- Biển số
- OF-73831
- Ngày cấp bằng
- 25/9/10
- Số km
- 20,088
- Động cơ
- 622,206 Mã lực
Hôm nay, em xin phép biên 1 bài về cơ sở lý thuyết ngắn gọn để dẫn đến phương pháp thực hành của Đức Phật Gotama.
1. Con người gồm những gì?
- Theo kinh điển, 1 con người được cấu tạo từ 5 phần (Skandhas (Sanskrit) or khandhas (Pāḷi), tiếng Việt hay dịch là Ngũ Uẩn), trong đó, cơ thể vật lý là 1 phần, 4 phần còn lại thuộc về tâm. Tiếng Việt hay gọi là Thân, Thức, Tưởng, Thọ, Hành. Thân thì cấu tạo từ các tế bào, tế bào cấu tạo từ phân tử, phân tử cấu tạo từ nguyên tử, nguyên tử cấu tạo từ các hạt. Mà các hạt nhỏ như hạt Quark thì có lưỡng tính sóng - hạt,... Thôi, nói đến đây em nhờ các cụ chuyên lý nói tiếp.
2. Bốn phần của Tâm.
Đức Phật thì đã đạt tới giai đoạn thấy rằng có 121 loại tâm (Tâm vương) và 52 loại nội dung của tâm (Tâm sở). Còn với chúng ta, chỉ cần nhớ 4 phần chính của tâm (Thức, Tưởng, Thọ, Hành).
2.1 Viññāṇa (Thức – Hay biết)
Phần thứ nhất của tâm theo ngôn ngữ thời đó, Đức Phật gọi là Viññāṇa (Thức), là hay biết. Sáu giác quan của ta gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Sáu giác quan này có 6 Viññāṇa (Thức) hay 6 sự hay biết riêng biệt là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Khi có vật gì tiếp xúc với bất kỳ cửa giác quan nào. Một âm thanh tiếp xúc với cửa giác quan của tai thì nhĩ thức sẽ phát sinh.
Một hình thể, màu sắc, ánh sáng tiếp xúc với cửa giác quan của mắt thì nhãn thức sẽ phát sinh. Một mùi tiếp xúc với mũi thì tỷ thức sẽ phát sinh. Một Vị tiếp xúc với lưỡi thì thiệt thức sẽ phát sinh. Cái gì cụ thể tiếp xúc với cơ thể thì thân thức sẽ phát sinh. Một ý nghĩ, cảm xúc tiếp xúc với tâm thì ý thức phát sinh. Công việc của 6 thức này là hay biết những gì vừa xảy ra.
2.2 Saññā (Tưởng – Nhận định)
Có một âm thanh tiếp xúc với tai, nhĩ thức sẽ phát sinh: “Xem kìa! Một cái gì vừa xảy ra”. Ngay tức khắc, một phần khác của tâm sẽ xuất hiện. Theo ngôn ngữ thời đó, phần đó được gọi là Saññā (Tưởng), là nhận định. Một âm thanh vừa chạm vào tai, phần thứ nhất của tâm (Thức) sẽ nói: “Một cái gì đó vừa xảy ra tại cửa thính giác”, chỉ vậy thôi. Phần thứ hai (Tưởng) sẽ nhận định cái gì đã xảy ra: “Lời nói. Lời nói gì? Lời chê bai hoặc lời khen ngợi”. Nó nhận biết dựa trên kinh nghiệm, các điều kiện và ký ức trong quá khứ. Chẳng những nó nhận biết mà còn đánh giá: “Lời chê bai, Ồ! Xấu xa quá! Lời khen ngợi, Ồ! Tuyệt quá!”.
2.3 Vedanā (Thọ – Cảm nhận)
Khi phần thứ hai (Tưởng) làm xong nhiệm vụ thì phần thứ ba bắt đầu hoạt động. Ngôn ngữ thời đó gọi là Vedanā (Thọ), là cảm giác, cảm nhận được các cảm giác trên cơ thể. Khi sự đánh giá vừa xong, rằng đó là những lời khen và lời đó tốt đẹp, ta để ý và thấy một dòng luân lưu những rung động vi tế và dễ chịu khắp trên thân. Với những lời chê bai, sự đánh giá được đưa ra là xấu xa và ta sẽ thấy có một luồng cảm giác rất khó chịu trên thân thể. Phần thứ ba của tâm (Thọ) thể nghiệm những cảm giác trên người dễ chịu hoặc khó chịu.
2.4 Saṅkhāra (Hành – Phản ứng)
Và rồi ngay tức khắc, phần thứ tư của tâm xuất hiện. Theo ngôn ngữ thời xưa, nó được gọi là Saṅkhāra (Hành). Công việc của nó là phản ứng. Saṅkhāra (Hành) chính thực là động lực, phản ứng của tâm. Nó tựa như là một tập hợp các động tác. Phần đầu (Thức – hay biết) không phải là một động tác, nó không tạo ra quả. Tưởng (sự nhận biết) không phải là một động tác nên cũng không tạo ra quả. Cảm nhận (Thọ) cũng không phải là một động tác nên cũng không tạo ra quả. Nhưng Saṅkhāra (Phản ứng) là một hành động nên tạo ra quả vì ta luôn luôn lặp đi lặp lại. Lời khen ngợi, cảm giác dễ chịu và phần này của tâm luôn lặp đi lặp lại với sự ham muốn, bám víu liên tục: “Tôi muốn nó, muốn nữa, muốn nữa”. Lời chê bai, cảm giác khó chịu, phần này của tâm không ngừng phản ứng bằng ghét bỏ, oán hận: “Tôi không thích, tôi không thích nó, tôi muốn vứt bỏ nó đi”.
3. Phương pháp tu tập: Dựa trên các phân tích về 4 thành phần của tâm như trên, cách tu tập là rèn luyện để:
- Nếu cảm nhận được cảm giác khó chịu, ta nhận biết đang có cảm giác khó chịu.
- Nếu cảm nhận được cảm giác dễ chịu, ta nhận biết đang có cảm giác dễ chịu, sung sướng.
- Khi có các cảm giác này, hơi thở sẽ bị ảnh hưởng, nó sẽ thở hơi nhanh, hơi mạnh.
- Vì tính chất của nó là Anicca (vô thường), nghĩa là không tồn tại mãi mãi, chỉ sinh lên rồi diệt đi, cảm giác khó chịu hay dễ chịu rồi 1 lúc sau sẽ qua đi. Hơi thở sẽ quay trở lại bình thường. Khi đó mình mới ra quyết định có phản ứng hay không.
- Các cụ ngày xưa hay nói "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" hay "Đừng bao giờ quyết gì trong lúc nóng giận", hay gần đây có vụ các cháu đa cấp hay chụp ảnh sang chảnh dụ các cụ chơi BO, kéo nến, thổi nến,... (tạo cảm giác dễ chịu, hứng thứ, gây ham muốn). Tức là trong những lúc như thế, thường chúng ta không đủ tỉnh táo để suy nghĩ.
4. Ví dụ cụ thể:
- Kinh điển ghi lại chuyện Phật không nhận quà. 1 ông lão Bà la môn đến mắng chửi Đức Phật. Đức Phật đã nói lại: Khách đến nhà mang quà đến mà mình không nhận thì quà về ai? Khi người khác mắng chửi ta, đấy là những lời lẽ khó nghe, ta sẽ cảm thấy tức giận. Động thái rõ ràng nhất của 1 người đang tức giận sẽ là mặt đỏ lên, hơi thở gấp hơn, mạnh hơn nữa có thể là tay chân run run. Còn suy nghĩ lúc đó thì thường là có cái gậy là ta đập vỡ mồm cái thằng đang chửi ta. Đó là các Hành thường thấy. Nhưng nếu ta chỉ tập trung theo dõi cảm giác, theo dõi hơi thở, không suy nghĩ đến các lời nói thì 1 lúc sau cảm giác sẽ hết và không phát sinh ra Hành mới.
Kết luận: Cơ bản về lý thuyết tu tập thế này em thấy khá là khoa học, dễ hiểu đối với những người mới chập chững bước vào tìm hiểu Đạo Phật. Tất nhiên, để đi sâu thêm nó còn nhiều lý luận hơn nữa thì mới ra các thứ mà các cụ hay tranh luận như các quả vị, vòng duyên sinh - diệt, vân vân và mây mây. Dần dần chúng ta sẽ khám phá ra tiếp.
Em xin gửi để các cụ tham khảo.
Cái này cop bết lại chả giải quyết được cái gì. Chính cụ cũng không biết Tâm là cái gì thì làm sao phân biệt? (TÂM nó vuông hay tròn? dài hay ngắn. màu gì? vị gì?mùi gì? to nhỏ ra sao?, có nghe được , sờ thấy không?có ảnh hay video cho dễ hình dung không...)"Kết luận: Cơ bản về lý thuyết tu tập thế này em thấy khá là khoa học"
Cho nên lý thuyết suông thì vẫn là hủy báng Phật pháp mà thôi
Ngài Bồ Tát mất công tìm đường giải thoát.Đợt này thấy các cụ trong thớt bàn luận rôm rả mà không căng thẳng, hoàn toàn trên cơ sở trao đổi thông tin, vui quá.
Để phân biệt đúng sai giữa phương pháp Thiền và phương pháp tu Tịnh độ, em thấy chúng ta nên quay về lời dạy ngắn gọn của Phật Gotama:
Tránh làm tất cả các điều ác, siêng làm điều thiện lành, không ngừng thanh lọc tâm.
Điều 1: Tránh làm tất cả các điều ác. Đây chính là giữ Sila (Giới). Sīla là đạo đức, giới hạnh, không làm bất cứ điều gì từ lời nói đến hành động gây tổn hại cho người khác. Ba phần trong Bát Chánh Đạo kết hợp thành Sīla là Sammā vācā (Chánh ngữ), Sammā kammanta (Chánh nghiệp) và Sammā ājīva (Chánh mạng).
Điều 2: Siêng làm điều thiện lành. Samādhi, sự làm chủ được tâm. Ta phải học cách trở thành chủ nhân của chính tâm mình, cách định tâm trên nền tảng đạo đức. Định được tâm trên nền tảng thanh tịnh này, chính là Samādhi. Ba yếu tố khác của Bát Chánh Đạo thuộc về phần Samādhi này là SammāVāyāma (Chánh tinh tấn), Sammā Sati (Chánh niệm) và Sammā samādhi (Chánh định).
(Có nhiều tranh cãi cho rằng siêng làm điều thiện lành cùng nằm với giữ giới, và Định (samadhi) nằm ở phần tu tập, nhưng thôi đây là quan điểm của mỗi trường phái, không nên tranh cãi xem phân định vào đâu).
Điều 3: Không ngừng thanh lọc tâm. Trong 3 phần của Dhamma thuộc Bát Thánh Đạo có 3 yếu tố thuộc Sīla (Giới hạnh), có 3 yếu tố thuộc Samādhi (Định tâm) và 2 yếu tố còn lại thuộc về Paññā (Trí tuệ). Đó là Sammā saṅkappo (Chánh tư duy) và Sammā-diṭṭhi (Chánh kiến).
Đối chiếu với các phân tích về Tịnh độ của các bạn bên trên, em thấy cũng làm được rất tốt phần 1 (Tránh làm điều ác) và làm được 1 phần điều 2. Khi các bạn tu tập theo phương pháp niệm, có thể tâm sẽ định được đến 1 mức độ nào đó và 1 phần các Hành (Sankhara) sẽ được thanh lọc. Do đó, nhiều bạn khi mới vào tu tập Tịnh độ sẽ vẫn thấy hiệu quả. Mặt khác, với lượng người tham gia tu tịnh độ đông như hiện nay thì các thế lực hỗ trợ sẽ mạnh hơn, nên bên cạnh các điều trên còn giúp cho người tu tập đạt được mục đích riêng, kiểu cầu gì được nấy.
Vì không thanh lọc hết được Tâm, vẫn còn lại các Hành dẫn đến tái sinh, trong kinh của Tịnh độ mới đưa ra khái niệm, sau khi vãng sanh về cực lạc thì còn bao nhiêu nghiệp nhờ Phật chủ quản giúp chuyển hóa nốt. Ngược lại theo phương pháp tu thiền thì phải tự mình giải quyết hết được Sankhara của mình thì mới đạt quả vị Arahan, chấm dứt luân hồi (đây là trường hợp của ông Ananda).
Túm lại, các bạn tu Tịnh độ cũng được, tu thiền cũng được. Nếu làm đúng theo được những lời dạy "Tránh làm tất cả các điều ác, siêng làm điều thiện lành" này thì đã là tốt lắm rồi.
Kể lại câu chuyện ngày xưa, Đức Phật Gotama đi nghiên cứu để tìm hướng giải thoát. Biết đích đến là giải thoát nhưng chưa tìm được con đường thẳng nhất, ngắn nhất đi đến mà phải đi tìm loanh quanh trước (tu khổ hạnh, thiền vô sắc đến tầng 7 và tầng 8), rồi mới tìm ra phương pháp giải quyết nốt để đạt giải thoát. Sau đó, Đức Phật mới chỉ cho con đường ngắn nhất để đạt được giải thoát. Tuy nhiên, sau này các thầy mới sáng tạo nhiều đường đi khác bằng các môn phái (tịnh độ, mật tông) vì nhiều lý do (kết hợp với tín ngưỡng tâm linh của vùng đó, điều chỉnh cho phù hợp với căn cơ của người thực hành,...). Cũng giống như 1 khách du lịch, từ ngã tư Bạch Mai, phố Huế muốn lên hồ Hoàn kiếm thì cứ đi thẳng phố Huế là đến. Nhưng có khi lại đi đường khác vòng lên tận Hồ Tây vì trên đấy có đạp vịt, vui hơn.
đời sau mất công phân biệt mà không chịu làm theo cái con đường bậc giác ngộ đã chỉ.
Có chuyện thật mà như bịa: Mấy thèng nhóc choi choi cứ cười chê mấy cụ gìa," bọn gìà sao nó n gu, sao không nhai Dăng hàm cho xướng mà nhai răng cửa cho mất duyên" thế đấy nghe rất khoa học.
Có kẻ thì tự tưởng tượng hắn có thể đi bô từ đay lên đỉnh Everest, mà tự cho rằng hắn có đủ lực không cần tha lực trơ giúp.
Nhưng có nhiều người thông minh hơn thì không việc gì phải thế, đời nay chứ có phải thời tiền sử đâu, họ biết vận dụng đủ các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài( tha lực) mua vé máy bay, thuê dẫn đường..và các phụ trợ cần thiết ( phương tiện), kết quả dù có lòng vòng thì kết quả luôn được đảm bảo. Tự lực và Tha lực đơn giản chỉ là vậy.
Các cụ trên này nếu thông minh thì đã chọn cách 2 thuê hướng dẫn và phương tiện. chứ chả ai mò mẫm cách 1 (cho dù kiều gì chả mượn bản đồ người khác vẽ, cũng là tha lực mà không biết)
im đi có khi người ta còn không biết...