[Funland] CCCM nghĩ sao khi vợ còn trẻ nhưng lúc nào cũng nghĩ đến đi tu, bỏ bê gia đình?

nicktrongsang

Xe buýt
Biển số
OF-179790
Ngày cấp bằng
3/2/13
Số km
623
Động cơ
343,786 Mã lực
Nơi ở
HN
vợ bỏ bê thì mình đứng ra lo cho gia đình thôi, cứ để vợ đi tu, mình đi kiếm e khác, lại chả sướng quá còn gì
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
9,182
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
45,913
Động cơ
876,101 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Cho nó đi khẩn trương!
Còn có thời gian tái thiết cuộc sống
 

Mr kokneu

Xe hơi
Biển số
OF-721293
Ngày cấp bằng
21/3/20
Số km
128
Động cơ
79,110 Mã lực
Tuổi
38
Em nghe người lớn nói, trong gia đình, có 1 người đi tu, thì là phúc phần của cả họ. Không biết đúng không.
Thôi thôi cụ ạ. Em không cho là vậy. Lại mấy cái luận điệu nghe đã oải rồi. Chưa nói phúc phần, biết đâu đấy là giải nghiệp thì sao? Mà ừ thì phúc phần, nhưng phúc ai người ấy hưởng, lại còn cả họ ? 😂
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,013
Động cơ
224,008 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Bập vào mấy cái món tín ngưỡng này thì không khác gì thuốc phiện :-s Nhà em có ng nhà nghiện chúa trời mẹ , có học có hành ,sống rất tử tế có văn hóa . Nhưng đùng cái bập vào nó , tan cửa nát nhà ai nói cũng ko nghe ( CTM là tà đạo,Vụ gđ Cụ chủ top thì em ko ý kiến ạ )
Thì tôn giáo là thuốc phiện mà cụ . Lênin nói
 

cá sấu chúa

Xe hơi
Biển số
OF-44359
Ngày cấp bằng
24/8/09
Số km
144
Động cơ
464,815 Mã lực
Tặng vợ cụ chủ thớt:
Tu hành không phải để gặp Phật, mà gặp chính mình.

Chân chính tu hành không phải ở nơi núi sâu, cũng không tại đền chùa hay thoát ly xã hội, mà chính ở trong hiện thực cuộc sống mà tôi luyện tâm can. Môi trường, hoàn cảnh chính là nơi tu đạo tốt nhất đặc định cho con người.

Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật, có phải nhất định cần chuyên chú đả tọa ngồi thiền, đọc sách tu tâm hay không?

Khi những vấn đề xuất hiện trong cuộc sống, chúng ta thường cảm giác chúng làm rối loạn việc tu luyện của chúng ta. Kỳ thực, tu hành và cuộc sống là một thể, chúng là nhất tính và đồng hành.

Tu hành cũng có thể giải quyết được nhiều vấn đề trong thực tế cuộc sống. Cách ly cuộc sống mà nói chuyện tu hành, chẳng giống như né tránh vấn đề hay sao?

Nấu cơm rửa bát, làm việc nhà cũng là một loại tu hành.

Bao nhiêu khổ não trên đời, thường khiến con người ta chuyển hướng suy nghĩ về sự yên ổn, quy ẩn nơi núi rừng, mạc thiên tịch địa, ngồi thiền, hành bộ…

Tuy nhiên, định nghĩa của tu hành tuyệt không phải chỉ có ngần ấy. Tu hành ngay trong cuộc sống, cần phải dũng cảm hơn những người tu ẩn một mình rất nhiều lần, phải cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa áp lực và sức khỏe, giữa những mong muốn, cảm xúc, vui vẻ, khổ đau cùng vô thường.

Tìm cầu sự cân bằng trong các mối quan hệ phức tạp đan xen, trái lại càng có thể khiến chúng ta nhìn rõ bản chất thực của cuộc sống.

Đơn giản mà nói, chỉ cần bạn chuyên chú thì dù là việc nấu cơm, rửa bát, trông trẻ nhỏ… cũng là một loại tu hành.

Vậy nên, chỉ cần thời thời khắc khắc xem xét tự ngã, loại bỏ những kiêu mạn, tham cầu, kỳ vọng và sợ hãi của bản thân, để đạt được một tâm hồn thanh tĩnh, thấy được các tầng thứ khác nhau của sinh mệnh, bạn và tôi đều sẽ thành những người thầy trong cuộc sống.

Mỗi rắc rối, mỗi vấn đề đều là một đạo tràng.

Tu hành cần phải tu từ những vấn đề của thực tế, không thể mơ hồ nói suông, nếu không, sẽ chẳng có bất kỳ ý nghĩa gì. Bạn có thể nói ra cả một mớ lý thuyết, nhưng đến khi đụng việc lại cảm thấy khổ, cảm thấy buồn rầu, vậy thì tu hành có tác dụng gì?

Tu luyện nhất định cần phải tôi luyện từ trong những phiền phức, những phiền não của cuộc sống hoặc từ những thống khổ trong thực tế.

Đừng mượn cớ biến tu hành thành một loại trốn tránh phiền não hoặc trốn tránh cuộc sống hiện thực. Tu hành không phải là một loại phương thức chạy trốn, càng không phải là một trò giải trí tiêu khiển của tâm linh.

Đương nhiên, bạn có thể phản đối, một mực kiên trì phản đối tới cùng, nhưng kết quả vẫn là bản thân bạn chịu khổ. Tu hành cần phải bắt tay từ những vấn đề của thực tế, mỗi một rắc rối, một vấn đề thực tế đều là một thông đạo.

Đạo tràng chân chính không phải là miếu chùa, không phải thiền đường, không phải nơi núi rừng, hay nơi những người tu hành tụ tập, mà then chốt nhất của đạo tràng chính là những điều đang diễn ra, đang tồn tại ngay trước mắt.

Nếu hôn nhân của bạn có vấn đề, thế thì hôn nhân có vấn đề chính là đạo tràng của bạn;

Nếu như mối quan hệ của bạn và chồng có vấn đề, vậy thì mối quan hệ với chồng chính là đạo tràng;

Nếu như bạn và đồng nghiệp phát sinh mâu thuẫn, thì điều mâu thuẫn này là đạo tràng;

Nếu bạn rơi vào buồn chán của cuộc sống, nỗi buồn chán này là đạo tràng;

Nếu như bạn xuất hiện vấn đề về tiền bạc, thì tiền bạc chính là đạo tràng.

Nếu bạn sợ hãi sinh tử, vấn đề sinh tử chính là đạo tràng.

Ở đâu xuất hiện vấn đề thì ở đó chính là cần tu, ở đó chính là đạo tràng.

Đạo tràng chính tại mỗi khi bạn gặp khó xử, đạo tràng ngay khi bạn gặp vướng mắc. Tu hành cần phải từ trong đó mà thực tu.

Tu hành nên cần phải ở đâu có vấn đề thì ở đó tu sửa.

Ở nơi chùa chiền, thiền đường, đại sơn lâm, ở những nơi xung quanh toàn người tâm tính tốt, không xuất hiện vấn đề gì, vậy thì tu làm sao?

Tu hành không phải là hiển thị ra bên ngoài, kiểu như: “Nhìn xem tôi tu tốt chưa này? Tôi là một người tu”, mà là hướng vào chính bản thân, ví như: “Vấn đề này dù khó cũng không cản được tôi; khó cũng không thành vấn đề; cái gì cũng không thể mang đến vấn đề rắc rối hoặc phiền não cho tôi…”

Tu hành không phải vì để gặp Phật, mà vì để gặp chính mình trước nhất, tu cho tròn trước nhất đạo làm người…

Thiền Sư THÍCH NHẤT HẠNH
 

Dungha

Xe container
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
5,011
Động cơ
18,720 Mã lực
Mỗi người 1 đức tin, miễn sao đức tin của người ta không hại ai là được.
Các cụ ngang dọc chinh chiến mãnh liệt bao năm cuối đời cũng tìm về với đức tin của mình thôi.
Tự do tôn giáo là vậy, ai có ý định ngăn cản mới là người có tội.
Còn hiện chủ thớt nếu có ý ngăn cản thì chỉ vì ích kỉ bản thân thôi
Chưa có con thì đúng. Có con cái vào mà lại còn bé cứ vô tư buông bỏ thì để con tự sinh tự diệt à? Đi tu có hàng ngày đưa đón con đi học được không? Có đều đặn đưa con đi chơi được không? Hay ít nhất đóng góp nuôi con nữa?
 

đi hai cẳng

Xe buýt
Biển số
OF-144341
Ngày cấp bằng
2/6/12
Số km
890
Động cơ
369,272 Mã lực
Oh ông chủ nhà trọ e đang ở, nhà cao cửa rộng con cái có, cháu có , vừa đi tu trong nam, thấy bác gái bảo đi 3 năm ko về.
 

GoJo

Xe đạp
Biển số
OF-695134
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
37
Động cơ
99,519 Mã lực
Tuổi
46
Có nhiều cách tu, có thể thử cách "tu đạo" (nói ngược lại)
 

Voi sứt

Xe hơi
Biển số
OF-771845
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
142
Động cơ
42,256 Mã lực
Tuổi
42
Đời là bể khổ cụ ạ, vạn sự cứ tuỳ duyên thôi. Tâm hướng Phật mà thân vẫn trần ai, đoạn trường này ai thấu. Muốn dứt áo ra đi mà nhìn xung quanh mình bao cuộc đời cơ cực, lại hận mình bất tài nghèo hèn chả ích cho ai. Những mong có thật nhiều tiền, để nuôi dưỡng người già và trẻ em (vì mình đơn thân sống xa chả mẹ già, cả đạo hiếu và nghĩa đều không trọn vẹn). Có nhiều tiền để lại cho anh em chú bác nghèo, thế là mình ra đi không hối tiếc. Ấy vậy mà khi người mang tiền đến, nhiều tiền, mình lại thở dài bỏ đi. Mình là người đàn bà khổ, càng không muốn người đàn bà khác phải khổ vì mình. Thật không biết phải làm sao.
Phần vợ cụ chủ thớt, khi một lòng hướng Phật, em tin rằng thẳm sâu trong ký ức ắt hẳn phải có nỗi niềm riêng, một câu chuyện buồn chả hạn. Còn khi chỉ là nhất thời bị bùa mê phủ dụ, rồi tự nhiên nó sẽ qua.
Cụ cứ nhẹ nhàng đi bên cạnh, yêu thương, tâm sự, lắng nghe những gì cô ấy nói. Bình tâm như hơi thở thiền, hít vào, thở ra, rồi cụ bác sẽ biết mình phải làm gì tiếp theo.
 

Ceramicstile

Xe tăng
Biển số
OF-546802
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
1,488
Động cơ
22,300 Mã lực
Tuổi
45
Chả khuyên giải gì được, em thật, xí xóa làm ván mới thôi
 

Mss AN TÂM

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-748374
Ngày cấp bằng
1/4/20
Số km
3,424
Động cơ
119,050 Mã lực
Nhiều người có căn số đi tu đấy cụ ạ, họ lúc nào cũng đau đáu việc đó, nên nếu họ có mong muốn như vậy mình cũng nên động viên họ vui vẻ và giúp họ toại nguyện cụ ạ.
 

Lavender168

Xe buýt
Biển số
OF-721331
Ngày cấp bằng
21/3/20
Số km
887
Động cơ
86,546 Mã lực
Chả biết sau các vị ấy có về Tây Thiên với Phật như mong muốn được không chứ trước mắt em thấy là anh em tan đàn xẻ nghé, gia đình như người rưng.
Ngay trong họ hàng em cũng có người như vậy. Giỗ tết không thấy mặt, đôi lần qua được thì lên thắp hương xong về. Nói chung chán.
Trước đi làm có biết cô đồng nghiệp cũng sớm giác ngộ, cô kể ngày thường chả mấy khi quan tâm con cái ăn gì uống gì, ngày Tết ăn xong lại thiền và lên giường nằm, không thăm nom chúc tết gia đình bè bạn gì cả, kệ 3 bố con muốn ăn gì thì tự làm mà ăn... Như em thì cho bay ngay trong 1 nốt nhạc, hết duyên thế tục rồi thì đi đâu thì đi
Đây là dị, đầu óc tư duy kg bình thường chứ khg phải tu.
Lâu lắc rồi, bữa đó em đang làm việc, mẹ em bỗng dưng gọi điện, nhà mình đc đón tiếp một vị cao tăng kiến thức rất uyên thâm, con qua đi.
Em háo hức bỏ hết việc chạy đến.
Ngồi nói chuyện đúng tầm 15, sau khi vị đó nói em hỏi lại vài câu thì em kiếm cớ nhạt dần rồi đứng lên, mất thời gian quá, trước khi về em cho 100k, cái này vì mẹ em chứ khg phải vì sư. Từ đầu đến cuối, mở mồm ra là sư một câu cúng dường hai câu cúng dường, em kg hiểu vì sao mà cần cũng dường lắm thế trong khi sư có nhõn một mình và kg hề phải nuôi ai ? sư sống vì tiền người khác thì kg hiểu sư tu hay người kiếm tiền tu ??
Giá mà thi thoảng sư chen vào vài câu, con phải lo công việc gia đình như này ... như kia rồi hãy đến chùa thì có khi em cũng phần nào chịu ngồi nghe tiếp, mặc dù cái đó cũng hằn sâu trong em rồi. Nhưng các sư có lập gia đình đâu, có nuôi con hay lo lắng nỗi lo của trần tục cơm áo gạo tiền kg ? kg đúng kg ? nên nói sư giảng đạo về đời sống thực tế em nghĩ cùng lắm chỉ là các bài học thuộc lòng, chứ sao mà nói thuyết phục hay hoặc đi vào tâm trạng mỗi người đc, cái đó là kg thể.
Đức Phật còn dạy : thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba mới đến tu chùa !!! ơ kìa :P;;)
Nhưng các sư với bản ngã quá lớn, lại kg chịu học nên nắm bắt tâm lý yếu, khiến chỉ vợt đc các đệ tử là các ông già bà cả, họ có lẽ kg phải kg biết nhưng vì con cái nên họ có nhiều cái để lo sợ, buông xuôi ... và các thanh niên thần kinh yếu...
Còn đã tu là phải lao động, học tập, tư nuôi sống bản thân và chăm sóc người thân, dạy dỗ con cái .... rất nhiều việc phải làm, nên các thanh niên như cụ tả kg phải tu, đó là trốn việc quan đi ở chùa.
Em có mấy đứa bạn đứa em, gần đây trên face thấy sa đà vào việc cúng lễ up ảnh với các sư, thiệt tình là em kg like phát nào.
Quan điểm của em là vẫn sống theo lời Đức Phật dạy, rất ngắn gọn súc tích như trên, kg cầu kỳ miễn rườm ra tỏ vẻ gần gũi hoặc mưu cầu gần gũi các vị sư để cầu mong phúc lộc hơn nữa. Em vẫn luôn nhớ câu, theo đạo chứ kg theo người có đạo và Vạn sự tuỳ duyên.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chu Gia Auto

Xe hơi
Biển số
OF-786647
Ngày cấp bằng
5/8/21
Số km
132
Động cơ
28,978 Mã lực
EM thấy củ chủ thớt đăng nên vừa muốn hỏi ý kiến,vừa là tâm sự.Vậy mà nhiều cụ nói chuyện theo kiểu châm trọc quá.
Cái chuyện tu này có lẽ là do duyên tu đấy cụ ạ,Người ta không áp lực cũng chẳng có gì uất ức trong cuộc sống nhưng duyên tu khó nói, Chỗ em có ông công an ( Phó Phường tại Hà NỘI ) bỏ nghành,bỏ gia vợ con để quyết đi tu .
 

Simson

Xe buýt
Biển số
OF-3149
Ngày cấp bằng
18/1/07
Số km
655
Động cơ
565,371 Mã lực
Mình có người quen, muốn đi tu, phật pháp đọc nhiều kiểu nghiền ngẫm chứ không phải loại đọc thuộc lòng ê a cho vui.

Nói chuyện hàng năm, mình nhận ra người đó có 1 thứ giới hạn, gọi là đức tin. Người ta có vô vàn cách giải thích và bao biện cho đức tin đó, bất kể lý luận logic và khoa học. Và thường là dân xã hội, cũng va chạm nhiều, có sự kiện đau khổ nào đó trong quá khứ.

Làm gì cũng khó lay chuyển ý định của những người như thế. Chỉ có biến cố thực sự mới cảnh tỉnh. Và họ phải là người thay đổi từ chính nhận thức của họ chứ không phải là người khác chỉ bảo được.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,934
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Thôi thôi cụ ạ. Em không cho là vậy. Lại mấy cái luận điệu nghe đã oải rồi. Chưa nói phúc phần, biết đâu đấy là giải nghiệp thì sao? Mà ừ thì phúc phần, nhưng phúc ai người ấy hưởng, lại còn cả họ ? 😂
E nghĩ là phúc phần thật cụ ạ.
Làng em có người đi tu. Đem tiền về quây núi làm chùa tự phát. Tiền rải cả họ, cả làng.
Quan thì tiền để làm ngơ. Thợ xây, thợ phụ, thợ tạp vụ...thì tiền công. Người nhà thì ăn chênh vì đứng ra lo việc. Làng xã thì có đường to ngõ đẹp...
Còn tiền ở đâu để rải cả làng cả họ thì em.chịu.
 

VT Entertainment

Xe buýt
Biển số
OF-771974
Ngày cấp bằng
26/3/21
Số km
919
Động cơ
58,951 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng - Hà Lội
Đây là dị, đầu óc tư duy kg bình thường chứ khg phải tu.
Lâu lắc rồi, bữa đó em đang làm việc, mẹ em bỗng dưng gọi điện, nhà mình đc đón tiếp một vị cao tăng kiến thức rất uyên thâm, con qua đi.
Em háo hức bỏ hết việc chạy đến.
Ngồi nói chuyện đúng tầm 15, sau khi vị đó nói em hỏi lại vài câu thì em kiếm cớ nhạt dần rồi đứng lên, mất thời gian quá, trước khi về em cho 100k, cái này vì mẹ em chứ khg phải vì sư. Từ đầu đến cuối, mở mồm ra là sư một câu cúng dường hai câu cúng dường, em kg hiểu vì sao mà cần cũng dường lắm thế trong khi sư có nhõn một mình và kg hề phải nuôi ai ? sư sống vì tiền người khác thì kg hiểu sư tu hay người kiếm tiền tu ??
Giá mà thi thoảng sư chen vào vài câu, con phải lo công việc gia đình như này ... như kia rồi hãy đến chùa thì có em cũng phần nào chịu ngồi nghe tiếp, mặc dù cái đó cũng hằn sâu trong em rồi. Nhưng sư có lập gia đình đâu, có nuôi con hay lo lắng nỗi lo của trần tục cơm áo gạo tiền kg ? kg đúng kg ? nên nói sư giảng đạo em nghĩ cùng lắm chỉ là các bài học thuộc lòng, chứ sao mà nói thuyết phục hay hoặc đi vào tâm trạng mỗi người đc, cái đó là kg thể.
Đức Phật còn dạy : thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba mới đến tu chùa !!! ơ kìa :P;;)
Nhưng các sư với bản ngã quá lớn, lại kg chịu học nên nắm bắt tâm lý yếu, khiến chỉ vợt đc các đệ tử là các ông già bà cả, họ có lẽ kg phải kg biết nhưng vì con cái nên họ có nhiều cái để lo sợ, buông xuôi ... và các thanh niên thần kinh yếu...
Còn đã tu là phải lao động, học tập, tư nuôi sống bản thân và chăm sóc người thân, dạy dỗ con cái .... rất nhiều việc phải làm, nên các thanh niên như cụ tả kg phải tu, đó là trốn việc quan đi ở chùa.
Em có mấy đứa bạn đứa em, gần đây trên face thấy sa đà vào việc cúng lễ up ảnh với các sư, thiệt tình là em kg like phát nào.
Có người bạn, do mẹ là GĐ cty từ thời bao cấp đến mở cửa, nên cô này đc hưởng nhiều thứ, từ hồi đi học đến ba mấy trên bốn mươi là đã chỉ có đi chơi, đi lễ suốt ngày, chụp ảnh trên face toàn đứng cạnh các cao tăng, thậm chí các vị bên tây tạng, các bạn trong lớp suýt xoa kính nể, Mỗi lần nhắc đến là toàn đi lễ với người nọ người kia .... cơ mà em chưa bao giờ hùa theo, em có suy nghĩ riêng, chưa bg em thấy thế mà kính nể cả.
Bức hình cuối cùng dừng lại ở trên 40t của cô ấy up trên trang cũng là cạnh các cao tăng Tây Tạng tầm phải có tiền rất nhiều tiền và phải cúng rất nhiều tiền mới có thể đứng ở vị trí đó.
Quan điểm của em là vẫn sống theo lời Đức Phật dạy, rất ngắn gọn súc tích như trên, kg cầu kỳ miễn rườm ra tỏ vẻ gần gũi hoặc mưu cầu gần gũi các vị sư để cầu mong phúc lộc hơn nữa. Em vẫn luôn nhớ câu, theo đạo chứ kg theo người có đạo và Vạn sự tuỳ duyên.
Chuẩn cụ ạ, em coi những người như vậy là trốn tránh trách nhiệm, trước là với con cái, vợ/chồng, sau là anh em họ hàng, nữa là bạn bè...Con người sinh ra là cái duyên nhưng đi kèm theo là cái nợ nữa, có chắc khi dứt tình thế tục thì đã trả hết nợ chưa? Đối với gia đình đã trọn vẹn chưa?... Đến cả Phật vẫn còn cứu khổ cứu nạn kia mà, có bỏ ngoài tai tất cả đâu... Các vị ấy chối bỏ trách nhiệm thì em cho là quá ích kỷ.
Chả biết có bao nhiêu kiếp sống nhưng trước hết, đang ở kiếp này thì phải sống trọn vẹn vai trò của mình đã, nếu đã không tham sân si thì lấy sức mình giúp bao nhiêu kiếp người bất hạnh khác ngoài kia có phải sẽ tích được thêm bao nhiêu nhân đức không?
Em nói thật, nếu soi được tâm tư người khác thì rất nhiều vị cao tăng ngày nay không xứng để đứng trong hàng ngũ đệ tử của Đức Phật nữa đâu :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top