[Funland] Chất lượng giáo dục Vinschool Timescity ntn?

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Có cụ nào mà có f1 đang học trường điểm trường công ko cho e hỏi tí ạ. Ngày xưa e cũng đc học lớp chuyên của trường phổ thông thuộc hàng top của thủ đô, giáo viên chủ nhiệm thì cũng thuộc hàng top cả nước rồi ấy thế mà chuyện quan hệ và tiền bạc nó làm em mất niềm tin từ cái ngày tuổi teen ý. Chuyện là mấy đứa bạn mà học phình phường nhưng bố mẹ quan hệ tốt rồi học thêm lớp đặc biệt của các thầy cô thì đến lúc thi hàng năm toàn biết trước đề nên điểm cao, cao hơn cả những đứa học xuất sắc, còn bọn lởm khởm chúng em thì trượt là ko có gì lăn tăn. Cái kiểu tiêu cực ý bây giờ có ko ạ. Vì phải nói thật là ở môi trường đỉnh cao nó còn thế thì các cái khác e nghĩ là sẽ còn tệ hơn nữa. E bị ám ảnh từ nhỏ nên giờ rất ngại cho con vào trường công. Nhờ các cụ giải đáp giúp ạ.
Trước cụ học trường nào: chuyên KHTN, chuyên sư phạm, AMS mà mất niềm tin như vậy?

Xét về chất lượng khả năng học, học sinh VIN hay bất kỳ trường tư nào chưa thể so sánh được với học sinh các lớp chuyên của các ĐH hay của HN1 được.
Tuy nhiên các trường tư tốt hơn kỹ năng mềm. Và nếu gia đình biết giáo dục F1 tốt, không ỷ lại khoán trắng cho trường học, thì học sinh học các trường tư hoặc trường công bình thường, vẫn có thể vượt qua học sinh các lớp chuyên kể cả chuyên của các đại học về mọi mặt.
 

Darling Habour

Xe tải
Biển số
OF-134393
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
256
Động cơ
372,480 Mã lực
Vâng, con em đang sống ở VN và học ở VN, lên cấp 3 hoặc ĐH cũng học ở VN vì em không có tiền cho con đi du học nên em phải theo kiểu giáo dục ở VN, sau này học xong chắc cháu cũng làm việc ở VN chứ không phải làm việc ở tây nên em phải cho cháu làm quen với môi trường VN cụ ạ. Em thấy ở VN bây giờ cũng có 1 số trường trẻ con học vẫn nhàn, vẫn có nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng học sinh vẫn đỗ cao đấy ạ.

Có lẽ tiêu chí của em và của cụ khác nhau.
Cụ ơi, em cho con học tư lúc này đã, đại học V.N hay tây tính sau. Học tập là một quá trình dài hơi nên em muốn con học hành thoải mái và có time vận động thể thao, học nghệ thuật và phát triển các kỹ năng mềm, những thứ hệ công chưa đáp ứng được. Tiêu chí mỗi nhà một khác, đồng ý với cụ.

Tiêu chí trường tốt của cụ là thi được vào chuyên C2-3, và trường học hành nhẹ nhàng và có nhiều chương trình ngoại khoá hay, cụ xem HN có b n trường như thế share với chúng em. Những trường "ngon-bổ-rẻ" thế này thì phụ huynh không chỉ đạp đổ cổng trường đâu ạ.

Nhắc đến trẻ con Tây (học mà chơi, học và hành), là em muốn so sánh việc học bên đấy so với trẻ con V.N và thành công sau này. Bọn trẻ bên đấy học từ 9:00 -15:00h. Nếu có học thêm thì là những môn vận động thể chất (gym, cưỡi ngựa, bóng rổ...), các con của đồng nghiệp em học như thế. Trẻ con V.N học hành cày cuốc (mới xét nhóm học giỏi thôi nhé) nhưng chưa thấy thành tựu nổi bật trên trường quốc tế. Còn cho con học đại học ở V.N hay Tây em chưa tính đến.
 
Chỉnh sửa cuối:

TSTA

Xe container
Biển số
OF-61843
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
5,949
Động cơ
467,368 Mã lực
Quá nhiều cụ mợ mặc định mấy điều:
- trường tốt là trường đc nhiêù giải nọ kia, đầu ra thi vào trường chuyên chuyển cấp.
Cá nhân em nghĩ đó chỉ là những lò luyện tốt. Cái chúng ta đang nỗ lực nghĩ cho con thực ra là biến chúng thành Thợ HỌC.
Ngoài tiêu chí điểm thi cao, còn nhiều cái khác để xét trường đó có tốt ko.
- chữ đẹp là cẩn thận, là thành người.
Bản chất chữ viết là trao đổi thông tin, mục tiêu phải là viết nhanh, viết rõ cho ng khác đọc đc nhanh nhất, viết hay vẽ chữ đẹp nhưng thực tình là khó nhìn, viết 1 cách chậm chạp sẽ là cản trở lớn thậm chí làm chậm tư duy, chậm tốc độ diễn đạt.
Chữ đẹp ở mỗi ng là những kiểu khác nhau, ko nên gò nhau theo khuôn mẫu nhất đinh.
Chúng ta lại muốn các con mình thành THỢ VIẾT nữa sao.
Mà các cụ mợ xem những đứa viết chữ đẹp thì tư thế ngồi viết có đẹp ko, nhìn mà giật mình đấy vì nó đâu có viết, nó cố bắt chước và vẽ đấy, người hỏng cả form.

Xét cho cùng bố mẹ nào cũng muốn con tài giỏi với mục đích thành danh trong công việc, kiếm nhiều tiền, có uy tín cộng đồng tốt... Nhưng thực ra điều đó có được là nhờ phát triển toàn diện kỹ năng mềm và tư duy phân tích tổng hợp cùng khả năng ngôn ngữ.
Thay vì đánh giá qua điểm thi, chúng ta nên đánh giá qua phát triển tư duy, khả năng hùng biện, tự chủ suy nghĩ, kỹ năng tìm kiếm và hấp thụ thông tin.

Hơi cực đoan nhưng em cho là giáo dục mà giúp VN ta đi lên ko phải là trường chuyên lớp chọn mà là những Đoàn thị Điểm, Vin, Thực Nghi.... Nơi con chúng ta đc sống là chính nó, chứ ko sống theo cách chúng ta đã thất bài suốt vài chục năm qua.
 
Chỉnh sửa cuối:

tomsoc

Xe đạp
Biển số
OF-355064
Ngày cấp bằng
23/2/15
Số km
28
Động cơ
263,180 Mã lực
Mình đọc không bỏ sót ý kiến nào của các bố mẹ và cũng đang rất trăn trở về việc chuyển trường cho con. Bản thân mình trưởng thành từ trường chuyên, lớp chọn và mình vẫn nhớ rằng quyết định khi rời khỏi trường chuyên chuyển sang lớp chọn ở một trường khác (k phải vì ko có khả năng thi tiếp lớp chuyên mà đơn giản lúc đó xác định được hướng đi cho mình) thì mình chẳng khác gì con ếch bò từ dưới đáy giếng lên trên miệng giếng, bắt đầu thấy bầu trời cao rộng, khác hoàn toàn 8 năm trước đó đúng là coi trời bằng vung. Bạn bè trước toàn những thành viên xuất sắc trong các đội tuyển quốc gia, Olympic, nhưng môi trường học vô cùng cạnh tranh, đến bố mẹ cũng ganh đua nhau và hướng đích cho con đi du học (cái tập thể đấy quá 4/5 đã đi du học và cũng đến 2/3 đang sống ở nước ngoài). Bạn bè sau này toàn con các gia đình bình dân hơn, mọi người sống với nhau thoải mái hơn, ít cạnh tranh với nhau và bản thân mình rất tiếc lại ko hòa nhập được với cái môi trường dễ chịu hơn đó. Cái giá của những năm tháng làm gà trong trường chuyên có ích khi biến mình thành người có mục tiêu nhưng kỹ năng sống và hòa nhập lại kém và tốn rất nhiều thời gian để bù đắp lại thiếu hụt đó. Qua trải nghiệm bản thân, khi chọn trường cho con, mình quyết định cho con học trường công, ko đấu tranh vào lớp chọn vì đơn giản nghĩ rằng muốn con được rèn luyện trong môi trường giáo dục phổ biến tại VN bởi mình muốn con trưởng thành trên mảnh đất này, chứ ko đầu tư mọi giá cho con đi du học. Sau 2 năm con học ở trường công, nhìn cảnh con vật vã với bài vở, với yêu cầu của cô giáo thì mình lại tự hỏi sao lại phải làm khổ con, khổ mẹ đến như vậy? Sao cứ phải chạy theo các cô, và lại trông chờ quá nhiều vào may rủi xem năm nào con gặp cô phù hợp. Điều mình kỳ vọng nhất khi tìm trường là mong muốn có cô giáo có thể truyền cảm hứng thích học cho con. Chỉ cần con thích học, dần dần con sẽ học được, chứ mọi sự ép buộc ko tự thân thì rất khó đạt được mục đích như ý. Liệu vinschool có thực sự đem lại cho các con "mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui" mà ko phải là khẩu hiệu hay không?
 

Tôi Nhà Quê

Xe tải
Biển số
OF-333478
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
217
Động cơ
282,221 Mã lực
No, các bé mặc đồng phục đầy đủ, đứng ngoài ko phá các bạn.
Hôm e xem có 1 bé gái đeo kính cận, tóc dài ngang vai. Nhìn bé đứng ngoài xem các bạn tập rất tội.
Đầu vào học phải qua 1 hội đồng test phân loại, em lăn tăn cái này nhất.
Nguyên nhân là gì thì em cũng lờ mờ hiểu.
Chỉ là nếu có time thì bố mẹ qua xem con học cùng các bạn thế nào. Em thật đấy.
Em thì lại nghĩ thế này : kiểm tra toán + năng lực ngôn ngữ để kiểm tra trình độ của các con. Phỏng vấn là để loại những những khuyết điểm mà bài thi viết kg thể hiện ra chẳng hạn như dị tật, tự kỷ, tăng động....
 

Tôi Nhà Quê

Xe tải
Biển số
OF-333478
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
217
Động cơ
282,221 Mã lực
Cụ nào muốn con phát triển toàn diện thì vào trường tư. Muốn con chỉ là chỉ là cái máy học, nhai lại những điều cô dạy thì vào trường công, em thật. Buổi tối em thường dạy con em học, đôi khi có những bài cô giáo giảng rất khó hiểu, em giảng theo cách của em ( vẫn nằm trong chương trình học) thì con hiểu ngay nhưng lại kg dám làm theo, sợ cô mắng, nhất nhất là phải làm theo cách của cô nhưng mà chả hiểu tại sao nó lại phải như thế
 

Main_GSM

Xe tăng
Biển số
OF-345385
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
1,180
Động cơ
281,639 Mã lực
Mình đọc không bỏ sót ý kiến nào của các bố mẹ và cũng đang rất trăn trở về việc chuyển trường cho con. Bản thân mình trưởng thành từ trường chuyên, lớp chọn và mình vẫn nhớ rằng quyết định khi rời khỏi trường chuyên chuyển sang lớp chọn ở một trường khác (k phải vì ko có khả năng thi tiếp lớp chuyên mà đơn giản lúc đó xác định được hướng đi cho mình) thì mình chẳng khác gì con ếch bò từ dưới đáy giếng lên trên miệng giếng, bắt đầu thấy bầu trời cao rộng, khác hoàn toàn 8 năm trước đó đúng là coi trời bằng vung. Bạn bè trước toàn những thành viên xuất sắc trong các đội tuyển quốc gia, Olympic, nhưng môi trường học vô cùng cạnh tranh, đến bố mẹ cũng ganh đua nhau và hướng đích cho con đi du học (cái tập thể đấy quá 4/5 đã đi du học và cũng đến 2/3 đang sống ở nước ngoài). Bạn bè sau này toàn con các gia đình bình dân hơn, mọi người sống với nhau thoải mái hơn, ít cạnh tranh với nhau và bản thân mình rất tiếc lại ko hòa nhập được với cái môi trường dễ chịu hơn đó. Cái giá của những năm tháng làm gà trong trường chuyên có ích khi biến mình thành người có mục tiêu nhưng kỹ năng sống và hòa nhập lại kém và tốn rất nhiều thời gian để bù đắp lại thiếu hụt đó. Qua trải nghiệm bản thân, khi chọn trường cho con, mình quyết định cho con học trường công, ko đấu tranh vào lớp chọn vì đơn giản nghĩ rằng muốn con được rèn luyện trong môi trường giáo dục phổ biến tại VN bởi mình muốn con trưởng thành trên mảnh đất này, chứ ko đầu tư mọi giá cho con đi du học. Sau 2 năm con học ở trường công, nhìn cảnh con vật vã với bài vở, với yêu cầu của cô giáo thì mình lại tự hỏi sao lại phải làm khổ con, khổ mẹ đến như vậy? Sao cứ phải chạy theo các cô, và lại trông chờ quá nhiều vào may rủi xem năm nào con gặp cô phù hợp. Điều mình kỳ vọng nhất khi tìm trường là mong muốn có cô giáo có thể truyền cảm hứng thích học cho con. Chỉ cần con thích học, dần dần con sẽ học được, chứ mọi sự ép buộc ko tự thân thì rất khó đạt được mục đích như ý. Liệu vinschool có thực sự đem lại cho các con "mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui" mà ko phải là khẩu hiệu hay không?
Em rất đồng tình với cụ về đoạn bôi đậm cụ à, cuộc sống thực tế nó rất sinh động và hấp dẫn, nó cần con chúng ta được sống và trải nghiệm chứ ko phải cứ: Học - học nưa, học mãi . . .
 
Chỉnh sửa cuối:

tomsoc

Xe đạp
Biển số
OF-355064
Ngày cấp bằng
23/2/15
Số km
28
Động cơ
263,180 Mã lực
Các cụ ơi, theo các cụ nếu 1 gia đình mà 2 đứa đều học vin thì thu nhập tối thiểu của bố mẹ bao nhiêu thì có thể đầu tư cho con được? Học phí của vin chắc sẽ tăng dần theo năm tháng nhỉ, nhưng nếu cứ mỗi năm 10% thì chết vì làm công ăn lương hàng năm thì rất khó có thể chạy theo con số 10% mất.
 

thuluu1985

Xe máy
Biển số
OF-309930
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
63
Động cơ
299,290 Mã lực
Quá nhiều cụ mợ mặc định mấy điều:
- trường tốt là trường đc nhiêù giải nọ kia, đầu ra thi vào trường chuyên chuyển cấp.
Cá nhân em nghĩ đó chỉ là những lò luyện tốt.
Cái chúng ta đang nỗ lực nghĩ cho con thực ra là biến chúng thành Thợ HỌC.
Ngoài tiêu chí điểm thi cao, còn nhiều cái khác để xét trường đó có tốt ko.
- chữ đẹp là cẩn thận, là thành người.
Bản chất chữ viết là trao đổi thông tin, mục tiêu phải là viết nhanh, viết rõ cho ng khác đọc đc nhanh nhất, viết hay vẽ chữ đẹp nhưng thực tình là khó nhìn, viết 1 cách chậm chạp sẽ là cản trở lớn thậm chí làm chậm tư duy, chậm tốc độ diễn đạt.
Chữ đẹp ở mỗi ng là những kiểu khác nhau, ko nên gò nhau theo khuôn mẫu nhất đinh.
Chúng ta lại muốn các con mình thành THỢ VIẾT nữa sao.

Xét cho cùng bố mẹ nào cũng muốn con tài giỏi với mục đích thành danh trong công việc, kiếm nhiều tiền, có uy tín cộng đồng tốt... Nhưng thực ra điều đó có được là nhờ phát triển toàn diện kỹ năng mềm và tư duy phân tích tổng hợp cùng khả năng ngôn ngữ.
Thay vì đánh giá qua điểm thi, chúng ta nên đánh giá qua phát triển tư duy, khả năng hùng biện, tự chủ suy nghĩ, kỹ năng tìm kiếm và hấp thụ thông tin.

Hơi cực đoan nhưng em cho là giáo dục mà giúp VN ta đi lên ko phải là trường chuyên lớp chọn mà là những Đoàn thị Điểm, Vin, Thực Nghi.... Nơi con chúng ta đc sống là chính nó, chứ ko sống theo cách chúng ta đã thất bài suốt vài chục năm qua.
Em quá thích những gì cụ viết luôn, "chúng ta không cần những thợ học, mà cần chương trình để F1 có khả năng phát triển toàn diện kĩ năng mềm, tư duy phân tích tổng hợp và khả năng ngôn ngữ"
 

phuongphonpho

Xe đạp
Biển số
OF-194821
Ngày cấp bằng
20/5/13
Số km
37
Động cơ
327,620 Mã lực
Mình đọc không bỏ sót ý kiến nào của các bố mẹ và cũng đang rất trăn trở về việc chuyển trường cho con. Bản thân mình trưởng thành từ trường chuyên, lớp chọn và mình vẫn nhớ rằng quyết định khi rời khỏi trường chuyên chuyển sang lớp chọn ở một trường khác (k phải vì ko có khả năng thi tiếp lớp chuyên mà đơn giản lúc đó xác định được hướng đi cho mình) thì mình chẳng khác gì con ếch bò từ dưới đáy giếng lên trên miệng giếng, bắt đầu thấy bầu trời cao rộng, khác hoàn toàn 8 năm trước đó đúng là coi trời bằng vung. Bạn bè trước toàn những thành viên xuất sắc trong các đội tuyển quốc gia, Olympic, nhưng môi trường học vô cùng cạnh tranh, đến bố mẹ cũng ganh đua nhau và hướng đích cho con đi du học (cái tập thể đấy quá 4/5 đã đi du học và cũng đến 2/3 đang sống ở nước ngoài). Bạn bè sau này toàn con các gia đình bình dân hơn, mọi người sống với nhau thoải mái hơn, ít cạnh tranh với nhau và bản thân mình rất tiếc lại ko hòa nhập được với cái môi trường dễ chịu hơn đó. Cái giá của những năm tháng làm gà trong trường chuyên có ích khi biến mình thành người có mục tiêu nhưng kỹ năng sống và hòa nhập lại kém và tốn rất nhiều thời gian để bù đắp lại thiếu hụt đó. Qua trải nghiệm bản thân, khi chọn trường cho con, mình quyết định cho con học trường công, ko đấu tranh vào lớp chọn vì đơn giản nghĩ rằng muốn con được rèn luyện trong môi trường giáo dục phổ biến tại VN bởi mình muốn con trưởng thành trên mảnh đất này, chứ ko đầu tư mọi giá cho con đi du học. Sau 2 năm con học ở trường công, nhìn cảnh con vật vã với bài vở, với yêu cầu của cô giáo thì mình lại tự hỏi sao lại phải làm khổ con, khổ mẹ đến như vậy? Sao cứ phải chạy theo các cô, và lại trông chờ quá nhiều vào may rủi xem năm nào con gặp cô phù hợp. Điều mình kỳ vọng nhất khi tìm trường là mong muốn có cô giáo có thể truyền cảm hứng thích học cho con. Chỉ cần con thích học, dần dần con sẽ học được, chứ mọi sự ép buộc ko tự thân thì rất khó đạt được mục đích như ý. Liệu vinschool có thực sự đem lại cho các con "mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui" mà ko phải là khẩu hiệu hay không?
Đọc chia sẻ mà em quá đồng cảm luôn, cấp 3 em cũng cắm mặt vào lớp chọn, ngày học 3 ca, lên đại học cứ lơ ngơ bò đội nón, em coi như là cấp 3 chỉ biết có toán lý hóa, đứa nào trong lớp mà có hơi hướng văn ngoại ngữ cứ gọi là khóc luôn vì chương trình lệch và nặng.
Em cũng muốn con em không phải khổ vì học, mà nhất là không biết mình có THỰC SỰ THÍCH mấy môn đó hay không? Những trường như Vinschool thì như em thấy trong topic này các cụ cũng đề cập thì ít ra nó dạy cho các con chủ động, tự chủ. Sau này xã hội hiện đại mình cũng chả chạy theo con được, con phải tự lớn thôi, chúng ta giờ nắm tay chỉ việc con được, 30 năm nữa thì sao? Em nghĩ cụ cứ đến trường xem chương trình học của bên này xem thế nào, cái quan trọng là tư duy giáo dục của trường là gì, giáo viên ra sao. Em nghĩ lúc đó cụ hẵng chốt.
 

miuuim

Xe hơi
Biển số
OF-193094
Ngày cấp bằng
8/5/13
Số km
173
Động cơ
329,630 Mã lực
Trẻ con mỗi đứa một tính một nết. Việc giảng dạy hơn 2500 hs theo triết lý GD của Vin hiện nay là okie mà. Con cụ học trường công hay trường tư nào khác cũng phải thích nghi với xu hướng chung, chứ làm gì có tailor made cho các bé. Cụ lo gì các bé không biết phải làm gì để theo "chương trình" của trường, các thày cô hướng dẫn các con phương pháp học cơ mà (kỹ năng sống của người thành đạt, lãnh đạo bản thân, mind map, học qua kịch nghệ, tự làm video clip...)
Các con rụt rè nhút nhát hay cá tính mạnh càng nên học chung để thay đổi và thích nghi với môi trường chung (kiểu như chỗ lồi với chỗ lõm của bánh răng ý). Còn cụ kể bé nào học Vin, cá tính mạnh cãi lại bố mẹ, thì nhiều lý do, chưa nên kl là do học ở Vin.
về chương trình lãnh đạo tự thân em cũng có biết, nhiều cụ cứ nghĩ phải lớn mới học là nhầm đấy ạ, bắt đầu luôn từ tiểu học, rèn cho con những thói quen tốt từ bé là tốt nhất. Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận :)
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Cụ ơi, em cho con học tư lúc này đã, đại học V.N hay tây tính sau. Học tập là một quá trình dài hơi nên em muốn con học hành thoải mái và có time vận động thể thao, học nghệ thuật và phát triển các kỹ năng mềm, những thứ hệ công chưa đáp ứng được. Tiêu chí mỗi nhà một khác, đồng ý với cụ.

Tiêu chí trường tốt của cụ là thi được vào chuyên C2-3, và trường học hành nhẹ nhàng và có nhiều chương trình ngoại khoá hay, cụ xem HN có b n trường như thế share với chúng em. Những trường "ngon-bổ-rẻ" thế này thì phụ huynh không chỉ đạp đổ cổng trường đâu ạ.

Nhắc đến trẻ con Tây (học mà chơi, học và hành), là em muốn so sánh việc học bên đấy so với trẻ con V.N và thành công sau này. Bọn trẻ bên đấy học từ 9:00 -15:00h. Nếu có học thêm thì là những môn vận động thể chất (gym, cưỡi ngựa, bóng rổ...), các con của đồng nghiệp em học như thế. Trẻ con V.N học hành cày cuốc (mới xét nhóm học giỏi thôi nhé) nhưng chưa thấy thành tựu nổi bật trên trường quốc tế. Còn cho con học đại học ở V.N hay Tây em chưa tính đến.
Vâng, cảm ơn cụ đã chia sẻ quan điểm. Em không có ý nhận xét là hướng nào đúng, hướng nào sai mà chỉ cho rằng đó là các hướng đi khác nhau. Các phụ huynh đều sẽ chọn cho con mình hướng đi phù hợp nhất với bản thân đứa trẻ, điều kiện về thời gian, hoàn cảnh kinh tế, công việc của bố/mẹ.

Tiêu chí trường tốt của cụ là thi được vào chuyên C2-3, và trường học hành nhẹ nhàng và có nhiều chương trình ngoại khoá hay, cụ xem HN có b n trường như thế share với chúng em. Những trường "ngon-bổ-rẻ" thế này thì phụ huynh không chỉ đạp đổ cổng trường đâu ạ.
Em chia sẻ với cụ đây:
Em không có điều kiện kinh tế lắm nên việc chọn trường cho con khá đau đầu và ít lựa chọn.
F1 lớn nhà em học cấp 1 ở Thực Nghiệm, cấp 2 học Marie Curie, cấp 3 học chuyên KHTN: 3 trường này đều đáp ứng được các tiêu chí cụ nói, nhiều chương trình ngoại khóa, học nhàn (kể cả trường chuyên KHTN, em thấy con em học nhàn lắm, chơi suốt, buổi tối 10-11h đã đi ngủ, thỉnh thoảng có đề tài hoặc tham gia các cuộc thi với nước ngoài trên mạng thì mới học khuya), quỹ phụ huynh 500k-1000k/năm (thường là 500k thôi vì các con tham gia nhiều hoạt động và toàn bộ các khoản thưởng từ các hoạt động đó cũng được khoảng 40-50tr mỗi năm nên phụ huynh không phải đóng góp quỹ nhiều), học phí rẻ (Thực nghiệm: 1700k/tháng gồm cả tiền ăn; Marie Curie khoảng 3500k/tháng gồm cả tiền ăn và tiền xe bus(giờ đắt hơn rồi); Chuyên KHTN là 220k/tháng chưa kể tiền ăn).

F1 nhỏ nhà em cũng được em định hướng đi theo anh, giờ cháu đang học lớp 1 Thực nghiệm.
 
Chỉnh sửa cuối:

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
P.s: Em ngưỡng mộ các bạn Tây, học hành nhẹ nhàng (C1-2), bao nhiêu phát minh và sp mới toàn của các bạn í, nếu làm toán có khi thua hs Việt Nam.cùng tuổi ấy chứ.
Em cũng xin bàn thêm về cái sự ngưỡng mộ này của cụ, em nghĩ nó cũng chưa hoàn toàn đúng vì nó còn phụ thuộc vào môi trường sống, thể chế chính trị, điều kiện kinh tế, chính sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ... của đất nước nơi các bạn ấy sống nữa ạ, và quan trọng nhất là các bạn ấy được tự do tư tưởng, tự do học thuật. Nếu vẫn các bạn đó mà cho sang VN sống thì em nghĩ cũng khó phát triển được, các phát minh, các sản phẩm của các bạn ý nếu được hình thành ở VN thì chắc cũng vứt xó vì không được đầu tư, hỗ trợ... Điều đó lý giải tại sao các nhà khoa học lớn của VN chỉ có thể phát triển được ở nước ngoài.
 
Chỉnh sửa cuối:

crv2.4

Xe buýt
Biển số
OF-323563
Ngày cấp bằng
14/6/14
Số km
672
Động cơ
291,144 Mã lực
chất lượng ở đây liệu tốt không các mợ, em lo lắng lắm
 

Darling Habour

Xe tải
Biển số
OF-134393
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
256
Động cơ
372,480 Mã lực
Các cụ ơi, theo các cụ nếu 1 gia đình mà 2 đứa đều học vin thì thu nhập tối thiểu của bố mẹ bao nhiêu thì có thể đầu tư cho con được? Học phí của vin chắc sẽ tăng dần theo năm tháng nhỉ, nhưng nếu cứ mỗi năm 10% thì chết vì làm công ăn lương hàng năm thì rất khó có thể chạy theo con số 10% mất.
Chi phí Vin TB 1 tháng là 5,9 triệu năm học đầu tiên x 10 tháng + tiền đầu năm, quỹ lớp các khoản khoảng 10 triệu => Tổng 1 năm khoảng 70 triệu (chưa tính ngoại khóa). Nếu cụ có 2 đứa con là 140 triệu. Như cụ nào ở trên comments đấy, chi cho GD khoảng 30% thu nhập. Dài hơi trên 10 năm cũng vất. Nếu Vin tăng học phí mà quá sức, em lại tính option khác, không chọn số 1 thì ta chọn số 2, số 3. Các trường tư khác dao động từ 5 triệu ++ mà cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Darling Habour

Xe tải
Biển số
OF-134393
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
256
Động cơ
372,480 Mã lực
Vâng, cảm ơn cụ đã chia sẻ quan điểm. Em không có ý nhận xét là hướng nào đúng, hướng nào sai mà chỉ cho rằng đó là các hướng đi khác nhau. Các phụ huynh đều sẽ chọn cho con mình hướng đi phù hợp nhất với bản thân đứa trẻ, điều kiện về thời gian, hoàn cảnh kinh tế, công việc của bố/mẹ.



Em chia sẻ với cụ đây:
Em không có điều kiện kinh tế lắm nên việc chọn trường cho con khá đau đầu và ít lựa chọn.
F1 lớn nhà em học cấp 1 ở Thực Nghiệm, cấp 2 học Marie Curie, cấp 3 học chuyên KHTN: 3 trường này đều đáp ứng được các tiêu chí cụ nói, nhiều chương trình ngoại khóa, học nhàn (kể cả trường chuyên KHTN, em thấy con em học nhàn lắm, chơi suốt, buổi tối 10-11h đã đi ngủ, thỉnh thoảng có đề tài hoặc tham gia các cuộc thi với nước ngoài trên mạng thì mới học khuya), quỹ phụ huynh 500k-1000k/năm (thường là 500k thôi vì các con tham gia nhiều hoạt động và toàn bộ các khoản thưởng từ các hoạt động đó cũng được khoảng 40-50tr mỗi năm nên phụ huynh không phải đóng góp quỹ nhiều), học phí rẻ (Thực nghiệm: 1700k/tháng gồm cả tiền ăn; Marie Curie khoảng 3500k/tháng gồm cả tiền ăn và tiền xe bus(giờ đắt hơn rồi); Chuyên KHTN là 220k/tháng chưa kể tiền ăn).

F1 nhỏ nhà em cũng được em định hướng đi theo anh, giờ cháu đang học lớp 1 Thực nghiệm.
Thanks cụ đã chia sẻ. Những trường cụ nêu ra cũng thuộc top đạp đổ cổng trường chưa đủ, mà còn phải phụ thuộc năng lực của con (thi đầu vào ngang Ams 3 kia mà) hoặc có tài chính tốt (MC năm nay lên hơn 11 triệu/ thảng rồi). Do vậy, cụ kết luận ĐTĐ không tốt, theo tiêu chí của cụ, là unfair cho trường.

Nếu số đông đi được vào con đường tốt con cụ đã đi, thì Vin và DTD dù tốt cũng không hot như bây giờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nghebom

Xe đạp
Biển số
OF-316823
Ngày cấp bằng
22/4/14
Số km
21
Động cơ
293,810 Mã lực
Trước cụ học trường nào: chuyên KHTN, chuyên sư phạm, AMS mà mất niềm tin như vậy?

Xét về chất lượng khả năng học, học sinh VIN hay bất kỳ trường tư nào chưa thể so sánh được với học sinh các lớp chuyên của các ĐH hay của HN1 được.
Tuy nhiên các trường tư tốt hơn kỹ năng mềm. Và nếu gia đình biết giáo dục F1 tốt, không ỷ lại khoán trắng cho trường học, thì học sinh học các trường tư hoặc trường công bình thường, vẫn có thể vượt qua học sinh các lớp chuyên kể cả chuyên của các đại học về mọi mặt.
Dạ xin phép cụ e ko nêu tên trường để tránh động chạm. Tuổi thơ của em thì cũng trải qua hết các môi trường từ đỉnh cao đến bình dân, rồi sau này ra nước ngoài học em mới thấy là mình còn thiếu rất nhiều thứ so với bạn bè quốc tế, cho dù là điểm học tập thì hơn chúng nó. E mong muốn F1 được lớn lên và trưởng thành với đúng những gì thuộc về các cháu, có đủ kỹ năng để hòa nhập với cuộc sống quốc tế chứ chả cần gượng ép hay mục tiêu cao xa gì. E cũng xác định luôn là bố mẹ sẽ phải đồng hành cùng con trong suốt cả chặng đường dài sắp tới chứ ko như các cụ ngày trước cho con học trường chuyên lớp chọn rồi ko bắt kịp được chương trình học, trăm sự nhờ thầy cô còn con cái cứ loay hoay bài vở một mình. Thế nên học Vinschool e nghĩ cũng có một cái hay nữa là các cháu sẽ được chia sẻ và đồng hành với bố mẹ dễ dàng hơn so với ở các môi trường khác.
 

CherryOne

Xe container
Biển số
OF-342402
Ngày cấp bằng
11/11/14
Số km
5,522
Động cơ
308,135 Mã lực
Em thì lại nghĩ thế này : kiểm tra toán + năng lực ngôn ngữ để kiểm tra trình độ của các con. Phỏng vấn là để loại những những khuyết điểm mà bài thi viết kg thể hiện ra chẳng hạn như dị tật, tự kỷ, tăng động....
Những trường công các bé sẽ khó hòa nhập, vì thế có những trường dành riêng, nhưng 1 số bố mẹ muốn con học chung với các bạn ở trường bt.
Túm lại, bố mẹ nên qua xem con học thế nào, rảnh thì đi, đi thực tế sẽ thấy nhiều cái bố mẹ khó mà biết được vì trẻ nó ko chia sẻ đâu.
Con em thì em cho học trường làng òi.
 

tomsoc

Xe đạp
Biển số
OF-355064
Ngày cấp bằng
23/2/15
Số km
28
Động cơ
263,180 Mã lực
Qua buổi hội thảo tuyển sinh của Vin chủ nhật vừa qua thì có đúng là họ PR khá tốt, song cách PR hơi quá khi nhấn mạnh các mặt được của trường mà bỏ qua những khó khăn trường đang đối diện. Tuy nhiên, trong bối cảnh cha mẹ quá ít lựa chọn cho con, hệ thống trường tư chưa nhiều mà trường quy mô như Vin lại thuộc nhóm ít, nên Vin vẫn có lợi thế, nên họ cũng ỉ lại vào lợi thế đó của họ. Điểm hoàn toàn ko hài lòng với Vin là việc ko công bố chỉ tiêu tuyển sinh, điều này cho thấy họ chưa có kế hoạch cụ thể đối với sự phát triển của nhà trường mà vẫn là tư duy ăn đong, vừa tuyển học sinh vừa tuyển giáo viên. Tuyển đến đâu, đào tạo đến đó, mục đích vẫn chỉ thuần túy lợi nhuận và hơi chộp giật. Trong 1 năm đầu họ tuyển sinh được khoảng 1700 HS tiểu học và số lớp tăng từ đầu năm cho đến cuối năm và với số lượng như vậy năm nay họ vẫn tiếp tục tuyển sinh mà ko dự tính khả năng đào tạo của mình như thế nào. Họ ko trả lời vì chính họ cũng chưa rõ khả năng của họ đến đâu. Nên cũng có sự mạo hiểm nhất định khi cho con vào Vin. Tuy nhiên, với cơ sở vật chất, với chiến lược giáo dục họ công bố (nói thật mình cũng ko hoàn toàn tin) song so với hệ thống trường công thì Vin có nhiều lợi thế hơn và mình vẫn xem đó là 1 lựa chọn cho con.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top