[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

vanduloxga

Xe đạp
Biển số
OF-803615
Ngày cấp bằng
7/2/22
Số km
29
Động cơ
9,008 Mã lực
Tuổi
34
Em không chấp vào một Pháp và em cũng chưa chê Tịnh Độ câu nào. Nhưng cụ chê Thiền Tông kinh quá. Cái gì mà "Còn nếu k đắc nổi quả vị nào thì khi tái sinh ác nghiếp nó kéo đến là cụ trầm luân luân hồi vô lượng kiếp nhé" lại còn bôi đậm. Câu này quá không đúng nên em mới trích cụ.



Em vẫn chưa hiểu. Nếu như cụ nói thì dựa vào tha lực của Phật Ai Di Đà thoát khỏi sinh tử luân hồi. Thoát khỏi sinh tử luân hồi rồi thì tu kiểu gì nữa ạ? Mà tu để làm gì ạ?

Vì mục đích tu tập là để thoát khỏi luân hồi mà.

Các cụ bên Tịnh Độ vui lòng giải thích giúp em với ạ.
Cụ lại phịa ra chữ rồi, ơ mình phân tích đặc điểm 2 pp tu thôi chứ chê điểm nào. Tâm mình mình biết, nếu dám trong tâm chê 1 câu nửa chữ mình chịu đọa địa ngục A Tì :)
Nhưng mỗi pháp thì có 1 đặc điểm hợp với căn cơ khác nhau ;) mình share ra để tham khảo. Ví dụ như mình sau khi thử nghiệm thì tịnh độ dễ nhiếp tâm hơn. Vậy thôi
Chọn phương pháp tu là việc quan trọng, k giỡn ngay đoạn bên dưới cụ nhận là chưa hiểu về tịnh độ thế kìa thì dĩ nhiên cụ ko rõ được bài e viết rồi ;) Nếu cụ hiểu thêm về tịnh độ thí sẽ thấy k hề có ý chê bài gì.
Mà thật sự Thiền rất tối ưu ;) vấn đề là phải rõ mình hợp không đã.
Trong đoạn, e còn ghi rõ thiền tông giúp tu thẳng 1 đường đến quả Vị Phật (đoạn này cụ thấy chê chỗ nào ko)
Còn Tịnh độ là phải đi đường vòng (chỗ nè chắc e khen)

Cụ mà không nhận rõ đâu là phân tích đâu là khen chê nữa thì e đên ạ luôn
 
Chỉnh sửa cuối:

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Em không chấp vào một Pháp và em cũng chưa chê Tịnh Độ câu nào. Nhưng cụ chê Thiền Tông kinh quá. Cái gì mà "Còn nếu k đắc nổi quả vị nào thì khi tái sinh ác nghiếp nó kéo đến là cụ trầm luân luân hồi vô lượng kiếp nhé" lại còn bôi đậm. Câu này quá không đúng nên em mới trích cụ.



Em vẫn chưa hiểu. Nếu như cụ nói thì dựa vào tha lực của Phật Ai Di Đà thoát khỏi sinh tử luân hồi. Thoát khỏi sinh tử luân hồi rồi thì tu kiểu gì nữa ạ? Mà tu để làm gì ạ?

Vì mục đích tu tập là để thoát khỏi luân hồi mà.

Các cụ bên Tịnh Độ vui lòng giải thích giúp em với ạ.
Em thì căn cơ thấp nên em hiểu theo ý này: khi mạng người thân hoại mạng chung ( kim thiền thoát xác ) dựa vào niệm 10 câu phật hiệu để nhờ tha lực tiếp dẫn của Phật a di đà thì sẽ chuyển từ cõi sinh tử luân hồi sang cõi trang nghiêm cực lạc. Ở đó nghe pháp để đắc vô sanh nhẫn ( không còn thối chuyển ). Sau khi đạt vô sanh nhẫn rồi thì tiếp tục nghe pháp mà Phật A di đà truyền đạt để đạt quả vị như thanh văn, tứ thánh, bồ tát, phật. Còn sau đó cụ có nguyện vọng trở lại cõi ta bà để cứu độ thân quyến hay gì thì cụ tùy cơ ứng biến. Còn không thì cụ ở cõi ấy vui chơi hay đi khắp 10 phương pháp giới thăm hỏi các vị bồ tát, phật thì tùy cụ.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,290
Động cơ
367,302 Mã lực
Cụ tìm đọc Trần Huyền Trang, Khuy Cơ, Hoằng Nhẫn, còn thích gần gần hơn giữa TQ và VN thì tìm đọc pháp bảo đàn kinh của ngài Huệ Năng.
Em đọc đàn kinh rồi.

Huyền Trang Thế kỷ 7 sau công nguyên
Khuy Cơ nhà Đường thế kỷ thứ 7
Hoằng Nhẫn, Huệ Năng thế kỷ thứ 8.

Tức là khoảng mười mấy thế kỷ trôi qua rồi, Phật Giáo Trung Hoa không xuất cao đồ, do con đường đi của Đàn Kinh là quá khó và mù mờ.
200 năm trở lại đây chỉ thấy có các thày tu, thiền sư của Ấn Độ, Myanmar, Thailand, Vietnam... thành tựu giác ngộ (hầu hết theo tứ niệm xứ và thiền )
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,290
Động cơ
367,302 Mã lực
Reto bèn hỏi Ajo đã tu học đến đâu. Lạt ma Ajo thành thật thưa rằng bao năm nay chỉ chuyên tụng một bộ kinh A Di Đà mà thôi. Pháp sư Reto lắc đầu than cho chú em quê mùa hủ lậu, kinh điển thiên kinh vạn quyền không đọc mà chỉ đọc tụng có một bộ kinh tầm thường mà gần như ai cũng biết. Reto bèn giảng giải cho Ajo một hồi về những pháp môn cao siêu cho đến tận khuya mới đi ngủ. Vừa chợp mắt ít lâu, ông đã giật mình tỉnh giấc vì thấy ánh sáng ở đâu chói loà cả một vùng. Ánh sáng này phát ra từ phía chánh diện ngôi chùa nên ông ngạc nhiên rời trú phòng bước ra xem thế nào. Ông thấy Lạt ma Ajo đang chắp tay đảnh lễ, tri tụng hồng danh đức phật A Di Đà nhưng quanh ông này hào quang sáng rực cả chánh điện.

Đoạn này chỉ làm người tu học thêm ảo tưởng.
Với những tu thiền thì khi gặp cảnh tượng ánh sáng rực rỡ thế này sẽ tự nhủ mình "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc", những cảnh mắt thấy tai nghe tay sờ còn biến đổi liên tục rồi biến mất huống hồ những cảnh mà xảy ra ".. mới đi ngủ, vừa chợp mắt ít lâu". Nhắm mắt lại mọi "cái thấy" đều là ảo, tôi chả tin! quay về chú tâm vào hơi thở hít vào thở ra đó mới là sự thật.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Bình tĩnh cụ. Hết sức bình tĩnh. ;)).
Đoạn này chỉ làm người tu học thêm ảo tưởng.
Với những tu thiền thì khi gặp cảnh tượng ánh sáng rực rỡ thế này sẽ tự nhủ mình "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc", những cảnh mắt thấy tai nghe tay sờ còn biến đổi liên tục rồi biến mất huống hồ những cảnh mà xảy ra ".. mới đi ngủ, vừa chợp mắt ít lâu". Nhắm mắt lại mọi "cái thấy" đều là ảo, tôi chả tin! quay về chú tâm vào hơi thở hít vào thở ra đó mới là sự thật.
 

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
782
Động cơ
396,278 Mã lực
Em vẫn chưa hiểu. Nếu như cụ nói thì dựa vào tha lực của Phật Ai Di Đà thoát khỏi sinh tử luân hồi. Thoát khỏi sinh tử luân hồi rồi thì tu kiểu gì nữa ạ? Mà tu để làm gì ạ?

Vì mục đích tu tập là để thoát khỏi luân hồi mà.

Các cụ bên Tịnh Độ vui lòng giải thích giúp em với ạ.
Thoát khỏi luân hồi mà dựa vào tha lực của Phật A Di Đà gọi là "đới nghiệp vãng sinh", tức là mang nghiệp đi mà vãng sinh. Vì trong 48 đại nguyện của Phật A Di Đà có 1 điều là : nếu ở thời điểm Cận Tử Nghiệp, ai nhất tâm niệm được 10 câu "Nam mô A Di Đà Phật" liên tục, nếu không phải là người phạm phải tội Ngũ nghịch, thì Ngài sẽ đón về Tây phương

Đó là kiểu "đới nghiệp vãng sinh", tức là về đến Cực Lạc rồi mà vẫn còn nghiệp, nên vẫn phải tiếp tục tu tập để tiêu hết nghiệp đi. Lúc đó mới chỉ là 1 Thánh Chúng trong thai sen chứ chưa phải là Phật. Phải tu học một thời gian nữa thì mới thành Phật được. Nhưng đã về đến Cực Lạc rồi thì ko sợ bị rơi vào lục đạo luân hồi nữa

Cụ có thể đọc bài viết chi tiết về "Đới nghiệp vãng sinh" ở đây : https://lacphap.com/item/372-doi-nghiep-vang-sanh
 
Chỉnh sửa cuối:

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,991
Động cơ
366,793 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Đừng trích 1 phần bài của mình Cụ, cụ xén í thì thành sai rồi ;) Mình đã nói tùy theo căn cơ chứ ko có pháp tốt nhất ;)
Không ai nói tu thiền ko tốt cụ ah. Thiền ngon mà Đức Phật cũng dùng thiền để chứng ngộ. Nhưng vì sao thời Đức Phật ngài ko tụ tịnh nhưng ngài vẫn nói về pháp môn tịnh độ :) Nếu ai cũng hợp tu thiền thì sinh ra mật tông, tịnh tông làm gì Cụ ;)
Cụ lại sa và chấp pháp rồi ;) Pháp sinh ra để khế hợp căn cơ của chúng sinh ;) Thiền rất tốt, tịnh cũng rất tốt.
Nhưng Thiền tốt với cụ ko có nghĩa mình cũng tu thiền được :D và ngược lại. Đừng chấp vào 1 pháp cụ ah. Phải xem căn cơ của mình. Nếu căn cơ ng ta thấp cụ cứ cổ xúy ng ta lao vào thiền mà ko để ng ta biết về tịnh độ thì chưa hẳn tốt và ngược lại
Một lần nữa đồng ý với quan điểm của Cụ. Để rảnh mình sẽ chia sẻ 1 bài về chủ đề này.
 

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,991
Động cơ
366,793 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Đừng trích 1 phần bài của mình Cụ, cụ xén í thì thành sai rồi ;) Mình đã nói tùy theo căn cơ chứ ko có pháp tốt nhất ;)
Không ai nói tu thiền ko tốt cụ ah. Thiền ngon mà Đức Phật cũng dùng thiền để chứng ngộ. Nhưng vì sao thời Đức Phật ngài ko tụ tịnh nhưng ngài vẫn nói về pháp môn tịnh độ :) Nếu ai cũng hợp tu thiền thì sinh ra mật tông, tịnh tông làm gì Cụ ;)
Cụ lại sa và chấp pháp rồi ;) Pháp sinh ra để khế hợp căn cơ của chúng sinh ;) Thiền rất tốt, tịnh cũng rất tốt.
Nhưng Thiền tốt với cụ ko có nghĩa mình cũng tu thiền được :D và ngược lại. Đừng chấp vào 1 pháp cụ ah. Phải xem căn cơ của mình. Nếu căn cơ ng ta thấp cụ cứ cổ xúy ng ta lao vào thiền mà ko để ng ta biết về tịnh độ thì chưa hẳn tốt và ngược lại
Các pháp môn được hiểu như các cánh cửa đi vào chân lý, cùng đi vào một ngôi nhà rộng. Vào trong rồi thì nhìn thấy các cửa đều thông nhau. Nhưng khi vào từng cửa mỗi người đều phải mở bằng các chìa khoá khác nhau. Không cửa nào giống nhau.
Tùy hiểu biết, nhận thức, căn cơ và nhân duyên mà mỗi người sẽ được "nhận" chiếc chìa khoá phù hợp với cánh cửa mình.
Không có chìa khoá nào là tốt nhất, Chìa khoá tốt nhất là có thể mở được cửa. Không có cửa nào là tốt nhất, cửa tốt nhất là cửa được mở ra để đi vào bên trong.
Chìa khoá hay cánh cửa chỉ là phương tiện. Hiểu được chân lý này các Cụ mới có thể bớt tranh luận hơn thua. Hiểu đúng về các pháp môn và thực hành đúng pháp.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tửu Vương

Xe tải
Biển số
OF-379458
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
482
Động cơ
248,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang
Website
www.facebook.com
Các pháp môn được hiểu như các cánh cửa đi vào chân lý, cùng đi vào một ngôi nhà rộng. Vào trong rồi thì nhìn thấy các cửa đều thông nhau. Nhưng khi vào từng cửa mỗi người đều phải mở bằng các chìa khoá khác nhau. Không cửa nào giống nhau.
Tùy hiểu biết, nhận thức, căn cơ và nhân duyên mà mỗi người sẽ được "nhận" chiếc chìa khoá phù hợp với cánh cửa mình.
Không có khoá nào là tốt nhất, khoá tốt nhất là khoá có thể mở được cửa. Không có cửa nào là tốt nhất, cửa tốt nhất là cửa được mở ra để đi vào bên trong.
Khoá hay cửa chỉ là phương tiện. Hiểu được chân lý này các Cụ mới có thể bớt tranh luận hơn thua. Hiểu đúng về các pháp môn và thực hành đúng pháp.
Hay quá, rất dễ hiểu, tiếp tục chia sẻ đi cụ ơi!
 

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,991
Động cơ
366,793 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Hay quá, rất dễ hiểu, tiếp tục chia sẻ đi cụ ơi!
Cảm ơn Cụ! Cũng muốn nhân thớt này các Cụ thay bằng việc tranh cãi phải trái, hơn thua về các Pháp thì hãy chia sẻ các phương pháp tu tập của mình để mọi người cho mọi người có thêm kinh nghiệm. Cùng giác ngộ và hiểu đúng về tinh thần của Đạo Phật. Cũng như áp dụng được các triết lý của Đạo Phật vào cuộc sống hàng ngày.
PS: Sáng nay viết vội rồi đi công việc. Mình mới sửa lại bài viết cho rõ ý hơn. Cảm ơn Cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:

vanduloxga

Xe đạp
Biển số
OF-803615
Ngày cấp bằng
7/2/22
Số km
29
Động cơ
9,008 Mã lực
Tuổi
34
Cảm ơn Cụ! Cũng muốn nhân thớt này các Cụ thay bằng việc tranh cãi phải trái, hơn thua về các Pháp thì hãy chia sẻ các phương pháp tu tập của mình để mọi người cho mọi người có thêm kinh nghiệm. Cùng giác ngộ và hiểu đúng về tinh thần của Đạo Phật. Cũng như áp dụng được các triết lý của Đạo Phật vào cuộc sống hàng ngày.
PS: Sáng nay viết vội rồi đi công việc. Mình mới sửa lại bài viết cho rõ ý hơn. Cảm ơn Cụ!
Hay quá cụ, mình cũng muốn nói cụ thể về công phu nhưng trước mình cũng có chia sẻ rồi mà có vẻ ở đây nhiều cụ thích lí luận suông hơn :)) đến khổ toàn trích kinh này điển nọ ra nhưng vấn đề là khi bản thân chưa hạ thủ công phu thì lí thuyết dù đúng cũng như không. Đúng mà ko chịu làm thì thà ko biết ko nói còn hơn
 

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,991
Động cơ
366,793 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Hay quá cụ, mình cũng muốn nói cụ thể về công phu nhưng trước mình cũng có chia sẻ rồi mà có vẻ ở đây nhiều cụ thích lí luận suông hơn :)) đến khổ toàn trích kinh này điển nọ ra nhưng vấn đề là khi bản thân chưa hạ thủ công phu thì lí thuyết dù đúng cũng như không. Đúng mà ko chịu làm thì thà ko biết ko nói còn hơn
Các pháp môn hay chánh pháp đều là chân lý, càng thực hành sâu về các phương pháp lại càng nhìn rõ chân lý. Nhưng khó ở chỗ chân lý là cái không thể dùng lời ( chúng ta chỉ dùng lời nói hoặc ngôn ngữ diễn tả được phần nào của chân lý mà thôi) nếu chúng ta không hiểu được chỗ này thì càng học nhiều về đạo, càng hiểu ra chân lý bao nhiêu thì lại càng có mong muốn chia sẻ về chân lý. Càng chia sẻ lại càng gây tranh cãi nó là ở chỗ này.
Trong Đạo Phật cũng có rất nhiều pháp môn hay phương tiện để người thực hành có được trí tuệ. Có trí tuệ rồi thì mới dùng trí tuệ để nói về thứ mình biết cho người khác hiểu ( hay giác ngộ) mà nhiều khi ko cần dùng lời. Nói mà như không nói. Không nói mà như nói là như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Đới nghiệp vãng sanh về Cõi Cực lạc để tu tiếp vì đã về đó được Đức Phật A Di Đà và các vị thánh Chúng Bồ Tát trực tiếp dìu dắt dạy dỗ nên ko bị thối thất

MƯỜI ĐIỀU THÙ THẮNG Ở CÕI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC SO VỚI CÕI TA BÀ NÀY
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
CÙNG NIỆM NHÉ
1. Hóa sinh từ hoa sen, khác biệt với cõi Ta-bà sinh trưởng từ bào thai.

2. Sinh ra liền được tướng hảo đoan nghiêm, khác biệt với cõi Ta-bà thọ thân xương thịt ô uế.

3. Mặt đất khắp nơi bằng vàng ròng, khác biệt với cõi Ta-bà đất cát dơ nhớp.

4. Y phục và thức ăn tự nhiên hóa hiện, khác biệt với cõi Ta-bà thường chịu khổ đói rét.

5. Cung điện tùy ý hiện ra, khác biệt với cõi Ta-bà phải vất vả xây dựng.

6. Tùy ý đi lại giữa hư không, khác biệt với cõi Ta-bà thân như túi da chứa đầy bệnh khổ.

7. Ðược sống chung cùng bạn lành yêu kính, khác biệt với cõi Ta-bà oan gia thường đối mặt.

8. Tuổi thọ dài lâu không thể suy lường, khác biệt với cõi Ta-bà sống chết ngắn ngủi trong gangtấc.

9. Vĩnh viễn không còn thối chuyển, khác biệt với cõi Ta-bà nghiệp duyên che chướng đường tu.

10. Ðược thọ ký sẽ thành Phật, khác biệt với cõi Ta-bà nhiều lần luân chuyển trong ba đường ác.

🙏Nam Mô A Di Đà Phật
St Trần Trần Thành
Nhân đọc bài post này của bạn và kinh A di đà trên mạng, mình đưa lên để mọi người cùng trao đổi. Mình đưa lên đây phần mô tả về thế giới cực lạc. (Đoạn này quote lại vì nó dài quá)

2. THẾ GIỚI CỰC LẠC
Bấy giờ đức Phật bảo Xá-lợi-phất,
hướng về phương Tây, khoảng mười
muôn ức cõi nước chư Phật, có một thế
giới, tên là Cực Lạc, giáo chủ là Phật,
hiệu A-di-đà, hiện đang thuyết pháp.
Này Xá-lợi-phất, vì sao cõi ấy gọi là
Cực Lạc?
Dân chúng nước ấy không còn đau khổ,
ngay cả từ “khổ,” còn không có mặt, huống
chi có thật; luôn sống an vui, thân tâm thơi
thới. Cho nên cõi ấy gọi là Cực Lạc.
Ở cõi nước ấy, núi non đất đai, thành
quách cung điện, các thứ phương tiện,
nhà cửa phố xá, hạ tầng cơ sở, cho đến
hàng cây, đều nạm bảy báu: vàng, bạc,
trân châu, pha lê, mã não, lưu ly, xà cừ.
Cho nên cõi ấy gọi là Cực Lạc.
Ở cõi Cực Lạc, có ao thất bảo, nước tám
công đức, chảy hoài không dứt. Cát dưới
hồ ấy là vàng đá quý. Dọc theo bờ hồ,
có những lối đi, với nhiều lầu các, trang
nghiêm đẹp mắt. Hoa sen năm sắc, lớn như
bánh xe, nở bày cánh nhụy, rực rỡ lạ kỳ:
sen xanh ánh biếc, sen vàng ánh rực, sen
đỏ ánh hồng, sen trắng ánh tuyết, hương
thơm toả ngát, tinh khiết nhiệm mầu.
Này Xá-lợi-phất, ở cõi Cực Lạc, nhạc
trời réo rắc, vẳng vọng tầng xanh, như
rời khỏi cành, hoa mạn-đà-la, điểm thêm
hương sắc. Dân chúng cõi này thường
nhặt hoa ấy, vận sức thần thông, bay khắp
mười phương, cúng dường chư Phật. Trưa
về bổn quốc, ăn trong tỉnh thức, xong rồi
kinh hành, từng bước thảnh thơi.
Này Xá-lợi-phất, ở cõi Cực Lạc, có
nhiều chim quý: Xá-lợi, Anh Vũ, Bạch
Hạc, Khổng Tước, Ca-lăng-tần-già, và
chim Cộng Mạng, ngày đêm sáu thời,
cất tiếng hót vang, pháp âm vi diệu: bảy
bồ-đề phần, tám con đường thánh, giúp
người nhiếp tâm, niệm Phật Pháp Tăng,
trở về tỉnh thức.
Này Xá-lợi-phất, ở cõi Cực Lạc, gió
nhè nhẹ thổi, xao động hàng cây, màn
lưới lung lay, tạo ra âm hưởng, du dương
trầm bổng, vi diệu khôn cùng, cũng như
trăm ngàn các loại nhạc cụ, hoà tấu một
lần, giúp cho người nghe, hân hoan vui
vẻ, niệm Phật Pháp Tăng.
Này Xá-lợi-phất, thế giới Cực Lạc với
nhiều công đức, trang nghiêm đặc sắc.
Thế giới cực lạc được mô tả "Ở cõi nước ấy, núi non đất đai, thành quách cung điện, các thứ phương tiện, nhà cửa phố xá, hạ tầng cơ sở, cho đến hàng cây, đều nạm bảy báu: vàng, bạc, trân châu, pha lê, mã não, lưu ly, xà cừ.... Ở cõi Cực Lạc, có ao thất bảo, nước tám công đức, chảy hoài không dứt. Cát dưới hồ ấy là vàng đá quý"

Mình thì thấy ở thế giới của mình thì những thứ như vàng, bạc, trân châu, pha lê, mã não, lưu ly, xà cừ còn có ý nghĩa cả về trang sức, lưu giữ tài sản, ứng dụng trong khoa học công nghệ. Còn thế giới cực lạc Y phục và thức ăn tự nhiên hóa hiện, Cung điện tùy ý hiện ra, Tùy ý đi lại giữa hư không thì vàng bạc châu chấu có khác gì gạch gỗ đá. Cũng giống như anh Tarzan đang ở trong rừng, chỉ cần ăn quả rừng, uống nước suối, tự nhiên có cô Jane vào lại phải mặc quần áo rồi tập tiêu tiền. Như vậy có cần thiết không?
 

AUTOEn

Xe đạp
Biển số
OF-786543
Ngày cấp bằng
4/8/21
Số km
27
Động cơ
27,833 Mã lực
Nhân đọc bài post này của bạn và kinh A di đà trên mạng, mình đưa lên để mọi người cùng trao đổi. Mình đưa lên đây phần mô tả về thế giới cực lạc. (Đoạn này quote lại vì nó dài quá)



Thế giới cực lạc được mô tả "Ở cõi nước ấy, núi non đất đai, thành quách cung điện, các thứ phương tiện, nhà cửa phố xá, hạ tầng cơ sở, cho đến hàng cây, đều nạm bảy báu: vàng, bạc, trân châu, pha lê, mã não, lưu ly, xà cừ.... Ở cõi Cực Lạc, có ao thất bảo, nước tám công đức, chảy hoài không dứt. Cát dưới hồ ấy là vàng đá quý"

Mình thì thấy ở thế giới của mình thì những thứ như vàng, bạc, trân châu, pha lê, mã não, lưu ly, xà cừ còn có ý nghĩa cả về trang sức, lưu giữ tài sản, ứng dụng trong khoa học công nghệ. Còn thế giới cực lạc Y phục và thức ăn tự nhiên hóa hiện, Cung điện tùy ý hiện ra, Tùy ý đi lại giữa hư không thì vàng bạc châu chấu có khác gì gạch gỗ đá. Cũng giống như anh Tarzan đang ở trong rừng, chỉ cần ăn quả rừng, uống nước suối, tự nhiên có cô Jane vào lại phải mặc quần áo rồi tập tiêu tiền. Như vậy có cần thiết không?
Toàn hoang đường, bốc phét, lừa gạt chúng sinh ấy mà, tin làm gì.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,977
Động cơ
524,440 Mã lực
Các pháp môn được hiểu như các cánh cửa đi vào chân lý, cùng đi vào một ngôi nhà rộng. Vào trong rồi thì nhìn thấy các cửa đều thông nhau. Nhưng khi vào từng cửa mỗi người đều phải mở bằng các chìa khoá khác nhau. Không cửa nào giống nhau.
Tùy hiểu biết, nhận thức, căn cơ và nhân duyên mà mỗi người sẽ được "nhận" chiếc chìa khoá phù hợp với cánh cửa mình.
Không có chìa khoá nào là tốt nhất, Chìa khoá tốt nhất là có thể mở được cửa. Không có cửa nào là tốt nhất, cửa tốt nhất là cửa được mở ra để đi vào bên trong.
Chìa khoá hay cánh cửa chỉ là phương tiện. Hiểu được chân lý này các Cụ mới có thể bớt tranh luận hơn thua. Hiểu đúng về các pháp môn và thực hành đúng pháp.
Không biết các cụ thế nào chứ cá nhân em cũng có đi một số khóa lễ ( chùa miền Bắc ) thì vẫn thầy các sư kết hợp cả Mật Tông vàTịnh độ . Ví dụ như là đọc chú Đại Bi , rồi kinh A di đà, đọc xong thì niệm Phật. Và khi đi chùa Hương, hay Yên tử thì bà con vẫn đọc câu " Nam mô a di đà phật " cho quên đường dài. :))
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,623
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Toàn hoang đường, bốc phét, lừa gạt chúng sinh ấy mà, tin làm gì.
Ko hẳn thế bác. Có thể là nguỵ kinh, hoặc do ô chép kinh tự kỷ ám thị trong đầu tưởng tượng ra cảnh tượng huy hoàng đó, thì mô tả lại thôi, 1 dạng tẩu hoả nhập ma lành tính 😅 , ko ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Có nơi họ còn tưởng tượng thêm 72 trinh nữ và 80k người hầu cơ mà :D Nói chung là lành chán ;)
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
Cái gì không kiểm chứng được thì em để qua một bên đã ạ.

Em cảm ơn các cụ đã giải thích giúp em.

Em vẫn chưa thấy được sự logic giữa Tịnh Độ và các lời dạy khác của Đức Phật.

Nếu tu 1 đời là thoát khổ, rời khỏi luân hồi để đến nơi cõi lành tu tiếp thì tại sao thời Đức Phật còn sống Ngài không dạy luôn. Thời Ngài tại thế chắc chắn cũng có nhiều các chúng sinh căn cơ thấp. Tại sao Ngài lại dạy tu thiền để kể đạt quả thì cũng phải chịu cái khổ luân hồi 7 kiếp hay 1 kiếp nữa.

Câu hỏi này em sẽ tìm hiểu dần.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Cái gì không kiểm chứng được thì em để qua một bên đã ạ.

Em cảm ơn các cụ đã giải thích giúp em.

Em vẫn chưa thấy được sự logic giữa Tịnh Độ và các lời dạy khác của Đức Phật.

Nếu tu 1 đời là thoát khổ, rời khỏi luân hồi để đến nơi cõi lành tu tiếp thì tại sao thời Đức Phật còn sống Ngài không dạy luôn. Thời Ngài tại thế chắc chắn cũng có nhiều các chúng sinh căn cơ thấp. Tại sao Ngài lại dạy tu thiền để kể đạt quả thì cũng phải chịu cái khổ luân hồi 7 kiếp hay 1 kiếp nữa.

Câu hỏi này em sẽ tìm hiểu dần.
Quả vị của chúng sinh ấy. Căn cơ chỉ đến thế thôi. Ngay cả vua Tịnh Phạn là cha ruột của Đức Phật cũng chỉ đắc quả tu đà hàm( quả vị thánh 2) thôi cụ ơi. Con trai Phật là ông La Hầu La (Rahula) cũng chỉ đạt quả vị A la hán( quả vị thánh 4- cao nhất hàng tứ thánh đạo). Thời Phật như thế cũng là khá rồi. Đâu thể ép buộc thân quyến khi họ căn cơ chỉ có thế. Như học sinh vậy, trình độ chỉ đạt lớp 5 thôi, lên lớp 6 còn thấy khó như lên trời. Đức Phật các thời tiền kiếp đâu ham tu để đạt đạo quả 1 đời ngay. Mà phải trải qua hằng hà sa số kiếp( kiếp thầy tu, thầy thuốc, bác lái xe, người quét rác, giám đốc công ty, bảo vệ, quan lại, lái buôn, thậm chí có kiếp bị đọa địa ngục nữa...). Không trải qua nhiều vô lượng kiếp thậm chí a tăng kì kiếp thì làm sao đạt quả vị Phật toàn giác.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Ko hẳn thế bác. Có thể là nguỵ kinh, hoặc do ô chép kinh tự kỷ ám thị trong đầu tưởng tượng ra cảnh tượng huy hoàng đó, thì mô tả lại thôi, 1 dạng tẩu hoả nhập ma lành tính 😅 , ko ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Có nơi họ còn tưởng tượng thêm 72 trinh nữ và 80k người hầu cơ mà :D Nói chung là lành chán ;)
Em cũng không tin là Phật Gotama thuyết kinh này. Nhưng form mẫu thì vẫn là "Như vậy tôi nghe" rồi cả ngài Sariputta nên dễ làm những người không có hiểu biết tin kinh này là Phật Gotama thuyết.

Cụ bảo lành nhưng nó không đúng với chánh pháp thì có phải làm cho người ta hiểu sai về Giáo lý của Đức Phật không?
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Cái gì không kiểm chứng được thì em để qua một bên đã ạ.

Em cảm ơn các cụ đã giải thích giúp em.

Em vẫn chưa thấy được sự logic giữa Tịnh Độ và các lời dạy khác của Đức Phật.

Nếu tu 1 đời là thoát khổ, rời khỏi luân hồi để đến nơi cõi lành tu tiếp thì tại sao thời Đức Phật còn sống Ngài không dạy luôn. Thời Ngài tại thế chắc chắn cũng có nhiều các chúng sinh căn cơ thấp. Tại sao Ngài lại dạy tu thiền để kể đạt quả thì cũng phải chịu cái khổ luân hồi 7 kiếp hay 1 kiếp nữa.

Câu hỏi này em sẽ tìm hiểu dần.
Cái này thì em vẫn trích dẫn lời dạy của thầy Goenka cho cụ, chắc cụ chưa nghiên cứu đến đoạn này.

Có người đã thực hành hơn bảy năm hỏi tại sao họ không thành một bậc Alahán. Tuy nhiên, phải nhớ rằng điều kiện cần thiết là evaṃ bhāveyya, tức phải thực hành đích xác như đã mô tả. Đó là sampajaññaṃ na riñcati – không xao lãng một sát-na tỉnh giác (sampajañña) trong cuộc sống. Giờ đây, bạn đang chuẩn bị cho giai đoạn này, đang tập cảm giác những cảm thọ trong mọi phần ở mức thể chất, và hiểu rõ sự sanh diệt của nó. Khi bạn có thể hành theo cách này, bạn đã được Đức Phật bảo đảm về những kết quả (sẽ gặp).

Hơn nữa, Đức Phật còn nói, không cần đến bảy năm, sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, và thậm chí xuống còn một năm; rồi bảy tháng, sáu tháng, năm tháng, bốn tháng… và xuống còn một tháng, nửa tháng, hoặc ngay cả bảy ngày, cũng đủ. Thời gian khác nhau là tuỳ vào sự tích luỹ ở quá khứ, cho dù trí tuệ tỉnh giác (sampajañña) được thực hành trong từng sát-na. Nó có thể là bảy năm, thế nhưng có những trường hợp, hành cùng một kỹ thuật, có người đã kinh nghiệm Niết Bàn sau chỉ một vài phút, giống như vị đạo sĩ từ Bombay đến Savatthi và được Đức Phật dạy chỉ vài lời – diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati – trong cái thấy chỉ có cái thấy.

Một số người hành thiền khởi sự với việc đi (kinh hành) thậm chí còn niệm thầm “đi”, “ngứa”, hay bất cứ hoạt động nào họ đang làm. Không có trí tuệ (pañña) nhưng ít ra việc thực hành cũng tập trung được tâm. Những người nặng về tham dục, phải đi vào nghĩa địa – hoặc ngày nay một phòng mổ xác thí nghiệm – để quân bình lại tâm trí của họ đến một mức độ nào đó trước khi hành minh sát. Dù điểm khởi đầu là gì, người hành thiền cũng phải kinh nghiệm các cảm thọ đang sanh và diệt. Hiện nay trí tuệ tỉnh giác (sampajañña) của bạn có thể chỉ mới được một vài giây, và rồi quên cả vài phút hoặc thậm chí cả giờ liền. Với việc thực hành liên tục, sau đó bạn sẽ quên tỉnh giác chỉ một thời gian ngắn, không đến một vài sát-na. Giai đoạn tỉnh giác ấy có thể phải mất một thời gian dài, nhưng sau đó giới hạn (thành tựu kết quả) là bảy năm.

Bài kinh Maha Satipathana cụ nhé.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top