[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

Tuananhhau

Xe điện
Biển số
OF-140562
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
2,236
Động cơ
25,301 Mã lực
Cụ đừng quy chụp mình là xuyên tạc... Cụ có thể tranh luận bằng các dẫn chứng, kinh nghiệm để giúp mình thoát khỏi U Minh, mê muội...
Phật có phải là người phàm, bằng xương bằng thịt không ?
Phật có vợ có con không?
Phật có từng dùng phép thuật để làm phép cứu ai chưa ?
Phật có bao giờ tuyên bố là chết đi sống lại không ?
Phật có bao giờ hứa hẹn là sẽ giúp ai lên thiên đàng hay đẩy ai xuống địa ngục không?
Chúng ta tôn kính Phật vì Phật đã tìm được con đường để tự giải thoát... Và Phật đã chỉ dạy, giáo huấn ta đi theo con đường ngài đã đi để giúp mình giải thoát(lên thiên đàng)
Vì những lẽ trên nên mình tin có 1 đấng khác quyền năng cao hơn Phật, vậy ngoài Chúa Trời ra thì không ai khác cả. Chỉ có điều tên gọi khác đi tùy mỗi tôn giáo...
Cụ anh minh xin giáo huấn, mình u mê xin lắng nghe.
Mỗi tôn giáo có lập luận riêng để lôi kéo mọi người theo. Tuy nhiên việc nhảy vào so sánh 2 tôn giáo với nhau là 1 việc ko hay ho gì hết. Không khác nào so bố mẹ giàu với bố mẹ nghèo rồi hỏi con cái họ yêu ai hơn. Em thì vô thần nhưng luôn tôn trọng các tôn giáo cũng như những người theo tôn giáo.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
em thấy rất hợp lý khi nghe được ở đâu đó rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo và không nên coi là một tôn giáo
Ở chốn 'đâu đó' mà cụ đề cập đến, người ta gọi Phật giáo là gì và coi Phật giáo là gì?
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Cụ đừng quy chụp mình là xuyên tạc... Cụ có thể tranh luận bằng các dẫn chứng, kinh nghiệm để giúp mình thoát khỏi U Minh, mê muội...
Phật có phải là người phàm, bằng xương bằng thịt không ?
Phật có vợ có con không?
Phật có từng dùng phép thuật để làm phép cứu ai chưa ?
Phật có bao giờ tuyên bố là chết đi sống lại không ?
Phật có bao giờ hứa hẹn là sẽ giúp ai lên thiên đàng hay đẩy ai xuống địa ngục không?
Chúng ta tôn kính Phật vì Phật đã tìm được con đường để tự giải thoát... Và Phật đã chỉ dạy, giáo huấn ta đi theo con đường ngài đã đi để giúp mình giải thoát(lên thiên đàng)
Vì những lẽ trên nên mình tin có 1 đấng khác quyền năng cao hơn Phật, vậy ngoài Chúa Trời ra thì không ai khác cả. Chỉ có điều tên gọi khác đi tùy mỗi tôn giáo...
Cụ anh minh xin giáo huấn, mình u mê xin lắng nghe.
Phật là người phàm, bằng xương bằng thịt. Đó là thân xác vật lý. Đầy đủ nhãn nhĩ thân ý. Phật có vợ con...
Nhưng mà thế này:
Phật đã chứng tam minh lục thông rồi nên phật nhãn siêu việt hơn, nhìn khắp được tam thiên đại thiên thế giới.
Có thần thông nhưng không dùng thần thông giải nghiệp cho người khác bởi nghiệp nhân quả mỗi người phải tự họ hóa giải. Chỉ bày ra phương tiện để mọi người theo đó mà hành theo.
Ai lên thiên đàng hay địa ngục là do họ tạo tác ra chứ Phật nào hứa hẹn giúp =))
Làm lành thì hưởng lành, làm ác thì hưởng cái ác. Thế thôi.
Có vợ con nhưng là trước khi ngài xuất gia ( sau khi xuất gia thì có vợ lẽ con thơ nào nữa không ).
Còn cụ tin có một chúa trời nào đó cao hơn thì người đó là ai vậy :)). Cụ đưa cái tên ra đây xem nào.
Cụ chưa hiểu thì cụ có thể hỏi các cụ nào đó trong đây chứ sao lại đưa ra lý luận của cụ thì chả là xuyên tạc thì là gì.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,946
Động cơ
116,798 Mã lực
Không hiểu sao em cảm nhận cụ@RongPhuocBac và cụ@True_man rất thánh thiện, trong sáng và đáng yêu nhé! A Di Đà Phật! A men!
 

outsider3x3d3l

Xe tải
Biển số
OF-802630
Ngày cấp bằng
14/1/22
Số km
217
Động cơ
13,963 Mã lực
Tuổi
36
Tôn giáo có cái đúng cái sai nhưng em chỉ tin cái gì diễn ra trước mắt.
Thiền thủng tĩnh tâm gì thì em không biết khi cơm áo gạo tiền ngày nào chả đau hết đầu.
Còn tin tưởng chùa ở việt thì em cũng thích đi xem kiến trúc lắm, các cụ xưa đục đẽo điêu khắc đẹp vô cùng.

Nhưng khuyên ae câu đừng để tôn giáo chiếm lĩnh tư tưởng đạo, giáo hay gì đó. Cầm tiền của mình thì mình tiêu, đưa cho người khác làm gì để người khác tiêu. Như 3 yellow ở Qn đó, nhiều nhà cúng hết tiền bạc rồi tán ra bại sản vì cúng bái mê tin.
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh theo Nguyên Thủy hay Đại Thừa , hỏi bạn câu chốt cho nó nhanh và vuông nhỉ , chứ tớ chả ham lý sự dông dài trình bày hoàn cảnh ...... loằng ngoằng dây điện.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh theo Phật giáo Nguyên thủy cụ nhé.

Phật giáo Nguyên thủy hay còn gọi là Tiểu thừa - xe nhỏ, chỉ chở một người, còn phái Đại thừa em nghĩ là do TQ biến tấu đi, một người tu có thể độ nhiều người - xe to. :D

Trước em nhớ láng máng là cụ Thích Nhất Hạnh tự xưng là cư sĩ vì cụ đã hoàn tục, lấy vợ. Gấu của cụ cũng là cư sĩ. Thiền sư là do mọi người gọi cụ thôi. Phương pháp tu của cụ được gói gọn trong một câu mà cụ hay nói: thở đi, con đang sống - breathe, you're alive.
 

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
782
Động cơ
396,278 Mã lực
Tôn giáo có cái đúng cái sai nhưng em chỉ tin cái gì diễn ra trước mắt.
Thiền thủng tĩnh tâm gì thì em không biết khi cơm áo gạo tiền ngày nào chả đau hết đầu.
Thiền có thể giúp cho cái món cơm áo gạo tiền của cụ tốt hơn đấy, cụ có tin ko ?

Thiền định, mục đích chính của nó là để cho con người dừng những suy nghĩ lăng xăng lại. Khi mình đã vào trạng thái an lạc, trong não sẽ tiết ra 1 chất giúp mình tư duy tốt hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn. Khi các cụ lu bu vì dead line, chạy KPI, bị sếp chửi, bị khách hàng chửi, bị ngân hàng đòi nợ, ...., thì Thiền định sẽ là 1 giải pháp cho các cụ chống stress, thoát pressing.

Thiền - trong cuộc sống hiện đại - ko nhất thiết là ngồi Kiết già trong hang, động giống như các Thiền sư Trung Hoa, Nhật Bản thời xưa. Ví dụ : trong thời gian chờ khách hàng, đối tác đến, các cụ ngồi trong phòng họp, nhắm mắt lại vài phút, quên hết sự đời, mặc cho cuộc họp sắp tới ra sao thì ra, làm sao cho tinh thần của mình thật là an lạc. Khi đó cuộc họp sẽ có kết quả tốt (tốt hơn so với mình cứ suốt ngày lo lắng, sợ cái này cái kia)
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Ở chốn 'đâu đó' mà cụ đề cập đến, người ta gọi Phật giáo là gì và coi Phật giáo là gì?
Cái chốn đâu đó của cụ ấy cũng giống chốn đâu đó của em. Em gửi cụ lời giảng của thiền sư cũng là cư sĩ, không phải là tu sĩ.

Đến với khóa Thiền, điều đầu tiên ta đã làm là hướng về nương tựa Tam Bảo. Tam Bảo có nghĩa là châu báu hay ngọc quý trong Buddha – Phật, châu báu trong Dhamma – Pháp, châu báu trong Saṅgha – Tăng. Và châu báu có nghĩa là các phẩm hạnh rất giá trị. Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Đức Phật chứ không phải vào con người Đức Phật.
Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Phật, phẩm hạnh của Pháp, phẩm hạnh của Tăng. Bất hạnh thay, truyền thống nương tựa Tam Bảo này đã trở thành sự cải đạo của con người từ tổ chức tôn giáo này sang tổ chức tôn giáo khác. Đức Phật không quan tâm đến điều này. Bất cứ ai trở nên thật sự giải thoát, thực sự giác ngộ, không muốn dính líu đến sự cải đạo này. Người ta sẽ được những gì qua việc cải đạo con người từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
Nếu toàn thể quốc gia hay toàn thể thế giới bắt đầu tự cho mình là Phật tử nhưng họ không thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā. Họ sẽ được gì thêm qua cái tên gọi này. Nếu người ta không tự gọi mình là Phật tử mà họ thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi người sẽ sống cuộc sống hạnh phúc hơn, hòa hợp hơn, lợi lạc hơn cho mình và cho người khác. Cuộc sống sẽ đáng sống, Dhamma là để sống một cuộc sống thích đáng, Dhamma không có liên quan gì đến các tổ chức tôn giáo cả.
...............

Đức Phật không quan tâm đến chuyện thành lập tôn giáo, nhưng bất hạnh thay, dưới danh nghĩa Ngài, không phải chỉ có một mà nhiều tông phái được thành lập. Và sự tinh khiết của Dhamma bị đánh mất. Dhamma chỉ tinh khiết khi nó là chung cho tất cả. Giây phút mà nó trở thành tông phái, nó mất hết sự tinh túy. Một người giác ngộ không quan tâm đến vấn đề giáo phái, luật tự nhiên là chung cho tất cả.

Đây là điều mà Đức Phật đã khám phá ra và giảng dạy cho đại chúng, và là điều Ngài khuyên chúng sanh nên áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là Dhamma chứ không phải là nghi lễ, nghi thức hay niềm tin của tôn giáo này hay tôn giáo kia, chẳng ích lợi gì cả. Đây là định luật phổ quát, luật tự nhiên áp dụng chung cho mỗi người và cho mọi người. Người ta có thể tự cho mình là Phật tử, là tín đồ Thiên Chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo, chẳng có gì khác biệt cả, luật tự nhiên là luật tự nhiên. Khi vi phạm luật tự nhiên này, ta bị trừng phạt ngay tức khắc. Nếu sống thuận theo luật tự nhiên này, ta được tưởng thưởng ngay tức khắc. Ta sẽ sống cuộc sống rất hạnh phúc và điều này áp dụng chung cho mọi người. Đây là điều một Vị Phật đã khám phá ra. Có Phật hay không có Phật thì luật ấy luôn luôn có ở đấy, ngay trước khi có Đức Phật luật này đã có rồi.
Nếu có ai vi phạm luật này bằng cách phát sinh ra giận dữ, oán ghét, ác ý, thù hận, đam mê, sợ hãi, ngã mạn thì tâm bị ô nhiễm. Thiên nhiên bắt đầu trừng phạt ngay lập tức, điều này đúng ngay cả trước khi Đức Phật xuất hiện. Luật này đã có sẵn đó, vào thời Đức Phật, sau thời Đức Phật và sẽ tiếp tục còn mãi về sau. Đây là lý do tại sao Ngài nói: “Luật tự nhiên là trường cừu”. Định luật này luôn có đấy, có Phật hay không có Phật. Thiên Nhiên bắt đầu tưởng thưởng bất cứ ai thoát khỏi những tật xấu này. Người ta bắt đầu sống cuộc sống giải thoát, hạnh phúc, hòa hợp, lợi ích cho mình và cho người. Điều này đã có trước khi Đức Phật xuất hiện, ngay vào thời Đức Phật và sau thời Đức Phật.
Một Vị Phật khám phá ra luật này, áp dụng vào cuộc sống của chính Ngài và trở nên giải thoát. Rồi do lòng từ bi, Ngài bắt đầu chia sẻ và truyền bá cho người khác. Luật này phải giữ được tính phổ quát, nếu không sẽ mất đi hiệu lực. Một Vị Phật không màng đến chuyện thành lập tông phái. Chúng tôi được biết nhiều lần Ngài nói chuyện với đại chúng rằng: “Ta không quan tâm đến việc biến Quý vị thành đệ tử. Ta không quan tâm đến chuyện chia cắt Quý vị và các Đạo sư cũ của mình. Ta không quan tâm đến việc ấy. Quý vị có những mục đích nhất định nào đó trong đời mình. Người trở thành một ẩn sĩ, một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, ngay cả đến một Cư sĩ, ai ai cũng có mục đích nào đó trong đời là được giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Ta đến đây để giúp Quý vị làm điều đó. Ta có một phương pháp dạy cho Quý vị. Nhờ sự thực hành phương pháp này, Quý vị có thể thoát ra khỏi những hệ lụy, những ràng buộc của những bất tịnh này. Tất cả chỉ có thể, ta chỉ quan tâm đến chuyện đó”.
Ngài không màng đến chuyện thành lập tông phái. Vào lúc sắp qua đời, Ngài nói: “Ta không phụ thuộc vào đoàn thể Tăng già, ta không phụ thuộc vào những người này, vào tổ chức các Tỳ Kheo. Những con người thánh thiện, ta không phụ thuộc vào những người ấy, và những người ấy không phụ thuộc vào ta. Mỗi người phụ thuộc vào chính mình, phụ thuộc vào Dhamma, không liên quan vào đến tông phái. Dhamma là chung cho tất cả”. Đây là điều chúng ta đã thực hành ở đây. Một Vị Phật chỉ là một Vị Phật, khi Ngài hoàn toàn vững vàng trong Dhamma. Nếu không có Dhamma, một người nào đó có thể tự nhận mình là một Vị Phật: “Tôi là một Vị Phật, nhưng người ấy không phải là Phật, người ấy không có liên hệ gì đến một Vị Phật cả”.
........................................
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,965
Động cơ
336,220 Mã lực
Cái chốn đâu đó của cụ ấy cũng giống chốn đâu đó của em. Em gửi cụ lời giảng của thiền sư cũng là cư sĩ, không phải là tu sĩ.

Đến với khóa Thiền, điều đầu tiên ta đã làm là hướng về nương tựa Tam Bảo. Tam Bảo có nghĩa là châu báu hay ngọc quý trong Buddha – Phật, châu báu trong Dhamma – Pháp, châu báu trong Saṅgha – Tăng. Và châu báu có nghĩa là các phẩm hạnh rất giá trị. Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Đức Phật chứ không phải vào con người Đức Phật.
Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Phật, phẩm hạnh của Pháp, phẩm hạnh của Tăng. Bất hạnh thay, truyền thống nương tựa Tam Bảo này đã trở thành sự cải đạo của con người từ tổ chức tôn giáo này sang tổ chức tôn giáo khác. Đức Phật không quan tâm đến điều này. Bất cứ ai trở nên thật sự giải thoát, thực sự giác ngộ, không muốn dính líu đến sự cải đạo này. Người ta sẽ được những gì qua việc cải đạo con người từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
Nếu toàn thể quốc gia hay toàn thể thế giới bắt đầu tự cho mình là Phật tử nhưng họ không thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā. Họ sẽ được gì thêm qua cái tên gọi này. Nếu người ta không tự gọi mình là Phật tử mà họ thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi người sẽ sống cuộc sống hạnh phúc hơn, hòa hợp hơn, lợi lạc hơn cho mình và cho người khác. Cuộc sống sẽ đáng sống, Dhamma là để sống một cuộc sống thích đáng, Dhamma không có liên quan gì đến các tổ chức tôn giáo cả.
...............

Đức Phật không quan tâm đến chuyện thành lập tôn giáo, nhưng bất hạnh thay, dưới danh nghĩa Ngài, không phải chỉ có một mà nhiều tông phái được thành lập. Và sự tinh khiết của Dhamma bị đánh mất. Dhamma chỉ tinh khiết khi nó là chung cho tất cả. Giây phút mà nó trở thành tông phái, nó mất hết sự tinh túy. Một người giác ngộ không quan tâm đến vấn đề giáo phái, luật tự nhiên là chung cho tất cả.

Đây là điều mà Đức Phật đã khám phá ra và giảng dạy cho đại chúng, và là điều Ngài khuyên chúng sanh nên áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là Dhamma chứ không phải là nghi lễ, nghi thức hay niềm tin của tôn giáo này hay tôn giáo kia, chẳng ích lợi gì cả. Đây là định luật phổ quát, luật tự nhiên áp dụng chung cho mỗi người và cho mọi người. Người ta có thể tự cho mình là Phật tử, là tín đồ Thiên Chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo, chẳng có gì khác biệt cả, luật tự nhiên là luật tự nhiên. Khi vi phạm luật tự nhiên này, ta bị trừng phạt ngay tức khắc. Nếu sống thuận theo luật tự nhiên này, ta được tưởng thưởng ngay tức khắc. Ta sẽ sống cuộc sống rất hạnh phúc và điều này áp dụng chung cho mọi người. Đây là điều một Vị Phật đã khám phá ra. Có Phật hay không có Phật thì luật ấy luôn luôn có ở đấy, ngay trước khi có Đức Phật luật này đã có rồi.
Nếu có ai vi phạm luật này bằng cách phát sinh ra giận dữ, oán ghét, ác ý, thù hận, đam mê, sợ hãi, ngã mạn thì tâm bị ô nhiễm. Thiên nhiên bắt đầu trừng phạt ngay lập tức, điều này đúng ngay cả trước khi Đức Phật xuất hiện. Luật này đã có sẵn đó, vào thời Đức Phật, sau thời Đức Phật và sẽ tiếp tục còn mãi về sau. Đây là lý do tại sao Ngài nói: “Luật tự nhiên là trường cừu”. Định luật này luôn có đấy, có Phật hay không có Phật. Thiên Nhiên bắt đầu tưởng thưởng bất cứ ai thoát khỏi những tật xấu này. Người ta bắt đầu sống cuộc sống giải thoát, hạnh phúc, hòa hợp, lợi ích cho mình và cho người. Điều này đã có trước khi Đức Phật xuất hiện, ngay vào thời Đức Phật và sau thời Đức Phật.
Một Vị Phật khám phá ra luật này, áp dụng vào cuộc sống của chính Ngài và trở nên giải thoát. Rồi do lòng từ bi, Ngài bắt đầu chia sẻ và truyền bá cho người khác. Luật này phải giữ được tính phổ quát, nếu không sẽ mất đi hiệu lực. Một Vị Phật không màng đến chuyện thành lập tông phái. Chúng tôi được biết nhiều lần Ngài nói chuyện với đại chúng rằng: “Ta không quan tâm đến việc biến Quý vị thành đệ tử. Ta không quan tâm đến chuyện chia cắt Quý vị và các Đạo sư cũ của mình. Ta không quan tâm đến việc ấy. Quý vị có những mục đích nhất định nào đó trong đời mình. Người trở thành một ẩn sĩ, một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, ngay cả đến một Cư sĩ, ai ai cũng có mục đích nào đó trong đời là được giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Ta đến đây để giúp Quý vị làm điều đó. Ta có một phương pháp dạy cho Quý vị. Nhờ sự thực hành phương pháp này, Quý vị có thể thoát ra khỏi những hệ lụy, những ràng buộc của những bất tịnh này. Tất cả chỉ có thể, ta chỉ quan tâm đến chuyện đó”.
Ngài không màng đến chuyện thành lập tông phái. Vào lúc sắp qua đời, Ngài nói: “Ta không phụ thuộc vào đoàn thể Tăng già, ta không phụ thuộc vào những người này, vào tổ chức các Tỳ Kheo. Những con người thánh thiện, ta không phụ thuộc vào những người ấy, và những người ấy không phụ thuộc vào ta. Mỗi người phụ thuộc vào chính mình, phụ thuộc vào Dhamma, không liên quan vào đến tông phái. Dhamma là chung cho tất cả”. Đây là điều chúng ta đã thực hành ở đây. Một Vị Phật chỉ là một Vị Phật, khi Ngài hoàn toàn vững vàng trong Dhamma. Nếu không có Dhamma, một người nào đó có thể tự nhận mình là một Vị Phật: “Tôi là một Vị Phật, nhưng người ấy không phải là Phật, người ấy không có liên hệ gì đến một Vị Phật cả”.
........................................
Cụ có thể giải thích ngắn gọn giúp em Phật - Pháp - Tăng là gì không?
 

outsider3x3d3l

Xe tải
Biển số
OF-802630
Ngày cấp bằng
14/1/22
Số km
217
Động cơ
13,963 Mã lực
Tuổi
36
Thiền có thể giúp cho cái món cơm áo gạo tiền của cụ tốt hơn đấy, cụ có tin ko ?

Thiền định, mục đích chính của nó là để cho con người dừng những suy nghĩ lăng xăng lại. Khi mình đã vào trạng thái an lạc, trong não sẽ tiết ra 1 chất giúp mình tư duy tốt hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn. Khi các cụ lu bu vì dead line, chạy KPI, bị sếp chửi, bị khách hàng chửi, bị ngân hàng đòi nợ, ...., thì Thiền định sẽ là 1 giải pháp cho các cụ chống stress, thoát pressing.

Thiền - trong cuộc sống hiện đại - ko nhất thiết là ngồi Kiết già trong hang, động giống như các Thiền sư Trung Hoa, Nhật Bản thời xưa. Ví dụ : trong thời gian chờ khách hàng, đối tác đến, các cụ ngồi trong phòng họp, nhắm mắt lại vài phút, quên hết sự đời, mặc cho cuộc họp sắp tới ra sao thì ra, làm sao cho tinh thần của mình thật là an lạc. Khi đó cuộc họp sẽ có kết quả tốt (tốt hơn so với mình cứ suốt ngày lo lắng, sợ cái này cái kia)
Hic nhưng sau thiền em lại đi trả nợ, ăn chửi :((
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Cụ có thể giải thích ngắn gọn giúp em Phật - Pháp - Tăng là gì không?
Vâng cái này thì không khó cụ ạ. Em xin giải thích ngắn gọn để cụ và những ai còn chưa biết có thể nắm được.

Phật (tiếng Pali là Bhudda) là chỉ người đã giác ngộ hay người đã được giải thoát. Người được giải thoát đó là Thái tử Siddhārtha Gautama. Do đó, chúng ta sẽ hay gọi luôn Thái tử là Phật.

Pháp (tiếng Pali là Dhamma) - có nghĩa là quy luật, là sự thật, là luật tự nhiên. Đó là luật chung của thiên nhiên, vốn cai quản toàn thể vũ trụ kể cả loài có tri giác lẫn vô tri, vô giác.

Tăng (tiếng Pali là Sangha) hay còn gọi là Tăng đoàn, là chỉ toàn bộ những người thực hành theo phương pháp mà thái tử Gautama đã truyền dạy. Khi thực hành cùng những người trong tăng đoàn sẽ giúp người thực hành tiến nhanh hơn đến giải thoát.

Và 3 khái niệm Phật - Pháp - Tăng được gọi là Tam bảo, tức là 3 châu báu hay ngọc quý, ý để chỉ là các phẩm hạnh rất giá trị.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Hic nhưng sau thiền em lại đi trả nợ, ăn chửi :((
Nó chửi thì cụ cứ cho nó chửi. Cụ đọc lại chuyện Đức Phật không nhận quà đi.

Còn nếu liên quan đến trả nợ thì em recommend cụ 1 video rất hay của thầy Phạm Ngọc Anh về việc khoanh nợ, giãn nợ và trả nợ mà em thấy rất thiết thực. Cụ có thể tìm trên mạng.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Thiền sư Thích Nhất Hạnh theo Phật giáo Nguyên thủy cụ nhé.

Phật giáo Nguyên thủy hay còn gọi là Tiểu thừa - xe nhỏ, chỉ chở một người, còn phái Đại thừa em nghĩ là do TQ biến tấu đi, một người tu có thể độ nhiều người - xe to. :D

Trước em nhớ láng máng là cụ Thích Nhất Hạnh tự xưng là cư sĩ vì cụ đã hoàn tục, lấy vợ. Gấu của cụ cũng là cư sĩ. Thiền sư là do mọi người gọi cụ thôi. Phương pháp tu của cụ được gói gọn trong một câu mà cụ hay nói: thở đi, con đang sống - breathe, you're alive.
Cách nghĩ này không đúng đâu cụ.
Phật giáo nguyên thủy không phải cỗ xe nhỏ chở ít người đâu.
Phật Đại Thừa cũng không phải do Trung Quốc biến tấu đâu
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Vâng cái này thì không khó cụ ạ. Em xin giải thích ngắn gọn để cụ và những ai còn chưa biết có thể nắm được.

Phật (tiếng Pali là Bhudda) là chỉ người đã giác ngộ hay người đã được giải thoát. Người được giải thoát đó là Thái tử Siddhārtha Gautama. Do đó, chúng ta sẽ hay gọi luôn Thái tử là Phật.

Pháp (tiếng Pali là Dhamma) - có nghĩa là quy luật, là sự thật, là luật tự nhiên. Đó là luật chung của thiên nhiên, vốn cai quản toàn thể vũ trụ kể cả loài có tri giác lẫn vô tri, vô giác.

Tăng (tiếng Pali là Sangha) hay còn gọi là Tăng đoàn, là chỉ toàn bộ những người thực hành theo phương pháp mà thái tử Gautama đã truyền dạy. Khi thực hành cùng những người trong tăng đoàn sẽ giúp người thực hành tiến nhanh hơn đến giải thoát.

Và 3 khái niệm Phật - Pháp - Tăng được gọi là Tam bảo, tức là 3 châu báu hay ngọc quý, ý để chỉ là các phẩm hạnh rất giá trị.
Phật là người giác ngộ và mở ra con đường giác ngộ
Pháp là con đường để đi đến sự giác ngộ.
Tăng là bạn đồng hành và là người thay mặt Phật hướng dẫn ta trên con đường đi đến sự giác ngộ.
Ngắn gọn đơn giản nhất là như vậy
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Cách nghĩ này không đúng đâu cụ.
Phật giáo nguyên thủy không phải cỗ xe nhỏ chở ít người đâu.
Phật Đại Thừa cũng không phải do Trung Quốc biến tấu đâu
Em cũng nghĩ vậy vì mới chỉ đọc duy nhất cuốn kinh Kim cang. Các cuốn khác đọc không nhớ, và cũng không hiểu. =((
 

outsider3x3d3l

Xe tải
Biển số
OF-802630
Ngày cấp bằng
14/1/22
Số km
217
Động cơ
13,963 Mã lực
Tuổi
36
Nó chửi thì cụ cứ cho nó chửi. Cụ đọc lại chuyện Đức Phật không nhận quà đi.

Còn nếu liên quan đến trả nợ thì em recommend cụ 1 video rất hay của thầy Phạm Ngọc Anh về việc khoanh nợ, giãn nợ và trả nợ mà em thấy rất thiết thực. Cụ có thể tìm trên mạng.
Cảm ơn cụ để em xem thử. Mà e thì qua thời bị đòi nợ rồi, giờ kinh tế cũng ổn nhưng chửi là ông già chửi cụ à.
E thì do vấn đề làm ngành CNTT sinh lý yếu nhà chỉ 1 bề công chúa. Giờ cứ hở ra là ô cụ chửi mất giống, mất dòng. Đôi khi em đi làm OT over night cũng chỉ vì chán về nhà nghe chửi. Mà cái vấn đề là bị chửi văn mình, nói chuyện nhẹ nhàng tâm sự, tính em lại là dân kỹ thuật thuần không uốn éo lại được buồn lắm %-(
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Tôn giáo có cái đúng cái sai nhưng em chỉ tin cái gì diễn ra trước mắt.
Thiền thủng tĩnh tâm gì thì em không biết khi cơm áo gạo tiền ngày nào chả đau hết đầu.
Còn tin tưởng chùa ở việt thì em cũng thích đi xem kiến trúc lắm, các cụ xưa đục đẽo điêu khắc đẹp vô cùng.

Nhưng khuyên ae câu đừng để tôn giáo chiếm lĩnh tư tưởng đạo, giáo hay gì đó. Cầm tiền của mình thì mình tiêu, đưa cho người khác làm gì để người khác tiêu. Như 3 yellow ở Qn đó, nhiều nhà cúng hết tiền bạc rồi tán ra bại sản vì cúng bái mê tin.
3 gold là sai thật cụ ạ. Dâng sao giải hạn nhưng lại thu tiền :D. Lại còn làm lễ tốn chục triệu đến trăm triệu.
 
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,223
Động cơ
55,875 Mã lực
Cái chốn đâu đó của cụ ấy cũng giống chốn đâu đó của em. Em gửi cụ lời giảng của thiền sư cũng là cư sĩ, không phải là tu sĩ.

Đến với khóa Thiền, điều đầu tiên ta đã làm là hướng về nương tựa Tam Bảo. Tam Bảo có nghĩa là châu báu hay ngọc quý trong Buddha – Phật, châu báu trong Dhamma – Pháp, châu báu trong Saṅgha – Tăng. Và châu báu có nghĩa là các phẩm hạnh rất giá trị. Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Đức Phật chứ không phải vào con người Đức Phật.
Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Phật, phẩm hạnh của Pháp, phẩm hạnh của Tăng. Bất hạnh thay, truyền thống nương tựa Tam Bảo này đã trở thành sự cải đạo của con người từ tổ chức tôn giáo này sang tổ chức tôn giáo khác. Đức Phật không quan tâm đến điều này. Bất cứ ai trở nên thật sự giải thoát, thực sự giác ngộ, không muốn dính líu đến sự cải đạo này. Người ta sẽ được những gì qua việc cải đạo con người từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
Nếu toàn thể quốc gia hay toàn thể thế giới bắt đầu tự cho mình là Phật tử nhưng họ không thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā. Họ sẽ được gì thêm qua cái tên gọi này. Nếu người ta không tự gọi mình là Phật tử mà họ thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi người sẽ sống cuộc sống hạnh phúc hơn, hòa hợp hơn, lợi lạc hơn cho mình và cho người khác. Cuộc sống sẽ đáng sống, Dhamma là để sống một cuộc sống thích đáng, Dhamma không có liên quan gì đến các tổ chức tôn giáo cả.
...............

Đức Phật không quan tâm đến chuyện thành lập tôn giáo, nhưng bất hạnh thay, dưới danh nghĩa Ngài, không phải chỉ có một mà nhiều tông phái được thành lập. Và sự tinh khiết của Dhamma bị đánh mất. Dhamma chỉ tinh khiết khi nó là chung cho tất cả. Giây phút mà nó trở thành tông phái, nó mất hết sự tinh túy. Một người giác ngộ không quan tâm đến vấn đề giáo phái, luật tự nhiên là chung cho tất cả.

Đây là điều mà Đức Phật đã khám phá ra và giảng dạy cho đại chúng, và là điều Ngài khuyên chúng sanh nên áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là Dhamma chứ không phải là nghi lễ, nghi thức hay niềm tin của tôn giáo này hay tôn giáo kia, chẳng ích lợi gì cả. Đây là định luật phổ quát, luật tự nhiên áp dụng chung cho mỗi người và cho mọi người. Người ta có thể tự cho mình là Phật tử, là tín đồ Thiên Chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo, chẳng có gì khác biệt cả, luật tự nhiên là luật tự nhiên. Khi vi phạm luật tự nhiên này, ta bị trừng phạt ngay tức khắc. Nếu sống thuận theo luật tự nhiên này, ta được tưởng thưởng ngay tức khắc. Ta sẽ sống cuộc sống rất hạnh phúc và điều này áp dụng chung cho mọi người. Đây là điều một Vị Phật đã khám phá ra. Có Phật hay không có Phật thì luật ấy luôn luôn có ở đấy, ngay trước khi có Đức Phật luật này đã có rồi.
Nếu có ai vi phạm luật này bằng cách phát sinh ra giận dữ, oán ghét, ác ý, thù hận, đam mê, sợ hãi, ngã mạn thì tâm bị ô nhiễm. Thiên nhiên bắt đầu trừng phạt ngay lập tức, điều này đúng ngay cả trước khi Đức Phật xuất hiện. Luật này đã có sẵn đó, vào thời Đức Phật, sau thời Đức Phật và sẽ tiếp tục còn mãi về sau. Đây là lý do tại sao Ngài nói: “Luật tự nhiên là trường cừu”. Định luật này luôn có đấy, có Phật hay không có Phật. Thiên Nhiên bắt đầu tưởng thưởng bất cứ ai thoát khỏi những tật xấu này. Người ta bắt đầu sống cuộc sống giải thoát, hạnh phúc, hòa hợp, lợi ích cho mình và cho người. Điều này đã có trước khi Đức Phật xuất hiện, ngay vào thời Đức Phật và sau thời Đức Phật.
Một Vị Phật khám phá ra luật này, áp dụng vào cuộc sống của chính Ngài và trở nên giải thoát. Rồi do lòng từ bi, Ngài bắt đầu chia sẻ và truyền bá cho người khác. Luật này phải giữ được tính phổ quát, nếu không sẽ mất đi hiệu lực. Một Vị Phật không màng đến chuyện thành lập tông phái. Chúng tôi được biết nhiều lần Ngài nói chuyện với đại chúng rằng: “Ta không quan tâm đến việc biến Quý vị thành đệ tử. Ta không quan tâm đến chuyện chia cắt Quý vị và các Đạo sư cũ của mình. Ta không quan tâm đến việc ấy. Quý vị có những mục đích nhất định nào đó trong đời mình. Người trở thành một ẩn sĩ, một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, ngay cả đến một Cư sĩ, ai ai cũng có mục đích nào đó trong đời là được giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Ta đến đây để giúp Quý vị làm điều đó. Ta có một phương pháp dạy cho Quý vị. Nhờ sự thực hành phương pháp này, Quý vị có thể thoát ra khỏi những hệ lụy, những ràng buộc của những bất tịnh này. Tất cả chỉ có thể, ta chỉ quan tâm đến chuyện đó”.
Ngài không màng đến chuyện thành lập tông phái. Vào lúc sắp qua đời, Ngài nói: “Ta không phụ thuộc vào đoàn thể Tăng già, ta không phụ thuộc vào những người này, vào tổ chức các Tỳ Kheo. Những con người thánh thiện, ta không phụ thuộc vào những người ấy, và những người ấy không phụ thuộc vào ta. Mỗi người phụ thuộc vào chính mình, phụ thuộc vào Dhamma, không liên quan vào đến tông phái. Dhamma là chung cho tất cả”. Đây là điều chúng ta đã thực hành ở đây. Một Vị Phật chỉ là một Vị Phật, khi Ngài hoàn toàn vững vàng trong Dhamma. Nếu không có Dhamma, một người nào đó có thể tự nhận mình là một Vị Phật: “Tôi là một Vị Phật, nhưng người ấy không phải là Phật, người ấy không có liên hệ gì đến một Vị Phật cả”.
........................................
Nói về sống thuận theo tự nhiên thì động vật hoang dã là bậc thầy của con người. Tuy nhiên việc sống theo tự nhiên đã không giúp loài khủng long tránh bị tuyệt chủng, khi mà thiên thạch lớn va vào trái đất.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Nói về sống thuận theo tự nhiên thì động vật hoang dã là bậc thầy của con người. Tuy nhiên việc sống theo tự nhiên đã không giúp loài khủng long tránh bị tuyệt chủng, khi mà thiên thạch lớn va vào trái đất.
Động vật hoang dã dạy người giải thoát sinh tử luân hồi thì em gọi thầy luôn. Nhưng toàn thấy đánh giết nhau lại hoang dã sinh đẻ nữa.
 
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,223
Động cơ
55,875 Mã lực
Động vật hoang dã dạy người giải thoát sinh tử luân hồi thì em gọi thầy luôn. Nhưng toàn thấy đánh giết nhau lại hoang dã sinh đẻ nữa.
Con hổ sau khi ăn no thì nó nằm nghỉ ngơi, không đi săn mồi để " bán " cho các con hổ khác. Người thì ăn no rồi vẫn đi săn tiếp để dự trữ thức ăn và đem bán cho người khác. Xét về mặt này thì con người nguy hiểm hơn con hổ. :)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top