Hình như, có lẽ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết "... để thấy đời mình là những chuyến đi" hay "chuyến xe qua ..." gì đó. Tớ thấy điều này thậm đúng với bản thân mình, dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng. Bản chất cũng rất dát và cho đến giờ cũng chưa thực hiện được bao nhiêu "chuyến xe" nhưng ngay từ "thời hoa đỏ" ... còn chưa đỏ, ý nghĩ "phải đi, phải đến và phải thấy" cho "chỉ chí trai" đã cứ nhen nhóm trong tớ. Cảm giác chuẩn bị cho một chuyến đi, xách cái travel kit quẳng vào cốp xe, đặt bàn tay lên vô lăng để cảm nhận động cơ thân yêu rùng rùng nhẹ nhẹ như người yêu ta đang chờ đợi cái cần số được gẩy sang số 1 rồi ... xuất phát có nhẽ cũng là một dạng "khoái cảm". Rồi còn "khoái cảm" hơn nữa khi ta đến được nơi cần đến, phóng tầm mắt ra xa, hít thở không khí của một vùng đất mới đặt chân qua; sà vào một quán nhỏ ven đường để cùng dân địa phương bá vai bá cổ. Có nhẽ, nhiều bác trên này cũng sẽ chia sẻ với tớ những cảm giác như thế ... Tiếc là chúng ta không thể đi mãi mà còn phải đối mặt với cơm, áo, gạo, tiền, những bon chen của đời thường ... Cơ mà, có thế, mới biết, đi được mới là quý, mới là một dạng "khoái cảm", các bác nhỉ?
Tiếp tục 500km từ Fr.a.M đến Praha, đường xá nói chung khá tốt bên phía Đức; vượt qua cửa khẩu biên giới cũ (xám đen lù lù như cái trạm soát vé), đường vẫn tốt nhưng hẹp hơn, phần lớn chỉ còn 2 làn. Hệ thống chiếu sáng gần như không có tý nào (kể cả phản quang). Ở khu vực biên giới, thấy càng nhiều xe Séc hơn, hơi ngạc nhiên là cũng khá nhiều xe xịn, đủ các loại từ Porches đến Bi và Mẹc. Dân Séc chạy xe có vẻ ... nói thế nào nhỉ, hơi bất lịch sự. Có lẽ các bạn ấy thấy biển lạ lại chạy từ tốn quá (biết sao được, tớ đã ở làn trong cùng rồi, nên chỉ vít trung bình 130 - 140 thôi), nên tớ thường xuyên bị các cú nhá đèn (làm tớ giật mình mấy lần phải nhao vào đường nghỉ để kiểm tra đèn đóm xe có sao không). Nói chung, nếu liếc gương hậu thấy từ xa có ánh đèn xanh biếc là tớ cứ phải đợi cho nó qua hẳn đã rồi có vượt gì mới vượt, chứ các bạn ấy không kể trời tối nhanh, mưa to, mà bụi nước trên đường cao tốc, bác nào chạy bên này rồi thì cũng biết là nó mù đến mức nào. Đến vạch đường, tớ cũng chỉ nhìn thấy trước có 1 vạch rưỡi thôi thì biết rồi đấy ... Có lẽ địa danh lớn nhất trên đường tới Praha mà tớ đi qua (nhìn biển thôi) là Plzen, nơi có sản xuất loại nước cốt của Hublon vàng óng ánh có tên Pilsner Urquell. Ít ánh đèn của khu dân cư và phần lớn chỉ nhìn thấy những khu nhà máy như bỏ hoang hai bên đường. Đặc biệt buồn trong một chiều mưa gió như thế.
Trên thực tế, khi vào biên giới Séc, theo như kinh nghiệm của anh em, tớ nhẽ ra phải tấp vào để mua thuế đường cao tốc ngay, thế nhưng trời mù mịt quá, thực lòng tớ muốn chạy cho nhanh đến nơi chứ không muốn tấp lại tý nào. Cửa khẩu vào Séc giờ thì bỏ hoang đúng nghiã rồi, không CA biên phòng, không kiểm tra kiểm soát gì ráo, thấy có 1 cái ngã rẽ đề chữ vignetta ... hay cái gì đó đại loại như thế, theo tớ hiểu là phải mua vé đường dán lên kính. Nhưng thôi, như đã nói ở trên, trời đã tối nên tớ tặc lưỡi chạy cố gần 100km về "doanh trại" cho kịp giờ cơm đã. Mãi sau này mới biết, nếu bị kiểm tra, phạt cũng khá nặng, đâu như gần trăm eur gì đấy (nếu mua vé thì cũng chỉ hơn trăm ku séc; vé rẻ nhất cho xe con cũng phải mua là 4 ngày. Cứ vào cây xăng trên đường cao tốc và nói 2way ticket minimum các bác ạ, thế là các bạn hiểu)
Doanh trại nằm ở Praha 4, cũng không gần mà không xa trung tâm lắm; được cái gần thắng cảnh Sa pa. Những dấu vết của một thời xã hội chủ nghiã hiện lên rất rõ. Nhưng khu nhà cao tầng vuông vức nằm sát bên nhau, thi thoảng thấy một trung tâm thương mại be bé để cho dân đi chợ. Cảm giác giống như khu Kim Liên, Khương Thượng hay Giảng Võ của ta trước đây; nhưng hoành tráng hơn (thì rõ rồi). Nhận xét đúng là qui hoạch đúng công thức, tại Đức, phía Ốt (Đông Đức cũ) thì cũng cảnh này, không sai vào đâu được. Điểm khác biệt đó là (như bác gì nói ở trên), quả nhiên nhiều Casino hay Monaco Club; dù đây chưa phải là trung tâm nhé. Nhưng có lẽ, ở Séc, Casino đã được phổ biến đến phường rồi (đặc điểm điển hình của một dạng xã hội mới được lên đời, dân kiếm tiền dễ nên dễ vung tiền cho những trò lừa mèo ấy). Quán bia thường của dân lao động cũng thấy đặt dăm ba cái máy giật ... Máy dật là như nào, là có 3 dải hình chạy (nếu anh em bấm cái nút start), nếu cùng hình ở hàng ngang, hàng chéo và hàng dọc thì 1 ăn năm, 1 ăn 7 gì đấy, có hình thưởng (một dạng tôm, cua , cá điện tử, ấy là tớ nghĩ thế nhá). Tả nó cũng khó, bác nào hay xem series phim truyền hình Las Vegas rồi sẽ thấy ngay. Ngoài ra cũng có bàn roulette. Các bậc cha chú chiêu đãi nhà tớ cơm nước rồi phán ngày mai đi chơi chợ đã. Thực ra cũng chả lạ lẫm gì, 3 cái chợ to ở Đức tớ cũng lượn lờ cả rồi, nhưng các bậc cha chú đều làm ăn ở chợ, muốn giới thiệu thì cứ phải đi xem sao. Nhể?
Trên thực tế trong khi chợ người Việt ở Đức có các cái tên mỹ miều như chợ Đồng Xuân, chợ Mazhan 17 (hình như là Thái Bình Dương) ... thì khu chợ lớn nhất của người Việt ở Praha cho đến nay (tức là trước khi cháy chợ) có tên là Sa pa, cũng hay các bác nhỉ. Vốn, trước đây là khu sát sinh (gọi lục sự là nhà máy thực phẩm tươi sống), được một số đại gia tại Séc (cỡ khoảng 20 đồng chí) thuê lại 99 năm làm chỗ cho người Việt buôn bán, tiêu tiền và tiêu khiển. Theo lời các bậc cha chú, ở đây chả thiếu gì cả, trắng phớ ra là đủ mọi thành phần và dịch vụ, cờ bạc, rượu chè, buôn gian bán lận, lừa đảo, làm ăn chân chính, an phận thủ thường, cửu, bán nước hay bánh rong ... đĩ điếm (tiếc lại là gái Việt quê) đến đầu gấu hàng nóng, hàng lạnh không từ. Các đại gia cớ 1 Bi USD cũng không thiếu. X5 nhiều như bò con (nếu là đời cũ, theo lời đại ka nói cũng chỉ cỡ 20k eur là cực ngon). Tớ thật, vào đây làm tớ có cảm giác như đi chợ ở khẩu Tân Thanh (thấy cả 1 đám vẫn mũ cối, tổ ong, cạp quần giắt tông mới bỏ mợ). Trong chợ, nói chung, có biển cấm không chụp ảnh, tớ thì cứ nghiệp vụ bắn trộm thôi, các bác thông cảm nhé
Từ một góc chợ Sa pa
Một trong các sòng bài trong chợ
Lại nữa ạ, bác chủ quầy này trông hơi bị phia và em gái đứng quầy thì hơi bị xyz, em có ngồi uống nước tý, nhưng không dám ho he gì (kinh nghiệm rồi, hồi lần đầu tiên em sang Đức năm 1997, tý bị bắn oan, không hiểu sao, em rất thích cái không khí phia của Việt ta tại Đông Âu, cơ mà sợ ... hi hi)
Theo như ảnh của tớ, nếu rẽ phải là khu bán quần áo, giầy dép, túi đểu vv và vv của bà con ta. Chắc hôm trước, lửa bắt cháy từ đây. Đi thẳng thêm tý nữa là có hàng phở của một bác đầu đinh (sát khu công trường đang thi công bùn lấy), tớ thực là chỉ dám chào một cách trân trọng chứ không dám hỏi tên; khi mà một đại ka của tớ nói rằng: "Trước đây, anh ấy là bộ đội". Khoạch, nghĩa vụ tớ cũng đã qua, trừ súng cao xạ chưa bắn chứ súng gì bắn cũng kêu cả (trúng hay không không biết) nên nghe từ "bộ đội" là hoành cha bố nó tráng rồi các bác ạ. Nhỏ nhẹ gọi đĩa quẩy Tầu, to như khúc xương ống lợn phết tương ớt lên ngồi uống vodka (đong ngược, tự phục vụ theo kiểu bar rất nhắng) chờ phở bưng ra. Bác gì trên kia nói đúng ý tớ quá. Phở đây chuẩn. Nguyên văn của Thạch lam là "Đêm đông, ăn bát phở bò không khác gì CUỐN cái chăn bông vào bụng". Tiếc là không chụp ảnh. Chứ phở Hòa với Mùi quận 13 Paris gọi bằng 2 lần bố. Ngon, bổ, rẻ. Có cả gà và bò. Mấy em gái Séc xề cũng vào húp xùm sụp. Tớ thấy vui trong cái không khí Việt Nam ấy. Thiếu mỗi tý là vẫn theo thói quen tư bản giãy chết, không dám co chân lên ghế cho nó bộ đội he he ... Lúc trả tiền ra, bác chủ quán ngồi ngay cửa, hất đầu hỏi trống không (chắc là hỏi đại ka tớ): "Khách đâu đấy?" (h) . Đại ka trả lời: "Đứa em ở X sang". "Sang làm chén với anh" hi hi ... tớ cứ ngỡ tớ đang ở Lý Nam Đế thập kỷ cuối 80. Bộ đội chất *** thể tả được. Cũng có thể có bác nào trên này biết bác ấy, nếu yes, kể qua lai lịch tớ nghe với nhưng trông look cũng "ngàn trùng dương" lắm.