[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

MAZDA_626

Xe đạp
Biển số
OF-7137
Ngày cấp bằng
16/7/07
Số km
27
Động cơ
541,058 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG - HÀ TÂY
Từ bi thì ông làm gì có, trí tuệ thì không. Nghe người ta nói "từ bi- trí tuệ "có hiểu gì kho?
Ngang như thế mà tự vỗ ngực khoe "nghe cao học của HV PG Tp Hồ Chi Minh" .
Đến chụp kinh Phật để ra trước mắt còn ko biết tìm ở đâu mà cũng lên chê sư này sư kia.
Ông rất xứng với câu " Không thể giao hoá được"
Đây là câu viết đúng nhất, tôi cho 9 điểm
Trong Học Viện Phật Giáo dạy bọn tôi là Kinh Phật có nhiều loại, có loại giữ được cơ bản những điều do Đức Phật tuyên thuyết ( Như kinh trung bộ chẳng hạn ), có loại được các tu sỹ sau này biên soạn lại để thích nghi với thời cuộc trong quá trình hoằng pháp, có loại đáng tin, có loại không đáng tin.
Trong giới tu sỹ thường lấy chuẩn Tam Pháp Ấn để đánh giá độ tin cậy về nội dung của các bản kinh, nhưng nhiều khi Tam Pháp Ấn cũng không giúp để phân biệt độ tin cậy của các bản kinh mà phải dùng nền tảng tư tưởng, giáo lý của Đức Phật để phân biệt độ tin cậy của các bản kinh.
Việc tu tập theo con đường của Đức Phật để giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi là việc vô cùng khó khăn, với người bình thường có khi phải tu liên tục vô số kiếp mới mong đắc quả, ngay cả tôn giả A nan theo Đức Phật bao năm , thuộc hết lời Đức Phật tuyên thuyết, tu tập, thiền định dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật mà khi Đức phật nhật tịch rồi ngài vẫn chưa đắc quả.
Theo Đức Phật: Thực hành Bát Chánh Đạo, hành thiền Tứ Niệm Xứ là con đường độc đạo, là phương pháp tu tập duy nhất đi đến Niết Bàn.
Tu tập phải dựa vào tự thân, không thể mong chờ tha lực mà cầu xin ai khác, niệm Phật là để định tâm, làm cho tâm không phân tán hằng hỗ trợ cho thiền định.
Những kinh sách nào trái với tư tưởng, giáo lý của Đức Phật thì cần xem xét lại.
Kinh sách mà ghi chép,cổ súy việc không học, không tu cũng đắc thì không nên đọc, không nên tin.
Việc tu tập trong các chùa ở Việt Nam đặc biệt là ở phía Bắc theo Đại Thừa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Tịnh Độ Tông đang đẩy một lượng lớn phật tử vào mê lầm.
Những chuyện cúng trợ tử, cúng tuần cho người chết, cúng oan gia trái chủ, cúng dâng sao giải hạn, cúng cắt tiền duyên, cúng động thổ, cúng nhập trạch... là công việc đem lại thu nhập chính cho các chùa và là công việc chính của các sư. Việc này biến chùa chiền thành trung tâm dịch vụ tâm linh.
Đây là sự thật đau lòng ai cũng biết nhưng ít người dám nói.
 

nhs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782886
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
57
Động cơ
30,899 Mã lực
Tuổi
56
Có cô sư trẻ mới về chùa làng tôi, rất chịu khó học kinh, mỗi lần học thuộc được một đoạn kinh cô liền lên điện thắp hương, gõ mõ tụng liền một lèo, sau khi tụng xong vẻ mặt cô rất hớn hở, như vừa làm được chuyện gì to tát lắm.
Một hôm tôi nghe cô tụng kinh xong thì hỏi bài kinh cô vừa tụng xong nói về cái gì, cô trả lời cô cũng không hiểu, chỉ biết học thuộc rồi lên điện tụng thôi. Tôi khen cô siêu thật, cả một bài kinh dài, đọc không hiểu gì mà vẫn thuộc được.
Tôi thấy mấy thầy chùa tụng kinh thì cứ thắc mắc: kinh Phật là những lời Phật dạy để chúng sinh theo đó mà tu tập hằng giác ngộ, thoát khỏi luân hồi, đọc kinh thì không lo tìm hiểu xem kinh nói gì mà làm theo đằng này lại lên điện đọc tụng kinh cho Đức Phật nghe.
Sư thầy còn nói cứ chịu khó tụng đọc, nhất tâm bất loạn sẽ thành chánh quả.
Không biết ở chùa chỗ các bác các sư có tu vậy không.
Tiện đây các bác cho hỏi nếu cứ chăm chỉ niệm Phật thì mình có thành Phật được không.
Xin cảm ơn các bác.
Chào bác, đọc thuộc lòng mà ko hiểu kinh là hiện trạng hiện nay của những người đi tìm đạo.Theo Kinh Nikaya đây là phương pháp sai ko giúp được người tu đoạn diệt Tham - Sân - Si, tuy nhiên có nhiều trường phái vẫn diễn giải người đọc kinh tuy ko hiểu vẩn được Phước báo nhiều khi được chứng dac... đây có thể được gọi là tu " mù" đương nhien đa số mọi người sẽ ko đồng ý, họ phản bác chỉ có 1 lý do duy nhất là họ chưa nghe được chánh Pháp của Đức Bổn Sư.

Trong kinh Nikaya lời kinh rõ ràng, dễ hiểu. Trong các bài giảng Đức Phật luôn yêu cầu các đệ tử của Ngài trong quá trình nghe giảng luôn "Tác Ý" để hiểu rõ và thực hành cho đúng. Những bài dài, khó, quan trọng được yêu cầu học thuộc lòng (do lúc đó chưa có giấy) ..Ngày nay kinh điển là được in ấn thì đọc tụng nhiều lần làm gì và nhất là không hiểu, kinh điển để y cứ theo mà tu tập chứ không phải học thuộc lòng ( Pháp ko để nắm giữ)

"Tác ý" rất quan trọng trong quá trình nghe giảng, đối lập với ngày nay người tu chỉ học thuộc lòng, ko tác ý thì làm gì hiểu lời kinh nói gì để theo đó tu tập như vậy có phải tu mù ko?

Trong Kinh Nikaya, Đức Phật thường nói "Đến để mà thấy, có hiệu quả tức thời" người tu đúng là phải có Chánh Pháp đúng (có sư phụ là Bậc Chân Nhân) tu là nhìn thấy Tham - San-Si trong nội tâm, sự sinh khởi của chúng và các phương Pháp đoạn diệt.( Pháp môn duy nhất là 4 Niệm Xứ ).

Đạo Phật chân chính là quay về nội tại, mọi phút giây luôn quán chiếu nội tâm, " Tự Lực * chứ không phải phải " Tha Lực ". (tin thần bí , mê tín, tin thế giới siêu hình..)
Người tu đúng Chánh Pháp sẽ thấy Tham-San-Si dần dần giảm thiểu và được đoạn diệt.

Các Pháp môn nào nếu đi ra ngoài Tam Ấn Chứng của đạo Phật là Vô thường - Khổ - Vô Ngã đều là ngoại đạo .

Người tu Phật hướng tới đoạn diệt khổ đau, mọi "khổ đau đều xuất phát từ Ái và hiện hữu trong Ái," đoạn diệt Ái, khổ đoạn diệt" đây là điểm cuối của người tu Phật..

(Sẽ có bạn yêu cầu tôi trích xuất kinh điển, tôi nghĩ rằng các bạn tự nhiên cứu, để giải đáp thắc mắc của mình)
 

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,995
Động cơ
366,868 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Có Thầy trong Chánh niệm!
Tôi không theo Đạo phật nhưng tôi lại ảnh hưởng bởi hai người thầy theo Đạo Phật. Một trong hai người đó là thiền sư Thích nhất Hạnh và người kia là học trò của Thầy. Thiền sư Thích Minh Niệm.
Thầy sống giản dị và đơn giản. Ngay cả khi là một nhà sư nổi tiếng rồi trên thế giới rồi Thầy vẫn thích mọi người gọi là Sư Ông. Khi một nhà báo hỏi tại sao Ngài không thích gọi là Đại Đức hay thượng Toạ? Thầy trả lời rằng : Khi tôi còn nhỏ mọi người gọi tôi là sư Chú lớn hơn mọi người gọi là sư Bác giờ tôi già rồi mọi người cứ gọi tôi là sư Ông.
Khoá tu của Thầy cũng rất đặc biệt. Các môn sinh có thể đến từ các tôn giáo khác nhau, từ màu da khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng sau khoá tu của Thầy sẽ trở nên yêu Đạo của mình hơn bao giờ hết. Không cần ai phải cải đạo, bỏ đạo để theo Đạo Phật. Và màu da nào hoàn cảnh nào rồi họ cũng đều thấy có hạnh phúc ở trong Tâm, trong từng phút giây của hiện tại.
Hồi còn Sinh viên những năm 97-98 mỗi khi Tết về thứ mà tôi mong chờ háo hức nhất là : "Lá thư làng mai". Đó là Tâm thư Thầy viết tặng học trò và đại chúng trên toàn thế giới mỗi dịp giao thừa.
Cả đời Thầy chỉ dạy về hơi thở ( đó là Chánh niệm hay Phút giây hiện tại) có lẽ đây là pháp môn vừa dễ lại vừa khó. Dễ là ai cũng có thể tập được. Khó là để duy trì hết cuộc đời này không phải ai cũng thực hành được.
Bao năm qua dù ở xa Bố Mẹ nhưng lúc nào tôi cũng Thấy Bố mẹ luôn ở bên tôi bởi mỗi hơi thở tôi đều nghĩ đến những người thân thiết. Tôi cũng thấy tổ tiên trong từng hơi thở của Tôi.
Và cho đến hôm nay khi Thầy đã về với Phật thì chúng tôi vẫn thấy Thầy ở đây trong từng hơi thở. Chúng tôi đã học được Thầy sự tiếp nối. Chỉ cần chúng tôi tiếp nối Thầy là trong từng giây, từng phút Thầy đã ở đây rồi.
Tối nay mưa lạnh lắm, tôi nhớ Thầy nhưng ko thấy buồn chút nào. Bàn chân trần của tôi bước trên nền đất lạnh, tôi lặng lẽ đi thiền hành trong hơi thở. Tôi thấy Thầy đang đi cùng tôi, ngay bên cạnh tôi. Ấm áp đến lạ thường!!!
HN 22/1/2022.
Mình post lại bài viết này cho vài Cụ đang thắc mắc là mình có theo đạo Phật hay không. Mình là người thích nghiên cứu tìm hiểu về nhiều loại tôn giáo. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi 2 người Thầy của Phật giáo. Nhưng mình lại đang theo một tôn giáo khác bởi mình thích sự trải nghiệm. Nếu cứ mải mê với những điều tuyệt vời của Phật giáo khi áp dụng vào cuộc sống thực tế thì mình khó dứt lắm. Người ngoại đạo như mình mới chỉ thực hành vài pháp môn đơn giản đã thấy lợi lạc. Đã chuyển hoá được cho bản thân, cho gia đình và những người thân bớt sân si phiền não. An lạc mỗi ngày..
Các Cụ là Phật tử thuận thành đọc kinh sách lâu năm rồi sao mà vẫn đầy ắp những sân si, hơn thua, giáo điều và áp đặt như vậy? Đạo phật là đạo nhiều kinh sách nhất trong các loại tôn giáo nhưng cũng là Đạo hướng đến sự thực hành mới có thể giác ngộ.
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,099 Mã lực
Em chưa có dịp tìm hiểu về đạo Cao Đài, nhưng thông qua những gì em biết một cách rất tơ lơ mơ thì hình như đạo Cao Đài phản ánh đúng tính cách của người Việt Nam: tổng hợp, dung hòa mọi thứ. :D
Em thì lại thấy Phật Giáo Hòa Hảo mang nhiều đặc tính biểu trưng của Phật giáo, Lão giáo và Đạo Giáo hơn.

"
Giáo lý của PGHH được gói gọn trong 4 chữ: Học Phật tu nhân và cốt lõi của học Phật tu nhân là báo đáp tứ ân:

- Ân tổ tiên, cha mẹ.

- Ân đất nước.

- Ân Tam bảo.

- Ân đồng bào nhân loại.

Sức lôi cuốn của PGHH với tín đồ về phương diện giáo lý chính là ở đó, việc nó nêu cao đạo lý làm người, biểu hiện trước hết ở Tứ ân. Giáo lý PGHH chứa đựng các tư tưởng của Nho, Phật, Lão bởi "Tứ ân" là một hình thức tam giáo mà tính trội thuộc về Nho giáo, thứ đến là Đạo giáo vì dùng phù phép trừ tà chữa bệnh, cuối cùng mới đến là Phật giáo (ân Tam bảo). Theo Phật giáo Hoà Hảo, tu nhân tạo nên công, học Phật tạo nên đức, có công có đức mới trở thành bậc hiền nhân.
"

Cụ nào quan tâm đến các tôn giáo tại Việt Nam thì vào đây tìm hiểu nhé:

 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,099 Mã lực
Ở Vatican còn có cuốn sách xuất bản năm 1912, do học giả người Đức là Albert Grünwedel cùng với nhiều học giả khác như Albert von Le Coq, họ tiến-hành khai quật vùng Đông Turkestant [ nay là Tân Cương] và phát hiện ra nhiều mảnh gỗ, da dê, gạch được viết bằng 1 loại ký tự đặc biệt, . Albert von Le Coq vốn là 1 chuyên gia về Trung Á và ngôn ngữ, cùng với nhiều dịch giả khác như Willy Bang , Annemarie von Gabain ..đã tuyên bố đây là văn bản cổ nhất của những lời ngài Tất Đạt Đa Cồ Đàm [ [Siddhārtha Gautama ] thuyết giảng, được viết bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ Tocharian [đôi khi là Tokharian] còn được gọi là Arśi-Kuči, Agnean-Kuchean hoặc Kuchean-Agnean, là một nhánh đã tuyệt chủng của ngữ hệ Ấn-Âu được sử dụng bởi cư dân của lưu vực Tarim [ Tân Cương]. Ngôn ngữ này có quan hệ gần gũi với tiếng Ấn Độ cổ đại do dùng hệ chữ Brahmi.

Việc phiên dịch mất nhiều thời gian, do các học giả chưa thống nhất 1 số ký tự, tuy nhiên sau nhiều lần chỉnh sửa, sách được xuất bản bằng tiếng Anh và Đức, em có đọc vài trang đã hoa mắt chóng mặt. Vì những lời giảng đó rất khó hiểu hoặc các dịch giả diễn tả bằng tiếng Anh không hay? dù họ đã cẩn thận phiên âm nguyên văn sang chữ Latin.
Tuy nhiên, giới Phật giáo trên thế giới hoàn- toàn thờ ơ, thậm chí không thèm đọc luôn.
Theo em thì không hẳn giới Phật giáo thờ ơ, mà khả năng bộ sách này chưa chắc đã là kinh Phật chuẩn. :))
Bộ kinh Phật cổ nhất thế giới hiện nay ở đây:

" Bản văn được thuật lại bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đưa ra những tiểu sử rất ngắn về mười ba vị Phật trước ngài, sau đó là sự ra đời và xuất hiện của Ngài, và kết thúc bằng sự thọ ký về tương lai của vị phật Maitreya (Phật Di Lặc). Các tiểu sử chứa thông tin khác, chẳng hạn như mỗi vị Phật sống được bao lâu, những vị Phật tiên đoán sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xã hội mà Đức Phật được sinh ra, và giáo lý của ngài tồn tại được bao lâu. "


Trang blog của Thư viện Quốc hội Mỹ:


1644374995386.png


"
Nhiều người có lẽ đã quen thuộc với câu chuyện của Tất-đạt-đa Cồ-Đàm ( Siddhartha Gautama ), người đã đạt được giác ngộ bên dưới cây bồ đề tại Bồ đề đạo tràng ( Bodh Gaya ), miền đông Ấn Độ và trở thành Đức Phật. Ông sống cách đây khoảng 2.500 năm. Các truyền thống Phật giáo khác nhau, bao gồm cả truyền thống Đại thừa rất sớm của Gandhara cổ đại, cũng đề cập đến các vị phật trước đây có cuộc đời trải dài trên tầm hiểu biết vũ trụ về lịch sử, hàng vạn niên kỷ trước khi Tất-đạt-đa Cồ-Đàm ra đời. Cuộn sách Gandharan của Thư viện tường thuật lại lời giảng của Đức Phật, tóm tắt tiểu sử rất ngắn gọn của mười ba vị phật đã đến trước ngài, sau đó là sự ra đời và giác ngộ của ngài, và kết thúc bằng lời tiên đoán về vị phật tương lai, Di Lặc (Maitreya )."

" Many people are probably familiar with the story of Siddhartha Gautama, who reached enlightenment underneath the Bodhi tree in Bodh Gaya in eastern India and became the Buddha. He lived about 2,500 years ago. Various Buddhist traditions, including the very early Mahayana tradition of ancient Gandhara, also refer to previous buddhas whose lives stretch across a cosmic understanding of history, eons and eons before the birth of Siddhartha Gautama. The Library’s Gandharan scroll is narrated in the voice of the Buddha summarizing very brief biographies of thirteen buddhas who came before him, followed by his birth and enlightenment, and ending with the prediction of the future buddha, Maitreya."
 
Chỉnh sửa cuối:

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,329
Động cơ
131,562 Mã lực
Không am hiểu lắm về Phật giáo nhưng nhà sư Thích Nhất Hạnh thực sự là nhà tư tưởng , lý luận xuất sắc về giáo lý nhà Phật , không những thế ông còn là nhà thơ nhà văn hoá nổi tiếng . Trong khi Phật giáo đang bị biến tướng, bị ai đó lợi dụng thì nghe các bài nói chuyện của ông , ta thấy lại sự thanh thản , nhẹ nhàng trong tâm thái của những người hướng Phật đích thực . Chánh niệm tức là những suy nghĩ , lối tư duy đúng đắn hơn trước sự vật và hiện tượng mà con người thường gặp theo tư tưởng Phật giáo mà nhà sư Thích Nhất Hạnh thuyết giảng
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
Không nghe Tứ Thánh Đế mà giác ngộ được thì chịu ông rồi, công lực quá cao, vượt ngoài tam cõi.
Cụ ơi, cụ đọc KINH BAHIYA chưa ạ?
Kinh nói về 1 vị đắc A la hán sau khi chỉ nghe mấy câu thuyết của Phật đấy ạ. Hẳn là Ngài ấy đã tu tập vô lượng kiếp và rất gần đích rồi, chỉ cần thêm 1 duyên lành là đạt Niết Bàn.

 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Theo em thì không hẳn giới Phật giáo thờ ơ, mà khả năng bộ sách này chưa chắc đã là kinh Phật chuẩn. :))
Bộ kinh Phật cổ nhất thế giới hiện nay ở đây:

" Bản văn được thuật lại bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đưa ra những tiểu sử rất ngắn về mười ba vị Phật trước ngài, sau đó là sự ra đời và xuất hiện của Ngài, và kết thúc bằng sự thọ ký về tương lai của vị phật Maitreya (Phật Di Lặc). Các tiểu sử chứa thông tin khác, chẳng hạn như mỗi vị Phật sống được bao lâu, những vị Phật tiên đoán sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xã hội mà Đức Phật được sinh ra, và giáo lý của ngài tồn tại được bao lâu. "


Trang blog của Thư viện Quốc hội Mỹ:


View attachment 6879723

"
Nhiều người có lẽ đã quen thuộc với câu chuyện của Tất-đạt-đa Cồ-Đàm ( Siddhartha Gautama ), người đã đạt được giác ngộ bên dưới cây bồ đề tại Bồ đề đạo tràng ( Bodh Gaya ), miền đông Ấn Độ và trở thành Đức Phật. Ông sống cách đây khoảng 2.500 năm. Các truyền thống Phật giáo khác nhau, bao gồm cả truyền thống Đại thừa rất sớm của Gandhara cổ đại, cũng đề cập đến các vị phật trước đây có cuộc đời trải dài trên tầm hiểu biết vũ trụ về lịch sử, hàng vạn niên kỷ trước khi Tất-đạt-đa Cồ-Đàm ra đời. Cuộn sách Gandharan của Thư viện được thuật lại bằng giọng nói của Đức Phật, tóm tắt tiểu sử rất ngắn gọn của mười ba vị phật đã đến trước ngài, sau đó là sự ra đời và giác ngộ của ngài, và kết thúc bằng lời tiên đoán về vị phật tương lai, Di Lặc (Maitreya )."

" Many people are probably familiar with the story of Siddhartha Gautama, who reached enlightenment underneath the Bodhi tree in Bodh Gaya in eastern India and became the Buddha. He lived about 2,500 years ago. Various Buddhist traditions, including the very early Mahayana tradition of ancient Gandhara, also refer to previous buddhas whose lives stretch across a cosmic understanding of history, eons and eons before the birth of Siddhartha Gautama. The Library’s Gandharan scroll is narrated in the voice of the Buddha summarizing very brief biographies of thirteen buddhas who came before him, followed by his birth and enlightenment, and ending with the prediction of the future buddha, Maitreya."
Em đọc qua thì về ngữ thì hơi khó nhằn, nhưng về nghĩa thì thì đúng. Di Lặc gọi là Mitreya, còn Thích Ca mâu ni thì Sakya Muni ( quá quen thuộc ). Còn 5-6 vị nữa em tìm bản dịch hán việt mà không ra. Em quen đọc theo hán việt rồi.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Cụ ơi, cụ đọc KINH BAHIYA chưa ạ?
Kinh nói về 1 vị đắc A la hán sau khi chỉ nghe mấy câu thuyết của Phật đấy ạ. Hẳn là Ngài ấy đã tu tập vô lượng kiếp và rất gần đích rồi, chỉ cần thêm 1 duyên lành là đạt Niết Bàn.

Ông Tu Bồ Đề hơn trăm tuổi đắc A la hán chỉ trong 1 giờ vào thời điểm Phật Thích Ca sắp nhập diệt. Mà trước đó chẳng ai bảo được ông theo tăng đoàn. Chỉ tôn giả A nan đà khuyên 1 câu là ông ấy lọ mọ đến đảnh lễ Phật Thích Ca ngay lập tức. Thật hay đấy cụ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo em thì không hẳn giới Phật giáo thờ ơ, mà khả năng bộ sách này chưa chắc đã là kinh Phật chuẩn. :))
Bộ kinh Phật cổ nhất thế giới hiện nay ở đây:

" Bản văn được thuật lại bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đưa ra những tiểu sử rất ngắn về mười ba vị Phật trước ngài, sau đó là sự ra đời và xuất hiện của Ngài, và kết thúc bằng sự thọ ký về tương lai của vị phật Maitreya (Phật Di Lặc). Các tiểu sử chứa thông tin khác, chẳng hạn như mỗi vị Phật sống được bao lâu, những vị Phật tiên đoán sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xã hội mà Đức Phật được sinh ra, và giáo lý của ngài tồn tại được bao lâu. "


Trang blog của Thư viện Quốc hội Mỹ:


View attachment 6879723

"
Nhiều người có lẽ đã quen thuộc với câu chuyện của Tất-đạt-đa Cồ-Đàm ( Siddhartha Gautama ), người đã đạt được giác ngộ bên dưới cây bồ đề tại Bồ đề đạo tràng ( Bodh Gaya ), miền đông Ấn Độ và trở thành Đức Phật. Ông sống cách đây khoảng 2.500 năm. Các truyền thống Phật giáo khác nhau, bao gồm cả truyền thống Đại thừa rất sớm của Gandhara cổ đại, cũng đề cập đến các vị phật trước đây có cuộc đời trải dài trên tầm hiểu biết vũ trụ về lịch sử, hàng vạn niên kỷ trước khi Tất-đạt-đa Cồ-Đàm ra đời. Cuộn sách Gandharan của Thư viện tường thuật lại lời giảng của Đức Phật, tóm tắt tiểu sử rất ngắn gọn của mười ba vị phật đã đến trước ngài, sau đó là sự ra đời và giác ngộ của ngài, và kết thúc bằng lời tiên đoán về vị phật tương lai, Di Lặc (Maitreya )."

" Many people are probably familiar with the story of Siddhartha Gautama, who reached enlightenment underneath the Bodhi tree in Bodh Gaya in eastern India and became the Buddha. He lived about 2,500 years ago. Various Buddhist traditions, including the very early Mahayana tradition of ancient Gandhara, also refer to previous buddhas whose lives stretch across a cosmic understanding of history, eons and eons before the birth of Siddhartha Gautama. The Library’s Gandharan scroll is narrated in the voice of the Buddha summarizing very brief biographies of thirteen buddhas who came before him, followed by his birth and enlightenment, and ending with the prediction of the future buddha, Maitreya."
Vẫn là bản kinh sách mà nhóm khảo cổ người Đức tìm ra thôi cụ ơi, em đã có cuốn này bằng tiếng Anh, do thư viện Mỹ không giữ bản quyền.
Cuốn này rất dày, nói chung họ phiên dịch và nói rất chi tiết về quá trình biên, phiên dịch..
Trích 1 đoạn:

Screenshot (26).png
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
Cụ đọc nhanh hiểu nhất là Bước Đầu Học Phật của HT Thích Thanh Từ.
Sau khi tìm hiểu xong mới nên đọc Kinh Nikaya. Sau rồi tìm cuốn kinh Bắc Truyển nào cụ thích thì đọc hoặc nghe dạng sách nói. Lưu ý là cần tham khảo các sư khi khó hiểu, trừ khi cụ lọc thông tin giỏi thì lên mạng.( theo em không nên hỏi PG qua mạng, vì ngay cả một vị sư nổi tiếng cũng giảng nhầm khi nghe câu hỏi qua mạng internet), mà cần hỏi trực tiếp mới
đungs ý

Em đang đọc quyển Bước đầu học Phật của HT Thích Thanh Từ mà cụ giới thiệu. Thầy viết rất dễ hiểu và thấm thía ạ. Em xin cảm ơn cụ!

Em thấy đoạn này có lẽ có ích với cụ.

"2. Về miệng
Tu phước ở miệng phải tập bốn điều này:
a) Nói chân thật: Nói chân thật để đem lại niềm tin tưởng an ổn cho người. Bất cứ ở trường hợp nào, chúng ta cũng cố gắng nói lên những lẽ thật. Luôn luôn tôn trọng và yêu chuộng lẽ thật, cho nên phát ngôn lúc nào cũng hợp với sự thật. Chân thật là nguồn gốc tin yêu nhau, do đó mọi sự mến thương được bền bỉ.
c) Nói đúng lý: Nói đúng lý để giúp mọi người nhận được lẽ chánh. Trong cuộc sống phức tạp này khiến mọi người khó tìm được con đường chánh. Cho nên chúng ta cố gắng nói ra lời đúng lý, hầu làm sáng tỏ mọi chỗ ngờ vực của người. Sống đúng, nói đúng, thật là sự hi hữu trong cuộc đời hỗn độn hiện nay. Chúng ta mãi tôn trọng câu “mặc người phi pháp, chúng ta vẫn giữ đúng pháp”.
c) Nói hòa thuận: Nói hòa thuận để đem lại tình đoàn kết cho mọi người. Tất cả việc làm phân ly chia rẽ đều là tạo nên thống khổ cho con người. Chúng ta đã không làm thế, mà luôn luôn dùng lời hòa thuận để hàn gắn lại những mối tình đã rạn nứt. Ngôn ngữ chúng ta phát ra đều đem lại tình thương gắn bó cho mọi người. Thấy đâu có sự rạn nứt, có mầm tan rã, chúng ta đều nỗ l?c dùng lời hòa thuận là chất keo hàn gắn lại. Tận dụng ngôn ngữ mình để đem lại tình đoàn kết an vui cho nhân loại.
d) Nói nhã nhặn: Nói nhã nhặn để đem lại sự ôn hòa vui vẻ cho người. Mọi sự căm phẫn, bực tức đều làm cho người đau khổ. Chúng ta tập nói nhã nhặn là làm dịu mọi sự bực dọc của người. Lời nói nhã nhặn khiến người dễ mến và vui vẻ. Trọn đời chúng ta đem lại sự an vui cho chúng sanh, không có lý do nào lại dùng lời thô ác. Chúng ta phải thực hiện lời nhã nhặn mãi mãi với mọi người."
 
Chỉnh sửa cuối:

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Có trường hợp Phật không cần thuyết đến Tứ diệu đế mà là phần thực hành để đạt được giác ngộ. Tuy nhiên, trường hợp này là đặc thù bởi vì bản thân người này đã tu tập đến mức rất cao rồi.

Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉl à cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Trong bài Kinh chuyển pháp luân thì Đức Phật giảng ngắn gọn về Tứ diệu đế và Bát chánh đạo. Em thì không tin là Phật chỉ giảng thế mà năm ông đồng tu đã đạt được giải thoát. Có thể các ông hiểu được những lời giảng của Phật nhưng để đi đến giải thoát thì Đức Phật phải tiếp tục hướng dẫn cách thực hành để giải thoát. Mà những điều này thì không có kinh sách nào ghi lại nên sẽ dẫn đến tranh cãi: Chỉ cần nghe là đã giác ngộ, giải thoát và phải thực hành thì mới đạt được giải thoát. Thôi thì duyên đến đâu sẽ biết đến đấy.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Theo em thì không hẳn giới Phật giáo thờ ơ, mà khả năng bộ sách này chưa chắc đã là kinh Phật chuẩn. :))
Bộ kinh Phật cổ nhất thế giới hiện nay ở đây:

" Bản văn được thuật lại bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đưa ra những tiểu sử rất ngắn về mười ba vị Phật trước ngài, sau đó là sự ra đời và xuất hiện của Ngài, và kết thúc bằng sự thọ ký về tương lai của vị phật Maitreya (Phật Di Lặc). Các tiểu sử chứa thông tin khác, chẳng hạn như mỗi vị Phật sống được bao lâu, những vị Phật tiên đoán sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xã hội mà Đức Phật được sinh ra, và giáo lý của ngài tồn tại được bao lâu. "


Trang blog của Thư viện Quốc hội Mỹ:


View attachment 6879723

"
Nhiều người có lẽ đã quen thuộc với câu chuyện của Tất-đạt-đa Cồ-Đàm ( Siddhartha Gautama ), người đã đạt được giác ngộ bên dưới cây bồ đề tại Bồ đề đạo tràng ( Bodh Gaya ), miền đông Ấn Độ và trở thành Đức Phật. Ông sống cách đây khoảng 2.500 năm. Các truyền thống Phật giáo khác nhau, bao gồm cả truyền thống Đại thừa rất sớm của Gandhara cổ đại, cũng đề cập đến các vị phật trước đây có cuộc đời trải dài trên tầm hiểu biết vũ trụ về lịch sử, hàng vạn niên kỷ trước khi Tất-đạt-đa Cồ-Đàm ra đời. Cuộn sách Gandharan của Thư viện tường thuật lại lời giảng của Đức Phật, tóm tắt tiểu sử rất ngắn gọn của mười ba vị phật đã đến trước ngài, sau đó là sự ra đời và giác ngộ của ngài, và kết thúc bằng lời tiên đoán về vị phật tương lai, Di Lặc (Maitreya )."

" Many people are probably familiar with the story of Siddhartha Gautama, who reached enlightenment underneath the Bodhi tree in Bodh Gaya in eastern India and became the Buddha. He lived about 2,500 years ago. Various Buddhist traditions, including the very early Mahayana tradition of ancient Gandhara, also refer to previous buddhas whose lives stretch across a cosmic understanding of history, eons and eons before the birth of Siddhartha Gautama. The Library’s Gandharan scroll is narrated in the voice of the Buddha summarizing very brief biographies of thirteen buddhas who came before him, followed by his birth and enlightenment, and ending with the prediction of the future buddha, Maitreya."
Thời Đức Phật thì không có bản ghi nào để ghi chép lại. Đến lần kết tập Kinh điển lần 1 mới chỉ là các vị Arahan cùng nhau đọc tụng lại và cùng thống nhất xem đâu là lời giảng của Đức Phật.

Do vậy, em cũng nghĩ đây chỉ là bản kinh cổ nhất đc ghi chép lại. Còn có phải lời thuyết của Đức Phật hay không thì không ai khẳng định được.
 

luổn phuẩn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787530
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
1,305
Động cơ
44,177 Mã lực
Tuổi
24
Thời Đức Phật thì không có bản ghi nào để ghi chép lại. Đến lần kết tập Kinh điển lần 1 mới chỉ là các vị Arahan cùng nhau đọc tụng lại và cùng thống nhất xem đâu là lời giảng của Đức Phật.

Do vậy, em cũng nghĩ đây chỉ là bản kinh cổ nhất đc ghi chép lại. Còn có phải lời thuyết của Đức Phật hay không thì không ai khẳng định được.
Thì ngay cả đức Phật, cũng dặn là ngay cả lời của ta, người nghe cũng phải tiếp thu suy xét, thấy đúng thì hẵng áp dụng mà. Mình tin rằng Phật có thiên nhãn thông nên nhìn trước tình trạng hỗn loạn, pha tạp sau khi Phật nhập diệt.

Thái độ xem kinh Phật với 1 thái độ khoa học, tỉ mỉ suy xét, là rất đúng đắn. Cái gì còn chưa rõ, chưa hiểu thì gác lại, chớ vội tin nhưng cũng chớ vội ruồng rẫy.
Có những thứ trong kinh mà mình, dù đã suy xét suy ngẫm nhiều, cố tìm ra cái phi lý, mà vẫn không thể tìm ra kẽ hở hay điểm nào sai của nó, là mình coi là lời Phật thuyết, là kinh chính thống, đó là:
- Nguyên lý duyên sinh
- Nguyên lý vô ngã, tính không
- Nguyên lý vô thường

Còn những nguyên lý khác, mình chưa đủ trí tuệ để xem xét, nhưng tin rằng có cái đúng có cái sai, có vàng có thau, có chính có tà.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Thời Đức Phật thì không có bản ghi nào để ghi chép lại. Đến lần kết tập Kinh điển lần 1 mới chỉ là các vị Arahan cùng nhau đọc tụng lại và cùng thống nhất xem đâu là lời giảng của Đức Phật.

Do vậy, em cũng nghĩ đây chỉ là bản kinh cổ nhất đc ghi chép lại. Còn có phải lời thuyết của Đức Phật hay không thì không ai khẳng định được.
Thì cũng giống như truyền miệng. Nhỡ có khác biệt chút nhưng về nghĩa thì như nhau. Như bản kính Gandhara mà những nhà khảo cổ người Đức tìm ra rồi người Mỹ giữ lại vậy. Có đoạn gọi bát thánh đạo thì người đọc lâu năm sẽ hiểu là bát chánh đạo còn mới sơ cơ thì sẽ bám chấp cho là bát thánh đạo là bát thánh đạo, bát thánh đạo không phải bát chánh đạo. :D
 

qbtokyo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323226
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,441
Động cơ
40,537 Mã lực
Website
ltf.com.vn
Trong Học Viện Phật Giáo dạy bọn tôi là Kinh Phật có nhiều loại, có loại giữ được cơ bản những điều do Đức Phật tuyên thuyết ( Như kinh trung bộ chẳng hạn ), có loại được các tu sỹ sau này biên soạn lại để thích nghi với thời cuộc trong quá trình hoằng pháp, có loại đáng tin, có loại không đáng tin.
Trong giới tu sỹ thường lấy chuẩn Tam Pháp Ấn để đánh giá độ tin cậy về nội dung của các bản kinh, nhưng nhiều khi Tam Pháp Ấn cũng không giúp để phân biệt độ tin cậy của các bản kinh mà phải dùng nền tảng tư tưởng, giáo lý của Đức Phật để phân biệt độ tin cậy của các bản kinh.
Việc tu tập theo con đường của Đức Phật để giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi là việc vô cùng khó khăn, với người bình thường có khi phải tu liên tục vô số kiếp mới mong đắc quả, ngay cả tôn giả A nan theo Đức Phật bao năm , thuộc hết lời Đức Phật tuyên thuyết, tu tập, thiền định dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật mà khi Đức phật nhật tịch rồi ngài vẫn chưa đắc quả.
Theo Đức Phật: Thực hành Bát Chánh Đạo, hành thiền Tứ Niệm Xứ là con đường độc đạo, là phương pháp tu tập duy nhất đi đến Niết Bàn.
Tu tập phải dựa vào tự thân, không thể mong chờ tha lực mà cầu xin ai khác, niệm Phật là để định tâm, làm cho tâm không phân tán hằng hỗ trợ cho thiền định.
Những kinh sách nào trái với tư tưởng, giáo lý của Đức Phật thì cần xem xét lại.
Kinh sách mà ghi chép,cổ súy việc không học, không tu cũng đắc thì không nên đọc, không nên tin.
Việc tu tập trong các chùa ở Việt Nam đặc biệt là ở phía Bắc theo Đại Thừa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Tịnh Độ Tông đang đẩy một lượng lớn phật tử vào mê lầm.
Những chuyện cúng trợ tử, cúng tuần cho người chết, cúng oan gia trái chủ, cúng dâng sao giải hạn, cúng cắt tiền duyên, cúng động thổ, cúng nhập trạch... là công việc đem lại thu nhập chính cho các chùa và là công việc chính của các sư. Việc này biến chùa chiền thành trung tâm dịch vụ tâm linh.
Đây là sự thật đau lòng ai cũng biết nhưng ít người dám nói.
Dạy con cái và dạy chính chúng ta hãy biết Tôn trọng và bao dung. Thế là đủ để có một viên gạch làm móng trong cuộc đời rồi.
 

luổn phuẩn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787530
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
1,305
Động cơ
44,177 Mã lực
Tuổi
24
Trong Học Viện Phật Giáo dạy bọn tôi là Kinh Phật có nhiều loại, có loại giữ được cơ bản những điều do Đức Phật tuyên thuyết ( Như kinh trung bộ chẳng hạn ), có loại được các tu sỹ sau này biên soạn lại để thích nghi với thời cuộc trong quá trình hoằng pháp, có loại đáng tin, có loại không đáng tin.
Trong giới tu sỹ thường lấy chuẩn Tam Pháp Ấn để đánh giá độ tin cậy về nội dung của các bản kinh, nhưng nhiều khi Tam Pháp Ấn cũng không giúp để phân biệt độ tin cậy của các bản kinh mà phải dùng nền tảng tư tưởng, giáo lý của Đức Phật để phân biệt độ tin cậy của các bản kinh.
Việc tu tập theo con đường của Đức Phật để giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi là việc vô cùng khó khăn, với người bình thường có khi phải tu liên tục vô số kiếp mới mong đắc quả, ngay cả tôn giả A nan theo Đức Phật bao năm , thuộc hết lời Đức Phật tuyên thuyết, tu tập, thiền định dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật mà khi Đức phật nhật tịch rồi ngài vẫn chưa đắc quả.
Theo Đức Phật: Thực hành Bát Chánh Đạo, hành thiền Tứ Niệm Xứ là con đường độc đạo, là phương pháp tu tập duy nhất đi đến Niết Bàn.
Tu tập phải dựa vào tự thân, không thể mong chờ tha lực mà cầu xin ai khác, niệm Phật là để định tâm, làm cho tâm không phân tán hằng hỗ trợ cho thiền định.
Những kinh sách nào trái với tư tưởng, giáo lý của Đức Phật thì cần xem xét lại.
Kinh sách mà ghi chép,cổ súy việc không học, không tu cũng đắc thì không nên đọc, không nên tin.
Việc tu tập trong các chùa ở Việt Nam đặc biệt là ở phía Bắc theo Đại Thừa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Tịnh Độ Tông đang đẩy một lượng lớn phật tử vào mê lầm.
Những chuyện cúng trợ tử, cúng tuần cho người chết, cúng oan gia trái chủ, cúng dâng sao giải hạn, cúng cắt tiền duyên, cúng động thổ, cúng nhập trạch... là công việc đem lại thu nhập chính cho các chùa và là công việc chính của các sư. Việc này biến chùa chiền thành trung tâm dịch vụ tâm linh.
Đây là sự thật đau lòng ai cũng biết nhưng ít người dám nói.
Nhiều kinh đại thừa, không rõ tam sao thất bản ra sao, mà trà trộn những câu gây ra nhiều niềm tin mù quáng, ngây thơ mà người đọc nếu vội tin theo là sa lầy cả một con đường sai lầm, kèm theo là tu ngược (nảy sinh tăng thêm ngã mạn), rất nguy hiểm.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Trong Học Viện Phật Giáo dạy bọn tôi là Kinh Phật có nhiều loại, có loại giữ được cơ bản những điều do Đức Phật tuyên thuyết ( Như kinh trung bộ chẳng hạn ), có loại được các tu sỹ sau này biên soạn lại để thích nghi với thời cuộc trong quá trình hoằng pháp, có loại đáng tin, có loại không đáng tin.
Trong giới tu sỹ thường lấy chuẩn Tam Pháp Ấn để đánh giá độ tin cậy về nội dung của các bản kinh, nhưng nhiều khi Tam Pháp Ấn cũng không giúp để phân biệt độ tin cậy của các bản kinh mà phải dùng nền tảng tư tưởng, giáo lý của Đức Phật để phân biệt độ tin cậy của các bản kinh.
Việc tu tập theo con đường của Đức Phật để giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi là việc vô cùng khó khăn, với người bình thường có khi phải tu liên tục vô số kiếp mới mong đắc quả, ngay cả tôn giả A nan theo Đức Phật bao năm , thuộc hết lời Đức Phật tuyên thuyết, tu tập, thiền định dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật mà khi Đức phật nhật tịch rồi ngài vẫn chưa đắc quả.
Theo Đức Phật: Thực hành Bát Chánh Đạo, hành thiền Tứ Niệm Xứ là con đường độc đạo, là phương pháp tu tập duy nhất đi đến Niết Bàn.
Tu tập phải dựa vào tự thân, không thể mong chờ tha lực mà cầu xin ai khác, niệm Phật là để định tâm, làm cho tâm không phân tán hằng hỗ trợ cho thiền định.
Những kinh sách nào trái với tư tưởng, giáo lý của Đức Phật thì cần xem xét lại.
Kinh sách mà ghi chép,cổ súy việc không học, không tu cũng đắc thì không nên đọc, không nên tin.
Việc tu tập trong các chùa ở Việt Nam đặc biệt là ở phía Bắc theo Đại Thừa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Tịnh Độ Tông đang đẩy một lượng lớn phật tử vào mê lầm.
Những chuyện cúng trợ tử, cúng tuần cho người chết, cúng oan gia trái chủ, cúng dâng sao giải hạn, cúng cắt tiền duyên, cúng động thổ, cúng nhập trạch... là công việc đem lại thu nhập chính cho các chùa và là công việc chính của các sư. Việc này biến chùa chiền thành trung tâm dịch vụ tâm linh.
Đây là sự thật đau lòng ai cũng biết nhưng ít người dám nói.
Ngươi cóppy xào xáo các lời nói dối và vu khống kinh Phật, bị ta vạch trần sự dốt nát lươn lẹo của ngươi rất nhiều lần, thế mà vẫn trơ trẽn nói dối không chớp mắt, vu oan giá hoạ cho Phật được.
Ngươi không đủ tư cách làm người tối thiểu, nên không có quyền tự cho mình có quyền phán kinh này được phép kinh kia không được phép. Chưa có một học giả nào , hay công trình nghiên cứu PG nào, hay bản kinh khai quật nào chứng minh được kinh điển PG nào bị nguỵ tạo. Ngươi trước sau như một đọc cũng không hiểu, Ngay cả khi ta chỉ cho ngươi thấy, ở các bài trước. Nhưng chính ngươi đọc không hiểu. Vậy mà lại biết phán Kinh thật kinh giả.Có hài hước không?
Để vạch trần sự dối tra này ta chỉ cho ngươi 1 lần nữa
/
Trong Học Viện Phật Giáo dạy bọn tôi là Kinh Phật có nhiều loại, có loại giữ được cơ bản những điều do Đức Phật tuyên thuyết ( Như kinh trung bộ chẳng hạn ), có loại được các tu sỹ sau này biên soạn lại để thích nghi với thời cuộc trong quá trình hoằng pháp, có loại đáng tin, có loại không đáng tin.
Ngươi tiền hâu bất nhất, mở mồm ra là nói Kinh Trung Bộ Mới là của Phật Thuyết (Kinh khác thì không). Nhưng cái ngươi nhắc đi nhắc lại nhiều lần là Kinh CHuyển Pháp Luân nó không nằm trong Kinh trung bộ
Vậy thì lấy cơ sở gì để phán Trung bộ kinh mới là Phật thuyết? Ngay cả cái bản kinh Chuyển Pháp Luân ngươi lải nhải suốt mà người vẫn không biết nó không thuôc kinh trung bộ. Điều này chứng tỏ ngươi không hiểu một chút gì về kinh Phật mà đặt điều nói bậy
"HVPG Day Bọn Tôi" mà ngươi nói là ai? Trình độ như vậy mà bày dặt lôi cái mác học viên PG ra để bịp à. Ngươi trưng ra cái thẻ học viên của HVPG để ta giử về ban giám hiệu xem ngươi là kẻ nào? Nếu không trưng ra được thì đích thị, mượn mác lòe bịp.
Người ta dạy một đường ngươi nghe không hiểu lên đay phán bậy
(Ta Chỉ ví dụ
Giả sử bây giờ có ngươi tự nhiên không chứng cứ nói người đươc sinh ra trên đời là do cái Durex lỗi. vậy thì sự thực ngươi có biến thành đứa con hoang được không?)
Cũng vậy. Ngươi trước sau không có bằng chứng, chỉ nói một chiều, vậy mà dám phán "Tam Pháp Ấn" không đủ tin tưởng vậy thì sao mà đúng được
Cop nhặt xào xáo , câu trước chửi câu sau. ở bài trước ngươi không công nhân tu là do nhiều kiếp tích lại, và phản đối ta( trong ảnh)
8E0A3E6F-419A-4544-8D99-21D4D997CE38.jpeg

bài này
Việc tu tập theo con đường của Đức Phật để giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi là việc vô cùng khó khăn, với người bình thường có khi phải tu liên tục vô số kiếp mới mong đắc quả, ngay cả tôn giả A nan theo Đức Phật bao năm , thuộc hết lời Đức Phật tuyên thuyết, tu tập, thiền định dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật mà khi Đức phật nhật tịch rồi ngài vẫn chưa đắc quả..
Chính ngươi viết AnanDa thuộc và nghe đi nghe lại kinh Phật, ngay cả Kinh Chuyển Pháp Luân nghe thuộc làu thông trong mấy chục năm theo Phật, nhưng vẫn không chứng thánh. Cuối cùng Ngài phải Thiền định mới chứng quả.
Điều này chứng tỏ đâu phải Kinh Chuyển Pháp Luân làm đệ tử Phật đắc quả, mà đó chỉ là 1 trong hàng trăm ngàn Phương tiện mà Phật dùng để giáo hoá chúng sinh mà thôi.
Vậy mà đầu tiên người phủ nhận, bài sau thì lại tự tát vào mặt của người
Chưa một bài viết nào ngươi viết đúng. Vậy mà vẫn đặt điều.

Vd bài này ngươi phản đối ta.

91D8BDD0-80E7-4AE8-9A54-243D5F143CFE.jpeg

Và nói sai là 5 để tử Phật phải "nghe vài kinh nữa, " nhưng Thật ra Kinh chép rõ rành rành Sau khi nghe duy nhất một bài kinh Vô Ngã Tướng là họ chứng Alahan.
Không phải kinh Tứ Diệu Dế( Chuyển Pháp Luân) khiến họ chứng thánh.
Vì nếu Tứ Diệu Đế mà khiến đệ tử thành Alahan thì cớ gì sau đó Phật phải nhọc lòng thuyết thiên kinh trong suốt 49 năm thuyết Pháp?
như vậy 100% ngươi không biết gì về kinh điển PG cớ sao trước sau ngươi cứ vu khống cho Phật vậy?
Ta giúp người và bọn vụ không hết chỗ đơm đặt
Những chuyện cúng trợ tử, cúng tuần cho người chết, cúng oan gia trái chủ, cúng dâng sao giải hạn, cúng cắt tiền duyên, cúng động thổ, cúng nhập trạch... là công việc đem lại thu nhập chính cho các chùa và là công việc chính của các sư. Việc này biến chùa chiền thành trung tâm dịch vụ tâm linh.
Đây là sự thật đau lòng ai cũng biết nhưng ít người dám nói.
.
Ngươi bảo ít người dám nói? trong khi đó gúc 1 cái thì có cả hàng ngàn tờ báo đăng công khai chỉ trích cúng bái khắp cả trong ngoài nước luôn. Các ngươi muốn vu khống PG không dễ đâu.
Ngay tư fthời Phật tại thế , Đã phải đi đến nhà dân để hóa độ cho họ rồi, Nếu không Phật chứng quả xong đâu cần phảii đi khất thực hóa duyên để thuyết Pháp. Kinh điển PG đã chép lại rành rành thời gian địa điểm Phật dạy về sự chết để hóa độ người Đàn bà mất con.
Kinh Châu Báu_ Ratanasuta Câu an cho dân chúng thành Vesali thoát khỏi dịch bệnh chết chóc
Chính Ngài Anan Đà là người đầu tiên tụng bài kinh cầu an này, một tay ngài cầm chén nước thánh "làm phép" tẩy sạch ô uế, mà ngày nay khi tạc tượng ngài Annan người ta vẫn còn tạc thêm cái chén thánh trên tay ngài.
Vậy thì rõ ràng là Pháp cầu an là do Phật dạy
Vậy mà ngươi vụ cho là mê tín sao? Một kẻ như ngươi thì làm sao mà đủ trình độ để hiểu về PG
Ngươi nói không có oan gia trái chủ? vậy những hành động độc ác thì không bị quả báo sao?, Cũng như như lời đơm đặt của người về kinh Phật trước sau cũng bị báo ứng , không sai lệch được
Cái mà người vu cho là Chùa đi cúng để lấy thu nhập, thì ta đề nghị ngươi chỉ đích danh chùa nào, nơi nào làm việc đó. Không được phép nói bậy không bằng chứng
Qua các bài viết của ngươi, tuyệt đối không thấy ngươi đưa bất cư 1 bằng chứng nào, chỉ thấy lời nói 1 chiều vô căn cứ. suy diễn và bôi nhọ Phật giáo.
Cái tội ác lơn nhất của ngươi làm con người mất niềm tin vào chân lý chánh pháp, khiến con người hằn học nghi ngờ nhau.
 

King Neptune

Xe buýt
Biển số
OF-295058
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
539
Động cơ
311,417 Mã lực
Năm 2007 cụ về nước hình như là lần đầu tiên, lên giảng pháp ở học viện phật giáo Sóc Sơn, tình cờ em đi chơi ở đó thấy gớm sư ta sư tây nườm nượp, loa giăng khắp kèo cột ... Nhưng nghe cũng như nói chuyện phiếm, chả thấy cao siêu gì cả, chắc em tai trâu...
cụ này giống em.
em có bạn rất cuồng sư TNH và vị đệ tử Thích Minh Niệm, giới thiệu cho em. Em cả nể cũng từng đi nghe pháp và coi youtube mà chẳng thấm cái gì. 2 ông này cứ kiểu giảng lang man.
Mà em thuộc loại thích đọc sách triết, sử, .. chứ ko phải loại ưa báo lá cải với ngôn tình .
Em cứ thắc mắc ko lẽ mình dốt hơn bà hàng rau nhỉ, ko hiểu được lời sư dạy :D
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Nhiều kinh đại thừa, không rõ tam sao thất bản ra sao, mà trà trộn những câu gây ra nhiều niềm tin mù quáng, ngây thơ mà người đọc nếu vội tin theo là sa lầy cả một con đường sai lầm, kèm theo là tu ngược (nảy sinh tăng thêm ngã mạn), rất nguy hiểm.
đến cả cái đứa viết bài đó còn nói bậy không có chứng cứ, vậy mà có đứa lươn lẹo lại tin được
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top