vợ bỏ bê thì mình đứng ra lo cho gia đình thôi, cứ để vợ đi tu, mình đi kiếm e khác, lại chả sướng quá còn gì
Lăn ra bắt đền, kiếm được đứa trẻ hơn cho cụ thì thả cho vào chùa !CCCM nghĩ sao khi vợ còn trẻ đang sống với mình nhưng lúc nào cũng nghĩ đến đi tu, rồi bỏ bê gia đình?
Thôi thôi cụ ạ. Em không cho là vậy. Lại mấy cái luận điệu nghe đã oải rồi. Chưa nói phúc phần, biết đâu đấy là giải nghiệp thì sao? Mà ừ thì phúc phần, nhưng phúc ai người ấy hưởng, lại còn cả họ ?Em nghe người lớn nói, trong gia đình, có 1 người đi tu, thì là phúc phần của cả họ. Không biết đúng không.
Thì tôn giáo là thuốc phiện mà cụ . Lênin nóiBập vào mấy cái món tín ngưỡng này thì không khác gì thuốc phiện Nhà em có ng nhà nghiện chúa trời mẹ , có học có hành ,sống rất tử tế có văn hóa . Nhưng đùng cái bập vào nó , tan cửa nát nhà ai nói cũng ko nghe ( CTM là tà đạo,Vụ gđ Cụ chủ top thì em ko ý kiến ạ )
Không thâm là.... vẫn tham. Hô, hô...Không tham thì vẫn...thâm
Chưa có con thì đúng. Có con cái vào mà lại còn bé cứ vô tư buông bỏ thì để con tự sinh tự diệt à? Đi tu có hàng ngày đưa đón con đi học được không? Có đều đặn đưa con đi chơi được không? Hay ít nhất đóng góp nuôi con nữa?Mỗi người 1 đức tin, miễn sao đức tin của người ta không hại ai là được.
Các cụ ngang dọc chinh chiến mãnh liệt bao năm cuối đời cũng tìm về với đức tin của mình thôi.
Tự do tôn giáo là vậy, ai có ý định ngăn cản mới là người có tội.
Còn hiện chủ thớt nếu có ý ngăn cản thì chỉ vì ích kỉ bản thân thôi
Nhà anh 5 cam có đứa con gái tu đấy, mà anh ấy vẫn dựa cột.Em nghe người lớn nói, trong gia đình, có 1 người đi tu, thì là phúc phần của cả họ. Không biết đúng không.
Đây là dị, đầu óc tư duy kg bình thường chứ khg phải tu.Chả biết sau các vị ấy có về Tây Thiên với Phật như mong muốn được không chứ trước mắt em thấy là anh em tan đàn xẻ nghé, gia đình như người rưng.
Ngay trong họ hàng em cũng có người như vậy. Giỗ tết không thấy mặt, đôi lần qua được thì lên thắp hương xong về. Nói chung chán.
Trước đi làm có biết cô đồng nghiệp cũng sớm giác ngộ, cô kể ngày thường chả mấy khi quan tâm con cái ăn gì uống gì, ngày Tết ăn xong lại thiền và lên giường nằm, không thăm nom chúc tết gia đình bè bạn gì cả, kệ 3 bố con muốn ăn gì thì tự làm mà ăn... Như em thì cho bay ngay trong 1 nốt nhạc, hết duyên thế tục rồi thì đi đâu thì đi
E nghĩ là phúc phần thật cụ ạ.Thôi thôi cụ ạ. Em không cho là vậy. Lại mấy cái luận điệu nghe đã oải rồi. Chưa nói phúc phần, biết đâu đấy là giải nghiệp thì sao? Mà ừ thì phúc phần, nhưng phúc ai người ấy hưởng, lại còn cả họ ?
Chuẩn cụ ạ, em coi những người như vậy là trốn tránh trách nhiệm, trước là với con cái, vợ/chồng, sau là anh em họ hàng, nữa là bạn bè...Con người sinh ra là cái duyên nhưng đi kèm theo là cái nợ nữa, có chắc khi dứt tình thế tục thì đã trả hết nợ chưa? Đối với gia đình đã trọn vẹn chưa?... Đến cả Phật vẫn còn cứu khổ cứu nạn kia mà, có bỏ ngoài tai tất cả đâu... Các vị ấy chối bỏ trách nhiệm thì em cho là quá ích kỷ.Đây là dị, đầu óc tư duy kg bình thường chứ khg phải tu.
Lâu lắc rồi, bữa đó em đang làm việc, mẹ em bỗng dưng gọi điện, nhà mình đc đón tiếp một vị cao tăng kiến thức rất uyên thâm, con qua đi.
Em háo hức bỏ hết việc chạy đến.
Ngồi nói chuyện đúng tầm 15, sau khi vị đó nói em hỏi lại vài câu thì em kiếm cớ nhạt dần rồi đứng lên, mất thời gian quá, trước khi về em cho 100k, cái này vì mẹ em chứ khg phải vì sư. Từ đầu đến cuối, mở mồm ra là sư một câu cúng dường hai câu cúng dường, em kg hiểu vì sao mà cần cũng dường lắm thế trong khi sư có nhõn một mình và kg hề phải nuôi ai ? sư sống vì tiền người khác thì kg hiểu sư tu hay người kiếm tiền tu ??
Giá mà thi thoảng sư chen vào vài câu, con phải lo công việc gia đình như này ... như kia rồi hãy đến chùa thì có em cũng phần nào chịu ngồi nghe tiếp, mặc dù cái đó cũng hằn sâu trong em rồi. Nhưng sư có lập gia đình đâu, có nuôi con hay lo lắng nỗi lo của trần tục cơm áo gạo tiền kg ? kg đúng kg ? nên nói sư giảng đạo em nghĩ cùng lắm chỉ là các bài học thuộc lòng, chứ sao mà nói thuyết phục hay hoặc đi vào tâm trạng mỗi người đc, cái đó là kg thể.
Đức Phật còn dạy : thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba mới đến tu chùa !!! ơ kìa
Nhưng các sư với bản ngã quá lớn, lại kg chịu học nên nắm bắt tâm lý yếu, khiến chỉ vợt đc các đệ tử là các ông già bà cả, họ có lẽ kg phải kg biết nhưng vì con cái nên họ có nhiều cái để lo sợ, buông xuôi ... và các thanh niên thần kinh yếu...
Còn đã tu là phải lao động, học tập, tư nuôi sống bản thân và chăm sóc người thân, dạy dỗ con cái .... rất nhiều việc phải làm, nên các thanh niên như cụ tả kg phải tu, đó là trốn việc quan đi ở chùa.
Em có mấy đứa bạn đứa em, gần đây trên face thấy sa đà vào việc cúng lễ up ảnh với các sư, thiệt tình là em kg like phát nào.
Có người bạn, do mẹ là GĐ cty từ thời bao cấp đến mở cửa, nên cô này đc hưởng nhiều thứ, từ hồi đi học đến ba mấy trên bốn mươi là đã chỉ có đi chơi, đi lễ suốt ngày, chụp ảnh trên face toàn đứng cạnh các cao tăng, thậm chí các vị bên tây tạng, các bạn trong lớp suýt xoa kính nể, Mỗi lần nhắc đến là toàn đi lễ với người nọ người kia .... cơ mà em chưa bao giờ hùa theo, em có suy nghĩ riêng, chưa bg em thấy thế mà kính nể cả.
Bức hình cuối cùng dừng lại ở trên 40t của cô ấy up trên trang cũng là cạnh các cao tăng Tây Tạng tầm phải có tiền rất nhiều tiền và phải cúng rất nhiều tiền mới có thể đứng ở vị trí đó.
Quan điểm của em là vẫn sống theo lời Đức Phật dạy, rất ngắn gọn súc tích như trên, kg cầu kỳ miễn rườm ra tỏ vẻ gần gũi hoặc mưu cầu gần gũi các vị sư để cầu mong phúc lộc hơn nữa. Em vẫn luôn nhớ câu, theo đạo chứ kg theo người có đạo và Vạn sự tuỳ duyên.