Người đáng thương, đáng thông cảm nhất không phải là người lái xe máy thiệt mạng khi đi vào đường cao tốc, mà là tài xế ô tô bị họ làm cho vạ lây.
vtc.vn
Báo chí viêt mãi mà chưa đủ thay đổi nhận thức.
Lần đầu tiên e đi nước ngoài, ban đầu thấy ngộ nghĩnh khi thấy đội Tây bên đó dặn, đi bộ sang đường phải chờ đèn xanh nhé, bên này ô tô đi nhanh lắm, mà nếu đang đèn xanh họ húc vào mày thì mày phải đền họ đấy.
Sau thấy ngượng hết người, vì hóa ra tụi nó biết cái văn hóa to đền bé nhà mình.
Bao nhiêu năm rồi mà vẫn như thế.
"
Ở nhiều nước phương Tây, người đi vào đường cấm nếu vi phạm luật giao thông dẫn đến cái chết của chính mình thì gia đình không thể “bắt vạ” người lái ô tô, thậm chí chết rồi vẫn bị lấy bảo hiểm ra bồi thường cho những thiệt hại của chủ ô tô nếu xe đó hư hỏng. Còn ở ta, chưa biết đúng sai ra sao, tài xế ô tô luôn là đối tượng bị “hành”. Người đi bộ hay điều khiển xe thô sơ, xe máy cứ được mặc định là bên yếu thế, nên cơ quan chức năng thường xử trí theo hướng “túm” lấy ông đi ô tô đã, sai đúng tính sau. Và trong thời gian chờ mọi sự ngã ngũ thì tài xế ô tô đã lãnh đủ những thiệt hại về vật chất, tinh thần và thời gian.
Cách hành xử đó không khác gì dung túng cho vi phạm, khiến mỗi ngày luôn có nhiều kẻ nghênh ngang đi xe máy vào đường cao tốc dành riêng cho ô tô, có kẻ còn không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí, cả người đi bộ cũng dắt díu nhau đứng trong làn đường cao tốc nơi bao nhiêu ô tô đang lao vun vút để… bắt xe về quê cho tiện.
Với tâm lý “được bảo hộ”, họ yên tâm rằng “bọn đi ô tô phải cẩn thận tránh mình”. Cánh tài xế ô tô rất sợ họ, cố gắng tránh né nên không thể đi với tốc độ cho phép, và nhiều lúc tránh cũng không nổi. Hậu quả là người thì mất mạng, người gặp rắc rối một cách oan ức.
Cách giải quyết theo hướng bênh vực người đi xe máy, đi bộ khi có va chạm với ô tô không phải là nhân văn mà chính là vô nhân đạo. Chừng nào còn có tâm lý “ai đi ô tô người ấy phải chịu trách nhiệm” thì còn có những cái chết như đã kể trên.
"