Không chỉ bác mà còn nhiều người mặc nhiên công nhận Na Tra là 'Tam Thái Tử'. Họ suy nghĩ đơn giản vì suy từ 'Phong Thần Diễn Nghĩa' khi Thái Ất cho đệ nhập vào gấu nhà Lý Tịnh, sau khi Ân Thị sinh ra tình cờ lại là đứa con thứ 3. Lý Tịnh lúc này còn đương hưởng bổng lộc nhà Thương với chức Tổng binh trấn ải Trần Đường thì làm sao mà con cái dám hếch răng xưng hô 'thái tử', lớ xớ Đế Tân chém sạch. Sau khi Võ Vương lên thay thì Lý Tịnh và các con đi tu hết nên không thể có bất kỳ chức tước, chức danh gì với nhà Chu nữa. Còn nếu chuyển tiếp qua 'Tây Du Ký' thì Lý Tịnh thành Thác Tháp Thiên Vương, luôn cầm bảo bối trong tay kể cả lúc chịch Ân Thị vì sợ Na Tra ngáo đá trả thù xưa. Cho nên Na Tra lại càng không được gọi là 'Tam Thái Tử' vì gọi thế chả khác gì kêu 'Ngọc Hoàng Đại Đế' là cha ruột.
Vậy 'Tam Thái Tử' thực chất là ai và đến từ đâu?. Vị hoàng tử thứ 3 này đến từ Tây Trúc và là một vị hộ pháp trong thần thoại Ấn Độ. Na Tra tên thật là Nala Kubala, là con thứ 2 của vị hoàng tử thứ 3 này và về sau cũng là một hộ pháp (Thiên Vương) vì thường theo cha xuống hạ giới chăn dân.
Rõ ràng ở đây TQ đã nhập khẩu Nala Kubala của Ấn Độ rồi qua PTDN, TDK trở thành Na Tra Tam Thái Tử. Ở một số nơi nhiều người Hoa sinh sống như Đài, Sing, Mã...thì Na Tra còn lên hàng 'Nguyên Soái' và còn được thờ cúng như đúng rồi.
Tóm lại, 'Tam Thái Tử' không phải là Na Tra và Na Tra cũng không phải là 'Nhị Ca' của 'Tam Thái Tử'.
Cụ nói cũng có lý, nhưng lại phải xét mấy chi tiết nữa:
Nếu nói là suy từ Phong Thần Diễn Nghĩa, thời điểm đó Na Tra không được gọi là Tam Thái Tử, vẫn gọi chính xác là Na Tra. Lý Tịnh trong thời điểm này cũng gọi là Lý Tịnh, Lý tướng quân, Thác Tháp Thiên Vương mang tính chất biệt hiệu, tuy cái tháp là đặc trị Na Tra, nhưng khi mối thù hận được giải quyết xong thì cái tháp mang tính chất tượng trưng, logo của Lý Tịnh và nó cũng có khả năng hàng phục yêu ma khác, không phải chỉ để đối phó với Na Tra, câu chuyện đến lúc chịch Ân Thị vẫn cầm tháp là chuyện phiếm ngoài lề vì trên các hình vẽ về Lý Tịnh, luôn là 1 tay chống kiếm 1 tay đỡ Tháp.
Nếu nói về bối cảnh trong Tây Du Ký, lúc đó Lý Tịnh với Na Tra đang thuộc ban Tiên của Thiên Đình, chuyện lên Vương với lên Thái Tử là xong rồi, nên từ đó về sau gọi Tam Thái Tử không sai.
Về văn hoá của Trung Quốc, việc Vua ban tước thì có nhiều, Vua vì cảm động trước một số tình tiết, câu chuyện, vẫn ban chức công chúa có dân nữ, nhưng không có nghĩa người đó được kế thừa, số phận những người được ban chức đó thường không được nhắc đến sau khi Vua qua đời, nó cũng là ý đó, ban chức Thái Tử nhưng không thực chất Thái Tử, ban chức Hoàng Tử nhưng không thực chất Hoàng Tử vốn vẫn tồn tại dù không nhiều. Nên xoáy quá vào chữ Thái Tử thì dễ đi vào ngõ cụt.
Na Tra xuất hiện trong văn hoá Trung Quốc từ văn hoá Đạo giáo, và hiện tại văn hoá của người Hoa thì nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ Đạo giáo. Nếu xét là từ Ấn Độ qua thì đó là giao thoa văn hoá, cái này tồn tại ở nhiều nước có biên giới liền kề, nên vấn đề là nhìn nhận nhân vật đó dưới góc độ nào sẽ cho ra hình ảnh đó, chỉ là ở đây em nói về văn hoá của người Hoa ở vùng phía Nam thì Tam Thái Tử vốn là Na Tra, lý giải trước của em là theo lý giải của người Hoa, vì đây là sản phẩm của họ. Còn nếu xét từ góc độ thần thoại Ấn Độ thì câu chuyện chắc chắn phải khác rồi, nhưng không ai suy luận theo thần thoại Ấn Độ với sản phẩm văn hoá của Trung Quốc hoặc ngược lại cả, vì đối tượng nó hướng đến không giống nhau, làm sao mà phù hợp được, nếu cố thì sẽ thành xung đột văn hoá tiêu cực ngay cụ ạ. Trong khía cạnh này, Đạo giáo không lấn ngược sang Ấn Độ, trong khi Phật giáo thì lan truyền sang Trung Quốc, ở góc độ Việt Nam thì cả 2 giáo này đều thuận chiều ảnh hưởng sang Việt Nam, nhưng Phật giáo khi qua Trung Quốc truyền bá vào Việt Nam nó đã bị nội địa hoá kha khá ở Trung Quốc.
Một nhân vật thần thoại đôi khi có nhiều đạo hiệu, nhiều danh xưng, nhiều chức tước, nên nó tuỳ thuộc vào khu vực dân cư tôn sùng họ định hình họ từ góc độ nào, nếu tôn sùng họ ở trạng thái sau khi theo Phật thì nó thế này, trước khi theo Phật thì nó thế khác, câu chuyện này cũng đâu có khó hiểu đâu cụ, nên có 1 ngày ở nơi nào nó họ tôn bái Tịnh Đàn Sứ Giả, còn nơi khác họ tôn bái Thiên Bồng Nguyên Soái cũng không có gì sai hết cụ nhé.