[Funland] Chắc nhiều cụ sai chính tả đây!

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Cứ dùng ngôn ngữ như giới trẻ bây giờ còn sai nhiều nữa cụ ạ
Giới trẻ thì tính làm gì, bọn nó thích nói gì kệ nó. Đây là vào các văn bản chính thức và các ấn phẩm, sách mà còn tranh cãi kìa.
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Lâu k đọc báo, giờ em mới biết quy tắc viết:

trường hợp âm i đứng ngay sau phụ âm đầu thì được viết bằng chữ i, ví dụ: hi vọng, kỉ niệm, lí luận, mĩ thuật, bác sĩ, tỉ lệ…

VD: công ti chứ không phải công ty, công lí chứ không phải công lý, qui định chứ không phải quy định.

Em nghĩ chắc nhiều cụ of cũng sẽ mắc lỗi này nhỉ.
Cái này là luật chính tả mới cụ ạ. Nhưng hầu như không ai theo. :D
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,833
Động cơ
582,344 Mã lực
Em được học thì âm i viết sau phụ âm đơn phải viết là Y ví dụ: Mỹ thuật, Kỹ thuật, lý luận,...
Còn viết sau phụ âm ghép thì phải viết thành i,
Giờ cứ thế mà viết cho thuận mắt thôi cụ. Chứ viết như cách của cụ thì khó nhìn lắm.
Em cũng được học như vậy. Lý do là khi 1 từ chỉ có 2 chữ thì việc dùng chữ y sẽ làm từ được viết trông đẹp và uyển chuyển hơn, dùng chữ i sẽ làm chữ cụt cụt mà khi đọc lướt còn khó hơn vì nó lẫn/chìm vào trong cả dòng viết. Không hiểu bộ dục căn cứ vào đâu lại quy định ngược lại, đúng là phát huy truyền thống/thương hiệu cải lùi có một không hai.
 

Taxoakuta

Xe tải
Biển số
OF-620272
Ngày cấp bằng
3/3/19
Số km
442
Động cơ
120,517 Mã lực
Công ty dùng quen hơn công ti nhỉ, chữ "ti" dùng trong trường hợp chỉ "bú ti mẹ, sờ ti mẹ" thì hợp hơn.
"Y" thể hiện sự trang trọng chứ,"i" thấy nó không trang trọng. Mà ai tên "Thuý" dùng văn viết thì cũng kinh
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
QUY TẮC Y DÀI và I NGẮN

TRONG TIẾNG VIỆT




Khởi đi từ một tình cờ lịch sử khi Alexander de Rhodes đến Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa, ngôn ngữ Việt Nam thoát khỏi văn hóa chữ Nho (Hán tự) và chữ Nôm, bước sang kỷ nguyên mới kể từ đầu thế kỷ Hai mươi. Trong suốt 500 năm từ tình trạng phôi thai, theo bước đi của từng thế hệ và từng thời kỳ lịch sử, chữ Việt và tiếng Việt ngày nay đã là một trong những ngôn ngữ hoàn chỉnh trong lịch sử văn minh nhân loại. Người Nhật và người Nam Triều Tiên cũng từ hàng trăm năm cố công thoát ly ảnh hưởng và phụ thuộc chữ Hán nhưng đã không làm được.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người Việt chúng ta đã bằng lòng với thành tựu đó. Cả trăm năm nay vẫn có những người bằng sáng kiến, nhận định của mình đã đưa ra những đổi mới, “điều chỉnh” cách viết chữ Việt. Có thể kể từ thế kỷ 19 với học giả Huỳnh Tịnh Của (1734 – 1907) khi ông hoán đổi (y thành i) qua cách viết tên mình (Huỳnh thành Huình). Tiếp đến là Nguiễn Ngu Í (Nguyễn Ngu Ý - 1921 - 1979) nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, thế kỷ 20.

Từ hai nhân sĩ này, hai mẫu tự I và Y đã trở thành “chuyện dài Y dài I ngắn”, thỉnh thoảng được nhắc đi nhắc lại suốt cả trăm năm nay....

Chỉ mới đây, chúng tôi nhận được bài viết VẤN ĐỀ MẪU TỰ Y (Y DÀI) của một tác giả ký tên Người Thơ gửi cho tạp chí Nguồn. Bài viết khá công phu, đang được gác lại và đó cũng là nguồn cảm hứng để chúng tôi góp lời bàn thảo về đề tài này.

Trước khi tham gia ý kiến câu chuyện dài “y dài i ngắn”, người viết xin được ôn lại bài học vỡ lòng từ thời mới biết đánh vần chữ Việt a b c ....

Chúng ta, ai cũng biết chữ Việt ngày nay xuất xứ từ chữ La tinh, do khởi xướng và ghép đặt của giáo sĩ Thiên Chúa giáo Francisco de Pina (1585-1625), tiếp theo là công trình hệ thống hóa của giáo sĩ Alexander de Rhodes với mục đích để truyền đạo. Chữ Việt hình thành từ một tình cờ lịch sử như thế, cho nên không ít người cho rằng chẳng có ai có công mà cũng chẳng có ai có tội.

Và chúng ta ai cũng biết chữ La tinh có các mẫu tự sau đây:
A b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z trong đó có 5 Nguyên âm là a e i o u y.

Khi các nhà ngôn ngữ học (F. de Pina và A. de Rodes) đầu tiên lấy chữ La tinh sáng chế ra tiếng Việt thì họ đã thêm và bớt một số chữ cái (cả nguyên âm và phụ âm).

Tiếng Việt từ đầu gồm có 23 chữ cái: a b c d đ e g h i k l m n o p q r s t u v x y,
trong đó có 6 nguyên âm: a e i o u y.

Để đáp ứng thanh âm đa dạng trong tiếng Việt, các nguyên âm a e o u biến thể thêm các nguyên âm: a > ă, â; e > ê; o > ô, ơ; u > ư.

Từ các nguyên âm đơn, để thích ứng với thanh âm phong phú trong tiếng Việt chúng ta có các cặp nguyên âm kép như sau: ai ao au ay âu ây ; eo, êu ; ia, iê, iu ; oa, oe, oi ôi, ơi, ơu; ua, uê, ui , uơ, uy , uyê ; ưa, ưi, ưu, ươ ; yê. Đây là những cặp thanh âm kép bất khả phân ly để đi với các phụ âm tạo từ ghép chữ.

Trước khi bàn tiếp tưởng cũng nên nhắc lại định nghĩa nguyên âm (vowel) là gì và phụ âm (consonant) là gì ? Trong quyển “Đại Từ điển Tiếng Việt”, (NXB Văn Hóa Thông tin, 1998, tr.1217) định nghĩa nguyên âm là “âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi ra không gặp phải trở ngại, phân biệt với phụ âm”.

Chúng tôi thấy rằng ở đây là một giải thích về hiện tượng (chưa chắc đã đúng), chứ không phải là một định nghĩa, và khi người ta thử nghiệm phát âm chữ a (nguyên âm) và chữ k (phụ âm) thì cả hai phát âm, “luồng hơi từ phổi ra” đều không “gặp trở ngại” gì cả.

Theo chúng tôi, một định nghĩa về nguyên âm và phụ âm có thể chấp nhận được, theo đó: nguyên âm là một chữ cái có thể đứng một mình, để xướng lên một từ trọn nghĩa mà không cần ghép với một chữ cái nào khác (NV nhấn mạnh).
Ví dụ: a dua, o bế, ê chề, y phục; Ta không thể nói lập l (lập lờ), con d (con dê), ca h (ca hát) v.v.
Ngược lại, phụ âm là một chữ được dùng để đi kèm với những nguyên âm
và phụ âm khác để cấu tạo thành một từ, một chữ.. Thí dụ: lập lờ, con dê, o bế, ca hát v.v..

Từ những dẫn chứng trên đây, chúng ta thấy rằng Y (dài) và I (ngắn) có một quy tắc nhất định trong tiếng Việt. Ngay cả trong Anh ngữ: cũng có một nhận định chung quyết, theo đó chữ Y có thể được xem vừa là một nguyên âm, vừa là một phụ âm. (The letter Y can be regarded as both a vowel and a consonant).


Và qua tham chiếu của tác giả Thanh Thanh (*), câu trả lời Y chỉ là một từ thường được dùng cho cả nguyên âm và phụ âm trong Anh ngữ (The answer to the question is that Y is the only letter commonly used as both vowel and consonant in English).

Tham chiếu này còn ghi thêm: The letter Y stands for a consonant in "yoke" but for a vowel in "myth." chữ cái Y đứng trong “yoke” là phụ âm, nhưng chữ Y trong “myth” là nguyên âm.
Đối chiếu với kết luận trên đây về Y và I trong Anh ngữ thì trong Việt ngữ Y được coi là phụ âm trong các từ yểm (trợ), (yên) ổn, yêu thương, yết kiến ... Tuy nhiên, đúng ra yê lại là một nguyên âm cặp đi với các phụ âm m, n, u, t để tạo chữ yểm, yên, yêu, yết. Vậy có thể kết luận Y và I là hai nguyên âm tuyệt đối trong Việt ngữ.

Các nhà ngôn ngữ học đầu tiên kiến tạo bộ chữ Việt bằng mẫu tự La tinh đã rất chú trọng đến những âm cặp khi biên soạn bài học vỡ lòng đánh vần chữ Việt, bắt buộc học thuộc lòng 23 chữ cái: a b c d đ e g h i k l m n o p q r s t u v x y; Và a ă â e ê i o ô ơ u ư.
Cùng các vần ghép (nguyên âm kép): ai ao au ay, ây, eo êu, iu, oi, ôi ơi, ơu, ui, uy, ưu,
Và với các phụ âm: ac, ăc âc, am ăm âm, an, ăn ân, ap ăp âp, at ăt ât, v.v...
Ghép vần chữ B: Ba bă bâ be bê bi bo bô bơ bu bư.
đến vần chữ C thì ca că câ > ke kê ki > co cô cơ cu cư.
- kha khă khâ khe khê khi kho khô khơ khu khư
Vần chữ G thì ga, gă gâ > ghe ghê ghi > go gô gơ gu gư.

Trong các cặp nguyên âm kép dẫn đầu bài, hai cặp ui và uy ngay từ đầu đã có chỗ đứng riêng rẽ, độc lập của nó, i (ngắn) không thể thay cho y (dài) và ngược lại. U+I đọc là ui và U+Y đọc uy. Căn bản của nguyên-âm-cặp này hai chữ cái là một, là ui và uy, chỉ cần ghép với các phụ âm khác là có thể tạo thành những từ vựng, ví dụ: lui cui, thui thủi, túy lúy, quỵ lụy.... uy tín, hiu hắt huy hoàng, biên thùy, thâm thúy, quý vị v.v..
Các nguyên âm cặp:
Uy+phụ âm > huynh, quỳnh, huỳnh, huỵch (toẹt)..
Uyê + phụ âm > uyên, huyên, quyết
Uya + phụ âm > khuya, phẹc-ma-tuya (zipper)
Uya, uây, uyê, iêu, oai, uôi, ươi, ươu là những nguyên âm cặp bất khả phân ly, nó như là một nguyên âm đơn, đi theo các phụ âm tạo thành từ ngữ: khuây nguôi, trái khuấy, quây quần, quan liêu, khoái lạc, xuôi dòng, tươi tốt, hươu nai v.v..

I (ngắn) hay Y (dài) khi đứng cuối chữ:

I và Y là nguyên âm nên khi nó đứng cuối chữ thì y (dài) hay i (ngắn) đều có thể chấp nhận. Người ta khi đọc thấy các chữ lí luận, kĩ thuật, nước Mĩ, Hoa Kì.... khác với lối viết “truyền thống” lý luận, kỹ thuật, nước Mỹ, Hoa Kỳ thì vội cho là chữ y (dài) đã bị thay thế bởi chữ i (ngắn). Thật ra y hay i trong trường hợp này đều có cùng giá trị, chỉ khác là do cảm quan của người đọc không quen với cách dùng i hoặc y ở cuối chữ mà thôi.

Về phương diện mỹ quan và thói quen viết Y (dài) trong các từ địa lý, kỹ thuật, Hoa Kỳ, kỷ niệm, Ký tên... theo tôi nên giữ cách viết “truyền thống” này, thay vì dùng i (ngắn). Có những từ y (dài) và i (ngắn) đã có vị trí cố định. Chẳng hạn những từ sau đây chưa hề thấy hoán vị giữa y và i : thí dụ, bí thư, hoan hỉ, suy nghĩ, sinh khí, nhà in, y phục , y tế, ý niệm.. Chưa có chữ viết: thý dụ, bý thư, suy nghỹ, sinh khý, nhà yn, i phục, i tế, í niệm v.v..
Trong câu dân ca: Yêu nhau cởi áo... í.. a cho nhau/ Về nhà mẹ hỏi qua cầu... í.. a gió bay. Chưa thấy ai viết ý... a thay cho í... a. Và Ký tên luôn luôn là... ký tên, không ai viết Kí tên.

Các trường hợp khác Y và I đã có phần vụ (function) riêng của nó cho nên, bất khả hoán vị, không thể lấy i thay cho y như trường hợp học giả Huình Tịnh Của và nhà thơ Nguiễn Ngu Í. Theo chúng tôi thì hai nhân sĩ này khi dùng chữ I viết tên mình chỉ là một cách chơi, nếu không muốn nói là lập dị, chứ không có chủ đích đề xướng một khuynh hướng. Vì vậy đã mấy trăm năm chưa có một Nguiễn Thuiến (Nguyễn Thuyến) hay một Nguiễn thị Bạch Tuiết (Tuyết) nào khác.
Sau khi tìm hiểu và truy nguyên, chúng tôi mạnh dạn phổ biến biên khảo ngắn này. Mong được sự góp ý và bổ khuyết của các bậc thức giả.

Song Nhị

 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,298
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,669
Động cơ
526,807 Mã lực
Nơi ở
Với vợ

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,252
Động cơ
464,473 Mã lực

Kính các cụ đọc bài này. Trong đó, khi i, y đứng một mình sau một số phụ âm thì viết theo nguyên tắc chữ thuần Việt dùng i ngắn, chữ Hán Việt dùng y dài. Các cụ luôn viết Công ty chứ không viết Công ti. Cái này nếu không nhầm thì được cụ Đào Duy Anh đề xuất. Còn làm sao phân biệt được đâu là Hán Việt, đâu là thuần Việt thì bài viết trên có nói.
Còn về sách giáo khoa viêt Lí Thái Tổ thay cho Lý Thái Tổ thời, một lần nữa, em muốn ₫&@?!!$%#¥€$ cả lò cái bộ sinh dục lên, trong đó thằng ngọng, xin phép các cụ láo tí, chả biết hắn có phê duyệt cấp phép cho mấy cái quốn xách đó không, đáng bị úp bô lên đầu, cái loại có mắt như mù, có não như không. Tên riêng nhà người ta mà dám tự ý thay đổi, kể cả họ Vồn, họ Phùn thì cũng phải viết cho nó đúng chứ méo thể xửa cho nó theo qui tắc để thành họ Nồn, họ Phùng được.
Các cụ họ Lý có làm cái đơn kiện tập thể chết cmn bộ sinh dục đi ạ.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Bố láo, viết y hay i tùy ý nhưng cái nào ko đánh vần được thì phải viết theo cái đánh vần được. Thằng báo ngu bảo nó viết "bao quy đầu" vs "bao qui đầu" rồi đánh vần chữ "qui" kiểu gì? Thế mà cũng tốt nghiệp báo chí =))
Bây giờ trẻ con nó ko đánh vần cụ ơi. VD chữ quy củ cụ nhé q - uy - quy ( ko có đoạn u y uy, quờ uy quy như ngày xưa đâu)
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi

Kính các cụ đọc bài này. Trong đó, khi i, y đứng một mình sau một số phụ âm thì viết theo nguyên tắc chữ thuần Việt dùng i ngắn, chữ Hán Việt dùng y dài. Các cụ luôn viết Công ty chứ không viết Công ti. Cái này nếu không nhầm thì được cụ Đào Duy Anh đề xuất. Còn làm sao phân biệt được đâu là Hán Việt, đâu là thuần Việt thì bài viết trên có nói.
Còn về sách giáo khoa viêt Lí Thái Tổ thay cho Lý Thái Tổ thời, một lần nữa, em muốn ₫&@?!!$%#¥€$ cả lò cái bộ sinh dục lên, trong đó thằng ngọng, xin phép các cụ láo tí, chả biết hắn có phê duyệt cấp phép cho mấy cái quốn xách đó không, đáng bị úp bô lên đầu, cái loại có mắt như mù, có não như không. Tên riêng nhà người ta mà dám tự ý thay đổi, kể cả họ Vồn, họ Phùn thì cũng phải viết cho nó đúng chứ méo thể xửa cho nó theo qui tắc để thành họ Nồn, họ Phùng được.
Các cụ họ Lý có làm cái đơn kiện tập thể chết cmn bộ sinh dục đi ạ.
Ho ho, đang bàn về lỗi chính tả, cụ cũng nên cẩn thận tí chứ ạ.:))
 

USD.EURO

Xe điện
Biển số
OF-202022
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
3,636
Động cơ
358,537 Mã lực
Đã bị sai nhiều thế này thì có lẽ nên xem lại cái chữ của cụ Bùi Hiển nhỉ :)
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,169
Động cơ
541,955 Mã lực
Ngôn ngữ là ký tự quy ước để hiểu nhau. Cuộc sống phát sinh ra ký tự hay cách mới cũng chẳng sao. Miễn nó không gây hiểu lầm trầm trọng là được.
"Nghìn" thì thực ra cũng là "Ngìn" thôi. Nhưng cấm có thấy phần mềm bàn phím nào nó "suggestions" chữ NGÌN. Nặng nề quá thành ra suốt kẹt kẹt ở LÍ luận suông:))
 

Duong.NCS

Xe tải
Biển số
OF-504607
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
421
Động cơ
210,715 Mã lực
Tuổi
49
Em ko biết cái qui đỵnh nài cho tớy khy đọc được post của cụ chủ thớt. Và em thấi, qui đỵnh nài được ban hành năm 2018. Có lẽ, thờy em đy học đánh vần by bô nó khác. Nên em ko dám nhận xét thế nào là đúng, thế nào là say.
Cáy em chợt nghỹ là, bộ gyáo dục có thể byết rất rõ chỗ nào nên là i, chỗ nào nên là y. Nhưng có vẻ như - chỗ nài em phát byểu vớy tư cách cá nhân nhé - bộ gyáo dục đ é o byết đánh vần chữ "tào lao" như thế nào. Gyữa cả ngàn cả vạn vấn nạn của ngành gyáo, vyệc bắt bẻ xét nét một cáy chuiện ly ty như thế nài chỷ cho thấi hyện tạy trên 35 Đạy Cồ Vyệt có quá nhyều đứa rảnh háng. Ýt nhất là rảnh hơn cả em.
 

cantona

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,893
Động cơ
663,907 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Bây giờ trẻ con nó ko đánh vần cụ ơi. VD chữ quy củ cụ nhé q - uy - quy ( ko có đoạn u y uy, quờ uy quy như ngày xưa đâu)
Em biết chứ, nhưng mà uy vs ui đánh vần khác thì qui không thể đọc được, cố đọc nghe vẫn ra quy, còn vặn vẹo thì viết nó ra cui ngay. U i ui quờ ui cui :))
 
Biển số
OF-721834
Ngày cấp bằng
24/3/20
Số km
177
Động cơ
79,000 Mã lực
Website
xevanminh.net
Sẽ không nhầm được nếu cụ ngẫm một chút xíu: chán (chán nản, chán ngấy... đại loại là động từ), Trán là danh từ riêng, nhâm thế nào được cụ. :)
Nhiều khi em dùng câu từ ẩu lắm í ah.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,623
Động cơ
500,226 Mã lực
Đã nói tới nghiên cứu, thì phải có tiên đề. Bộ dục nó ko xác định nổi tiên đề, thằng nào cũng muốn ghi dấu ấn vào tiên đề, nhất là thằng ngọng, tsb thằng ngọng.
Phải nhớ rằng, cải tiến, cải cách, cải lùi, thì 1 đứa trẻ 6 tuổi sau 1 năm học cũng sẽ biết đọc biết viết, bất kể mẫu giáo lớn có học trước hay không.
Vậy tiên đề về chữ viết thực sự không quan trọng bằng tri thức nạp vào cho đứa trẻ. Chữ viết chỉ là công cụ để thể hiện tri thức. Nhưng do tính thể hiện, nên ít nhiều cần có tính mỹ học. Dcm nó, nhìn chữ Hội đồng lí luận, so với Hội đồng lý luận, từ nào đẹp hơn? Chân lý thuộc về cái đẹp, ko phải từ cái tư duy của thằng ngọng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top