sf
Cảm ơn cụ. Tuy nhiên cuốn này cũng vẫn có nhiều đoạn khó hiểu quá. Ví dụ như đoạn dưới. Các cụ nào thông hiểu giải thích giúp đoạn này được không?
View attachment 6882512
Cụ đang xem cái "bản đồ", giống như mình đang xem bản đồ trong vũ trũ vậy(.Làm sao mà hiểu nó là cái gì ngay được, Chỉ biết khài niệm cái này là tinh vân, cái kia là hố đen, chỉ cần nhớ phân biệt thê nào là thiên hà, thê nào là sao, thê nào là hành tinh, thế nào là hệ mặt trời ....)
Do đó chỉ cần nhớ khải niệm, nếu không nhớ được thi đọc đi đọc lại.
Tóm tắt lại của đoạn trong ảnh, thì từ vị trí hiện tại của nhân ( con người), cụ có thể tu để đạt đến 5 quả vị.
Nếu để mai hâu( đời sau, không rõ kiếp nào) thành người=> thì tu nhân thừa
Thành Thiên ( trời)=> Tu thiên thừa
Thanh Văn => tu Thanh văn thừa
cụ này lý giải các bước thành Thanh văn đây
Em chỉ biết hàng tứ thánh quả:
Sơ quả Tu Đà Hoàn - quả vị thất lai ( 7 lần tái sinh để tiếp tục tu tập đến khi giác ngộ )
Nhị Quả Tu Đà Hàm - quả vị nhất lai ( 1 lần tái sinh để tiếp tục tu tập đến khi giác ngộ )
Tam quả A na hàm - quả vị bất lai ( không đến cõi dục này nữa, sẽ đến cõi trời sắc giới, vô sắc giới cho đến khi giác ngộ )
TỨ QUẢ A LA HÁN - quả vị vô sanh ( không đến cõi nào nữa, tự an trú trong tâm thanh tịnh sẵn có - phật tánh - niết bàn )
Còn quả vị thanh văn duyên giác diệu giác đẳng giác thì em chưa nghiên cứu xong nên chưa tóm tắt được. Mà ngắn quá thì có khi chẳng ai hiểu. Dài quá thì chẳng ai đọc. Em để khi khác.
Cứ như vậy, cụ chọn đi hướng nào theo PP tu đó( sư ông đã ví du như là vào cái ga đi lên các chuyến tàu khác nhau, Mỗi ga có một cái tên khác và đích đên cũng khác. Như Từ HaNoi cụ lên cửa Ga vinh thì đi 1 đoạn ngắn là đên, Lên cửa Ga Đồng hới thì cụ mất thời gian gấp đôi, cư như vậy nếu không đợi được đến chỗ xa nhất, thi cụ có thể xuống tàu, nhưng cụ không đến được đích)
Nếu cụ đọc cái gì mà quá khả năng, giống như tiểu học, mà đọc về PT vi Phân, hay cấp hai đọc về lượng tử của AE.... thì cụ nên tìm quyển khác phù hợp hơn, không nên cố đọc khiến bị hiểu sai sẽ tự làm khổ mình
Nếu cụ thấy" Đường xưa mây trắng" dễ hiểu hơn thì vào từ đó hoặc
Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát và sách
Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang.
Nên nhớ Đọc không đưa đên giác ngộ, đọc để lấy khái niệm.