[Funland] Chạy đúng tốc độ có phải nhường đường cho xe xin vượt không?

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,665
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Thế xác định ông đi sau "xe sau đi quá tốc độ tối đa cho phép" như nào để loại trừ, hả bác?
Bác đừng bảo là, vì ODO của tôi chỉ abc ==> thằng kia phải là xyz nhé.

Còn về an toàn giao thông:
Vài bác tuyên bố, tau đel nhường.

Ờ, vậy thì các bác đó sẽ bị ông đi sau Vượt phải - khả năng rất cao là vậy.
Thế thì khi đó, bị Vượt phải và bị Vượt trái, cái gì tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho cả 2 bên?
Hiện tại cũng chưa thấy bác nào trả lời cả, dù bác nào cũng tuyên bố, tôi coi trọng sự An toàn giao thông trên hết.
Bác đừng bảo là, vì ODO của tôi chỉ abc ==> thằng kia phải là xyz nhé.
ODO của xe là do bên Đăng Kiểm kiểm định, việc của người lái xe không phải giải trình hay phải quan tâm ODO của ông đi sau, chỉ quan tâm của mình, nó đã được cơ quan có quyền kiểm tra, cho phép xe lưu thông cấp phép cho xe có thể lưu hành.
Em lái xe không nhìn ODO của em thì nhìn ODO của ai, không căn cứ ODO của em thì thì của ai?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Quy định điều 9: "Đi đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định" nghĩa là đường nó chia làm hai thì ông đi vào phần bên phải theo chiều di chuyển chứ không phải đi vào phần bên trái, nửa bên trái của của các phương tiện di chuyển ngược chiều (quy định đi vào phần bên trái thì là các nước như Anh, Thái Lan). Trong cái nửa bên phải đó nếu có phân làn riêng cho ô tô, xe máy, xe thô sơ... thì mình dùng phương tiện gì thì lại đi đúng vào làn quy định cho phương tiện xe của mình.
Bác đừng nghe người khác nói, mà hãy nghĩ thật kỹ và hiểu theo cách mà mình đã nghĩ thật kỹ. Nếu chưa hiểu rõ, đọc các điều khác và các văn bản dưới luật, thậm chí cả luật của nước ngoài.
- Đầu tiên bác phải tự hỏi chiều đi của mình là gì
- Sau đó bác sẽ hiểu đi về bên phải của cái chiều đi ấy là thế nào

Giả sử, bác đi vào một con đường lạ, không biết là 1 chiều hay 2 chiều, không thấy phân cách giữa 2 phần đường, bác sẽ đi thế nào? Đi bên trái hay bên phải?
Trả lời được câu này bác sẽ hiểu hơn quy định của Luật GTĐB
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,384 Mã lực
Thế xác định ông đi sau "xe sau đi quá tốc độ tối đa cho phép" như nào để loại trừ, hả bác?
Bác đừng bảo là, vì ODO của tôi chỉ abc ==> thằng kia phải là xyz nhé.

Còn về an toàn giao thông:
Vài bác tuyên bố, tau đel nhường.

Ờ, vậy thì các bác đó sẽ bị ông đi sau Vượt phải - khả năng rất cao là vậy.
Thế thì khi đó, bị Vượt phải và bị Vượt trái, cái gì tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho cả 2 bên?
Hiện tại cũng chưa thấy bác nào trả lời cả, dù bác nào cũng tuyên bố, tôi coi trọng sự An toàn giao thông trên hết.
Bây giờ bỏ vấn đề văn hóa đi nhé, nói theo luật thôi. Em xác định theo đồng hồ của xe em, có sai không, có luật nào cấm xác định theo đồng hồ của xe không khi xe em kiểm định đủ điều kiện an toàn lưu thông. Cụ dùng cơ sở nào để nói "đừng bảo là ODO của tôi là abc", việc này em thấy chính đáng cho đến khi cụ đưa ra cơ sở luật/quy định phản bác điều đó.

Bây giờ cụ bị giao thông vẫy xuống bảo quá tốc độ mà cụ có camera hành trình hay thiết bị nào đó ghi được tốc độ ODO xe cụ là không quá tốc độ cho phép và đưa ra thì công an có xử phạt được cụ không?
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,384 Mã lực
Bác đừng nghe người khác nói, mà hãy nghĩ thật kỹ và hiểu theo cách mà mình đã nghĩ thật kỹ. Nếu chưa hiểu rõ, đọc các điều khác và các văn bản dưới luật, thậm chí cả luật của nước ngoài.
- Đầu tiên bác phải tự hỏi chiều đi của mình là gì
- Sau đó bác sẽ hiểu đi về bên phải của cái chiều đi ấy là thế nào

Giả sử, bác đi vào một con đường lạ, không biết là 1 chiều hay 2 chiều, không thấy phân cách giữa 2 phần đường, bác sẽ đi thế nào? Đi bên trái hay bên phải?
Trả lời được câu này bác sẽ hiểu hơn quy định của Luật GTĐB
Em nghĩ và hiểu như nội dung em đã nêu, và em thấy bác đang hiểu sai. Bác nên tìm hiểu kỹ hơn, đọc luật cần thận trọng đừng bộp chộp nắn nó theo cách hiểu cảm tính của mình.
 

thiemnc

Xe buýt
Biển số
OF-36646
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
514
Động cơ
476,261 Mã lực
Trường hợp đó cụ không nhường đơn giản vì cụ không thể nhường mà ko phạm luật. Chả ai bàn.
Ở đây đang nói một ví dụ kinh điển là đường cao tốc HN -HP, có 3 làn từ phải qua trái quy định tốc độ tối đa là 90-120-120. Và nhiều cụ cho rằng đã chạy 120 thì cứ làn ngoài cùng bên trái mà bám. Đấy là một tư duy chết người khi đi cao tốc. Với tốc độ 120 nên phải đi vào làn thứ 2 khi đường thoáng. Cái tư duy đi sát nhất trong mức có thể sang phải rất quan trọng vì nó sẽ làm thoáng đường cho bất cứ ai muốn vượt, và bản thân họ cũng an toàn hơn khi vào lối ra để rời khỏi cao tốc. Đường 5B là loại đường cao tốc cực kỳ dễ đi vì nó ít lối ra, chứ tới đây các đường vành đai xuong quanh đô thị cũng sẽ như tây - cho chạy 120km/h và cứ 5-6 phút lại có một lối ra thì sẽ phức tạp vô cùng. Chắc chắn những người giữ thói quen đi sang bên trái sẽ có nguy cơ gây tai nạn và làm giảm tốc độ lưu thông trên đường cao hơn nhiều những người tuân thủ quy tắc: đi chậm sang bên phải.
Cái đội bám làn trái ấy đến gần lối ra làm vèo phát cắt mấy làn luôn
 

emphailamsao

Xe tăng
Biển số
OF-563835
Ngày cấp bằng
11/4/18
Số km
1,443
Động cơ
166,338 Mã lực
Với để toán mở như thế này, em nghĩ sẽ có rất nhiều nghiệm.
Em ví dụ thế này:
1- Không nhường:
- Nếu làn trong là 100
- Nếu làn trong là 120 nhưng mật độ xe đông, không đảm bảo khoảng cách an toàn
2- Nên nhường:
- Nếu làn trong là 120 và vắng xe, đảm bảo khoảng cách an toàn để sang làn (và sau đó khuyến cáo không nên ra làn ngoài nữa)
3- Còn nhiều tình huống cụ thể nữa nhưng em chưa nghĩ ra hết :)

Tuy nhiên, pháp luật chưa có chế tài cụ thể, ví dụ cần:
- Quy định rõ trên cao tốc về việc sử dụng làn ngoài.
- Quy định mức phạt cụ thể về việc vi phạm quy định sử dụng làn ngoài.

Với quy định như hiện tại thì mọi người đều có lý lẽ riêng của mình và không ai hoàn toàn sai, cũng như không ai hoàn toàn đúng :)
1. Thì ko ai bàn nữa rồi cụ nhé
2. Vậy là em muốn đi nhanh 120 ko được vì làn giữa nga chỉ chạy max 100. Nếu em muốn chạy 120 thì fai ra vào liên tục để nhường cho thằng 140. Thằng vi phạm thì em phải ưu tiên nó trong khi em chạy đúng và muốn đi nhanh thì ko đc ưu tiên lại còn chịu nguy hiển khi chuyển làn tốc cao liên tục. Thế nghe có hợp lý và xứng đáng không cụ?

Tất nhiên nếu làn giữa cũng chạy 120 đc thì em cũng chẳng ôm trái làm gì. Nhưng th đó thường khó xảy ra thực tế.
 

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,562
Động cơ
329,663 Mã lực
Cái vấn đề ở đây nó phải song song, các cụ kêu gọi là đúng, em hoàn toàn ủng hộ, nhưng đi kèm các chế tài đi theo, các con đường được thiêt kế ntn, để mọi người có thể thực hiện theo pháp luật!
Các con đường cũng quy định rõ, tốc độ tối đa bao nhiêu, lane nào để vượt, vượt trong bao lâu, nếu ông ôm lane đấy bao lâu, mà k về lane cũ thì sẽ bị ntn....
Còn mong chờ ý thức như các cụ truyền tải: Nhường tất cả mọi người.
Cái này nó chả khác gì Chủ nghĩa xã hội không tưởng, không bao giờ có đâu.
;))
Chả có gì không tưởng cả, nó có thật, có nhiều người đã làm đó. Nó chỉ không tưởng ở trong đầu những người kém trí tưởng tượng nhưng lại thừa bảo thủ thôi.
Cũng chả liên quan gì đến “nhường tất cả mọi người” hay “luật không quy định” hoặc “đường thiết kế không đúng”. Nó chỉ đơn giản là quy tắc giao thông chung: hãy đi sát bên phải nhất có thể để giữ an toàn cho bản thân và người khác.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Bây giờ bỏ vấn đề văn hóa đi nhé, nói theo luật thôi. Em xác định theo đồng hồ của xe em, có sai không, có luật nào cấm xác định theo đồng hồ của xe không khi xe em kiểm định đủ điều kiện an toàn lưu thông. Cụ dùng cơ sở nào để nói "đừng bảo là ODO của tôi là abc", việc này em thấy chính đáng cho đến khi cụ đưa ra cơ sở luật/quy định phản bác điều đó.

Bây giờ cụ bị giao thông vẫy xuống bảo quá tốc độ mà cụ có camera hành trình hay thiết bị nào đó ghi được tốc độ ODO xe cụ là không quá tốc độ cho phép và đưa ra thì công an có xử phạt được cụ không?
Tôi đâu có bảo ODO của bác sai và đừng căn cứ vào đó. Cái tôi quan tâm là cái "xyz" trong #640 mà tôi viết.

Ở đây, nhiều bác tuyên bố và dẫn cả luật: Theo luật, nếu xe sau chạy nhanh quá ==> Ko nhường đường và cả Ko bị phạt.
Căn cứ duy nhất họ có chỉ là cái ODO của chính mình.

Cái đó, bác có thể áp dụng cho bác: Ờ, mình đang chạy 115/120, vì ODO của mình bẩu vậy.
Nhưng không thể vì thế mà bẩu, thằng đằng sau đang chạy 215/120, vì ODO của mình bẩu vậy.

Đồng thời tôi đặt lại câu hỏi về An toàn giao thông:
Nếu bác không nhường => khả năng cao bác sẽ bị vượt phải.
Vậy, cái gì nguy hiểm hơn cho cả 2 bên:
- Nhường và bị vượt trái.
- Không nhường và bị vượt phải.
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,160
Động cơ
1,065,907 Mã lực
;))
Chả có gì không tưởng cả, nó có thật, có nhiều người đã làm đó. Nó chỉ không tưởng ở trong đầu những người kém trí tưởng tượng nhưng lại thừa bảo thủ thôi.
Cũng chả liên quan gì đến “nhường tất cả mọi người” hay “luật không quy định” hoặc “đường thiết kế không đúng”. Nó chỉ đơn giản là quy tắc giao thông chung: hãy đi sát bên phải nhất có thể để giữ an toàn cho bản thân và người khác.
Thực tế nó lại khác xa! Trên cao tốc xe khách toàn dừng đón trả ở đó, các loại xe muốn đi nhanh giờ cũng phi hết vào chỗ làn khẩn cấp cả. ;))
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,384 Mã lực
Tôi đâu có bảo ODO của bác sai và đừng căn cứ vào đó. Cái tôi quan tâm là cái "xyz" trong #640 mà tôi viết.

Ở đây, nhiều bác tuyên bố và dẫn cả luật: Theo luật, nếu xe sau chạy nhanh quá ==> Ko nhường đường và cả Ko bị phạt.
Căn cứ duy nhất họ có chỉ là cái ODO của chính mình.

Cái đó, bác có thể áp dụng cho bác: Ờ, mình đang chạy 115/120, vì ODO của mình bẩu vậy.
Nhưng không thể vì thế mà bẩu, thằng đằng sau đang chạy 215/120, vì ODO của mình bẩu vậy.

Đồng thời tôi đặt lại câu hỏi về An toàn giao thông:
Nếu bác không nhường => khả năng cao bác sẽ bị vượt phải.
Vậy, cái gì nguy hiểm hơn cho cả 2 bên:
- Nhường và bị vượt trái.
- Không nhường và bị vượt phải.
Em chỉ đặt trường hợp em đang đi 120/120 thì xe sau đòi vượt là quá tốc độ 120. Tình hướng 115/120 là chuyện khác, trong tình huống này nếu không cho vượt em sẽ đi lên tốc độ 120 cho khỏi phạm luật đi chậm mà không nhường, hoặc nếu không lên tốc độ đó thì theo luật em phải nhường và em sẽ làm theo luật.

Về câu hỏi an toàn thì việc bắt xe sau sang làn khác mà vượt là an toàn hơn cho em vì đang tốc độ cao phải chuyển làn rất nguy hiểm, quan sát tứ phía, đánh giá độ an toàn với xe phía trước, xe phía sau, si nhan chuyển làn, một loạt các động tác ở tốc độ cao chỉ một sai sót hay không quan sát được hết là hậu quả rất lớn. Trên đường cao tốc nhiều làn xe thì xe đi làn trái hay phải mình mà vượt qua mình thì mức độ an toàn/rủi ro đều như nhau. Việc xe mình không phải chuyển làn đánh võng sẽ giảm rủi ro cho mình hơn.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
2,655
Động cơ
405,753 Mã lực
Cái vấn đề ở đây nó phải song song, các cụ kêu gọi là đúng, em hoàn toàn ủng hộ, nhưng đi kèm các chế tài đi theo, các con đường được thiêt kế ntn, để mọi người có thể thực hiện theo pháp luật!
Các con đường cũng quy định rõ, tốc độ tối đa bao nhiêu, lane nào để vượt, vượt trong bao lâu, nếu ông ôm lane đấy bao lâu, mà k về lane cũ thì sẽ bị ntn....
Còn mong chờ ý thức như các cụ truyền tải: Nhường tất cả mọi người.
Cái này nó chả khác gì Chủ nghĩa xã hội không tưởng, không bao giờ có đâu.
Luật giao thông của VN và cách thi hành nó không cho phép chúng ta ra các quy định chi tiết, cụ thể như cụ nói vì thực tế trên đường có muôn vàn tình huống có thể xảy ra.

Ở nhiều quốc gia phương Tây (thậm chí TQ cũng áp dụng), việc xác định có vi phạm hay không là do tòa án quyết định, người ta không cần phải ra các quy định quá chi tiết, tỉ mỉ mà chỉ cần có bằng chứng (hình ảnh, video...) nếu có tranh cãi thì quan tòa sẽ dựa vào bằng chứng và đưa ra phán quyết, người lái không thể cãi cùn được trước tòa như cãi với CSGT. Mức phạt cũng nằm trong phạm vi rất rộng và do quan tòa quyết định, hoàn toàn có thể tăng giảm theo thái độ, ý thức chấp hành, số lần tái phạm... Tóm lại là rất linh hoạt để có tính răn đe cao, chứ như luật VN hiện giờ rõ lắm hướng dẫn, nghị định... nhưng nếu như cụ có vượt đèn đỏ 100 lần thì chế tài xử phạt vẫn không thay đổi.

 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Em nghĩ và hiểu như nội dung em đã nêu, và em thấy bác đang hiểu sai. Bác nên tìm hiểu kỹ hơn, đọc luật cần thận trọng đừng bộp chộp nắn nó theo cách hiểu cảm tính của mình.
Bác không nên nói lấy được. Cứ trả lời được câu hỏi tôi hỏi ở trên đi đã: Giả sử, bác đi vào một con đường lạ, không biết là 1 chiều hay 2 chiều, không thấy phân cách giữa 2 phần đường, bác sẽ đi thế nào? Đi bên trái hay bên phải?
- Tôi thì thế này: Không cần biết đường 1 chiều hay 2 chiều, cứ theo quy định của Luật, đi về bên phải theo chiều đi của mình, nghĩa là bên phải còn đường là còn đi về phía bên phải, đi sát về phía bên phải.
- Còn bác? Đi giữa đường, đi sát bên trái, hay dừng xe xuống tìm người để hỏi xem đường này 1 chiều hay 2 chiều rồi mới đi tiếp, nếu là 1 chiều thì cứ đi bên trái, nếu là 2 chiều thì đi bên phải?
Tôi không nghĩ Luật lại bắt bác phải dừng xe xuống hỏi xem đây là đường 1 chiều hay 2 chiều rồi mới đi được tiếp đâu
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
ODO của xe là do bên Đăng Kiểm kiểm định, việc của người lái xe không phải giải trình hay phải quan tâm ODO của ông đi sau, chỉ quan tâm của mình, nó đã được cơ quan có quyền kiểm tra, cho phép xe lưu thông cấp phép cho xe có thể lưu hành.
Em lái xe không nhìn ODO của em thì nhìn ODO của ai, không căn cứ ODO của em thì thì của ai?
Có lẽ bác không hiểu ý tôi.
Cái tôi quan tâm là cái sự Suy đoán ra Tốc độ của ông đi sau, dựa vào Tốc độ thể hiện trên ODO của mình - là cái bác đang có.

Hoàn toàn đúng là "việc của người lái xe không phải giải trình hay phải quan tâm ODO của ông đi sau".

Thế nên, ông đi sau bẩu "Xê ra", tôi sẽ xê ra cho họ vượt lên, họ chạy 120 hay 220, kệ họ.
Tôi đi còn ngoan hơn thế: Cố gắng sang phải sớm nhất có thể, để không ai phải bảo tôi "Xê ra" cả.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Em chỉ đặt trường hợp em đang đi 120/120 thì xe sau đòi vượt là quá tốc độ 120. Tình hướng 115/120 là chuyện khác, trong tình huống này nếu không cho vượt em sẽ đi lên tốc độ 120 cho khỏi phạm luật đi chậm mà không nhường, hoặc nếu không lên tốc độ đó thì theo luật em phải nhường và em sẽ làm theo luật.

Về câu hỏi an toàn thì việc bắt xe sau sang làn khác mà vượt là an toàn hơn cho em vì đang tốc độ cao phải chuyển làn rất nguy hiểm, quan sát tứ phía, đánh giá độ an toàn với xe phía trước, xe phía sau, si nhan chuyển làn, một loạt các động tác ở tốc độ cao chỉ một sai sót hay không quan sát được hết là hậu quả rất lớn. Trên đường cao tốc nhiều làn xe thì xe đi làn trái hay phải mình mà vượt qua mình thì mức độ an toàn/rủi ro đều như nhau. Việc xe mình không phải chuyển làn đánh võng sẽ giảm rủi ro cho mình hơn.
Bác xác định tốc độ bằng đồng hồ xe bác và mắt bác, OK, nhưng nó chỉ được dùng để điều chỉnh hành vi lái xe của bác, nó không được dùng để làm căn cứ pháp lý xác định vượt quá tốc độ hay chưa (xxx bắn tốc độ không căn cứ vào đồng hồ của bác, dù bác bảo nó chính xác tuyệt đối). Việc từ đồng hồ của xe mình lại đoán ra tốc độ của xe khác lại càng không thể dùng để gán cho xe kia cái tội vượt quá tốc độ. Họ cũng có đồng hồ và họ cũng có thể gán cho bác cái tội đi chậm mà ôm làn trái, cũng với cái căn cứ mù mờ như của bác.
Khi mà không đủ căn cứ gán cho họ tội vượt quá tốc độ, nên biết tuân thủ luật bằng cách đi sang làn phải, trả làn trái cho xe đi nhanh hơn ngay khi có thể
 

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,562
Động cơ
329,663 Mã lực
Bây giờ bỏ vấn đề văn hóa đi nhé, nói theo luật thôi. Em xác định theo đồng hồ của xe em, có sai không, có luật nào cấm xác định theo đồng hồ của xe không khi xe em kiểm định đủ điều kiện an toàn lưu thông. Cụ dùng cơ sở nào để nói "đừng bảo là ODO của tôi là abc", việc này em thấy chính đáng cho đến khi cụ đưa ra cơ sở luật/quy định phản bác điều đó.

Bây giờ cụ bị giao thông vẫy xuống bảo quá tốc độ mà cụ có camera hành trình hay thiết bị nào đó ghi được tốc độ ODO xe cụ là không quá tốc độ cho phép và đưa ra thì công an có xử phạt được cụ không?
Nếu nói theo luật thì cụ không được khẳng định xe khác đi quá tốc độ, thì trừ khi có máy đo tốc độ được kiểm định. Căn cứ vào đồng hồ đo của cụ, theo cảm quan của cụ, theo so sánh ước lượng của cụ... là những chi tiết không có giá trị về pháp luật. Cụ có thấy là csgt muốn phạt tốc độ phải có máy đo không? Sao họ không đơn giản chạy với tốc độ bằng người vi phạm rồi quay phim làm căn cứ xử phạt? Là vì pháp luật không chấp nhận những thứ cảm tính đó. Cái đồng hồ của cụ đo đúng, nhưng từ cái đồng hồ xe này quy sang tốc độ xe khác là cảm tính không có căn cứ vững chắc.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Em chỉ đặt trường hợp em đang đi 120/120 thì xe sau đòi vượt là quá tốc độ 120. Tình hướng 115/120 là chuyện khác, trong tình huống này nếu không cho vượt em sẽ đi lên tốc độ 120 cho khỏi phạm luật đi chậm mà không nhường, hoặc nếu không lên tốc độ đó thì theo luật em phải nhường và em sẽ làm theo luật.

Về câu hỏi an toàn thì việc bắt xe sau sang làn khác mà vượt là an toàn hơn cho em vì đang tốc độ cao phải chuyển làn rất nguy hiểm, quan sát tứ phía, đánh giá độ an toàn với xe phía trước, xe phía sau, si nhan chuyển làn, một loạt các động tác ở tốc độ cao chỉ một sai sót hay không quan sát được hết là hậu quả rất lớn. Trên đường cao tốc nhiều làn xe thì xe đi làn trái hay phải mình mà vượt qua mình thì mức độ an toàn/rủi ro đều như nhau. Việc xe mình không phải chuyển làn đánh võng sẽ giảm rủi ro cho mình hơn.
Bác thấy đấy: "... vì đang tốc độ cao phải chuyển làn rất nguy hiểm, quan sát tứ phía, đánh giá độ an toàn với xe phía trước, xe phía sau, si nhan chuyển làn, một loạt các động tác ở tốc độ cao chỉ một sai sót hay không quan sát được hết là hậu quả rất lớn".

Vậy thì, liệu có tốt đẹp hơn cho tất cả các bên, nếu tất cả chúng ta:
1- Cần vượt thì sang trái, vượt thật lực.
2- Vượt xong rồi, về phải, trả bên trái cho người khác sử dụng. Họ dùng làm gì, xem lại 1-.
3- Không đợi đến khi ai đó nhắc nhở yêu cầu mình về phải.

Như thế, sẽ không ai "bắt xe sau sang làn khác" cả, vì họ có sẵn làn đường trống đó rồi.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,384 Mã lực
Bác không nên nói lấy được. Cứ trả lời được câu hỏi tôi hỏi ở trên đi đã: Giả sử, bác đi vào một con đường lạ, không biết là 1 chiều hay 2 chiều, không thấy phân cách giữa 2 phần đường, bác sẽ đi thế nào? Đi bên trái hay bên phải?
- Tôi thì thế này: Không cần biết đường 1 chiều hay 2 chiều, cứ theo quy định của Luật, đi về bên phải theo chiều đi của mình, nghĩa là bên phải còn đường là còn đi về phía bên phải, đi sát về phía bên phải.
- Còn bác? Đi giữa đường, đi sát bên trái, hay dừng xe xuống tìm người để hỏi xem đường này 1 chiều hay 2 chiều rồi mới đi tiếp, nếu là 1 chiều thì cứ đi bên trái, nếu là 2 chiều thì đi bên phải?
Tôi không nghĩ Luật lại bắt bác phải dừng xe xuống hỏi xem đây là đường 1 chiều hay 2 chiều rồi mới đi được tiếp đâu
Chú ý quan sát biển báo. Đường nào không có biển báo đường một chiều thì hiểu là đường 2 chiều. Khi cụ đi xe sang nửa bên trái đường ở đường có 2 chiều thì sẽ bị xử phạt theo lỗi "không đi theo chiều đi của mình" mà không phải lỗi "đi ngược chiều" chính là do cách hiểu "phương tiện giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình" như em đã nói.

 
Chỉnh sửa cuối:

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,384 Mã lực
Bác thấy đấy: "... vì đang tốc độ cao phải chuyển làn rất nguy hiểm, quan sát tứ phía, đánh giá độ an toàn với xe phía trước, xe phía sau, si nhan chuyển làn, một loạt các động tác ở tốc độ cao chỉ một sai sót hay không quan sát được hết là hậu quả rất lớn".

Vậy thì, liệu có tốt đẹp hơn cho tất cả các bên, nếu tất cả chúng ta:
1- Cần vượt thì sang trái, vượt thật lực.
2- Vượt xong rồi, về phải, trả bên trái cho người khác sử dụng. Họ dùng làm gì, xem lại 1-.
3- Không đợi đến khi ai đó nhắc nhở yêu cầu mình về phải.

Như thế, sẽ không ai "bắt xe sau sang làn khác" cả, vì họ có sẵn làn đường trống đó rồi.
Làn xe có làn trái cho phép tốc độ 120, làn giữa chỉ cho phép tốc độ 100, em muốn chạy nhanh hơn 100 sao lại cứ phải về phải theo bác để chỉ có thể đi 100?
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Em chỉ đặt trường hợp em đang đi 120/120 thì xe sau đòi vượt là quá tốc độ 120. Tình hướng 115/120 là chuyện khác, trong tình huống này nếu không cho vượt em sẽ đi lên tốc độ 120 cho khỏi phạm luật đi chậm mà không nhường, hoặc nếu không lên tốc độ đó thì theo luật em phải nhường và em sẽ làm theo luật.

Về câu hỏi an toàn thì việc bắt xe sau sang làn khác mà vượt là an toàn hơn cho em vì đang tốc độ cao phải chuyển làn rất nguy hiểm, quan sát tứ phía, đánh giá độ an toàn với xe phía trước, xe phía sau, si nhan chuyển làn, một loạt các động tác ở tốc độ cao chỉ một sai sót hay không quan sát được hết là hậu quả rất lớn. Trên đường cao tốc nhiều làn xe thì xe đi làn trái hay phải mình mà vượt qua mình thì mức độ an toàn/rủi ro đều như nhau. Việc xe mình không phải chuyển làn đánh võng sẽ giảm rủi ro cho mình hơn.
Tiếp nữa là:
"vì đang tốc độ cao phải chuyển làn rất nguy hiểm, quan sát tứ phía, đánh giá độ an toàn ...."

Khi NGUY HIỂM, không ai bắt bác chuyển làn, và bác cũng đừng làm thế, hiển nhiên.

Thực tế, đi trên cao tốc buồn ngủ chết bà, vì nó không có việc gì làm cả:
Bác vượt 1 ông xe tải 80kmh, ví dụ vậy, qua mặt nó rồi lại chèn vào, về phải.
Đi tiếp 1 đoạn, lại lặp lại việc trên.

Đi như thế, tôi thấy an toàn hơn rất nhiều so với việc, để 1 ông thúc mít kêu "Vào đê cho tau đi!!!".
Khi đó, ngoài chuyện ngó nghiêng để sang phải, bác còn phải để ý việc chính ông đằng sau sốt ruột và cũng sang phải để vượt bác - bác bị vượt bên phải.

Bác có chia sẻ quan điểm này??
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Làn xe có làn trái cho phép tốc độ 120, làn giữa chỉ cho phép tốc độ 100, em muốn chạy nhanh hơn 100 sao lại cứ phải về phải theo bác để chỉ có thể đi 100?
Hiện tại, như tôi thấy, mỗi đường đi Nội Bài có cái biển thực sự ngu xuẩn là 90-80-80.

Còn các highway khác, không có cái đó. (Có lẽ còn chỗ khác, mà tôi chưa gặp. Nhưng chắc chắn cái này ít thôi.)

và khi vớ được kiểu 120-100-100, tất nhiên bác cứ việc đi ở làn 120, nếu bác muốn đi 120.

Câu hỏi là, nếu có 2 làn 120, kiểu 120-120-100, như đường 5B hiện tại, thì sao hả bác?
Bác có "về phải ngay khi có thể"????
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top