Ngụy biện khẳng định hậu thức : ngụy biện này dựa vào mối quan hệ tiên đề/hậu thức để diễn giải. Căn cứ vào hậu thức đã xảy ra để suy luận ngược trở lại tiên đề.
+ Hậu thức - là kết quả đã xảy ra và không thay đổi được.
+ Tiên đề - là những nguyên nhân (có thể) gây ra hậu thức. Tiên đề là do ngụy biện suy luận ra từ hậu thức, nên có rất nhiều tiên đề được suy luận ra (nhưng chỉ có một tiên đề là đúng, nghĩa là thực tế đã thực sự xảy ra tiên đề đó).
Từ hậu thức, ngụy biện suy luận ngược để tìm tiên đề đúng. Ví dụ như thám tử Sherlock Holmes từ những dấu vết hiện trường để lại (hậu thức đã xảy ra) ngụy biện suy luận ngược để tìm tiên đề (thủ phạm).
Suy luận khẳng định hậu thức, thực chất là ngụy biện, nên với những người ít kinh nghiệm, sẽ suy luận ra nhiều tiên đề sai. Ví dụ như vụ hai bé gái 12-14 tuổi đi xe máy, bị chết một cách bí hiểm ở Hải Dương mấy tháng trước (nguồn). Từ hậu thức đã xảy ra (hai bé gái bị nhiều vết thương ở đầu, xe máy cách xa trăm mét) cư dân mạng ngụy biện suy luận ngược ra tiên đề : bị tai nạn ? bị chém ? đi 3 nhưng 1 chạy thoát được ? thủ phạm là cháu của sếp cực to ? v.v... Kết quả cuối cùng do cơ quan điều tra công bố : chỉ là một vụ tai nạn.
Chính bởi vì quá trình suy luận ngược là ngụy biện, nên trong môi trường tranh luận là tòa án, bên giữ quyền công tố chỉ được phép suy luận xuôi (từ những chứng cứ điều tra thu được để kết tội thủ phạm). Bên luật sư bảo vệ thân chủ có quyền ngụy biện suy luận ngược để tìm ra những điểm vô lý trong chứng cứ của bên công tố.
Trong cuộc sống, văn nói, chúng ta thường xuyên sử dụng ngụy biện khẳng định hậu thức để suy luận, dự đoán các sự kiện trong xã hội. Nhưng xin đừng sử dụng trong các bài luận cá nhân nhé, bị trừ điểm nặng đấy.
+ Hậu thức - là kết quả đã xảy ra và không thay đổi được.
+ Tiên đề - là những nguyên nhân (có thể) gây ra hậu thức. Tiên đề là do ngụy biện suy luận ra từ hậu thức, nên có rất nhiều tiên đề được suy luận ra (nhưng chỉ có một tiên đề là đúng, nghĩa là thực tế đã thực sự xảy ra tiên đề đó).
Từ hậu thức, ngụy biện suy luận ngược để tìm tiên đề đúng. Ví dụ như thám tử Sherlock Holmes từ những dấu vết hiện trường để lại (hậu thức đã xảy ra) ngụy biện suy luận ngược để tìm tiên đề (thủ phạm).
Suy luận khẳng định hậu thức, thực chất là ngụy biện, nên với những người ít kinh nghiệm, sẽ suy luận ra nhiều tiên đề sai. Ví dụ như vụ hai bé gái 12-14 tuổi đi xe máy, bị chết một cách bí hiểm ở Hải Dương mấy tháng trước (nguồn). Từ hậu thức đã xảy ra (hai bé gái bị nhiều vết thương ở đầu, xe máy cách xa trăm mét) cư dân mạng ngụy biện suy luận ngược ra tiên đề : bị tai nạn ? bị chém ? đi 3 nhưng 1 chạy thoát được ? thủ phạm là cháu của sếp cực to ? v.v... Kết quả cuối cùng do cơ quan điều tra công bố : chỉ là một vụ tai nạn.
Chính bởi vì quá trình suy luận ngược là ngụy biện, nên trong môi trường tranh luận là tòa án, bên giữ quyền công tố chỉ được phép suy luận xuôi (từ những chứng cứ điều tra thu được để kết tội thủ phạm). Bên luật sư bảo vệ thân chủ có quyền ngụy biện suy luận ngược để tìm ra những điểm vô lý trong chứng cứ của bên công tố.
Trong cuộc sống, văn nói, chúng ta thường xuyên sử dụng ngụy biện khẳng định hậu thức để suy luận, dự đoán các sự kiện trong xã hội. Nhưng xin đừng sử dụng trong các bài luận cá nhân nhé, bị trừ điểm nặng đấy.