[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Nhiều kinh đại thừa, không rõ tam sao thất bản ra sao, mà trà trộn những câu gây ra nhiều niềm tin mù quáng, ngây thơ mà người đọc nếu vội tin theo là sa lầy cả một con đường sai lầm, kèm theo là tu ngược (nảy sinh tăng thêm ngã mạn), rất nguy hiểm.
Gọi là tăng thượng mạn thưa cụ.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
cụ này giống em.
em có bạn rất cuồng sư TNH và vị đệ tử Thích Minh Niệm, giới thiệu cho em. Em cả nể cũng từng đi nghe pháp và coi youtube mà chẳng thấm cái gì. 2 ông này cứ kiểu giảng lang man.
Mà em thuộc loại thích đọc sách triết, sử, .. chứ ko phải loại ưa báo lá cải với ngôn tình .
Em cứ thắc mắc ko lẽ mình dốt hơn bà hàng rau nhỉ, ko hiểu được lời sư dạy :D
Là cụ không có duyên đó thôi. Giống như đi gặp ra mắt đối tác vậy. Mình không ưng không thích thì thôi trả dép mình về :D
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Em đang đọc quyển Bước đầu học Phật của HT Thích Thanh Từ mà cụ giới thiệu. Thầy viết rất dễ hiểu và thấm thía ạ. Em xin cảm ơn cụ!

Em thấy đoạn này có lẽ có ích với cụ.

"2. Về miệng
Tu phước ở miệng phải tập bốn điều này:
a) Nói chân thật: Nói chân thật để đem lại niềm tin tưởng an ổn cho người. Bất cứ ở trường hợp nào, chúng ta cũng cố gắng nói lên những lẽ thật. Luôn luôn tôn trọng và yêu chuộng lẽ thật, cho nên phát ngôn lúc nào cũng hợp với sự thật. Chân thật là nguồn gốc tin yêu nhau, do đó mọi sự mến thương được bền bỉ.
c) Nói đúng lý: Nói đúng lý để giúp mọi người nhận được lẽ chánh. Trong cuộc sống phức tạp này khiến mọi người khó tìm được con đường chánh. Cho nên chúng ta cố gắng nói ra lời đúng lý, hầu làm sáng tỏ mọi chỗ ngờ vực của người. Sống đúng, nói đúng, thật là sự hi hữu trong cuộc đời hỗn độn hiện nay. Chúng ta mãi tôn trọng câu “mặc người phi pháp, chúng ta vẫn giữ đúng pháp”.
c) Nói hòa thuận: Nói hòa thuận để đem lại tình đoàn kết cho mọi người. Tất cả việc làm phân ly chia rẽ đều là tạo nên thống khổ cho con người. Chúng ta đã không làm thế, mà luôn luôn dùng lời hòa thuận để hàn gắn lại những mối tình đã rạn nứt. Ngôn ngữ chúng ta phát ra đều đem lại tình thương gắn bó cho mọi người. Thấy đâu có sự rạn nứt, có mầm tan rã, chúng ta đều nỗ l?c dùng lời hòa thuận là chất keo hàn gắn lại. Tận dụng ngôn ngữ mình để đem lại tình đoàn kết an vui cho nhân loại.
d) Nói nhã nhặn: Nói nhã nhặn để đem lại sự ôn hòa vui vẻ cho người. Mọi sự căm phẫn, bực tức đều làm cho người đau khổ. Chúng ta tập nói nhã nhặn là làm dịu mọi sự bực dọc của người. Lời nói nhã nhặn khiến người dễ mến và vui vẻ. Trọn đời chúng ta đem lại sự an vui cho chúng sanh, không có lý do nào lại dùng lời thô ác. Chúng ta phải thực hiện lời nhã nhặn mãi mãi với mọi người."
em không thực hành " ái ngữ nhiếp" cụ ah. Cụ nếu làm được thì tốt quá.
Khi Chánh Pháp bị xuyên tạc thì kẻ xuyên bạc sẽ phải bị công kích bởi chính họ tác ác. Không lẽ cụ cho rằng làm ác được hưởng chánh quả?
 

MAZDA_626

Xe đạp
Biển số
OF-7137
Ngày cấp bằng
16/7/07
Số km
27
Động cơ
541,058 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG - HÀ TÂY
Ngươi cóppy xào xáo các lời nói dối và vu khống kinh Phật, bị ta vạch trần sự dốt nát lươn lẹo của ngươi rất nhiều lần, thế mà vẫn trơ trẽn nói dối không chớp mắt, vu oan giá hoạ cho Phật được.
Ngươi không đủ tư cách làm người tối thiểu, nên không có quyền tự cho mình có quyền phán kinh này được phép kinh kia không được phép. Chưa có một học giả nào , hay công trình nghiên cứu PG nào, hay bản kinh khai quật nào chứng minh được kinh điển PG nào bị nguỵ tạo. Ngươi trước sau như một đọc cũng không hiểu, Ngay cả khi ta chỉ cho ngươi thấy, ở các bài trước. Nhưng chính ngươi đọc không hiểu. Vậy mà lại biết phán Kinh thật kinh giả.Có hài hước không?
Để vạch trần sự dối tra này ta chỉ cho ngươi 1 lần nữa
/


Ngươi tiền hâu bất nhất, mở mồm ra là nói Kinh Trung Bộ Mới là của Phật Thuyết (Kinh khác thì không). Nhưng cái ngươi nhắc đi nhắc lại nhiều lần là Kinh CHuyển Pháp Luân nó không nằm trong Kinh trung bộ
Vậy thì lấy cơ sở gì để phán Trung bộ kinh mới là Phật thuyết? Ngay cả cái bản kinh Chuyển Pháp Luân ngươi lải nhải suốt mà người vẫn không biết nó không thuôc kinh trung bộ. Điều này chứng tỏ ngươi không hiểu một chút gì về kinh Phật mà đặt điều nói bậy
"HVPG Day Bọn Tôi" mà ngươi nói là ai? Trình độ như vậy mà bày dặt lôi cái mác học viên PG ra để bịp à. Ngươi trưng ra cái thẻ học viên của HVPG để ta giử về ban giám hiệu xem ngươi là kẻ nào? Nếu không trưng ra được thì đích thị, mượn mác lòe bịp.
Người ta dạy một đường ngươi nghe không hiểu lên đay phán bậy
(Ta Chỉ ví dụ
Giả sử bây giờ có ngươi tự nhiên không chứng cứ nói người đươc sinh ra trên đời là do cái Durex lỗi. vậy thì sự thực ngươi có biến thành đứa con hoang được không?)
Cũng vậy. Ngươi trước sau không có bằng chứng, chỉ nói một chiều, vậy mà dám phán "Tam Pháp Ấn" không đủ tin tưởng vậy thì sao mà đúng được
Cop nhặt xào xáo , câu trước chửi câu sau. ở bài trước ngươi không công nhân tu là do nhiều kiếp tích lại, và phản đối ta( trong ảnh)
8E0A3E6F-419A-4544-8D99-21D4D997CE38.jpeg

bài này

Chính ngươi viết AnanDa thuộc và nghe đi nghe lại kinh Phật, ngay cả Kinh Chuyển Pháp Luân nghe thuộc làu thông trong mấy chục năm theo Phật, nhưng vẫn không chứng thánh. Cuối cùng Ngài phải Thiền định mới chứng quả.
Điều này chứng tỏ đâu phải Kinh Chuyển Pháp Luân làm đệ tử Phật đắc quả, mà đó chỉ là 1 trong hàng trăm ngàn Phương tiện mà Phật dùng để giáo hoá chúng sinh mà thôi.
Vậy mà đầu tiên người phủ nhận, bài sau thì lại tự tát vào mặt của người
Chưa một bài viết nào ngươi viết đúng. Vậy mà vẫn đặt điều.

Vd bài này ngươi phản đối ta.

91D8BDD0-80E7-4AE8-9A54-243D5F143CFE.jpeg

Và nói sai là 5 để tử Phật phải "nghe vài kinh nữa, " nhưng Thật ra Kinh chép rõ rành rành Sau khi nghe duy nhất một bài kinh Vô Ngã Tướng là họ chứng Alahan.
Không phải kinh Tứ Diệu Dế( Chuyển Pháp Luân) khiến họ chứng thánh.
Vì nếu Tứ Diệu Đế mà khiến đệ tử thành Alahan thì cớ gì sau đó Phật phải nhọc lòng thuyết thiên kinh trong suốt 49 năm thuyết Pháp?
như vậy 100% ngươi không biết gì về kinh điển PG cớ sao trước sau ngươi cứ vu khống cho Phật vậy?
Ta giúp người và bọn vụ không hết chỗ đơm đặt

Ngươi bảo ít người dám nói? trong khi đó gúc 1 cái thì có cả hàng ngàn tờ báo đăng công khai chỉ trích cúng bái khắp cả trong ngoài nước luôn. Các ngươi muốn vu khống PG không dễ đâu.
Ngay tư fthời Phật tại thế , Đã phải đi đến nhà dân để hóa độ cho họ rồi, Nếu không Phật chứng quả xong đâu cần phảii đi khất thực hóa duyên để thuyết Pháp. Kinh điển PG đã chép lại rành rành thời gian địa điểm Phật dạy về sự chết để hóa độ người Đàn bà mất con.
Kinh Châu Báu_ Ratanasuta Câu an cho dân chúng thành Vesali thoát khỏi dịch bệnh chết chóc
Chính Ngài Anan Đà là người đầu tiên tụng bài kinh cầu an này, một tay ngài cầm chén nước thánh "làm phép" tẩy sạch ô uế, mà ngày nay khi tạc tượng ngài Annan người ta vẫn còn tạc thêm cái chén thánh trên tay ngài.
Vậy thì rõ ràng là Pháp cầu an là do Phật dạy
Vậy mà ngươi vụ cho là mê tín sao? Một kẻ như ngươi thì làm sao mà đủ trình độ để hiểu về PG
Ngươi nói không có oan gia trái chủ? vậy những hành động độc ác thì không bị quả báo sao?, Cũng như như lời đơm đặt của người về kinh Phật trước sau cũng bị báo ứng , không sai lệch được
Cái mà người vu cho là Chùa đi cúng để lấy thu nhập, thì ta đề nghị ngươi chỉ đích danh chùa nào, nơi nào làm việc đó. Không được phép nói bậy không bằng chứng
Qua các bài viết của ngươi, tuyệt đối không thấy ngươi đưa bất cư 1 bằng chứng nào, chỉ thấy lời nói 1 chiều vô căn cứ. suy diễn và bôi nhọ Phật giáo.
Cái tội ác lơn nhất của ngươi làm con người mất niềm tin vào chân lý chánh pháp, khiến con người hằn học nghi ngờ nhau.
Tôi không biết ông tu tập theo Phật được bao lâu, không biết ông đã tu những gì, trình độ của ông đến đâu nhưng trong các bài ông com trên này, tôi thấy ông thường ra vẻ ta đây, vô cùng tự mãn, thường chụp mũ, chửi người ta là ngu, nguyền rủa người ta gạp quả báo, vô cùng ác khẩu, tâm địa hẹp hòi. Trong tranh luận thì háo thắng, bảo thủ, cố chấp. Trong mục Chánh niệm này, mọi người đã vào đây trao đổi là đã có duyên ( không ít thì nhiều ) với Phật pháp mà ông còn ứng sử vậy, ngoài đời thì không biết ông còn nghiệp ngã đến đâu.
Nói thật lòng, càng đọc các câu ông viết, tôi càng thấy thương ông, chỗ sáng không đi, toàn đâm đầu vào ngách tối.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
đến cả cái đứa viết bài đó còn nói bậy không có chứng cứ, vậy mà có đứa lươn lẹo lại tin được
Nhỡ đâu kiếp trước các cụ cùng phe nhưng tỏ ra bất đồng quan điểm nên kiếp này 2 cụ gặp lại trả nợ thì sao cụ. :D
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
em không thực hành " ái ngữ nhiếp" cụ ah. Cụ nếu làm được thì tốt quá.
Khi Chánh Pháp bị xuyên tạc thì kẻ xuyên bạc sẽ phải bị công kích bởi chính họ tác ác. Không lẽ cụ cho rằng làm ác được hưởng chánh quả?
Ý trên em đồng quan điểm nhưng ý dưới ta nên xem lại. Làm ác vẫn hưởng chánh quả mà cụ. Em dẫn ví dụ nhé : ngài hoàng tử Đề Bà Đạt Đa ( Deva tát ta gì đó ) em họ của thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ( Sakya Muni Budda - Thích Ca Mâu Ni Phật ) lúc theo tăng đoàn hay sinh tâm đố kị với nhiều lần âm mưu hãm hại Thích Ca. Mặc dù ngài chứng đắc thần thông nhưng dừng ở ngũ thông . Lúc sắp chết thì ngài sinh tâm hối hận. Giờ đang biệt giam nơi nào đó tại địa ngục xa xôi cách xa cõi ta bà này hằng hà sa số vô biên cõi nước. Nhưng Thích Ca cũng chỉ ra sau khi diệt hết tội ở địa ngục, vào khoảng 1 a tăng kì kiếp sau ngài Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật, hiệu là Nam Mô.
Dẫn chứng thứ 2 là ngài Uơng Quật Ma Là. Trước khi gặp Phật thì ông đã giết 999 mạng người. Sau khi gặp Phật cảm hoá, ông ăn năn hối lỗi và trở thành Arahan ( A la hán ).
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Thì ngay cả đức Phật, cũng dặn là ngay cả lời của ta, người nghe cũng phải tiếp thu suy xét, thấy đúng thì hẵng áp dụng mà. Mình tin rằng Phật có thiên nhãn thông nên nhìn trước tình trạng hỗn loạn, pha tạp sau khi Phật nhập diệt.

Thái độ xem kinh Phật với 1 thái độ khoa học, tỉ mỉ suy xét, là rất đúng đắn. Cái gì còn chưa rõ, chưa hiểu thì gác lại, chớ vội tin nhưng cũng chớ vội ruồng rẫy.
Có những thứ trong kinh mà mình, dù đã suy xét suy ngẫm nhiều, cố tìm ra cái phi lý, mà vẫn không thể tìm ra kẽ hở hay điểm nào sai của nó, là mình coi là lời Phật thuyết, là kinh chính thống, đó là:
- Nguyên lý duyên sinh
- Nguyên lý vô ngã, tính không
- Nguyên lý vô thường

Còn những nguyên lý khác, mình chưa đủ trí tuệ để xem xét, nhưng tin rằng có cái đúng có cái sai, có vàng có thau, có chính có tà.
Nhiều kinh đại thừa, không rõ tam sao thất bản ra sao, mà trà trộn những câu gây ra nhiều niềm tin mù quáng, ngây thơ mà người đọc nếu vội tin theo là sa lầy cả một con đường sai lầm, kèm theo là tu ngược (nảy sinh tăng thêm ngã mạn), rất nguy hiểm.
Em đồng ý với các ý kiến này của cụ và cũng có nhận định tương tự, nhiều kinh hoặc là tự sáng tác ra hoặc là hiểu sai ý Phật mà diễn giải ra.

Việc bảo vệ chánh pháp là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, lấy danh nghĩa bảo vệ chánh pháp để chửi mắng người khác thì lại là 1 chuyện khác.

Trong 1 post trước mình có hỏi "Theo bạn những bản kinh nào được cho là Phật thuyết, là chánh pháp để bạn bảo vệ" thì bạn slaz cũng tảng lờ luôn không trả lời. Nếu với nhận định như trên "Nhiều kinh đại thừa, không rõ tam sao thất bản ra sao, mà trà trộn những câu gây ra nhiều niềm tin mù quáng, ngây thơ mà người đọc nếu vội tin theo là sa lầy cả một con đường sai lầm, kèm theo là tu ngược (nảy sinh tăng thêm ngã mạn), rất nguy hiểm." mà bạn slaz lại chỉ quay ra chỉ trích cá nhân. Mồm thì ra rả bảo vệ chánh pháp. Bạn có dám khẳng định tất cả các kinh (Đại thừa, tiểu thứa, nguyên thủy, mật tông, tịnh độ) là chánh pháp không?
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Em đồng ý với các ý kiến này của cụ và cũng có nhận định tương tự, nhiều kinh hoặc là tự sáng tác ra hoặc là hiểu sai ý Phật mà diễn giải ra.

Việc bảo vệ chánh pháp là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, lấy danh nghĩa bảo vệ chánh pháp để chửi mắng người khác thì lại là 1 chuyện khác.

Trong 1 post trước mình có hỏi "Theo bạn những bản kinh nào được cho là Phật thuyết, là chánh pháp để bạn bảo vệ" thì bạn slaz cũng tảng lờ luôn không trả lời. Nếu với nhận định như trên "Nhiều kinh đại thừa, không rõ tam sao thất bản ra sao, mà trà trộn những câu gây ra nhiều niềm tin mù quáng, ngây thơ mà người đọc nếu vội tin theo là sa lầy cả một con đường sai lầm, kèm theo là tu ngược (nảy sinh tăng thêm ngã mạn), rất nguy hiểm." mà bạn slaz lại chỉ quay ra chỉ trích cá nhân. Mồm thì ra rả bảo vệ chánh pháp. Bạn có dám khẳng định tất cả các kinh (Đại thừa, tiểu thứa, nguyên thủy, mật tông, tịnh độ) là chánh pháp không?
Ngươi nói bậy, Ta chưa bao giờ cho rằng có kinh nào là của Phật thuyết kinh nào là ngụy tạo. Nênn không chấp nhận những lời đơm đặt đó của ngươi
Đến cái tên để phân biệt Kinh điển PG, ngươi còn không biết phân biệt, còn viết sai, mà đòi phán xét về kinh Phật và cách tu của PG sao
, muốn nói rõ ràng cần trích dẫn, nếu còn biết xấu hổ không dám quote lại bài, thì đừng đơm đặt
Thời Đức Phật thì không có bản ghi nào để ghi chép lại. Đến lần kết tập Kinh điển lần 1 mới chỉ là các vị Arahan cùng nhau đọc tụng lại và cùng thống nhất xem đâu là lời giảng của Đức Phật.

Do vậy, em cũng nghĩ đây chỉ là bản kinh cổ nhất đc ghi chép lại. Còn có phải lời thuyết của Đức Phật hay không thì không ai khẳng định được.
Phật không cho chép lại Kinh kể cả băng ký tự, là vì biết đời sau có kẻ dựa vào văn tự hiểu sai, mà vin vào lý lẽ trên sách vở. do vậy học Phật là đệ tử phải thực hành.
qua 3 lần kiết tập đầu tiên các đệ tử đều học thuộc, không chép lại.
Chỉ sau khi Kinh truyền ra Bắc và nam mới có các bản chép tay tiếng Sankrit và Pali.
Nhưng y cứ vào kinh điển ngày nay, do con người điêu đứng, đạo đức suy đồi. Nên các chứng cứ khảo cổ mới là điều thuyết phục nhất. Không thể cứ tin là nói có , không tin là đặt đièu phủ định được.
Vì như đức Phật, vì có khảo cổ nên mới chứng thực được là NHân Vật Lịch Sử có thật, Thì kinh điển cũng có khảo cổ chứng thực. không thể dễ dàng đơm đặt các công trình Khoa học được chứng thực.
Nên ai nói Kinh Phật ngụy tạo thì lịch sử hơn 2000 năm là bộ kinh cổ nhất của nhân loại còn lưu giữ bằng hiện vật, Tất cả các kinh điển còn lại đều do sao chép của đời sau. Nếu phủ định như vậy thì nói không có Phật giáo luôn , và tất cả các tôn giáo khác là ngụy tạo kinh điển hết. điều đó là không đúng
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Ý trên em đồng quan điểm nhưng ý dưới ta nên xem lại. Làm ác vẫn hưởng chánh quả mà cụ. Em dẫn ví dụ nhé : ngài hoàng tử Đề Bà Đạt Đa ( Deva tát ta gì đó ) em họ của thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ( Sakya Muni Budda - Thích Ca Mâu Ni Phật ) lúc theo tăng đoàn hay sinh tâm đố kị với nhiều lần âm mưu hãm hại Thích Ca. Mặc dù ngài chứng đắc thần thông nhưng dừng ở ngũ thông . Lúc sắp chết thì ngài sinh tâm hối hận. Giờ đang biệt giam nơi nào đó tại địa ngục xa xôi cách xa cõi ta bà này hằng hà sa số vô biên cõi nước. Nhưng Thích Ca cũng chỉ ra sau khi diệt hết tội ở địa ngục, vào khoảng 1 a tăng kì kiếp sau ngài Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật, hiệu là Nam Mô.
Dẫn chứng thứ 2 là ngài Uơng Quật Ma Là. Trước khi gặp Phật thì ông đã giết 999 mạng người. Sau khi gặp Phật cảm hoá, ông ăn năn hối lỗi và trở thành Arahan ( A la hán ).
CỤ cẩn thận khi lập luận, vì rất dễ nhầm lẫn giữa chân đế và tục đế. Khi nào cụ ra khỏi luân hồi ,ở trong Chân đê mới không chấp 2 bên, khi còn trong thế tục thì nó vẫn vận hành theo hệ quy chiếu của nó
 

nhs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782886
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
57
Động cơ
30,899 Mã lực
Tuổi
56
Phật không cho chép lại Kinh kể cả băng ký tự, là vì biết đời sau có kẻ dựa vào văn tự hiểu sai, mà vin vào lý lẽ trên sách vở. do vậy học Phật là đệ tử phải thực hành.
qua 3 lần kiết tập đầu tiên cá đệ tử đều học thuộc, không chép lại.
Chỉ sau khi Kinh truyền ra Bắc và nam mới có các bản chép tay tiếng Sankrit và Pali.
Nhưng y cứ vào kinh điển ngày nay, do con người điêu đứng, đạo đức suy đồi. Nên cá chứng cứ khảo cổ mới là điều thuyết phục nhất. Không thể cứ tin là nói có , không tin là đặt đièu phủ định được.
Vì như đức Phật, vì có khảo cổ nên mới chứng thực được là NHân Vật Lịch Sử có thật, Thì kinh điển cũng có khảo cổ chứng thực. không thể dễ dàng đơm đặt các công trình Khoa học được chứng thực.
Nên ai nói Kinh Phật ngụy tạo thì lịch sử hơn 2000 năm là bộ kinh cổ nhất của nhân loại còn lưu giữ bằng hiện vật, Tất cả các kinh điển còn lại đều do sao chép của đời sau. Nếu phủ định như vậy thì nói không có Phật giáo luôn , và tất cả các tôn giáo khác là ngụy tạo kinh điển hết. điều đó là không đúng
Để phân biệt "Ngụy kinh" thì không khó đối với các vị Chân tu hay những nhà nghiên cứu sâu về đạo Phật.

Đối với các bạn trên con đường đến đạo Phật, thì luôn bám sát các Pháp so với Tam Ấn Chứng, nếu Pháp nào vi phạm điều này, phi nhân quả, biện luận siêu hình, mê tín, cúng bái, chú thuật. đều là kinh ngụy tạo thì nên từ bỏ.

Chánh Phật pháp khi áp dụng luôn hướng vào tâm để điều phục Tham.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Tôi không biết ông tu tập theo Phật được bao lâu, không biết ông đã tu những gì, trình độ của ông đến đâu nhưng trong các bài ông com trên này, tôi thấy ông thường ra vẻ ta đây, vô cùng tự mãn, thường chụp mũ, chửi người ta là ngu, nguyền rủa người ta gạp quả báo, vô cùng ác khẩu, tâm địa hẹp hòi. Trong tranh luận thì háo thắng, bảo thủ, cố chấp. Trong mục Chánh niệm này, mọi người đã vào đây trao đổi là đã có duyên ( không ít thì nhiều ) với Phật pháp mà ông còn ứng sử vậy, ngoài đời thì không biết ông còn nghiệp ngã đến đâu.
Nói thật lòng, càng đọc các câu ông viết, tôi càng thấy thương ông, chỗ sáng không đi, toàn đâm đầu vào ngách tối.
Ngươi có tử tế đâu?
Ngươi không đủ tử cách bàn về đạo đức và kinh điển. Vì trước sau ngươi chỉ nói dối không chứng cứ, (Chỉ cho đich danh tên kinh còn không biết đàng nào mà xem, còn bày đặt khoe nghe PG mức cao học của HVPG . Đã vậy còn chê sư, hủy báng kinh. Vậy thì bảo là ngu dốt còn sai?)
Không lẽ tín đồ Phật giáo và những người kính trọng Kinh Phật phải theo ý ngươi mới đúng?
Nói thẳng là nếu Nghiệp mà đên nhanh thì ngươi không còn ngồi đây mà gõ fim đâu, Ngươi cứ chờ đó. không sớm thì muộn sẽ bị quả báo mazda626 nhé
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Để phân biệt "Ngụy kinh" thì không khó đối với các vị Chân tu hay những nhà nghiên cứu sâu về đạo Phật.

Đối với các bạn trên con đường đến đạo Phật, thì luôn bám sát các Pháp so với Tam Ấn Chứng, nếu Pháp nào vi phạm điều này, phi nhân quả, biện luận siêu hình, mê tín, cúng bái, chú thuật. đều là kinh ngụy tạo thì nên từ bỏ.

Chánh Phật pháp khi áp dụng luôn hướng vào tâm để điều phục Tham.
MAZDA_626 nó bảo không dáng tin Tam Pháp ấn, thì ông muốn nó tin phải làm sao?
Thế hóa ra kinh Phật giáo ông nào cho đúng thì đúng, phán sai thi sai chăng?
Mà các ông là cái thá gì mà có quyền đứng trên gần cả tỷ người để vu khống PG? mà không bằng không chứng?
Đọc kinh văn còn không hiểu mà phán kinh này đúng / kia sai không cảm thấy ngượng sao.
Đây là bài trả lời cuối cùng của tôi với cái nick mới lập này
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,011
Động cơ
523,864 Mã lực
Vẫn là bản kinh sách mà nhóm khảo cổ người Đức tìm ra thôi cụ ơi, em đã có cuốn này bằng tiếng Anh, do thư viện Mỹ không giữ bản quyền.
Cuốn này rất dày, nói chung họ phiên dịch và nói rất chi tiết về quá trình biên, phiên dịch..
Trích 1 đoạn:

Screenshot (26).png
Theo em nghĩ là văn bản cổ xưa ( hơn 2000 năm ) như này thì cần nhiều năm để biên/phiên dịch cho chuẩn với ngôn ngữ hiện đại. Nếu cùng là cuốn này, thì đã có một phần được đưa đi khắp thế giới ( trong đó có Việt Nam ) để Phật tử chiêm bái đấy cụ.

 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,011
Động cơ
523,864 Mã lực
Các cụ cho hỏi nếu muốn tìm hiểu về đạo Phật thì nên đọc sách gì nhỉ? Em không biết gì về đạo Phật cả, nên cần đọc sách nào dạng nhập môn ấy.
Em hay vào thư viên Hoa sen để đọc, và vào trang Chùa Giác Ngộ để nghe sách nói

Mới đầu cụ nên đọc 2 cuốn dưới đây.
Cuốn đầu tiên giới thiệu về Phật Giáo

NHỮNG ĐIỀU ĐỨC PHẬT ĐÃ DẠY
Nguyên tác: What The Buddha Taught
H.T Tiến Sĩ Walpola Rahula
Người dịch: Lê Kim Kha


Cuốn thứ 2 là bộ giáo trình chính thống ( 4 tập ) Phật học cơ bản ( nhiều tác giả )


Hiện tại em cũng đang đọc 2cuốn trên, chứ chưa dám đọc bộ kinh sách nào cả, vì sách kinh tương đối khó hiểu, cần có thời gian lên chùa để nghe các thầy giảng thì nó mới thấm, chứ em không thích đọc vẹt.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,223
Động cơ
55,875 Mã lực
Em giờ bớt nóng giận hơn, bớt ham ăn rồi, rượu cũng hạn chế, sắc thì vẫn chưa đoạn tuyệt hẳn, tài danh thì em buông hết hẳn. Vẫn hay phiền não vì những lời thị phi, nhưng niệm Phật rồi thì cũng qua nhanh hơn. A Di Đà Phật.
Những người hay đàm tiếu sau lưng người khác thì nhận quả là lúc nào cũng lo sợ bị thiên hạ dè bỉu sau lưng nên trong cuộc sống luôn phải gồng quá sức, trong tâm luôn bất an. Cái này là bộ môn tâm lí học phương Tây đã nghiên cứu và chỉ ra.
Vậy nên cụ cứ mặc kệ những lời thị phi, tìm những cộng đồng tốt cùng giúp nhau tiến bộ.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Một trong Tứ diệu đế là Nguyên nhân của sự khổ đau. Các cụ có phân tích đc xem nó sai hay đúng chỗ nào không?

Ngài (Đức Phật Gotama) đã thấu hiểu những điều này sâu tận bên trong, rồi Ngài đi sâu hơn, sâu hơn nữa, tới một giai đoạn vấn đề trở nên rất rõ ràng. Tóm lại, ở mức độ thâm sâu, khổ đau ấy là do sự ràng buộc vào năm tập hợp (Ngũ uẩn) sau: Đầu tiên là Sắc, một tập hợp thân xác bao gồm các vi tử li ti (Kalāpa). Còn bốn tập hợp kia thuộc về tâm, đó là phần hay biết của tâm (Thức), phần nhận định của tâm (Tưởng), phần cảm nhận của tâm (Thọ) và phần phản ứng của tâm (Hành).

Cả 5 tập hợp đó hợp lại tạo thành cá thể này. Cái “Tôi” này và nhiều ràng buộc ghê gớm vào cái “Tôi” ấy. Tất cả của 5 tập hợp này là kết quả của sự ràng buộc, bám víu (Tham ái). Ta tiếp tục ràng buộc vào 5 tập hợp này và cứ thế mà chìm đắm và lăn lộn trong khổ đau. Sự thể dần dần trở nên rõ ràng hơn.

Có 4 sự ràng buộc căn bản. Một sự ràng buộc đến cái “Tôi” này. Cái “Tôi” tưởng tượng mà không biết cái “Tôi” này là gì. Những vi tử li ti này có phải là Tôi? Nhưng người ta vẫn còn gọi nhóm vi tử này là Tôi, Tôi, Tôi. Còn bốn tập hợp này: Phần hay biết của tâm làm nhiệm vụ rồi diệt đi, nó hay biết rồi diệt đi, có phải là Tôi chăng? Phần nhận định của tâm làm nhiệm vụ rồi diệt đi, có phải đây là Tôi? Phần cảm nhận của tâm, cảm nhận rồi diệt đi, có phải là Tôi chăng? Phần phản ứng của tâm, phản ứng lại rồi diệt đi, có phải đấy là Tôi chăng? Hay cả 5 hợp lại, có phải đấy là Tôi chăng? Nhưng cái “Tôi” này vô cùng quan trọng, luôn luôn được viết bằng chữ “T”.

Nếu bất cứ ai nói một lời động đến cái “Tôi” này, người ta cảm thấy rất bực bội mà không hiểu cái “Tôi” này là gì. Một cái “Tôi” tưởng tượng, một cái “Tôi” được sáng tạo ra, nhưng có rất nhiều ràng buộc đến cái “Tôi” ấy. Có ai làm gì ràng buộc đến cái tôi này, người ta cảm thấy phát nóng lên, rất dao động và khổ sở vô cùng: “Tôi”, “Tôi”, “Tôi”. Nhiều ràng buộc ghê gớm đến cái “Tôi” này. Nó chẳng mang lại điều gì ngoài đau khổ.

Rồi phạm vi khu vực cái “Tôi” này lan rộng, cái mà chúng ta là gọi là “của Tôi” đi vào khu vực này. Rồi ta bị ràng buộc vào cái “của Tôi” này, bị ràng buộc hết sức ghê gớm vào cái “của Tôi” này: “Ô! Cái đồng hồ đeo tay của tôi, cái đồng hồ tuyệt vời của tôi. Cái đồng hồ rất giá trị do một Thiền sinh mang từ nước ngoài đến biếu tôi. Cái đồng hồ tuyệt diệu và rất giá trị”.

Một hôm, vì tôi vô ý, nó rơi xuống và bị vỡ. Tôi bắt đầu than khóc: “Ô! Chiếc đồng hồ giá trị này, bây giờ bị bể rồi. Tôi không tìm ra được phụ tùng trong nước để sửa nó. Làm sao tôi sửa được nó đây?” và than khóc, than khóc, than khóc. Cũng cùng một kiểu đồng hồ ấy, nó cùng trị giá, trên cổ tay một người bạn rơi xuống và bị vỡ. Tôi không khóc, tôi không hề khóc lóc gì cả. Mặt khác, tôi bắt đầu lên lớp, dạy đời: “Bạn à! Bạn nên cẩn thận mới phải, trong nước không có loại đồng hồ này, bạn không thể kiếm loại phụ tùng này để sửa nó”.

Tôi không khóc, tại sao? Cũng cùng chiếc đồng hồ, cùng kiểu và giá trị như nhau, nhưng tôi không khóc. Không ai khóc cho sự bể vỡ của cái đồng hồ giá trị cả, chẳng có ai khóc cả. Mà người ta chỉ khóc cho sự bể vỡ cái đồng hồ “của Tôi”: “Đồng hồ của tôi bị vỡ, đồng hồ của tôi bị vỡ”. Cái “của Tôi” này, một sự ràng buộc ghê gớm đến cái “của Tôi”. Cho dù cái “của Tôi” này đáng giá vài đô la hay trị giá hàng triệu đô, chẳng có ảnh hưởng đáng kể gì cả.

Tuy nhiên, ràng buộc nhiều bao nhiêu, chắc chắn khổ đau sẽ nhiều bấy nhiêu. Ràng buộc càng sâu, khổ đau càng sâu. Ràng buộc càng mạnh, khổ đau càng nhiều. Đây là quy luật tự nhiên, chúng ta càng hành Thiền, quy luật này càng trở nên rõ ràng hơn. Ràng buộc, bám víu chắc chắn mang lại khổ đau, không gì khác ngoài khổ đau.

Sự vướng mắc chắc chắn mang lại khổ đau, không gì ngoài khổ đau. Vướng mắc, ràng buộc nhiều bao nhiêu, chắc chắn khổ đau sẽ nhiều bấy nhiêu. Nếu tôi phát triển sự ràng buộc vào cái “Tôi” này và cái “Tôi” này tồn tại mãi mãi thì sẽ không có khổ đau nào cả.

Hay nếu tôi phát triển sự ràng buộc vào cái “của Tôi” này, cái “của Tôi” này tồn tại mãi mãi thì sẽ không có khổ đau nào cả. Nhưng khổ nỗi là cái “Tôi” và cái “của Tôi” này không tồn tại mãi mãi, bất cứ cái gì tôi gọi là “của Tôi” thì nó diệt đi và tôi bất lực, không làm được gì cả. Cho dù cái “của Tôi” tồn tại đó, nhưng cái gọi là “Tôi” diệt đi và tôi bất lực, không làm được gì hết. Cái chết, sự chia lìa chắc chắn sẽ đến và mang lại rất nhiều khổ đau. Nếu còn ràng buộc, bám víu thì còn nhiều khổ đau.

Người ta còn tạo ra một ràng buộc khác nữa, sự ràng buộc chính yếu là cái “Tôi” này sẽ biến thành cái “của Tôi”. Và rồi, quan điểm của tôi, triết thuyết của tôi, giáo điều của tôi, tín ngưỡng của tôi, tôn giáo của tôi, truyền thống của tôi. Người ta phát triển sự ràng buộc ghê gớm đến quan điểm của mình, mà không hiểu là mình đang đeo cặp kính màu và bị ràng buộc vào màu sắc của cặp kính ấy. Nếu tôi đeo mắt kính màu đỏ, với tôi, mọi thứ đều đỏ. Người khác mang mắt kính màu xanh, với người ấy, mọi thứ đều xanh. Chúng ta tiếp tục chống đối nhau: “Tôi không thể thuyết phục ông ta cả mọi thứ đều đỏ và ông ta không thể thuyết phục tôi là mọi cái đều xanh”. Chúng ta tiếp tục chống đối nhau, có thể đánh vỡ đầu nhau vì sự bảo thủ, cố chấp. Chúng ta vẫn không thể thỏa hiệp được, và sự cố chấp về màu sắc, chúng ta không nhìn thấy đúng như thật. Cố chấp lớn lao mang lại đau khổ lớn lao.

Albinus : Nếu cụ chưa biết gì về Phật giáo cũng như những thuật ngữ của Phật giáo thì có thể tham khảo những nội dung như trên của em. Mặc dù đây là bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng em thấy ngôn ngữ dùng của người dịch bản này khá dễ hiểu, phù hợp với những người như cụ. Em cũng bập vào cái này trong khi vẫn đang mù tịt về Phật giáo, không có 1 khái niệm nào về mấy cái từ ngữ chuyên ngành như khổ đế, tập đế, kiết sử,.... Ngoài ra, có 1 cái hay là giải nghĩa thẳng từ tiếng Pali sang tiếng Việt. VD từ Sankhara dịch sang tiếng việt là Hành, nhưng tiếng anh thì có thầy dùng là Reaction, thầy lại dùng là Fabrication, rất khó cho những người mới.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
918
Động cơ
320,148 Mã lực
Em cám ơn các cụ, em học được rất nhiều từ tranh luận trên này vì có những cái em chưa hề biết.
Em thấy cái cần nhất của tôn giáo là niềm tin, mà đã tin rồi thì mọi cái khác sẽ không thành vấn đề. Như mình đã kết em nào rồi thì cái gì của em ấy cũng là ok với mình hết. :) . Từ “tin” sẽ đến “tín”.
Tuỳ theo động cơ và xuất phát điểm mà chúng ta tiếp cận tôn giáo theo cách khác nhau nên có những mâu thuẫn dư lày là bình thường. Chợt nhớ câu nói đại loại là “bạn đến với đối tượng với tâm thế nào thì đối tượng sẽ đáp trả như vậy”. :( .
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Em cám ơn các cụ, em học được rất nhiều từ tranh luận trên này vì có những cái em chưa hề biết.
Em thấy cái cần nhất của tôn giáo là niềm tin, mà đã tin rồi thì mọi cái khác sẽ không thành vấn đề. Như mình đã kết em nào rồi thì cái gì của em ấy cũng là ok với mình hết. :) . Từ “tin” sẽ đến “tín”.
Tuỳ theo động cơ và xuất phát điểm mà chúng ta tiếp cận tôn giáo theo cách khác nhau nên có những mâu thuẫn dư lày là bình thường. Chợt nhớ câu nói đại loại là “bạn đến với đối tượng với tâm thế nào thì đối tượng sẽ đáp trả như vậy”. :( .
Đúng rồi đấy cụ. Cụ đến với vợ cụ 1 cách vụ lợi, lợi dụng thì vợ cụ sau này cũng đối với cụ y như vậy. Còn đến với tâm chân thành, mong người mãi khỏe mạnh hạnh phúc thì cụ cũng được đáp trả tương xứng lại.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,011
Động cơ
523,864 Mã lực
Cái đồng chí hộ pháp trong thớt nóng tính quá, chắc cáu lắm nên viết hơi dài và lộn xộn, thi thoảng sai chính tả nữa nên khó thuyết phục. Đề nghị chọn vị khác :))

Sau cụ Cồ Đàm, thấy nhiều vị cũng được coi là bậc giác ngộ, chắc tự nhận cụ nhỉ?
Không hẳn vậy cụ ạ, cau khi ngài Tất đạt đa Cồ đàm niết bàn, thì đệ tử của ngài có tập hợp viết lại kinh sách và hệ quả là rất nhiều tông phái ra đời, cũng có nhiều cụ được đệ tử trong phái tôn xưng là đạt tới bậc giiác ngộ, nhưng cũng chỉ được tôn xưng trong hệ phái của mình, chứ các hệ phái khác chưa chắc đã công nhận. :)) Có thể nói là Phật Thích Ca Mầu Ni đã qui hoạch ra con đường giác ngộ , và các đệ tử của ngài đã làmđường theoý của mình, ví dụ : Phái Nguyên Thủy thì chọn con đường cơ sở cứ đi sẽ đến, Phái Đại Thừa lại chia tiếp ra: Mật Tông, Thiền Tông mở đường tắt cho nhanh.Tịnh Độ Tông thì vừa đi vừa dắt người khác đi cùng. Mỗi hệ phái này đều có cụ được tôn xưng là đã Giác Ngộ.

À mà có mấy cụ chê cái món cầu siêu là mê tín dị đoan, thực ra không đúng đâu, nếu xét về bản chất, nó là nghi thức của Mật tông ( Kim cương thừa ) đấy ạ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top