[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Cái chốn đâu đó của cụ ấy cũng giống chốn đâu đó của em. Em gửi cụ lời giảng của thiền sư cũng là cư sĩ, không phải là tu sĩ.

Đến với khóa Thiền, điều đầu tiên ta đã làm là hướng về nương tựa Tam Bảo. Tam Bảo có nghĩa là châu báu hay ngọc quý trong Buddha – Phật, châu báu trong Dhamma – Pháp, châu báu trong Saṅgha – Tăng. Và châu báu có nghĩa là các phẩm hạnh rất giá trị. Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Đức Phật chứ không phải vào con người Đức Phật.
Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Phật, phẩm hạnh của Pháp, phẩm hạnh của Tăng. Bất hạnh thay, truyền thống nương tựa Tam Bảo này đã trở thành sự cải đạo của con người từ tổ chức tôn giáo này sang tổ chức tôn giáo khác. Đức Phật không quan tâm đến điều này. Bất cứ ai trở nên thật sự giải thoát, thực sự giác ngộ, không muốn dính líu đến sự cải đạo này. Người ta sẽ được những gì qua việc cải đạo con người từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
Nếu toàn thể quốc gia hay toàn thể thế giới bắt đầu tự cho mình là Phật tử nhưng họ không thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā. Họ sẽ được gì thêm qua cái tên gọi này. Nếu người ta không tự gọi mình là Phật tử mà họ thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi người sẽ sống cuộc sống hạnh phúc hơn, hòa hợp hơn, lợi lạc hơn cho mình và cho người khác. Cuộc sống sẽ đáng sống, Dhamma là để sống một cuộc sống thích đáng, Dhamma không có liên quan gì đến các tổ chức tôn giáo cả.
...............

Đức Phật không quan tâm đến chuyện thành lập tôn giáo, nhưng bất hạnh thay, dưới danh nghĩa Ngài, không phải chỉ có một mà nhiều tông phái được thành lập. Và sự tinh khiết của Dhamma bị đánh mất. Dhamma chỉ tinh khiết khi nó là chung cho tất cả. Giây phút mà nó trở thành tông phái, nó mất hết sự tinh túy. Một người giác ngộ không quan tâm đến vấn đề giáo phái, luật tự nhiên là chung cho tất cả.

Đây là điều mà Đức Phật đã khám phá ra và giảng dạy cho đại chúng, và là điều Ngài khuyên chúng sanh nên áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là Dhamma chứ không phải là nghi lễ, nghi thức hay niềm tin của tôn giáo này hay tôn giáo kia, chẳng ích lợi gì cả. Đây là định luật phổ quát, luật tự nhiên áp dụng chung cho mỗi người và cho mọi người. Người ta có thể tự cho mình là Phật tử, là tín đồ Thiên Chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo, chẳng có gì khác biệt cả, luật tự nhiên là luật tự nhiên. Khi vi phạm luật tự nhiên này, ta bị trừng phạt ngay tức khắc. Nếu sống thuận theo luật tự nhiên này, ta được tưởng thưởng ngay tức khắc. Ta sẽ sống cuộc sống rất hạnh phúc và điều này áp dụng chung cho mọi người. Đây là điều một Vị Phật đã khám phá ra. Có Phật hay không có Phật thì luật ấy luôn luôn có ở đấy, ngay trước khi có Đức Phật luật này đã có rồi.
Nếu có ai vi phạm luật này bằng cách phát sinh ra giận dữ, oán ghét, ác ý, thù hận, đam mê, sợ hãi, ngã mạn thì tâm bị ô nhiễm. Thiên nhiên bắt đầu trừng phạt ngay lập tức, điều này đúng ngay cả trước khi Đức Phật xuất hiện. Luật này đã có sẵn đó, vào thời Đức Phật, sau thời Đức Phật và sẽ tiếp tục còn mãi về sau. Đây là lý do tại sao Ngài nói: “Luật tự nhiên là trường cừu”. Định luật này luôn có đấy, có Phật hay không có Phật. Thiên Nhiên bắt đầu tưởng thưởng bất cứ ai thoát khỏi những tật xấu này. Người ta bắt đầu sống cuộc sống giải thoát, hạnh phúc, hòa hợp, lợi ích cho mình và cho người. Điều này đã có trước khi Đức Phật xuất hiện, ngay vào thời Đức Phật và sau thời Đức Phật.
Một Vị Phật khám phá ra luật này, áp dụng vào cuộc sống của chính Ngài và trở nên giải thoát. Rồi do lòng từ bi, Ngài bắt đầu chia sẻ và truyền bá cho người khác. Luật này phải giữ được tính phổ quát, nếu không sẽ mất đi hiệu lực. Một Vị Phật không màng đến chuyện thành lập tông phái. Chúng tôi được biết nhiều lần Ngài nói chuyện với đại chúng rằng: “Ta không quan tâm đến việc biến Quý vị thành đệ tử. Ta không quan tâm đến chuyện chia cắt Quý vị và các Đạo sư cũ của mình. Ta không quan tâm đến việc ấy. Quý vị có những mục đích nhất định nào đó trong đời mình. Người trở thành một ẩn sĩ, một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, ngay cả đến một Cư sĩ, ai ai cũng có mục đích nào đó trong đời là được giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Ta đến đây để giúp Quý vị làm điều đó. Ta có một phương pháp dạy cho Quý vị. Nhờ sự thực hành phương pháp này, Quý vị có thể thoát ra khỏi những hệ lụy, những ràng buộc của những bất tịnh này. Tất cả chỉ có thể, ta chỉ quan tâm đến chuyện đó”.
Ngài không màng đến chuyện thành lập tông phái. Vào lúc sắp qua đời, Ngài nói: “Ta không phụ thuộc vào đoàn thể Tăng già, ta không phụ thuộc vào những người này, vào tổ chức các Tỳ Kheo. Những con người thánh thiện, ta không phụ thuộc vào những người ấy, và những người ấy không phụ thuộc vào ta. Mỗi người phụ thuộc vào chính mình, phụ thuộc vào Dhamma, không liên quan vào đến tông phái. Dhamma là chung cho tất cả”. Đây là điều chúng ta đã thực hành ở đây. Một Vị Phật chỉ là một Vị Phật, khi Ngài hoàn toàn vững vàng trong Dhamma. Nếu không có Dhamma, một người nào đó có thể tự nhận mình là một Vị Phật: “Tôi là một Vị Phật, nhưng người ấy không phải là Phật, người ấy không có liên hệ gì đến một Vị Phật cả”.
........................................
Vâng cái này thì không khó cụ ạ. Em xin giải thích ngắn gọn để cụ và những ai còn chưa biết có thể nắm được.

Phật (tiếng Pali là Bhudda) là chỉ người đã giác ngộ hay người đã được giải thoát. Người được giải thoát đó là Thái tử Siddhārtha Gautama. Do đó, chúng ta sẽ hay gọi luôn Thái tử là Phật.

Pháp (tiếng Pali là Dhamma) - có nghĩa là quy luật, là sự thật, là luật tự nhiên. Đó là luật chung của thiên nhiên, vốn cai quản toàn thể vũ trụ kể cả loài có tri giác lẫn vô tri, vô giác.

Tăng (tiếng Pali là Sangha) hay còn gọi là Tăng đoàn, là chỉ toàn bộ những người thực hành theo phương pháp mà thái tử Gautama đã truyền dạy. Khi thực hành cùng những người trong tăng đoàn sẽ giúp người thực hành tiến nhanh hơn đến giải thoát.

Và 3 khái niệm Phật - Pháp - Tăng được gọi là Tam bảo, tức là 3 châu báu hay ngọc quý, ý để chỉ là các phẩm hạnh rất giá trị.
Vị thiền sư-cư sỹ mà cụ trích dẫn nói về qui luật tự nhiên và rằng Thích Ca Mâu Ni không cố tình tạo ra một tôn giáo, chắc chắn là vậy rồi. Vậy thì, vị thiền sư-cư sỹ đó hoặc là đạt tới tiên cảnh thoát xa thực tại, hoặc là ông ta trốn tránh thực tại và tự lừa dối mình rằng ông ta nắm vững và hiểu rõ quy luật tự nhiên. Ông ta không biết gì về cái mà ông ta gọi là 'Quy luật tự nhiên". Thực tại mà chúng ta có thể nhận biết bằng tất cả các giác quan và cảm nhận bằng tri tuệ non nớt của mình nói cho chúng ta biết, kể từ Thích Ca Mâu Ni, Phật giáo đã trở thành là một tôn giáo lớn với một hệ thống giáo lý đa dạng; một hệ thống nghi lễ thờ phượng hoành tráng nguy nga; một tổ chức có thứ bậc và phẩm cấp đồ sộ...etc. Đó là kết quả của một tiến trình phát triẻn phù hợp với quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào tính chủ quan của bất cứ ai - ngay cả Thích Ca Mâu Ni. Không một ai có thể xoá bỏ sự thật này và ngay khi một ý niệm như vậy nảy sinh thì cũng là sự báng bổ bất kính với Mệ Thiên nhiên hùng vĩ siêu phàm :P
Có thể Thích Ca Mâu Ni thực tâm không muốn tạo dựng một tôn giáo nhưng bằng hành động phổ biến con đường thoát khổ, Ngài đã vô tình tạo dựng nên một tâp thể người cùng chung chí hướng. Con người là động vật xã hội, chịu sự chi phối của qui luật tư nhiện vậy nên khi một cộng đồngi người hình thành từ một người, chúng ta sẽ thấy nó phát triển như nó là.
Mọi lý lẽ phủ nhận Phật giáo là một tôn giáo, hay khăgr định Phật giáo là vô thần đều là lý lẽ của những người không biết gì về Phật giáo.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
C7C53902-BF1A-4865-9912-E5603558252A.png

Vi du: chỉ cần sửa chi tiết con qua "bay ra sông "cắp sỏi bỏ vào lọ thì nội dung câu truyện con qua thông minh biến thành con qua dốt nát. Do vậy thêm thắt từ để làm sai lệch ý văn bản là chủ ý không minh bạch
Cái chốn đâu đó của cụ ấy cũng giống chốn đâu đó của em. Em gửi cụ lời giảng của thiền sư cũng là cư sĩ, không phải là tu sĩ.

Đến với khóa Thiền, điều đầu tiên ta đã làm là hướng về nương tựa Tam Bảo. Tam Bảo có nghĩa là châu báu hay ngọc quý trong Buddha – Phật, châu báu trong Dhamma – Pháp, châu báu trong Saṅgha – Tăng. Và châu báu có nghĩa là các phẩm hạnh rất giá trị. Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Đức Phật chứ không phải vào con người Đức Phật.
Ta nương tựa vào phẩm hạnh của Phật, phẩm hạnh của Pháp, phẩm hạnh của Tăng. Bất hạnh thay, truyền thống nương tựa Tam Bảo này đã trở thành sự cải đạo của con người từ tổ chức tôn giáo này sang tổ chức tôn giáo khác. Đức Phật không quan tâm đến điều này. Bất cứ ai trở nên thật sự giải thoát, thực sự giác ngộ, không muốn dính líu đến sự cải đạo này. Người ta sẽ được những gì qua việc cải đạo con người từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
Nếu toàn thể quốc gia hay toàn thể thế giới bắt đầu tự cho mình là Phật tử nhưng họ không thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā. Họ sẽ được gì thêm qua cái tên gọi này. Nếu người ta không tự gọi mình là Phật tử mà họ thực hành Sīla, Samādhi hay Paññā, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi người sẽ sống cuộc sống hạnh phúc hơn, hòa hợp hơn, lợi lạc hơn cho mình và cho người khác. Cuộc sống sẽ đáng sống, Dhamma là để sống một cuộc sống thích đáng, Dhamma không có liên quan gì đến các tổ chức tôn giáo cả.
...............

Đức Phật không quan tâm đến chuyện thành lập tôn giáo, nhưng bất hạnh thay, dưới danh nghĩa Ngài, không phải chỉ có một mà nhiều tông phái được thành lập. Và sự tinh khiết của Dhamma bị đánh mất. Dhamma chỉ tinh khiết khi nó là chung cho tất cả. Giây phút mà nó trở thành tông phái, nó mất hết sự tinh túy. Một người giác ngộ không quan tâm đến vấn đề giáo phái, luật tự nhiên là chung cho tất cả.

Đây là điều mà Đức Phật đã khám phá ra và giảng dạy cho đại chúng, và là điều Ngài khuyên chúng sanh nên áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là Dhamma chứ không phải là nghi lễ, nghi thức hay niềm tin của tôn giáo này hay tôn giáo kia, chẳng ích lợi gì cả. Đây là định luật phổ quát, luật tự nhiên áp dụng chung cho mỗi người và cho mọi người. Người ta có thể tự cho mình là Phật tử, là tín đồ Thiên Chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo, chẳng có gì khác biệt cả, luật tự nhiên là luật tự nhiên. Khi vi phạm luật tự nhiên này, ta bị trừng phạt ngay tức khắc. Nếu sống thuận theo luật tự nhiên này, ta được tưởng thưởng ngay tức khắc. Ta sẽ sống cuộc sống rất hạnh phúc và điều này áp dụng chung cho mọi người. Đây là điều một Vị Phật đã khám phá ra. Có Phật hay không có Phật thì luật ấy luôn luôn có ở đấy, ngay trước khi có Đức Phật luật này đã có rồi.
Nếu có ai vi phạm luật này bằng cách phát sinh ra giận dữ, oán ghét, ác ý, thù hận, đam mê, sợ hãi, ngã mạn thì tâm bị ô nhiễm. Thiên nhiên bắt đầu trừng phạt ngay lập tức, điều này đúng ngay cả trước khi Đức Phật xuất hiện. Luật này đã có sẵn đó, vào thời Đức Phật, sau thời Đức Phật và sẽ tiếp tục còn mãi về sau. Đây là lý do tại sao Ngài nói: “Luật tự nhiên là trường cừu”. Định luật này luôn có đấy, có Phật hay không có Phật. Thiên Nhiên bắt đầu tưởng thưởng bất cứ ai thoát khỏi những tật xấu này. Người ta bắt đầu sống cuộc sống giải thoát, hạnh phúc, hòa hợp, lợi ích cho mình và cho người. Điều này đã có trước khi Đức Phật xuất hiện, ngay vào thời Đức Phật và sau thời Đức Phật.
Một Vị Phật khám phá ra luật này, áp dụng vào cuộc sống của chính Ngài và trở nên giải thoát. Rồi do lòng từ bi, Ngài bắt đầu chia sẻ và truyền bá cho người khác. Luật này phải giữ được tính phổ quát, nếu không sẽ mất đi hiệu lực. Một Vị Phật không màng đến chuyện thành lập tông phái. Chúng tôi được biết nhiều lần Ngài nói chuyện với đại chúng rằng: “Ta không quan tâm đến việc biến Quý vị thành đệ tử. Ta không quan tâm đến chuyện chia cắt Quý vị và các Đạo sư cũ của mình. Ta không quan tâm đến việc ấy. Quý vị có những mục đích nhất định nào đó trong đời mình. Người trở thành một ẩn sĩ, một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, ngay cả đến một Cư sĩ, ai ai cũng có mục đích nào đó trong đời là được giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Ta đến đây để giúp Quý vị làm điều đó. Ta có một phương pháp dạy cho Quý vị. Nhờ sự thực hành phương pháp này, Quý vị có thể thoát ra khỏi những hệ lụy, những ràng buộc của những bất tịnh này. Tất cả chỉ có thể, ta chỉ quan tâm đến chuyện đó”.
Ngài không màng đến chuyện thành lập tông phái. Vào lúc sắp qua đời, Ngài nói: “Ta không phụ thuộc vào đoàn thể Tăng già, ta không phụ thuộc vào những người này, vào tổ chức các Tỳ Kheo. Những con người thánh thiện, ta không phụ thuộc vào những người ấy, và những người ấy không phụ thuộc vào ta. Mỗi người phụ thuộc vào chính mình, phụ thuộc vào Dhamma, không liên quan vào đến tông phái. Dhamma là chung cho tất cả”. Đây là điều chúng ta đã thực hành ở đây. Một Vị Phật chỉ là một Vị Phật, khi Ngài hoàn toàn vững vàng trong Dhamma. Nếu không có Dhamma, một người nào đó có thể tự nhận mình là một Vị Phật: “Tôi là một Vị Phật, nhưng người ấy không phải là Phật, người ấy không có liên hệ gì đến một Vị Phật cả”.
........................................
lại một lần nữa cụ phạm sai lầm, đưa ý kiến của 1 cá nhân không biết gì về Phật giáo , mà áp đặt lên một tôn giáo có trên 800 triệu người, và rất nhièu người trong đó có tôi không đồng quan điểm của vị này.
1/ vị này nói suông không có khai niệm chung mà thế giới quy ước để nhận dạng thế nào là tôn giáo. trong khi Phật giáo được công nhận là tôn giáo là do khái niệm quốc tế quy ước ra để phân biệt( mời cụ gúc tôn giáo)
2/ Phật giáo có cả một tăng đoàn chưa kể các Phật tử tại gia, giáo đoàn này có tư thời Phật tại thế. thì sao cái ông không thuôc tăng không thuộc tục, "tự xưng là thiền sư "kia lại "phán" là Phật không quan tâm đến giáo đoàn của ngài,? kinh điển để lại rất nhiều sao không đọc, mà cụ lại nghe thằng ât ơ phán bừa lại vội tin?
cụ muốn quảng cáo cái thiền ba láp của nó thì cư việc QC, liên quan gì đến Phật mà lôi Phật vô trong cái mớ hổ lốn của nó? Thế chẳng phải mượn danh để quảng cáo sao?( lần trước tôi đã chỉ ra cái đoạn nó chỉnh sửa uốn nắn từ làm người đọc hiểu sai ý của lịch sử thiền PG rồi, tưởng cụ đã thôi nên tôi không chỉ trích #436)
3/ Hiểu Phật giáo thì không chỉ dựa và văn tự trong kinh điển, mà phải thực hành giáo lý của Phật để hiểu. Nếu những người nào chỉ dựa vào các bài kinh trên giấy mà mổ xe phân tích kinh Phật thì có phân tính suốt đời cũng không hết được các ý tứ ghi chép lại. và rất nhiều chỗ sẽ bị hiểu nhầm thành ra chống trái nhau, chẳng khác gì tự lấy dây buộc mình
trong đoạn trích " Một Vị Phật không màng đến chuyện thành lập tông phái. Chúng tôi được biết nhiều lần Ngài nói chuyện với đại chúng rằng: “Ta không quan tâm đến việc biến Quý vị thành đệ tử. Ta không quan tâm đến chuyện chia cắt Quý vị và các Đạo sư cũ của mình. Ta không quan tâm đến việc ấy. Quý vị có những mục đích nhất định nào đó trong đời mình. Người trở thành một ẩn sĩ, một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, ngay cả đến một Cư sĩ, ai ai cũng có mục đích nào đó trong đời là được giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Ta đến đây để giúp Quý vị làm điều đó.."

cái trích đoạn này phật giạy về giái thoát. nhưng cụ thêm cái đoạn trên bôi đậm biến cả trích đoạn sau thành sai ý của Phật giạy về giái thoát thành ý Phật dạy không thành lập tôn giáo. đây là cái trò mất dạy trong văn cảnh, để lừa người đọc.
Cụ có thể quảng cáo , nhưng không được phép sửa ý của kinh điển.
Vị thiền sư-cư sỹ mà cụ trích dẫn nói về qui luật tự nhiên và rằng Thích Ca Mâu Ni không cố tình tạo ra một tôn giáo, chắc chắn là vậy rồi. Vậy thì, vị thiền sư-cư sỹ đó hoặc là đạt tới tiên cảnh thoát xa thực tại, hoặc là ông ta trốn tránh thực tại và tự lừa dối mình rằng ông ta nắm vững và hiểu rõ quy luật tự nhiên. Ông ta không biết gì về cái mà ông ta gọi là 'Quy luật tự nhiên". Thực tại mà chúng ta có thể nhận biết bằng tất cả các giác quan và cảm nhận bằng tri tuệ non nớt của mình nói cho chúng ta biết, kể từ Thích Ca Mâu Ni, Phật giáo đã trở thành là một tôn giáo lớn với một hệ thống giáo lý đa dạng; một hệ thống nghi lễ thờ phượng hoành tráng nguy nga; một tổ chức có thứ bậc và phẩm cấp đồ sộ...etc. Đó là kết quả của một tiến trình phát triẻn phù hợp với quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào tính chủ quan của bất cứ ai - ngay cả Thích Ca Mâu Ni. Không một ai có thể xoá bỏ sự thật này và ngay khi một ý niệm như vậy nảy sinh thì cũng là sự báng bổ bất kính với Mệ Thiên nhiên hùng vĩ siêu phàm :P
Có thể Thích Ca Mâu Ni thực tâm không muốn tạo dựng một tôn giáo nhưng bằng hành động phổ biến con đường thoát khổ, Ngài đã vô tình tạo dựng nên một tâp thể người cùng chung chí hướng. Con người là động vật xã hội, chịu sự chi phối của qui luật tư nhiện vậy nên khi một cộng đồngi người hình thành từ một người, chúng ta sẽ thấy nó phát triển như nó là.
Mọi lý lẽ phủ nhận Phật giáo là một tôn giáo, hay khăgr định Phật giáo là vô thần đều là lý lẽ của những người không biết gì về Phật giáo.
Không có chuyện Phật không muốn tạo dựng 1 tăng đoàn, trái lại, Rất nhiều bài kinh Phật dạy cần phải nương vào tăng đoàn mới tu tập tốt được cụ ah
Lưu ý Phật Giáo la từ sau này thế giới quy định để gọi chung cho tất cả nhưng người theo Phật
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,964
Động cơ
336,220 Mã lực
Vâng cái này thì không khó cụ ạ. Em xin giải thích ngắn gọn để cụ và những ai còn chưa biết có thể nắm được.

Phật (tiếng Pali là Bhudda) là chỉ người đã giác ngộ hay người đã được giải thoát. Người được giải thoát đó là Thái tử Siddhārtha Gautama. Do đó, chúng ta sẽ hay gọi luôn Thái tử là Phật.

Pháp (tiếng Pali là Dhamma) - có nghĩa là quy luật, là sự thật, là luật tự nhiên. Đó là luật chung của thiên nhiên, vốn cai quản toàn thể vũ trụ kể cả loài có tri giác lẫn vô tri, vô giác.

Tăng (tiếng Pali là Sangha) hay còn gọi là Tăng đoàn, là chỉ toàn bộ những người thực hành theo phương pháp mà thái tử Gautama đã truyền dạy. Khi thực hành cùng những người trong tăng đoàn sẽ giúp người thực hành tiến nhanh hơn đến giải thoát.

Và 3 khái niệm Phật - Pháp - Tăng được gọi là Tam bảo, tức là 3 châu báu hay ngọc quý, ý để chỉ là các phẩm hạnh rất giá trị.
Khi vào một số chùa ở VN, em thấy tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt ở giữa chính điện.
Vậy mối quan hệ giữa Phật bà với vị Thái tử Phật kia là như thế nào?
Ngoài ra, khi vào chùa VN thì tượng Phật ở chính giữa, hai bên là 2 ông tượng, em không hiểu là đại diện cho ai, chỉ thấy mọi người kêu bên trái đó là Đức ông, còn bên phải là gì thì không rõ. Em không hiểu rõ tại sao lại có Đức ông ở trong chùa thờ Phật?
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Khi vào một số chùa ở VN, em thấy tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt ở giữa chính điện.
Vậy mối quan hệ giữa Phật bà với vị Thái tử Phật kia là như thế nào?
Ngoài ra, khi vào chùa VN thì tượng Phật ở chính giữa, hai bên là 2 ông tượng, em không hiểu là đại diện cho ai, chỉ thấy mọi người kêu bên trái đó là Đức ông, còn bên phải là gì thì không rõ. Em không hiểu rõ tại sao lại có Đức ông ở trong chùa thờ Phật?
Thứ nhất không chùa nào thờ Quán Âm nghìn tay nơi chính điện cả.
Chính điện là Đại Hùng Bảo Điện hoặc thờ Phật Thích Ca hai thờ Phật A Di Đà.
Nếu thờ Thích Ca hai bên sẽ là tượng Văn Thù Và Phổ Hiền tượng trưng cho Đại Trí và Đại Hạnh.
Nếu chùa theo Tịnh Độ Tông thờ A Di Đà chính điện thì hai bên sẽ là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát hợp thành Di Đà Tam Tôn hoặc Tam Thánh.
Quán Thế Âm có nghìn tay để giúp chúng sinh nghìn cõi có nghìn mắt để thấy chúng sinh nghìn cõi tu theo pháp môn Quán mọi âm thanh kêu cứu của thế gian tùy thân thể hiện để cứu nên gọi là Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm.
Theo kinh đại thừa vị Quán Thế Âm và Đại Thế Chí khi còn là người phàm là con của vị A Di Đà Phật tên là quốc vương Vô Tránh Niệm kia nên thờ chung là bộ Di Đà Tam Tôn hoặc Tam Thánh
Đôi khi chùa thông thường ở Chính điện là thờ Phật Thích Ca hai bên là Quán Thế Âm tượng trưng cho cầu an và Địa Tạng Vương Bồ Tát tượng trưng cho cầu siêu.
Nghĩa là chính điện luôn thờ Phật hai bên là các bồ tát tương ứng.
Còn trong các thiền viện theo truyền thừa thiền tông thì chính điện là phật Thích Ca hai bên hai vị sư là Ca Diếp và A nan là hai vị tổ thứ 2 và thứ 3 của Thiền tông theo thứ tự truyền thừa.
Đức ông về nguyên tắc là thần thánh được phong làm hộ pháp.
1 số chùa miền bắc thờ chung trong chùa nhưng sẽ là ban riêng và không thờ chung cùng phật theo nguyên tắc tiền phật hậu thánh.
Đức ông sẽ được thờ ban riêng không liên quan đến phật.
Còn khi thờ lẫn lộn thì đó không phải chùa mà là đền.
Đền xếp thờ rất lẫn lộn chỉ theo nguyên tắc Phật trên cao nhất và theo thứ tự bồ tát hộ pháp thần thánh các mẫu các cô... Thích thờ ai thì thờ
 
Chỉnh sửa cuối:

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,964
Động cơ
336,220 Mã lực
Thứ nhất không chùa nào thờ Quán Âm nghìn tay nơi chính điện cả.
Chính điện là Đại Hùng Bảo Điện hoặc thờ Phật Thích Ca hai thờ Phật A Di Đà.
Nếu thờ Thích Ca hai bên sẽ là tượng Văn Thù Và Phổ Hiền tượng trưng cho Đại Trí và Đại Hạnh.
Nếu chùa theo Tịnh Độ Tông thờ A Di Đà chính điện thì hai bên sẽ là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát hợp thành Di Đà Tam Tôn hoặc Tam Thánh.
Quán Thế Âm có nghìn tay để giúp chúng sinh nghìn cõi có nghìn mắt để thấy chúng sinh nghìn cõi tu theo pháp môn Quán mọi âm thanh kêu cứu của thế gian tùy thân thể hiện để cứu nên gọi là Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm.
Theo kinh đại thừa vị Quán Thế Âm và Đại Thế Chí khi còn là người phàm là con của vị A Di Đà Phật tên là quốc vương Vô Tránh Niệm kia nên thờ chung là bộ Di Đà Tam Tôn hoặc Tam Thánh
Đôi khi chùa thông thường ở Chính điện là thờ Phật Thích Ca hai bên là Quán Thế Âm tượng trưng cho cầu an và Địa Tạng Vương Bồ Tát tượng trưng cho cầu siêu.
Nghĩa là chính điện luôn thờ Phật hai bên là các bồ tát tương ứng.
Còn trong các thiền viện theo truyền thừa thiền tông thì chính điện là phật Thích Ca hai bên hai vị sư là Ca Diếp và A nan là hai vị tổ thứ 2 và thứ 3 của Thiền tông theo thứ tự truyền thừa.
Đức ông về nguyên tắc là thần thánh được phong làm hộ pháp.
1 số chùa miền bắc thờ chung trong chùa nhưng sẽ là ban riêng và không thờ chung cùng phật theo nguyên tắc tiền phật hậu thánh.
Đức ông sẽ được thờ ban riêng không liên quan đến phật.
Còn khi thờ lẫn lộn thì đó không phải chùa mà là đền.
Đền xếp thờ rất lẫn lộn chỉ theo nguyên tắc Phật trên cao nhất và theo thứ tự bồ tát hộ pháp thần thánh các mẫu các cô... Thích thờ ai thì thờ
A di đà và Thích Ca là hai trưởng môn khác nhau ạ? Cụ đừng mắng em nhé, vì em hoang mang thật sự và cũng không am tường việc này.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
A di đà và Thích Ca là hai trưởng môn khác nhau ạ? Cụ đừng mắng em nhé, vì em hoang mang thật sự và cũng không am tường việc này.
A Di Đà là giáo chủ cõi Tịnh Độ là vị phật đứng đầu của Tịnh Độ Tông pháp môn có nhiều phật tử nhất hiện nay trong phật giáo Đại Thừa trên thế giới
Đây là pháp môn rất thông dụng dành cho tất cả mọi người ai cũng tu học được chỉ cần niệm danh Phật A Di Đà chuyên cần nhất tâm bất loạn thì khi mệnh chung tức khi chết sẽ được tái sinh vào cõi tịnh độ hay tây phương cực lạc của Phật A Di Đà
Thích Ca là vị phật lịch sử là người khai mở ra con đường giác ngộ tức đạo Phật
Phật Thích Ca là giáo chủ cõi ta bà tức cõi mà ta đang tồn tại hiện nay
Nói đơn giản thì Phật Thích Ca hướng dẫn con đường tu học cho người sống thoát luân hồi.
Phật A Di Đà cứu trợ cho người chết khỏi xuống địa ngục hay vào luân hồi mà tái sinh vào cõi tịnh độ của ngài để tiếp tục tu học.
 

dotinhma

Đi bộ
Biển số
OF-803473
Ngày cấp bằng
4/2/22
Số km
1
Động cơ
9,110 Mã lực
Tuổi
34
A di đà và Thích Ca là hai trưởng môn khác nhau ạ? Cụ đừng mắng em nhé, vì em hoang mang thật sự và cũng không am tường việc này.
Bạn cứ hình dung Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và vô lương các vị Phật khác mỗi vị giống như 1 hiệu trưởng 1 trường đại học dạy chúng sinh thành Phật :) mỗi vị có 1 pháp phương tiện và các đại nguyên khác nhau nhưng mục tiêu chung là dạy chúng sinh giác ngộ
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Cảm ơn cụ để em xem thử. Mà e thì qua thời bị đòi nợ rồi, giờ kinh tế cũng ổn nhưng chửi là ông già chửi cụ à.
E thì do vấn đề làm ngành CNTT sinh lý yếu nhà chỉ 1 bề công chúa. Giờ cứ hở ra là ô cụ chửi mất giống, mất dòng. Đôi khi em đi làm OT over night cũng chỉ vì chán về nhà nghe chửi. Mà cái vấn đề là bị chửi văn mình, nói chuyện nhẹ nhàng tâm sự, tính em lại là dân kỹ thuật thuần không uốn éo lại được buồn lắm %-(
Cái này nó thuộc về quan điểm, cũng khó để đánh giá ông cụ là đúng hay sai. Giờ nếu quay sang thời kỳ mẫu hệ như mấy buôn làng dân tộc thì chắc nhà cụ nhất luôn rồi. Mấy ông nhà sinh con trai xuống mâm dưới hết. Các cụ lớn tuổi rồi, thay đổi tư tưởng cũng khó.
Quan điểm của em là nếu ở riêng được thì tốt, ở gần theo dõi được các cụ càng tốt.

Còn nếu cụ thích thì có thể cố. Em có ông bạn có 3 con gái rồi, vẫn cố thêm được 1 thằng cu nữa. Giờ nhà 4 con vui phết.

Con hổ sau khi ăn no thì nó nằm nghỉ ngơi, không đi săn mồi để " bán " cho các con hổ khác. Người thì ăn no rồi vẫn đi săn tiếp để dự trữ thức ăn và đem bán cho người khác. Xét về mặt này thì con người nguy hiểm hơn con hổ. :)
Con hổ hay bất kỳ con vật nào khác đều chỉ có 2 tầng dưới của tháp Maslow. Con người thì ngược lại, cần đến cả tầng 5 của tháp.
Có những con người như cụ Phổ Tuệ thì cũng chỉ cần đủ ăn thôi, phải không cụ.


Khi vào một số chùa ở VN, em thấy tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt ở giữa chính điện.
Vậy mối quan hệ giữa Phật bà với vị Thái tử Phật kia là như thế nào?
Ngoài ra, khi vào chùa VN thì tượng Phật ở chính giữa, hai bên là 2 ông tượng, em không hiểu là đại diện cho ai, chỉ thấy mọi người kêu bên trái đó là Đức ông, còn bên phải là gì thì không rõ. Em không hiểu rõ tại sao lại có Đức ông ở trong chùa thờ Phật?
Câu hỏi của cụ rất hay. Nếu có ai biết được cặn kẽ để giải thích chi tiết cho các cụ trên này thì hay quá.

Em search anh Google thì nó ra cái này:
Sự tích Phật nghìn tay nghìn mắt có rất nhiều câu chuyện liên quan đến công chúa Diệu Thiện.
Tuy nhiên theo lý giải trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn thì sau khi nghe Đức Phật Như Lai giảng về Đại Bi Tâm, Phật Bà Quan Thế Âm thương xót cho số phận của chúng sinh và nguyện phổ đổ chúng sinh, nếu không giữ lời thì thân xác sẽ vỡ vụn thành trăm mảnh.
Ngay lập tức, Ngài hóa thân thành nghìn mắt nghìn tay, mỗi con mắt nằm trên một bàn tay để nhìn rõ các cõi.
Hình ảnh Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt cũng chính là mong muốn của chúng sanh muốn có Đức Quan Âm thần thông quảng đại không chỉ nhẫn nhìn mà con ra tay cứu vượt các chúng sinh.

Theo như trên thì Phật Quan Âm nghe Phật Như Lai giảng kinh => Phật Quan âm là đệ tử của Phật như lai. Ngoài ra, theo truyền thống dân gian thì còn có tích khác, không liên quan giữa Phật Quan Âm và Phật Như Lai. Tương tự như vậy đối với tượng Đức ông hay tượng đức Thánh hiền.

Quan điểm của em thì không tin vào mấy cái thuyết cũng như kinh này lắm. Hiện tại, nguồn em đang tin là Quyển sách Đường xưa mây trắng của thầy Thích Nhất Hạnh và các bài giảng của khóa thiền mà em đã tham gia.

C7C53902-BF1A-4865-9912-E5603558252A.png

Vi du: chỉ cần sửa chi tiết con qua "bay ra sông "cắp sỏi bỏ vào lọ thì nội dung câu truyện con qua thông minh biến thành con qua dốt nát. Do vậy thêm thắt từ để làm sai lệch ý văn bản là chủ ý không minh bạch

lại một lần nữa cụ phạm sai lầm, đưa ý kiến của 1 cá nhân không biết gì về Phật giáo , mà áp đặt lên một tôn giáo có trên 800 triệu người, và rất nhièu người trong đó có tôi không đồng quan điểm của vị này.
1/ vị này nói suông không có khai niệm chung mà thế giới quy ước để nhận dạng thế nào là tôn giáo. trong khi Phật giáo được công nhận là tôn giáo là do khái niệm quốc tế quy ước ra để phân biệt( mời cụ gúc tôn giáo)
2/ Phật giáo có cả một tăng đoàn chưa kể các Phật tử tại gia, giáo đoàn này có tư thời Phật tại thế. thì sao cái ông không thuôc tăng không thuộc tục, "tự xưng là thiền sư "kia lại "phán" là Phật không quan tâm đến giáo đoàn của ngài,? kinh điển để lại rất nhiều sao không đọc, mà cụ lại nghe thằng ât ơ phán bừa lại vội tin?
cụ muốn quảng cáo cái thiền ba láp của nó thì cư việc QC, liên quan gì đến Phật mà lôi Phật vô trong cái mớ hổ lốn của nó? Thế chẳng phải mượn danh để quảng cáo sao?( lần trước tôi đã chỉ ra cái đoạn nó chỉnh sửa uốn nắn từ làm người đọc hiểu sai ý của lịch sử thiền PG rồi, tưởng cụ đã thôi nên tôi không chỉ trích #436)
3/ Hiểu Phật giáo thì không chỉ dựa và văn tự trong kinh điển, mà phải thực hành giáo lý của Phật để hiểu. Nếu những người nào chỉ dựa vào các bài kinh trên giấy mà mổ xe phân tích kinh Phật thì có phân tính suốt đời cũng không hết được các ý tứ ghi chép lại. và rất nhiều chỗ sẽ bị hiểu nhầm thành ra chống trái nhau, chẳng khác gì tự lấy dây buộc mình
trong đoạn trích " Một Vị Phật không màng đến chuyện thành lập tông phái. Chúng tôi được biết nhiều lần Ngài nói chuyện với đại chúng rằng: “Ta không quan tâm đến việc biến Quý vị thành đệ tử. Ta không quan tâm đến chuyện chia cắt Quý vị và các Đạo sư cũ của mình. Ta không quan tâm đến việc ấy. Quý vị có những mục đích nhất định nào đó trong đời mình. Người trở thành một ẩn sĩ, một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, ngay cả đến một Cư sĩ, ai ai cũng có mục đích nào đó trong đời là được giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Ta đến đây để giúp Quý vị làm điều đó.."

cái trích đoạn này phật giạy về giái thoát. nhưng cụ thêm cái đoạn trên bôi đậm biến cả trích đoạn sau thành sai ý của Phật giạy về giái thoát thành ý Phật dạy không thành lập tôn giáo. đây là cái trò mất dạy trong văn cảnh, để lừa người đọc.
Cụ có thể quảng cáo , nhưng không được phép sửa ý của kinh điển.

Không có chuyện Phật không muốn tạo dựng 1 tăng đoàn, trái lại, Rất nhiều bài kinh Phật dạy cần phải nương vào tăng đoàn mới tu tập tốt được cụ ah
Lưu ý Phật Giáo la từ sau này thế giới quy định để gọi chung cho tất cả nhưng người theo Phật
Em công nhận là hiểu biết về Phật giáo của cụ nhiều hơn em rất nhiều và toàn bộ lý luận của cụ đều rất chặt chẽ, trích dẫn kinh điển đầy đủ. Mà em thì lại chưa đọc quyển kinh nào. Em mới chỉ đọc quyển Đường xưa mây trắng, Đức Phật lịch sử và các bài giảng của khóa thiền. Do đó, những trích dẫn của em cũng sẽ từ các tài liệu này.

Phật Giáo la từ sau này thế giới quy định để gọi chung cho tất cả nhưng người theo Phật => Nhất trí với cụ là có quy ước thế này. Cái quy ước này làm ra để phân biệt người theo tôn giáo khác nhau và trong đó những người theo Phật thì gọi là Phật giáo.

Em thì không theo Tôn giáo hay Phật giáo như theo quy ước của cụ nên em và cụ rõ ràng theo 2 trường phái khác nhau.

Nếu cụ có nhã hứng có thể tìm hiểu qua về các bài giảng, cũng là thêm hiểu biết làm giàu thêm cho kiến thức của cụ. Em thì chưa định tìm hiểu đọc kinh Phật do vẫn còn nhiều cám dỗ của đời thường. Giờ phấn đấu thêm 5-10 năm nữa, cho trẻ con lớn hết rồi em mới đi sâu vào con đường này.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Cái này nó thuộc về quan điểm, cũng khó để đánh giá ông cụ là đúng hay sai. Giờ nếu quay sang thời kỳ mẫu hệ như mấy buôn làng dân tộc thì chắc nhà cụ nhất luôn rồi. Mấy ông nhà sinh con trai xuống mâm dưới hết. Các cụ lớn tuổi rồi, thay đổi tư tưởng cũng khó.
Quan điểm của em là nếu ở riêng được thì tốt, ở gần theo dõi được các cụ càng tốt.

Còn nếu cụ thích thì có thể cố. Em có ông bạn có 3 con gái rồi, vẫn cố thêm được 1 thằng cu nữa. Giờ nhà 4 con vui phết.



Con hổ hay bất kỳ con vật nào khác đều chỉ có 2 tầng dưới của tháp Maslow. Con người thì ngược lại, cần đến cả tầng 5 của tháp.
Có những con người như cụ Phổ Tuệ thì cũng chỉ cần đủ ăn thôi, phải không cụ.




Câu hỏi của cụ rất hay. Nếu có ai biết được cặn kẽ để giải thích chi tiết cho các cụ trên này thì hay quá.

Em search anh Google thì nó ra cái này:
Sự tích Phật nghìn tay nghìn mắt có rất nhiều câu chuyện liên quan đến công chúa Diệu Thiện.
Tuy nhiên theo lý giải trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn thì sau khi nghe Đức Phật Như Lai giảng về Đại Bi Tâm, Phật Bà Quan Thế Âm thương xót cho số phận của chúng sinh và nguyện phổ đổ chúng sinh, nếu không giữ lời thì thân xác sẽ vỡ vụn thành trăm mảnh.
Ngay lập tức, Ngài hóa thân thành nghìn mắt nghìn tay, mỗi con mắt nằm trên một bàn tay để nhìn rõ các cõi.
Hình ảnh Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt cũng chính là mong muốn của chúng sanh muốn có Đức Quan Âm thần thông quảng đại không chỉ nhẫn nhìn mà con ra tay cứu vượt các chúng sinh.

Theo như trên thì Phật Quan Âm nghe Phật Như Lai giảng kinh => Phật Quan âm là đệ tử của Phật như lai. Ngoài ra, theo truyền thống dân gian thì còn có tích khác, không liên quan giữa Phật Quan Âm và Phật Như Lai. Tương tự như vậy đối với tượng Đức ông hay tượng đức Thánh hiền.

Quan điểm của em thì không tin vào mấy cái thuyết cũng như kinh này lắm. Hiện tại, nguồn em đang tin là Quyển sách Đường xưa mây trắng của thầy Thích Nhất Hạnh và các bài giảng của khóa thiền mà em đã tham gia.



Em công nhận là hiểu biết về Phật giáo của cụ nhiều hơn em rất nhiều và toàn bộ lý luận của cụ đều rất chặt chẽ, trích dẫn kinh điển đầy đủ. Mà em thì lại chưa đọc quyển kinh nào. Em mới chỉ đọc quyển Đường xưa mây trắng, Đức Phật lịch sử và các bài giảng của khóa thiền. Do đó, những trích dẫn của em cũng sẽ từ các tài liệu này.

Phật Giáo la từ sau này thế giới quy định để gọi chung cho tất cả nhưng người theo Phật => Nhất trí với cụ là có quy ước thế này. Cái quy ước này làm ra để phân biệt người theo tôn giáo khác nhau và trong đó những người theo Phật thì gọi là Phật giáo.

Em thì không theo Tôn giáo hay Phật giáo như theo quy ước của cụ nên em và cụ rõ ràng theo 2 trường phái khác nhau.

Nếu cụ có nhã hứng có thể tìm hiểu qua về các bài giảng, cũng là thêm hiểu biết làm giàu thêm cho kiến thức của cụ. Em thì chưa định tìm hiểu đọc kinh Phật do vẫn còn nhiều cám dỗ của đời thường. Giờ phấn đấu thêm 5-10 năm nữa, cho trẻ con lớn hết rồi em mới đi sâu vào con đường này.
Quan Âm sẽ được thờ chung với A Di Đà Phật và Đại Thế Chí thành bộ Di Đà tam thánh.
Không thờ chung với Phật Như Lai
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
lại một lần nữa cụ phạm sai lầm, đưa ý kiến của 1 cá nhân không biết gì về Phật giáo , mà áp đặt lên một tôn giáo có trên 800 triệu người, và rất nhièu người trong đó có tôi không đồng quan điểm của vị này.
1/ vị này nói suông không có khai niệm chung mà thế giới quy ước để nhận dạng thế nào là tôn giáo. trong khi Phật giáo được công nhận là tôn giáo là do khái niệm quốc tế quy ước ra để phân biệt( mời cụ gúc tôn giáo)
2/ Phật giáo có cả một tăng đoàn chưa kể các Phật tử tại gia, giáo đoàn này có tư thời Phật tại thế. thì sao cái ông không thuôc tăng không thuộc tục, "tự xưng là thiền sư "kia lại "phán" là Phật không quan tâm đến giáo đoàn của ngài,? kinh điển để lại rất nhiều sao không đọc, mà cụ lại nghe thằng ât ơ phán bừa lại vội tin?
cụ muốn quảng cáo cái thiền ba láp của nó thì cư việc QC, liên quan gì đến Phật mà lôi Phật vô trong cái mớ hổ lốn của nó? Thế chẳng phải mượn danh để quảng cáo sao?( lần trước tôi đã chỉ ra cái đoạn nó chỉnh sửa uốn nắn từ làm người đọc hiểu sai ý của lịch sử thiền PG rồi, tưởng cụ đã thôi nên tôi không chỉ trích #436)


cái trích đoạn này phật giạy về giái thoát. nhưng cụ thêm cái đoạn trên bôi đậm biến cả trích đoạn sau thành sai ý của Phật giạy về giái thoát thành ý Phật dạy không thành lập tôn giáo. đây là cái trò mất dạy trong văn cảnh, để lừa người đọc.
Cụ có thể quảng cáo , nhưng không được phép sửa ý của kinh điển.
Em đồng ý với nhiều kiến thức Phật giáo mà cụ trình bày.

Nhưng việc chỉ trích, miệt thị tác giả qua một số đoạn trích, em thấy không thỏa đáng.

Mọi người trao đổi trên tinh thần học hỏi thêm kiến thức, em nghĩ không nên căng thẳng.

Có rất nhiều điều mà ban đầu ta thấy vô lý nhưng sau này khi học thêm, biết thêm, hiểu thêm ta sẽ không còn thấy nó vô lý nữa.

Các đoạn trích đó là trích từ bài giảng khóa thiền 10 ngày của Thiền sư Goenka. Các cụ có thể tìm hiểu thêm về về thông tin của thầy trong Link sau nhé ạ.

 
Chỉnh sửa cuối:

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
782
Động cơ
396,278 Mã lực
Nhân cụ nào hỏi về Phật Thích Ca và Phật A Di Đà, em share 1 bài viết rất hay của ông Hoàng Quý Sơn :

Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Ngày xưa sau khi tôi lấy vợ sinh con xong thì cũng là lúc tôi trải qua một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Sau khi từ cốc vào thì tôi đã Niệm Nam Mô A Di Đà Phật đạt đến trình độ trở mình cũng niệm A Di Đà Phật, trong giấc ngủ cũng niệm A Di Đà Phật, còn ngày thì miệng không niệm tự tâm cũng niệm A Di Đà Phật, gọi là bất niệm tự niệm… Vậy mà năm 1999 vợ tôi mang bầu đã 8 tháng 10 ngày, mỗi khi khám thai mẹ con đều khỏe mạnh, nhưng con trai tôi đã chết và luôn cả bác sĩ cũng không biết lý do.

Dĩ nhiên, tôi đã biết từ lâu, người không có nhân trung thì không con nối dõi nhưng không nghĩ mình tu như thế mà cũng không qua được. Nên buồn chán quá lấy Kinh Nhật Tụng ra Xem lại, từ Kinh Phổ Môn, Kinh A Di Đà, Kim Cang, Hồng Danh Bảo Sám, Vu Lan, Đại Báo Phụ Mãu Hồng Ân… nhiều lắm nhưng trong Tâm vẫn không thấy thỏa mãn. Bỗng lật đến Kinh Dược Sư xem qua 12 Đại Nguyện của Ngài liền như người nằm mơ tỉnh giấc.

1. Ai tụng trì Kinh Chú và Danh Hiệu Nam Mô Dược Sư Phật thì đều có đủ 32 tướng đại trượng phu, và 80 món tùy hình như Thân Đức Dược Sư (Khỏi cần giải phẫu)
2. Thân sẽ được trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vòi vọi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng. Chúng sinh trong cõi u minh đều nhờ tia sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả
3. Ngài có thể dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ các vật dụng, chớ không cho ai phải chịu sự thiếu thốn
4. Nếu tu theo TÀ Đạo, thì Ngài sẽ hướng quay về an trú trong đạo Bồ Đề, hoặc ai tu hành theo hạnh Thanh Văn, Duyên Giác, Độc Giác thì Ngài sẽ lấy pháp Đại Thừa mà dạy bảo
5. Ai ở trong giáo Pháp Dược Sư mà tu hành theo hạnh thanh tịnh thì Ngài sẽ khiến cho tất cả đều giữ giới Pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tịnh giới. Nếu có ai phạm tội hủy phạm giới pháp mà khi nghe được danh hiệu ngài thì liền trở lại được thanh tịnh khỏi sa vào đường ác
6. NẾU AI THÂN HÌNH MẶT MŨI (TƯỚNG PHÁP) HÈN HẠ, CÁC CĂN KHÔNG ĐỦ, XẤU XA KHỜ KHẠO, TAI ĐIẾC MẮT ĐUI, NÓI NĂNG NGỌNG LIỆU, TAY CHÂN THƯƠNGTẬT, LÁT HỦI, ĐIÊN CUỒNG… mà CHÍ THÀNH niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì liền được thân hình đoan chính, tâm tính khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn bệnh khổ ấy nữa
7. NẾU CÓ AI BỊ BỆNH HIỂM NGHÈO KHÔNG AI CỨU CHỮA, KHÔNG AI ĐỂ NƯƠNG NHỜ, KHÔNG GẶP THẦY KHÔNG GẶP THUỐC, KHÔNG BÀ CON, KHÔNG NHÀ CỬA, NHIỀU NỖI HÈN KHỔ MÀ CHÍ THÀNH NIỆM NAM MÔ DƯỢC SƯ PHẬT THÌ TẤT CẢ CÁC BỆNH HOẠN KHỔ NÃO ĐỀU TIÊU TRỪ, THÂN TÂM AN LẠC, GIA QUYẾN SUM VẦY, CỦA CẢI SUNG TÚC, CHO ĐẾN THÀNH PHẬT
8. Có những PHỤ NỮ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sinh tâm nhàm chán muốn tự tử mà chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì sẽ được chuyển thành thân đại trượng phu, có đủ hình tướng trượng phu (tức là đủ tướng phúc đức), cho đến thành Phật (NÊN CHI CÁC PHỤ NỮ THỜI NAY CHỈ NÊN NIỆM Nam Mô Dược Sư Phật KHÔNG NÊN SỬA SẮC ĐẸP NỮA!)
9. Ai bị ở trong vòng LƯỚI MA NGHIỆP, chí thành trì niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì sẽ được Ngài giải thoát tất cả các ràng buộc của Ngoại Đạo. Ai sa vào rừng ÁC KIẾN, ngài sẽ dẫn họ trở về chánh kiến và dần dần khiến họ tu tập theo chánh kiến và dần dần tu tập theo các hạnh bồ tát để mau thành Phật
10. Nếu ai bị pháp luật xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu nhiều nỗi khổ, buồn rầu, bứt rứt, chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì nhờ sức Oai Thần của Ngài sẽ giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy
11. Nếu ai bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tìm miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì trước hết sẽ ban cho các món ăn uống ngon lạ, thân được no đủ và sau đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cảnh giới an lạc hoàn toàn cho người đó
12. AI NGHÈO ĐẾN NỖI KHÔNG CÓ ÁO CHE THÂN BỊ MUỖI MÒNG CẮN ĐỐT, NÓNG LẠNH GIẢI DẦU, NGÀY ĐÊM KHỔ BỨC MÀ CHUYÊN chí thành NIỆM THỌ TRÌ Nam Mô Dược Sư Phật THÌ SẼ ĐƯỢC NHƯ Ý: NÀO CÁC THỨ Y PHỤC TỐT ĐẸP, NÀO TẤT CẢ CÁC BẢO VẬT TRANG NGHIÊM, NÀO TRÀNG HOA, PHẤN SÁP BÁT NGÁT MÙI THƠM VÀ TRỐNG NHẠC CÙNG NHỮNG ĐIỆU CA MÚA TÙY TÂM MUỐN THƯỞNG THỨC THỨ NÀO CŨNG ĐƯỢC THỎA MÃN

Thế là từ đó cho đến nay tôi chuyên trì Chú Dược Sư và niệm Nam Mô Dược Sư Phật và đều khuyên tất cả những người chưa bao giờ biết niệm Phật qua thì trì Dược Sư Phật mà không bao giờ khuyên ai niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Vi sao thế ???

Chúng ta ai cũng biết 10 phương chư Phật thì trong 8 phương và phương trên phương dưới (trời đất) là 10 Phương đều có chư Phật nhiều như cát sông hằng, vậy tại sao các Tổ và các Thầy tu theo Tịnh Độ lại chỉ chú ý đến Tây Phương Cực Lạc ? Mà trong khi Kinh Dược Sư lại được Ngài Văn Thù Sư Lợi là Pháp Vương Tử - trí Tuệ Bậc nhất thưa thỉnh. Vậy Đông Độ Lưu Ly chủ gì ???

Nếu chúng ta tinh ý một chút sẽ thấy mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây, nên sáng thì thức dậy làm việc, sinh hoạt bình thường trong ngày, còn chiều tối thì về nhà ngủ nghỉ. Khi chúng ta xem 12 đại nguyện của Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật và 48 đại nguyện của Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật thì chúng ta có thể hiểu một bên chủ về đời sống hiện tại của những người còn cần có đời sống, cần lo cho hạnh phúc gia đình, cần phải làm ăn, cần phải phấn đấu vì sự nghiệp mà lợi lạc chúng sinh; còn bên kia chủ về sự Xuất Thế, phước đức lớn, nhiều tiền duyên với Phật Pháp, người thỏa mãn, người đang chờ chết, người tha thiết mong cầu chết và được chết để trở về thế giới A Di Đà. Dĩ nhiên, nó sẽ rất tốt cho những người đã có duyên lành, thắng thiện, không nhiều nghiệp quả, cả đời hạnh phúc, sẵn sàng buông xả, và đang mong cầu vãng sanh Cực Lạc… thì nên tiếp tục Niệm Nam Mô A Di Đà Phật vậy !!!

Còn là người bình thường, hay những người nghiệp quả dày đặc, ăn mặc thiếu thốn, bệnh tật đầy người khi đang thanh niên, hoặc như đã nói trong 12 đại nguyện của Đức Dược Sư mà niệm A Đi Đà Phật thì khác nào nước bên phương Đông khát gần chết mà lại đi tìm bên phương Tây ! Hơn nữa, Đức Phật Thích Ca lại dạy “nếu trong hàng tứ chúng: bí sô, bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca, và những thiện nam, tín nữ đều thọ trì tám phần trai giới, hoặc trong một năm, hoặc mỗi năm ba tháng, vâng giữ giới pháp làm nơi y chỉ tu học rồi đem căn lành này nguyện sinh về chỗ Phật Vô Lượng thọ ở thế giới Cực Lạc Tây Phương đặng nghe chánh pháp, NHƯNG NẾU CHƯA QUYẾT ĐỊNH, mà niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì khi mạng chung sẽ có tám vị Đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát từ trên không trung đi đến đưa đường chỉ lối cho thì liền được vãng sinh trong những hoa báu đủ màu…”.

Hoặc “chúng sinh gặp phải các thứ bệnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, thương hàn, hoặc trúng phải những thứ ẾM ĐỐI (BÙA NGẢI) đồ độc, hoặc bị hoạnh tử, hoặc bị chết non”, thì trì chú Dược Sư còn gọi là BẠT TRỪ NHẤT THẾ NGHIỆP CHƯỚNG sẽ được diệt trừ tất cả khổ não. Cho nên là người nghèo hèn, bệnh tật, đau khổ, nhiều nghiệp lực nặng nề muốn hiện đời được mọi điều tốt đẹp, cuối đời hạnh phúc và vãng sanh Tịnh Độ thì dĩ nhiên là NÊN trì Chú Dược Sư và niệm Nam Mô Dược Sư Phật vậy!

Tôi được Đức Quán Thế Âm cứu Sống, đã bỏ Tịnh Độ Tây Phương sau ba năm tu trì mà Tu theo Dược Sư Phật, và lại Phát Nguyện độ chúng sinh vãng sinh Cực Lạc Quốc, thì có lý do gì tôi lại đi gạt quý vị. Bởi vì tôi là tại gia cư sĩ nên rất hiểu suy nghĩ cũng như tâm tính của người thế gian và sau nhiều năm xem số cho nhiều người và biết được nghiệp lực của chúng sinh thời nay, thì Pháp Môn Thù Thắng Thế Gian Hy Hữu không Pháp Môn nào hơn trì tụng Kinh, Chú Dược Sư và Niệm Nam Mô Dược Sư Phật !

Quý vị nào muốn hiểu rõ Pháp Môn Dược Sư hơn thì nên google Kinh Dược Sư để đọc và hiểu rõ hơn. Nguyện cầu ai đọc được bài này thì liền thoát khỏi khổ ách và được hạnh phúc. Không còn cần phải nhờ tôi xem Bói Toán hoặc hỏi hay chữa bệnh tật gì nữa cả
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Nhân cụ nào hỏi về Phật Thích Ca và Phật A Di Đà, em share 1 bài viết rất hay của ông Hoàng Quý Sơn :

Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Ngày xưa sau khi tôi lấy vợ sinh con xong thì cũng là lúc tôi trải qua một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Sau khi từ cốc vào thì tôi đã Niệm Nam Mô A Di Đà Phật đạt đến trình độ trở mình cũng niệm A Di Đà Phật, trong giấc ngủ cũng niệm A Di Đà Phật, còn ngày thì miệng không niệm tự tâm cũng niệm A Di Đà Phật, gọi là bất niệm tự niệm… Vậy mà năm 1999 vợ tôi mang bầu đã 8 tháng 10 ngày, mỗi khi khám thai mẹ con đều khỏe mạnh, nhưng con trai tôi đã chết và luôn cả bác sĩ cũng không biết lý do.

Dĩ nhiên, tôi đã biết từ lâu, người không có nhân trung thì không con nối dõi nhưng không nghĩ mình tu như thế mà cũng không qua được. Nên buồn chán quá lấy Kinh Nhật Tụng ra Xem lại, từ Kinh Phổ Môn, Kinh A Di Đà, Kim Cang, Hồng Danh Bảo Sám, Vu Lan, Đại Báo Phụ Mãu Hồng Ân… nhiều lắm nhưng trong Tâm vẫn không thấy thỏa mãn. Bỗng lật đến Kinh Dược Sư xem qua 12 Đại Nguyện của Ngài liền như người nằm mơ tỉnh giấc.

1. Ai tụng trì Kinh Chú và Danh Hiệu Nam Mô Dược Sư Phật thì đều có đủ 32 tướng đại trượng phu, và 80 món tùy hình như Thân Đức Dược Sư (Khỏi cần giải phẫu)
2. Thân sẽ được trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vòi vọi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng. Chúng sinh trong cõi u minh đều nhờ tia sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả
3. Ngài có thể dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ các vật dụng, chớ không cho ai phải chịu sự thiếu thốn
4. Nếu tu theo TÀ Đạo, thì Ngài sẽ hướng quay về an trú trong đạo Bồ Đề, hoặc ai tu hành theo hạnh Thanh Văn, Duyên Giác, Độc Giác thì Ngài sẽ lấy pháp Đại Thừa mà dạy bảo
5. Ai ở trong giáo Pháp Dược Sư mà tu hành theo hạnh thanh tịnh thì Ngài sẽ khiến cho tất cả đều giữ giới Pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tịnh giới. Nếu có ai phạm tội hủy phạm giới pháp mà khi nghe được danh hiệu ngài thì liền trở lại được thanh tịnh khỏi sa vào đường ác
6. NẾU AI THÂN HÌNH MẶT MŨI (TƯỚNG PHÁP) HÈN HẠ, CÁC CĂN KHÔNG ĐỦ, XẤU XA KHỜ KHẠO, TAI ĐIẾC MẮT ĐUI, NÓI NĂNG NGỌNG LIỆU, TAY CHÂN THƯƠNGTẬT, LÁT HỦI, ĐIÊN CUỒNG… mà CHÍ THÀNH niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì liền được thân hình đoan chính, tâm tính khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn bệnh khổ ấy nữa
7. NẾU CÓ AI BỊ BỆNH HIỂM NGHÈO KHÔNG AI CỨU CHỮA, KHÔNG AI ĐỂ NƯƠNG NHỜ, KHÔNG GẶP THẦY KHÔNG GẶP THUỐC, KHÔNG BÀ CON, KHÔNG NHÀ CỬA, NHIỀU NỖI HÈN KHỔ MÀ CHÍ THÀNH NIỆM NAM MÔ DƯỢC SƯ PHẬT THÌ TẤT CẢ CÁC BỆNH HOẠN KHỔ NÃO ĐỀU TIÊU TRỪ, THÂN TÂM AN LẠC, GIA QUYẾN SUM VẦY, CỦA CẢI SUNG TÚC, CHO ĐẾN THÀNH PHẬT
8. Có những PHỤ NỮ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sinh tâm nhàm chán muốn tự tử mà chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì sẽ được chuyển thành thân đại trượng phu, có đủ hình tướng trượng phu (tức là đủ tướng phúc đức), cho đến thành Phật (NÊN CHI CÁC PHỤ NỮ THỜI NAY CHỈ NÊN NIỆM Nam Mô Dược Sư Phật KHÔNG NÊN SỬA SẮC ĐẸP NỮA!)
9. Ai bị ở trong vòng LƯỚI MA NGHIỆP, chí thành trì niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì sẽ được Ngài giải thoát tất cả các ràng buộc của Ngoại Đạo. Ai sa vào rừng ÁC KIẾN, ngài sẽ dẫn họ trở về chánh kiến và dần dần khiến họ tu tập theo chánh kiến và dần dần tu tập theo các hạnh bồ tát để mau thành Phật
10. Nếu ai bị pháp luật xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu nhiều nỗi khổ, buồn rầu, bứt rứt, chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì nhờ sức Oai Thần của Ngài sẽ giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy
11. Nếu ai bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tìm miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì trước hết sẽ ban cho các món ăn uống ngon lạ, thân được no đủ và sau đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cảnh giới an lạc hoàn toàn cho người đó
12. AI NGHÈO ĐẾN NỖI KHÔNG CÓ ÁO CHE THÂN BỊ MUỖI MÒNG CẮN ĐỐT, NÓNG LẠNH GIẢI DẦU, NGÀY ĐÊM KHỔ BỨC MÀ CHUYÊN chí thành NIỆM THỌ TRÌ Nam Mô Dược Sư Phật THÌ SẼ ĐƯỢC NHƯ Ý: NÀO CÁC THỨ Y PHỤC TỐT ĐẸP, NÀO TẤT CẢ CÁC BẢO VẬT TRANG NGHIÊM, NÀO TRÀNG HOA, PHẤN SÁP BÁT NGÁT MÙI THƠM VÀ TRỐNG NHẠC CÙNG NHỮNG ĐIỆU CA MÚA TÙY TÂM MUỐN THƯỞNG THỨC THỨ NÀO CŨNG ĐƯỢC THỎA MÃN

Thế là từ đó cho đến nay tôi chuyên trì Chú Dược Sư và niệm Nam Mô Dược Sư Phật và đều khuyên tất cả những người chưa bao giờ biết niệm Phật qua thì trì Dược Sư Phật mà không bao giờ khuyên ai niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Vi sao thế ???

Chúng ta ai cũng biết 10 phương chư Phật thì trong 8 phương và phương trên phương dưới (trời đất) là 10 Phương đều có chư Phật nhiều như cát sông hằng, vậy tại sao các Tổ và các Thầy tu theo Tịnh Độ lại chỉ chú ý đến Tây Phương Cực Lạc ? Mà trong khi Kinh Dược Sư lại được Ngài Văn Thù Sư Lợi là Pháp Vương Tử - trí Tuệ Bậc nhất thưa thỉnh. Vậy Đông Độ Lưu Ly chủ gì ???

Nếu chúng ta tinh ý một chút sẽ thấy mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây, nên sáng thì thức dậy làm việc, sinh hoạt bình thường trong ngày, còn chiều tối thì về nhà ngủ nghỉ. Khi chúng ta xem 12 đại nguyện của Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật và 48 đại nguyện của Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật thì chúng ta có thể hiểu một bên chủ về đời sống hiện tại của những người còn cần có đời sống, cần lo cho hạnh phúc gia đình, cần phải làm ăn, cần phải phấn đấu vì sự nghiệp mà lợi lạc chúng sinh; còn bên kia chủ về sự Xuất Thế, phước đức lớn, nhiều tiền duyên với Phật Pháp, người thỏa mãn, người đang chờ chết, người tha thiết mong cầu chết và được chết để trở về thế giới A Di Đà. Dĩ nhiên, nó sẽ rất tốt cho những người đã có duyên lành, thắng thiện, không nhiều nghiệp quả, cả đời hạnh phúc, sẵn sàng buông xả, và đang mong cầu vãng sanh Cực Lạc… thì nên tiếp tục Niệm Nam Mô A Di Đà Phật vậy !!!

Còn là người bình thường, hay những người nghiệp quả dày đặc, ăn mặc thiếu thốn, bệnh tật đầy người khi đang thanh niên, hoặc như đã nói trong 12 đại nguyện của Đức Dược Sư mà niệm A Đi Đà Phật thì khác nào nước bên phương Đông khát gần chết mà lại đi tìm bên phương Tây ! Hơn nữa, Đức Phật Thích Ca lại dạy “nếu trong hàng tứ chúng: bí sô, bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca, và những thiện nam, tín nữ đều thọ trì tám phần trai giới, hoặc trong một năm, hoặc mỗi năm ba tháng, vâng giữ giới pháp làm nơi y chỉ tu học rồi đem căn lành này nguyện sinh về chỗ Phật Vô Lượng thọ ở thế giới Cực Lạc Tây Phương đặng nghe chánh pháp, NHƯNG NẾU CHƯA QUYẾT ĐỊNH, mà niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì khi mạng chung sẽ có tám vị Đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát từ trên không trung đi đến đưa đường chỉ lối cho thì liền được vãng sinh trong những hoa báu đủ màu…”.

Hoặc “chúng sinh gặp phải các thứ bệnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, thương hàn, hoặc trúng phải những thứ ẾM ĐỐI (BÙA NGẢI) đồ độc, hoặc bị hoạnh tử, hoặc bị chết non”, thì trì chú Dược Sư còn gọi là BẠT TRỪ NHẤT THẾ NGHIỆP CHƯỚNG sẽ được diệt trừ tất cả khổ não. Cho nên là người nghèo hèn, bệnh tật, đau khổ, nhiều nghiệp lực nặng nề muốn hiện đời được mọi điều tốt đẹp, cuối đời hạnh phúc và vãng sanh Tịnh Độ thì dĩ nhiên là NÊN trì Chú Dược Sư và niệm Nam Mô Dược Sư Phật vậy!

Tôi được Đức Quán Thế Âm cứu Sống, đã bỏ Tịnh Độ Tây Phương sau ba năm tu trì mà Tu theo Dược Sư Phật, và lại Phát Nguyện độ chúng sinh vãng sinh Cực Lạc Quốc, thì có lý do gì tôi lại đi gạt quý vị. Bởi vì tôi là tại gia cư sĩ nên rất hiểu suy nghĩ cũng như tâm tính của người thế gian và sau nhiều năm xem số cho nhiều người và biết được nghiệp lực của chúng sinh thời nay, thì Pháp Môn Thù Thắng Thế Gian Hy Hữu không Pháp Môn nào hơn trì tụng Kinh, Chú Dược Sư và Niệm Nam Mô Dược Sư Phật !

Quý vị nào muốn hiểu rõ Pháp Môn Dược Sư hơn thì nên google Kinh Dược Sư để đọc và hiểu rõ hơn. Nguyện cầu ai đọc được bài này thì liền thoát khỏi khổ ách và được hạnh phúc. Không còn cần phải nhờ tôi xem Bói Toán hoặc hỏi hay chữa bệnh tật gì nữa cả
Thua!!!!
Đọc xong tôi không biết nói gì luôn
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
A di đà và Thích Ca là hai trưởng môn khác nhau ạ? Cụ đừng mắng em nhé, vì em hoang mang thật sự và cũng không am tường việc này.
Em vẫn nghĩ: Phật A di đà là Phật quá khứ, Phật Thích ca là Phật hiện tại, còn Phật Di lặc là Phật tương lai.
 

outsider3x3d3l

Xe tải
Biển số
OF-802630
Ngày cấp bằng
14/1/22
Số km
217
Động cơ
13,963 Mã lực
Tuổi
36
Tụng niệm mà khỏi được thì china đã cúng chết hết thế giới rồi.

Nói chung chốt 1 câu là nếu cứ tụng niệm mà không làm gì thì đói chết. Miệng nói đạo lý nhưng nhìn xã hội đói nghèo --> chết ( đạo nho là tiêu chuẩn cho sĩ phu khinh thương) --> sụp đổ vì không phát triển.

Tôn giáo là nơi để điểm đựa về mặt tinh thần nhưng không có làm mà chỉ có niệm --> đói
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Cái này nó thuộc về quan điểm, cũng khó để đánh giá ông cụ là đúng hay sai. Giờ nếu quay sang thời kỳ mẫu hệ như mấy buôn làng dân tộc thì chắc nhà cụ nhất luôn rồi. Mấy ông nhà sinh con trai xuống mâm dưới hết. Các cụ lớn tuổi rồi, thay đổi tư tưởng cũng khó.
Quan điểm của em là nếu ở riêng được thì tốt, ở gần theo dõi được các cụ càng tốt.

Còn nếu cụ thích thì có thể cố. Em có ông bạn có 3 con gái rồi, vẫn cố thêm được 1 thằng cu nữa. Giờ nhà 4 con vui phết.



Con hổ hay bất kỳ con vật nào khác đều chỉ có 2 tầng dưới của tháp Maslow. Con người thì ngược lại, cần đến cả tầng 5 của tháp.
Có những con người như cụ Phổ Tuệ thì cũng chỉ cần đủ ăn thôi, phải không cụ.




Câu hỏi của cụ rất hay. Nếu có ai biết được cặn kẽ để giải thích chi tiết cho các cụ trên này thì hay quá.

Em search anh Google thì nó ra cái này:
Sự tích Phật nghìn tay nghìn mắt có rất nhiều câu chuyện liên quan đến công chúa Diệu Thiện.
Tuy nhiên theo lý giải trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn thì sau khi nghe Đức Phật Như Lai giảng về Đại Bi Tâm, Phật Bà Quan Thế Âm thương xót cho số phận của chúng sinh và nguyện phổ đổ chúng sinh, nếu không giữ lời thì thân xác sẽ vỡ vụn thành trăm mảnh.
Ngay lập tức, Ngài hóa thân thành nghìn mắt nghìn tay, mỗi con mắt nằm trên một bàn tay để nhìn rõ các cõi.
Hình ảnh Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt cũng chính là mong muốn của chúng sanh muốn có Đức Quan Âm thần thông quảng đại không chỉ nhẫn nhìn mà con ra tay cứu vượt các chúng sinh.

Theo như trên thì Phật Quan Âm nghe Phật Như Lai giảng kinh => Phật Quan âm là đệ tử của Phật như lai. Ngoài ra, theo truyền thống dân gian thì còn có tích khác, không liên quan giữa Phật Quan Âm và Phật Như Lai. Tương tự như vậy đối với tượng Đức ông hay tượng đức Thánh hiền.

Quan điểm của em thì không tin vào mấy cái thuyết cũng như kinh này lắm. Hiện tại, nguồn em đang tin là Quyển sách Đường xưa mây trắng của thầy Thích Nhất Hạnh và các bài giảng của khóa thiền mà em đã tham gia.



Em công nhận là hiểu biết về Phật giáo của cụ nhiều hơn em rất nhiều và toàn bộ lý luận của cụ đều rất chặt chẽ, trích dẫn kinh điển đầy đủ. Mà em thì lại chưa đọc quyển kinh nào. Em mới chỉ đọc quyển Đường xưa mây trắng, Đức Phật lịch sử và các bài giảng của khóa thiền. Do đó, những trích dẫn của em cũng sẽ từ các tài liệu này.

Phật Giáo la từ sau này thế giới quy định để gọi chung cho tất cả nhưng người theo Phật => Nhất trí với cụ là có quy ước thế này. Cái quy ước này làm ra để phân biệt người theo tôn giáo khác nhau và trong đó những người theo Phật thì gọi là Phật giáo.

Em thì không theo Tôn giáo hay Phật giáo như theo quy ước của cụ nên em và cụ rõ ràng theo 2 trường phái khác nhau.

Nếu cụ có nhã hứng có thể tìm hiểu qua về các bài giảng, cũng là thêm hiểu biết làm giàu thêm cho kiến thức của cụ. Em thì chưa định tìm hiểu đọc kinh Phật do vẫn còn nhiều cám dỗ của đời thường. Giờ phấn đấu thêm 5-10 năm nữa, cho trẻ con lớn hết rồi em mới đi sâu vào con đường này.
1/ cụ không biết thì cụ ứ viết thoài mái, miễn là cuối bài hay đầu bài cụ nói rõ là cả bài văn cụ biết đó được hiêu theo cách riêng của cụ, chứ không phải Ià kinh Phật viết vậy. thì tôi đâu có ý kiến gì.
2/ cụ bảo là cụ không biết, nhưng cụ lại khẳng định kinh Phật nói vậy, thì tự cụ chứng minh nội dung cụ viết là sai rồi còn gì nữa mà trình bày?
Em đồng ý với nhiều kiến thức Phật giáo mà cụ trình bày.

Nhưng việc chỉ trích, miệt thị tác giả qua một số đoạn trích, em thấy không thỏa đáng.

Mọi người trao đổi trên tinh thần học hỏi thêm kiến thức, em nghĩ không nên căng thẳng.

Có rất nhiều điều mà ban đầu ta thấy vô lý nhưng sau này khi học thêm, biết thêm, hiểu thêm ta sẽ không còn thấy nó vô lý nữa.

Các đoạn trích đó là trích từ bài giảng khóa thiền 10 ngày của Thiền sư Goenka. Các cụ có thể tìm hiểu thêm về về thông tin của thầy trong Link sau nhé ạ.

1/ cụ có quyền tin và không tin, đồng tình hay không đông tình quan điểm cảu người khác, nhưng không có quyền biến đổi ý của người khác bằng cách copy lại văn của họ nhưng lại nhồi chữ vào để làm người đọc hiểu sai ý ban đầu của văn bản.
Đây là ý tôi miệt thi những kẻ đó. do vậy nếu cụ chứng minh được đoạn văn kia đúng 100% ý cảu tác giả như trong links cụ trích thì ta bàn tiếp, không thì miễn cho tôi không thể chấp nhận những hình thức đạo văn kiểu đó, nên tôi mới chỉ ra chỗ bị chỉnh sửa
2/ Tôi đọc trong links cụ đưa, ông kia có ca ngợi thiền có tên là Vipassana nào đó, nhưng PP thiền đó liệu có phải là thiền của Phật dạy không thì tôi không chắc, vì tôi chẳng thấy có đoạn nào mô tả về PP thiền đó cả mà so sánh cả.
Mà nếu là ông đó hay bất cứ ai học PP thiền của Phật giáo thì tôi không bao giờ phản đối. Nhưng nếu ai đó mượn cái tên mà đi chỉnh sửa lại lời của Kinh Phât là tôi sẽ Phản đối.
Thực tế tôi chưa thấy việc cụ đưa links và viêc chỉnh sửa kinh Phật có liên quan gì, mà cụ quote.? hay cụ bị chiêu mượn đao của kẻ khác kích động vậy?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,946
Động cơ
116,798 Mã lực
Tụng niệm mà khỏi được thì china đã cúng chết hết thế giới rồi.

Nói chung chốt 1 câu là nếu cứ tụng niệm mà không làm gì thì đói chết. Miệng nói đạo lý nhưng nhìn xã hội đói nghèo --> chết ( đạo nho là tiêu chuẩn cho sĩ phu khinh thương) --> sụp đổ vì không phát triển.

Tôn giáo là nơi để điểm đựa về mặt tinh thần nhưng không có làm mà chỉ có niệm --> đói
Bác chưa tụng, chưa niệm thì ko nên nói thế! Bỏ qua các phần chú thì em thấy rất nhiều bài kinh như có các câu chuyện nhắn nhủ con người ta nên sống có hiếu, làm việc thiện để nhận được quả lành, có những câu làm cho con người ta tỉnh ngô thoát khỏi đau khổ như những câu nói về duyên nghiệp... tất cả những điều đó mới là giá trị mang lại cụ ạ chứ đọc mà ko ngộ ra thì cũng chả ích gì.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Cái kiểu tuyên truyền tụng niệm từ nghèo thành giàu, từ lọ thành chai theo em thấy là mang đầy âm hưởng mê tín rồi.
Tịnh độ Tông tụng niệm hồng danh A Di Đà Phật chết được vãng sinh cực lạc.
Chuyện người chết sẽ đi về đâu ta không biết được nên không bình luận được.
Còn cái pháp môn trắng trợn tụng niệm danh phật nào đó để can thiệp trắng trợn nhân quả, thay đổi luôn cả hiện thực thì khác gì đập đá sống ảo nói chuyện trong mơ đâu.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Em vẫn nghĩ: Phật A di đà là Phật quá khứ, Phật Thích ca là Phật hiện tại, còn Phật Di lặc là Phật tương lai.
-Trong bản kinh cổ khai quật được cáh đây hơn 2000 năm có nhắc đến nhiều vị Phật.
- Trong các chứng tích khảo cổ về văn minh Phật giáo, cũng có mẫu vật vè hình tượng Phật A Di Đà có niên đại trên 2000 năm.
Như vậy. theo các nhà khảo cổ thì chưa tìm thấy kinh điển, hay chứng tích Phật giáo nào có niên đại lâu hơn Phât thích Ca, và sau đó là Phật ADi Đà, và còn nhiều vị Phật nữa được nhắc đến.
Các kinh điển ngày nay cũng có nhắc đên các vị Phật đó, nhưng có niên đại khảo cổ được tìm thấy ngắn hơn.
Như vậy em cho rằng những người không căn cứ và nền tàng khảo cổ mà vội phán Phật Adi Đà và các vị Phật khác không có trong kinh Phật là thiếu cơ sở khoa học.
Nê đẻ khẳng định, cần phải có những bản kinh cổ hơn chứng minh điều đó( Hiện nay các bản kinh của Nam truyền có niên đại năm 1946 là đầy đủ, còn cá bản kinh nam truyền có niên đại cũ hơn thì không đầy đủ. Đặc biệt các bản kinh bắc truyền là các bản so sanh chân thực nhất để khẳng định kinh nam truyên là có thật, vì có nhiều bản kinh bắc truyền có niên đại cổ hơn kinh nam truyền, nhưng có nôi dung y hêt kinh nam truyền PG)
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Tụng niệm mà khỏi được thì china đã cúng chết hết thế giới rồi.

Nói chung chốt 1 câu là nếu cứ tụng niệm mà không làm gì thì đói chết. Miệng nói đạo lý nhưng nhìn xã hội đói nghèo --> chết ( đạo nho là tiêu chuẩn cho sĩ phu khinh thương) --> sụp đổ vì không phát triển.

Tôn giáo là nơi để điểm đựa về mặt tinh thần nhưng không có làm mà chỉ có niệm --> đói
Theo giáo lý của Đạo Phật thì không có chuyện gieo hạt chanh mà niệm cho ra quả cam đâu cụ ạ. Những ông sư nào giảng kiểu gieo chanh gặt cam là những ông sư hổ mang.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top