt theo lỗi "không đi theo chiều đi của mình" mà không phải lỗi "đi ngược chiều" chính là do cách hiểu "phương tiện giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình" như em đã nói.
Phân biệt lỗi không đi theo chiều đi của mình, lỗi ngược chiều
(PLO)- Luật quy định rất rõ ràng về lỗi đi ngược chiều và lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình.plo.vn
Vấn đề em quan tâm là nếu em không xê ra thì ông sau sẽ làm gì em?Có lẽ bác không hiểu ý tôi.
Cái tôi quan tâm là cái sự Suy đoán ra Tốc độ của ông đi sau, dựa vào Tốc độ thể hiện trên ODO của mình - là cái bác đang có.
Hoàn toàn đúng là "việc của người lái xe không phải giải trình hay phải quan tâm ODO của ông đi sau".
Thế nên, ông đi sau bẩu "Xê ra", tôi sẽ xê ra cho họ vượt lên, họ chạy 120 hay 220, kệ họ.
Tôi đi còn ngoan hơn thế: Cố gắng sang phải sớm nhất có thể, để không ai phải bảo tôi "Xê ra" cả.
Nhưng có vẻ cái việc bị xử phạt nếu không cho vượt dường như chưa bao giờ xảy ra phải k cụ? Đấy là vấn đềLuật giao thông của VN và cách thi hành nó không cho phép chúng ta ra các quy định chi tiết, cụ thể như cụ nói vì thực tế trên đường có muôn vàn tình huống có thể xảy ra.
Ở nhiều quốc gia phương Tây (thậm chí TQ cũng áp dụng), việc xác định có vi phạm hay không là do tòa án quyết định, người ta không cần phải ra các quy định quá chi tiết, tỉ mỉ mà chỉ cần có bằng chứng (hình ảnh, video...) nếu có tranh cãi thì quan tòa sẽ dựa vào bằng chứng và đưa ra phán quyết, người lái không thể cãi cùn được trước tòa như cãi với CSGT. Mức phạt cũng nằm trong phạm vi rất rộng và do quan tòa quyết định, hoàn toàn có thể tăng giảm theo thái độ, ý thức chấp hành, số lần tái phạm... Tóm lại là rất linh hoạt để có tính răn đe cao, chứ như luật VN hiện giờ rõ lắm hướng dẫn, nghị định... nhưng nếu như cụ có vượt đèn đỏ 100 lần thì chế tài xử phạt vẫn không thay đổi.
Vi phạm giao thông: ra tòa chịu phạt?
TTO - Vi phạm giao thông thường bạn bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng sắp tới đây rất có thể người vi phạm sẽ phải ra tòa bị xử phạt. Bạn nghĩ gì về điều này?tuoitre.vn
Không phải là hiểu như tôi, mà bác hãy đọc điều 13 Luật GTĐB quy định về giao thông theo làn: Phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn thì phải đi về phía (làn) bên phải, nghĩa là phương tiện đi chậm hơn mà đi ở bên trái là phạm luật.Đi vào phần đường bên phải có nghĩa là không được đi vào phần đường của bên ngược chiều. Hiểu như cụ thì cứ thằng bên phải nó đi nhanh hơn là mình phạm luật ah
Qua thớt này và tình huống trên đường em gặp phải, em biết nó có thật mà, nhưng mình nói chuyện theo con số đi, theo cụ nó có thật tỉ lệ bao nhiêu % trên tổng lượt xe chạy cao tốc
Chả có gì không tưởng cả, nó có thật, có nhiều người đã làm đó. Nó chỉ không tưởng ở trong đầu những người kém trí tưởng tượng nhưng lại thừa bảo thủ thôi.
Cũng chả liên quan gì đến “nhường tất cả mọi người” hay “luật không quy định” hoặc “đường thiết kế không đúng”. Nó chỉ đơn giản là quy tắc giao thông chung: hãy đi sát bên phải nhất có thể để giữ an toàn cho bản thân và người khác.
Cái này là dẫn chứng trực quan đây.Em thấy các cụ nhiều ý kiến khác nhau, một số cụ vẫn cứ giữ ý kiến là kệ người khác khi mình đi đúng tốc độ! Em đã từng lái xe trên các cung đường Châu Âu, em thấy cách của họ chạy rất an toàn và khoa học, mặc dù đường cao tốc của họ cũng có những cung chỉ có 2 làn xe. Tất cả các xe đều chạy bám làn phải, dùng làn trái vượt xong lại vào làn phải. Không có xe nào bám chặt làn trái dù tốc độ là bao nhiêu. Các cụ tham khảo một số hình ảnh cách lái xe của họ xem có nên thay đổi tư duy không nhé. Em đảm bảo các cụ nhà mình chạy thế này thì đường cao tốc nhà mình cực dễ chạy và thoáng hơn hẳn!
Nếu bác không nhường đường ==> Khả năng cực cao là bác sẽ bị vượt phải, từ làn giữa.Vấn đề em quan tâm là nếu em không xê ra thì ông sau sẽ làm gì em?
Theo các trường hợp thực thế có thể xảy ra:
- Bị ông sau tức lên tạt đầu.
- Ông sau tìm cách chạy vào lane khẩn cấp và vượt.
- Ông sau tìm ra lane giữa tăng tốc và bị bắn tốc độ.
...
Nhưng cuối cùng em quan tâm cái #1 nêu, em sẽ bị XXX vẫy lại phạt vì tội: Không cho xe sau vượt không?
Quan điểm của em là, ý thức chỉ là một phần, tuyên truyền ý thức nhường là tốt, nhưng chế tài không đủ thì chỉ là muối bỏ bể! Có phải vậy không cụ, cũng giống như: Cao tốc cấm người đi bộ, nhưng lỡ may có người đi bộ thật, ông lái xe vẫn phải "Đền", thế mới tài tình
Trường hợp mục 2 của cụ, nếu làn trong các xe chỉ chạy 100 thì cụ không không thể ra vào an toàn được, vì vậy cụ không nhường là hợp lý.1. Thì ko ai bàn nữa rồi cụ nhé
2. Vậy là em muốn đi nhanh 120 ko được vì làn giữa nga chỉ chạy max 100. Nếu em muốn chạy 120 thì fai ra vào liên tục để nhường cho thằng 140. Thằng vi phạm thì em phải ưu tiên nó trong khi em chạy đúng và muốn đi nhanh thì ko đc ưu tiên lại còn chịu nguy hiển khi chuyển làn tốc cao liên tục. Thế nghe có hợp lý và xứng đáng không cụ?
Tất nhiên nếu làn giữa cũng chạy 120 đc thì em cũng chẳng ôm trái làm gì. Nhưng th đó thường khó xảy ra thực tế.
Em đã chỉ hẳn cái biển I-407A báo hiệu đường 1 chiều rồi mà bác ấy dường như không hiểu, vẫn phải gò vào tình huống đường lạ không biết.Chú ý quan sát biển báo. Đường nào không có biển báo đường một chiều thì hiểu là đường 2 chiều. Khi cụ đi xe sang nửa bên trái đường ở đường có 2 chiều thì sẽ bị xử phạt theo lỗi "không đi theo chiều đi của mình" mà không phải lỗi "đi ngược chiều" chính là do cách hiểu "phương tiện giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình" như em đã nói.
Phân biệt lỗi không đi theo chiều đi của mình, lỗi ngược chiều
(PLO)- Luật quy định rất rõ ràng về lỗi đi ngược chiều và lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình.plo.vn
Việc bác đi làn bên phải, sát trong không có gì sai. Nhưng việc vận dụng điều 9 Luật GTĐB để giải thích cho việc đi làn bên phải khi chiều đường có nhiều làn là không đúng. Đại ý điều 9 qui định là (trên đường 2 chiều thì) xe đi phầnbên phải đường theo hướng đi, do đó có thể hiểu tiếp là phần bên trái là cho xe đi chiều ngược lại. Điều khoản này xác định qui tắc lưu thông bên phải đường và áp dụng cho tất cả các cung đường có hai luồng xe lưu thông ngược nhau trừ các trường hợp có chỉ dẫn đặc biệt.Bác không nên nói lấy được. Cứ trả lời được câu hỏi tôi hỏi ở trên đi đã: Giả sử, bác đi vào một con đường lạ, không biết là 1 chiều hay 2 chiều, không thấy phân cách giữa 2 phần đường, bác sẽ đi thế nào? Đi bên trái hay bên phải?
- Tôi thì thế này: Không cần biết đường 1 chiều hay 2 chiều, cứ theo quy định của Luật, đi về bên phải theo chiều đi của mình, nghĩa là bên phải còn đường là còn đi về phía bên phải, đi sát về phía bên phải.
- Còn bác? Đi giữa đường, đi sát bên trái, hay dừng xe xuống tìm người để hỏi xem đường này 1 chiều hay 2 chiều rồi mới đi tiếp, nếu là 1 chiều thì cứ đi bên trái, nếu là 2 chiều thì đi bên phải?
Tôi không nghĩ Luật lại bắt bác phải dừng xe xuống hỏi xem đây là đường 1 chiều hay 2 chiều rồi mới đi được tiếp đâu
Thực ra ở EU, cái sự phạt Bám trái nó cũng không rành mạch cụ thể đến mức đó bác ạ.Cái này là dẫn chứng trực quan đây.
Luật của Pháp và của mình khá giống nhau, chỉ khá nhau việc thi hành Luật thôi
- Bên Pháp: Đi chậm hơn mà vẫn đi ở làn trái là ăn phạt ngay
- Bên VN: Đi chậm hơn, thậm chí rùa bò ở làn trái chưa bao giờ bị phạt
Đấy! Cụ nói thế em gật gật ngay ạ.Nếu bác không nhường đường ==> Khả năng cực cao là bác sẽ bị vượt phải, từ làn giữa.
Như thế, nguy hiểm hơn nhiều cho cả 2 bên, so với việc bác nhường đường khi bị dí mít.
Và tốt nhất là, đừng để bị dí mít: Bác cứ sang phải từ trước khi được yêu cầu - ngay khi có thể, tất nhiên.
Việc "Ông sau tìm cách chạy vào lane khẩn cấp và vượt.": Sẽ không xảy ra, vì lúc đó bác đang đi bên phải và hắn có thể sang trái và vượt trái bác.
Còn chuyện hắn vượt phải, không nằm trong khuôn khổ thread này nữa rồi.
Vụ phạt: Xứ này nó không phạt, chứ không phải không có chế tài.
Như có cụ nào ở trên đã viết: Việc phạt này "không hiệu quả", nên người có chức năng xử phạt - đúng quy định của Kinh tế thị chường có định hướng -, sẽ tập trung vào việc nào Hiệu quả hơn.
Tôi cũng sẽ làm vậy.
Còn cái Câu chuyện To đền Bé của bác, đành là nó ngu xuẩn đến mức không thể ngu xuẩn hơn, nhưng nó vẫn đang diễn ra, dù điều luật đó không được áp dụng.
Ở đây đang nói đến nguyên tắc của Luật. Người ta quy định cho mọi trường hợp, chứ không phải chỉ ở những con đường đúng quy chuẩn, và khi đi ở bất cứ con đường nào cũng không bị đe dọa xe đi chiều ngược lại đâm vào đầu. Ngược lại, nếu không tuân thủ nguyên tắc bám phải thì sẽ có lúc đối đầu xe ngược chiều. Tùy bác chọnEm đã chỉ hẳn cái biển I-407A báo hiệu đường 1 chiều rồi mà bác ấy dường như không hiểu, vẫn phải gò vào tình huống đường lạ không biết.
Việc bác đi làn bên phải, sát trong không có gì sai. Nhưng việc vận dụng điều 9 Luật GTĐB để giải thích cho việc đi làn bên phải khi chiều đường có nhiều làn là không đúng. Đại ý điều 9 qui định là (trên đường 2 chiều thì) xe đi phầnbên phải đường theo hướng đi, do đó có thể hiểu tiếp là phần bên trái là cho xe đi chiều ngược lại. Điều khoản này xác định qui tắc lưu thông bên phải đường và áp dụng cho tất cả các cung đường có hai luồng xe lưu thông ngược nhau trừ các trường hợp có chỉ dẫn đặc biệt.
Việc đi làn nào, chuyển làn nhường đường khi nào, như thế nào... được qui định bởi các điều khoản khác, và cần vận dụng theo các điều khoản đó.
Với ví dụ của bác, khi vào đường lạ, nếu đầu đường không có biển báo đường 1 chiều thì hiển nhiên nó là đường 2 chiều, chứ không có chuyện không biết đường 1 chiều hay 2 chiều.và khi không có biển báo 1 chiều thì xe phải đi bên phải đường theo hướng đi. Nếu không biết phân biệt là đường 1 chiều hay 2 chiều thì không thuộc luật và nên ngừng lái ạ.
Tất nhiên, giao thông không phải 1+1=2, nhưng cứ phạt là mọi thứ sẽ răm rắp đâu vào đấy.Thực ra ở EU, cái sự phạt Bám trái nó cũng không rành mạch cụ thể đến mức đó bác ạ.
Tuy nhiên, cái Cản trở xe sau thì cực rõ và cực nặng, vì nó quy vào Cản trở giao thông.
Nếu bác đi bám trái, lúc 2h sáng chẳng hạn, vắng xe, nó cùng lắm chi Nhắc nhở - nhưng vẫn bị gọi vào + kiểm tra giấy tờ + thổi kèn nếu có nghi ngờ + ..., tóm lại là rất mất thời gian.
Và tụi nó cố ý dềnh dàng mất thời gian như vậy - 1 hình thức phạt gián tiếp phi tiền mặt.
Còn nếu bác cản thằng đằng sau - bất kể giờ nào, nó mà nhìn thấy là vẫy bác lại ngay lập tức- và mức phạt sẽ đủ để bác nhớ đến năm sau.
Việc tương tự cho phạt nguội.
Xét như thế, Việt Nam ta nhân văn và văn minh hơn nhiều.
Với điều luật vĩ đại To đền Bé và Thông tư nhất chớm là minh chứng.
Nhân tiện, tôi thấy là: Cái biển 407A - báo hiệu đường 1 chiều, ở cái xứ này vô cùng hiếm.Em đã chỉ hẳn cái biển I-407A báo hiệu đường 1 chiều rồi mà bác ấy dường như không hiểu, vẫn phải gò vào tình huống đường lạ không biết.