[Funland] Cập nhật tình hình Biển Đông

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
1- VN không hề có tư liệu khai thác, quản lý, chủ quyền Trường Sa. Việc cụ đưa ra cái tên Vạn Lý Trường Sa trong bản đò cổ là không hợp lý.
2- Pháp tuyên bố nó có chủ quyền Trường Sa khi Phi và Đài tranh chấp nhau nhau Ba Bình năm 1957.
+ Đà Nẵng kg có chủ quyền về HS, Khánh Hòa không có chủ quyền về TS dù 2 tỉnh/ thành này đang quản lý. Chủ quyền lãnh thổ thuộc cấp quốc gia, nhà nước độc lập; không phải thuộc các đơn vị hnahf chính.
3- Khỏi phóng, thấy rõ rồi. Vạn Lý Trường Sa không phải là quần đảo Trường Sa, chỉ là sự trùng hợp tên gọi. Ví dụ tỉnh A có xã Bông Mai. tỉnh B cũng có xã tên Bông Mai. 2 Bông khác nhau, cụ cần phân biệt.
1 và 3- Em có biết quần đảo HS và TS có tổng cộng bao nhiêu đảo không mà bảo không có tư liệu khai thác ?
2-Đưa anh xem cái bằng chứng Pháp tuyên bố chủ quyền TS năm 57 xem pháp nói dư lào ?
 

Tuarts

Đi bộ
Biển số
OF-402864
Ngày cấp bằng
27/1/16
Số km
8
Động cơ
229,140 Mã lực
Tuổi
36
Được sinh ra từ dòng máu nào, được nuôi nấng từ bầu sữa nào, được lớn lên nhờ hạt gạo nào hì phải biết bảo vệ và mở mang nơi ấy !
Những kẻ phản phúc thì thời nào cũng bị diệt, nếu có được dụng thì cũng không được trọng.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
1- Cụ sửa giúp em đi
2- Chiến lược Tung Của em biết đâu. Chỉ biết những năm đấy cả chục thực dân, đế quốc lao vào xâu xé Tàu Khựa, chia nhượng địa. Pháp trong LBĐD cũng có cái Quảng Châu Loan.
Pháp cũng quản lí Hoàng sa, Trường sa và sau năm 1954 chuyển cho Việt Nam.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
- Pháp chủ quyền HS-TS, giao quản lý về cho các thuộc địa như Nam Kỳ và Trung Kỳ (An Nam) và sau đó là thành viên khối Liên hiệp Pháp, tức Việt nam Quốc Gia.
- Bia chủ quyền HS ghi tên Cộng Hòa Pháp.
Việt Nam kế thừa Pháp nên có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Hoàng Sa - Trường Sa.
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
1- Không biết, cụ có cái tài liệu khai thác TS cho em ngó qua tí.
2- Đã đưa tối qua, cụ vui lòng lội lại còm.
1-Vậy hử ? Vậy em căn cứ vào cái gì để bảo Vạn lý trường sa không phải trường sa mà chỉ là HS ?
2- Em đưa cái mương cám lợn wiki lên đây khi mà ai cũng có thể sửa được, trong khi đó người pháp chỉ nói năm 1955 vẫn dành cho mình các quyền đối với trường sa :P
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
- Pháp không cho VN kế thừa TS.
- Khi Pháp trả lại HS cho VN, HS chỉ còn một nửa, nửa Phú Lâm đã thuộc về Tàu.
Em đã thừa nhận Pháp trao quyền quản lý cho VN ở trên òy :P
Và hành động đóng quân của tàu là xâm lược.
 

boyhanoi724

Xe tăng
Biển số
OF-63693
Ngày cấp bằng
9/5/10
Số km
1,095
Động cơ
443,814 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đê ...... trong lều
Hai bên đang tranh giành đảo thì thiệt hại binh lính 2 bên là chuyện thường. Bên Tàu cũng có 6 chết, 18 bị thương
1. Không phải tranh giành.
2. Lý luận của kẻ mạnh khi cướp được. -> lấy thịt đè người.
 

Song Vịt

Xe buýt
Biển số
OF-54991
Ngày cấp bằng
14/1/10
Số km
731
Động cơ
528,230 Mã lực
Trong việc tuyên truyền em luôn ấn tượng với câu nói của trùm mật vụ Đức quốc xã Rằng lời nói thật chẳng qua là một lời nói dối được lặp đi lặp lại hàng trăm lần. Cụ Lầm và các cụ ko nên để Bông có cơ hội tranh luận như thế này bởi vì bằng kỹ thuật tranh luận rất bài bản Bông đã biến những thứ rõ ràng trở thành hồ đồ dẫn tới việc sẽ có người dần bị Bông dẫn dắt trở lên hồ đồ, có phải trên diễn đàn ai cũng có đủ kiến thức và sự sáng suốt đâu. Mong các cụ lưu tâm.
Em hoàn toàn đồng ý với còm của cụ trừ "kỹ thuật tranh luận bài bản". Em thấy tranh luận lươn lẹo và không nhất quán thì đúng hơn
 

tasboy04

Xe đạp
Biển số
OF-339523
Ngày cấp bằng
21/10/14
Số km
33
Động cơ
275,520 Mã lực
Đảo Ba Bình lớn nhất do Đài chiếm. Thứ 2,3, 5 là Thị Tứ, An Lạc, Song Tử Đông do Phi chiếm. Trường Sa Lớn đứng thứ 4 do Việt chiếm. Trung kiểm soát toàn đá.

Sao cụ kg nghĩ đến việc chiếm lại các đảo từ tay Phi trước nhỉ?
Vậy mợ Bông cho luôn phương án và kế hoạch làm sao chiếm đi ... chứ mợ đưa câu hỏi rùi thôi à ...
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
1- Căn cứ vào sử- địa nhà Nguyễn và căn cứ vào vị trí thực tế trên biển
2- Các quyền tức chủ quyền. Nó chỉ nói trao trả HS. Cụ xem trường hợp tranh chấp Phi _ Tưởng xung quanh Ba Bình năm 1956 chưa?
1- Nên người ta nói em ảo tưởng, thiểu năng trí tuệ cũng không sai đâu
- Quần đảo HS gồm 37 đảo,đá, bãi cạn.
http://infonet.vn/quan-dao-hoang-sa-co-bao-nhieu-dao-post153715.info
- Quần đảo TS theo nhiều tài liệu khác nhau thì công bố khác nhau, 100 đảo nổi hoặc 137, 160 dĩ nhiên là cả bải ngầm, bải chìm dưới nước.
Tài liệu em tự tìm lấy vì rất nhiều. Tổng cộng 2 quần đảo gồm hơn 130 đảo nổi ( không tính phần chìm và các thứ khác nhé ) :P
-Trong số liệu của triều đình xưa đưa ra như sau :
(*) Xem Hình 2 (hoặc tải xuống Phụ đính 2 ở đường dẫn cho trong Phụ Lục Nguyên văn tài liệu Hán Nôm, BBT).



Hình 2 Nguyên văn chữ Hán Phủ Biên Tạp Lục, Quyển 2, tờ 78a-79a, hiện tàng trữ tại Viện Khảo Cổ Sài Gòn số VĐ 9.

Đoạn văn thứ hai (quyển 2, từ tờ 82b 85a):

Xã An Vĩnh(18), thuộc huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa ở gần biển, về hướng Đông Bắc ngoài biên có nhiều đảo và có nhiều núi linh tinh hơn 130 ngọn. Giữa các núi là biển, cách nhau có chỗ hoạc một ngày đường, hoặc mấy trống canh. Trên các ngọn núi (đảo) thỉnh thoảng có suối nước ngọt. Ở trong các hòn đảo, có bãi cát vàng, dài chừng hơn ba mươi dặm, bằng phẳng và rộng lớn, nước trong nhìn suốt đáy. Ở bên các hòn đảo, có vô số tổ yến (yến sào)(19), còn các thứ chim thì kể có hàng ngàn, hàng vạn con, hễ thấy người, chúng vẫn cứ đậu chung quanh người, chứ không hề tránh né. Bên bãi, có rất nhiều hải vật lạ như ốc hoa, có thứ mang tên là “ốc tai voi”, lớn như chiếc chiếu, dưới bụng có từng hạt như ngón tay trỏ lớn, sắc đục không bằng sắc con trai châu, vỏ ốc ấy, có thể tách ra thành phiến, cũng có thể dùng vỏ ốc làm thành vôi (để quét, nề nhà cửa). Lại có thứ ốc được gọi là ốc xa cừ, người ta có thể dùng vỏ thứ ốc này để trang sức các đồ dùng. Lại còn có thứ ốc khác được gọi là ốc hương. Thịt các thứ ốc đều có thể ướp muối dùng làm đồ ăn được.

Có thứ đại mạo (hay đại mội) là con đồi mồi rất lớn.

Có con hải ba (ba ba biển), mà tục gọi là con trắng bông, cũng giống như con đồi mồi, nhưng nhỏ hơn. Mai mỏng, người ta có thể dùng trang sức các đồ dùng, trứng giống như đầu ngón tay cái, có thể ướp muối dùng đồ ăn được.

Lại có con hải sâm, tục gọi là con đột đột. Người ta bơi lặn xuống bãi, bắt được hải sâm, rồi lấy vôi xát bỏ ruột đi, đem phơi khô. Đến khi ăn, dùng nước cua ngâm rồi nạo cho sạch sẽ, ăn như thịt heo, cá mà ăn ngon hơn.

Những thuyền lớn đi biển của người Phiên thường khi gặp gió, đều nương đậu ở đảo này.

Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng giêng ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch. Đội Hoàng Sa này được cấp phát mỗi người sáu tháng lương. Họ chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo (tức đảo Hoàng Sa). Họ tha hồ lượm lặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ được những đồ hải vật như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, khẩu súng, ngà voi, sáp ong vàng, đồ chiên giạ, đồ sứ,… Họ còn lượm nhặt những vỏ đồi mồi, những con hải sâm, những hạt con ốc hoa thật là nhiều.

Đến kỳ tháng tám, thì đội Hoàng Sa ấy mới trở về cửa Eo(20), rồi họ tới thành Phú Xuân trình nạp các vật hạng đã lượm nhặt được ngoài biển có khi nhiều, khi ít không nhứt định, cũng có lần họ ra đi rồi cũng trở về không.

Tôi (Lê Quí Đôn) từng tra khảo sổ biên của cai đội Thuyên Dức Hầu ngày trước như sau:

Năm Nhâm Ngọ (tức năm 1702 sau Công nguyên), đội Hoàng Sa lượm được bạc 30 thoi.

Năm Giáp Thân (tức năm 1704), lượm được thiếc 5.100 cân.

Năm Ất Đậu (tức năm 1705), lượm được bạc 126 thoi.

Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quí Tị (1713), tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần họ chỉ lượm được mấy khối thiếc, mấy cái bát đá và hai khẩu súng đồng.

Họ Nguyễn còn thiết lập thêm một đội Bắc Hải. Đội này không định trước bao nhiêu suất. Hoặc chọn lấy người thôn tứ Chính (ở gần bờ biển) thuộc phủ Bình Thuận, hoặc chọn lấy người làng Cảnh Dương (sát cửa biển Ròn?) lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc Hải(21). Quan địa phương cấp phát phó từ (tức văn bằng) và chỉ thị sai phái đội ấy đi làm công tác.

Những người được bổ sung vào đội Bắc Hải đều được miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền đi qua đồn tuần, qua đò.

Quan trên khiến những người trong đội chèo thuyền tư và thuyền nhỏ câu cá ra cù lao Côn Lôn ở giữa Bắc Hải, hoặc đi đến xứ Cồn Tự thuộc vùng Hà Tiên để tìm kiếm, lượm nhặt những hạng đại mội, hải ba, đồn ngư (cá heo lớn như con heo), lực qui ngư, hải sâm (con đỉa biển).

Nhà nước sai chức cai đội Hoàng Sa kiêm lãnh quản đốc đội Bắc Hải này, vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật kể trên mà thôi, còn như vàng bạc và các của cải quí báu khác thì ít khi học tìm kiếm được.

Bãi biển Hoàng Sa ở gần địa phận phủ Liêm Châu thuộc tỉnh Hải Nam. Những người nước ta đi thuyền đôi khi có gặp những thuyền đánh cá của người Bắc Quốc (tức Trung Quốc) ở ngoài biển. Giữa biển cả, người hai nước hỏi han nhau, người ta thường thấy công văn của chính viên đường quan huyện Văn Xương thuộc Quỳnh châu gửi cho xứ Thuận Hóa, và trong công văn viên quan ấy đề: “Năm thứ 8 (1753) niên hiệu Càn Long, 10 tên quân nhân ở xã An Bình, thuộc đội kiếm vàng thuộc huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Nghĩa, nước An Nam, ngày tháng 7 đi ra “Vạn Lý Trường Sa” lưọm nhặt các hải vật. 8 tên trong bọn ấy lên bờ biển tìm lượm các hải vật, còn 2 tên ở lại coi giữ thuyền. Vì một trận cuồng phong thổi mạnh làm đứt neo thuyền, nên 2 tên ấy bị trôi giạt vào cảng Thanh Lan (bên Tàu). Viên quan địa phương tra xét đích thực, nên cho áp chở 2 tên này trở về nguyên quán”(22).

Chúa Nguyễn Phúc Chu(23) truyền lệnh cho chức quan Cai bạ ở Thuận Hóa là Thực Lượng Hầu viết văn thư phúc đáp viên đường quan huyện Văn Xương.
2- Các quyền tức chủ quyền, vậy thì khi pháp trao cho VN quyền TS cho VN thì cũng tức là chủ quyền. Mặt khác năm 1955 Pháp vẫn đang ở Nam VN nên việc tuyên bố trên chả có gì là lạ.
1950, 1951 chính phủ Bảo Đại tuyên bố chủ quyền cả HS-TS pháp không phản đối nhé :P
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,083
Động cơ
2,014,157 Mã lực
Gần Tết Bính Thân 2016, nhiều tàu Trung Quốc neo đậu tại khu vực thềm lục địa phía Nam nước ta, đặc biệt là khu vực bãi ngầm Ba Kè (Bà Rịa - Vũng Tàu), khiến lực lượng của ta phải xua đuổi nhiều lần…
Tin liên quan
Neo đậu lâu ngày
Những ngày cuối tháng 1.2016, chúng tôi có mặt tại nhà giàn DK1/21, đứng chân ở phía nam bãi Ba Kè, thuộc khu vực thềm lục địa phía Nam Tổ quốc, nằm dưới sự quản lý hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2 tàu cá Trung Quốc neo sát ngay ở khu vực nhà giàn DK1/21 - Ảnh: Mai Thanh Hải
Đứng trên nóc nhà giàn DK1/21, nhìn bằng mắt thường, chúng tôi thấy rõ 5 chiếc tàu cá mang số hiệu Trung Quốc đang chạy vòng với tốc độ cao. Những chiếc tàu này thuộc dạng tàu bọc sắt, mũi vát nhọn, trên boong có nhiều giàn đèn và nhất là 2 bên mạn, đều nhô ra giàn cào khổng lồ như những bộ xương.
Quan sát kỹ bằng ống nhòm chuyên dụng, chúng tôi không thấy lưới đánh cá trên boong như những tàu đánh cá thông thường, thay vào đó là một số vật thể giống xuồng cao tốc, được che chắn bằng bạt màu xám.

Ngư dân Nguyễn Văn Hiền (ở Tuy Hòa, Phú Yên) trên nhà giàn DK1/21

Cận cảnh 1 tàu đánh cá của Trung Quốc đang neo đậu ở bãi Ba Kè
Ở nhà giàn 1/20 và nhà giàn 1/9 cũng đứng chân ở bãi Ba Kè, chúng tôi dùng máy ảnh ghi lại hoạt động của tốp 4 chiếc tàu cá Trung Quốc đang co cụm gần nhau. Sau gần 1 tiếng đồng hồ “tập hợp”, những chiếc tàu này chạy cặp đôi theo 2 hướng Nam - Bắc với tốc độ chậm, giống như thăm dò luồng lạch, độ sâu của vành đai bãi đá ngầm.

Chỉ huy tốp 4 chiếc tàu Trung Quốc là tàu Quế Bắc Ngư 39168. Số hiệu này là của tàu cá thuộc thành phố Bắc Hải, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Bắc Hải có cảng biển nằm bên bờ phía bắc của Vịnh Bắc bộ.
Tuy nhiên, 1 sĩ quan trên tàu 621 khẳng định: “Đây là tàu cá giả dạng để trinh sát, thăm dò!”.

Cũng tại nhà giàn DK1/21, tôi gặp ngư dân Nguyễn Văn Hiền, thủy thủ tàu PY-96896.TS (ở Tuy Hòa, Phú Yên) vào đóng dấu chứng nhận hoạt động đánh bắt thủy sản.
“Tàu cá gì mà chẳng khi nào thấy buông lưới. Các xuồng câu thì chạy tốc độ rất nhanh, như xuồng cao tốc và người đi câu, hình như chỉ dùng dây để đo độ sâu”, ngư dân Nguyễn Văn Hiền thắc mắc.
Anh Hiền nói thêm: “Đánh cá mà giống như đi sục sạo, thám thính. Khi tàu chúng tôi lại gần sát, họ còn quát tháo xua đuổi!”.
Áp sát nhà giàn
Tiếp cận với các ngư dân tàu QNg-96446.TS, chúng tôi được nghe kể: Trước tháng 12.2014, ở khu vực thềm lục địa phía Nam cũng liên tục xuất hiện đủ các loại tàu Trung Quốc, từ tàu đánh cá cho đến nghiên cứu khảo sát, tàu hộ vệ tên lửa. Trong năm 2015, số lượng các tàu Trung Quốc đi ngang, tìm đến neo đậu tại bãi Ba Kè tăng đột biến và xuất hiện thêm cả các tàu trinh sát, tàu thăm dò, giàn khoan dầu khí hạng nhỏ.
Đặc biệt từ tháng 12.2015 đến nay, mặc dù khu vực thềm lục địa phía Nam liên tục có sóng to gió lớn, nhưng số lượng tàu cá Trung Quốc neo đậu lâu ngày ở khu vực bãi Bà Kè luôn duy trì ở mức kỷ lục: 12 - 15 chiếc và hầu hết các tàu này không thực hiện hành động đánh bắt, mà chỉ có động tác giống như thăm dò luồng lạch, độ sâu và khiêu khích…

Tàu Trung Quốc rập rình phía xa các nhà giàn bãi Ba Kè và được bộ đội theo dõi chặt chẽ bằng ống nhòm chuyên dụng TZK - Ảnh: Mai Thanh Hải
Thuyền trưởng tàu QNg.96446.TS Dương Minh Thuấn (ở Lý Sơn, Quảng Ngãi) cho biết: “Ban ngày, các tàu Trung Quốc di chuyển qua nhiều vị trí. Ban đêm, họ co cụm lại gần nhau và đồng loạt bật hết các loại đèn trên tàu, nhìn từ xa như thành phố nổi. Nếu tàu ngư dân Việt Nam lại gần, các tàu Trung Quốc sẽ dùng hệ thống thông tin quát đuổi. Thậm chí, khi các tàu lại quá gần, tàu Trung Quốc lao thẳng đến, sẵn sàng đâm va”. Thuyền trưởng Thuấn lắc đầu: “Các tàu này có khi tiến sát các nhà giàn, nơi có bộ đội Hải quân chốt giữ ở khoảng cách 2 - 3 hải lý. Nhiều đêm, tàu Trung Quốc còn vào sát nhà giàn, tắt đèn neo đậu, mặc cho bộ đội dùng loa phóng thanh, chiếu đèn pha cảnh cáo, xua đuổi. Do nhà giàn không có phương tiện tàu thuyền, nên tàu Trung Quốc chỉ chạy ra xa khi có tàu trực Hải quân hoặc tàu Kiểm ngư tăng cường đến đẩy đuổi, ép các tàu này ra phía ngoài xa…".

Tàu QNg-96446.TS đang hoạt động tại khu vực bãi cạn Ba Kè - Ảnh: Mai Thanh Hải
Sở dĩ, các thuyền viên tàu QNg-96446.TS rành mạch tình hình, bởi con tàu này có thâm niên đánh bắt ngoài vùng biển Hoàng Sa và liên tục đối mặt với các tàu Hải cảnh, Hải giám Trung Quốc.
Các thuyền viên tàu QNg-96446.TS còn cho biết, mới đây nhất, ngày 17.8.2015, khi đang đánh bắt thủy sản tại Hoàng Sa, họ bị tàu Hải cảnh 46102 của Trung Quốc truy đuổi, đâm bẹp thành tàu và lính Trung Quốc nhảy sang cướp phá dầu nhớt, thiết bị liên lạc, đánh bắt…

Tàu cá Trung Quốc, nhìn từ phía sau - Ảnh: Mai Thanh Hải
Đối mặt với tàu Trung Quốc
Buổi sáng ngày 22.1.2016, tàu 621 chở chúng tôi từ bãi Ba Kè về lại khu vực Quế Đường. Cách bãi Ba Kè khoảng 14 hải lý (25km) về phía Tây (sau bãi Ba Kè, về phía đất liền là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), máy tàu chợt gầm lên và các thủy thủ tàu rầm rập chạy ra 2 bên mạn, sẵn sàng trong các vị trí. Chúng tôi vội chạy lên buồng lái và thấy trước mặt là cả đội hình tàu cá Trung Quốc gồm 4 chiếc đang neo đậu ở khu vực bãi cạn Vũng Mây, thuộc khu vực Ba Kè.
Thấy tàu Việt Nam, những người trên tàu Trung Quốc rút hết vào trong khoang, đóng sập cửa, để lại boong tàu trống hoác, không có bất cứ 1 ngư lưới cụ nào, như những tàu đánh cá thông thường. Thứ duy nhất có liên quan đến hoạt động đánh bắt là dàn đèn điện 4 tầng với gần 200 bóng đèn và hệ thống dây kéo, ròng rọc chằng chịt nằm dọc tàu, được cố định bởi 2 khung thép cao vài chục mét ở đầu và cuối tàu. Các tàu này đều hướng mũi vào đất liền Việt Nam…

Dàn đèn trên tàu cá Quế Bắc Ngư 39168 của Trung Quốc - Ảnh: Mai Thanh Hải
Chỉ huy tốp 4 chiếc tàu Trung Quốc là tàu Quế Bắc Ngư 39168. Số hiệu này của tàu cá thuộc thành phố Bắc Hải, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

2 tàu Kiểm ngư Việt Nam (màu trắng) đang kiên trì xua đuổi 2 tàu cá Trung Quốc có trọng tải lớn gấp 3-4 lần, trên vùng biển Ba Kè, chiều 20.1 - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trước đó, ngày 20.1, chúng tôi chứng kiến 2 tàu KN-838 và KN-215 của Chi đội Kiểm ngư 2 – Cục Kiểm ngư Việt Nam vượt sóng gió ra đẩy đuổi tốp 2 chiếc tàu cá Trung Quốc có ý định áp sát nhà giàn DK1/21. Sau nhiều tiếng đồng hồ vây ép, phát tín hiệu cảnh cáo và kiên nhẫn xua đuổi, các tàu Kiểm ngư Việt Nam có trọng tải bằng 1/3 tàu Trung Quốc đã buộc các tàu Trung Quốc phải chạy ra phía xa, ra khỏi khu vực thềm lục địa phía Nam.
Một sĩ quan của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đi trên tàu 621 cho biết, bình thường, các tàu Trung Quốc cậy đông nên lì lợm bỏ qua mọi sự cảnh cáo, xua đuổi của lực lượng chấp pháp Việt Nam. Hôm nay, ngoài tàu trực, có thêm tàu Kiểm ngư và tàu 621, nên họ mới đành chạy ra xa như vậy.

Các tàu của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân và Chi đội Kiểm ngư 2, Cục Kiểm ngư Việt Nam cùng phối hợp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trong suốt chuyến công tác, chúng tôi nhiều lần nghe đại tá Tô Văn Thư, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân nhấn mạnh khi làm việc với cán bộ chiến sĩ các nhà giàn, tàu trực: “Phía Trung Quốc có ý định hạ đặt giàn khoan, đóng quân xen kẽ với ta trên một số khu vực bãi cạn thềm lục địa phía Nam. Phải nâng cao cảnh giác, không để họ hạ đặt bất cứ thứ gì trên vùng biển của ta”.
Đại tá Thư cũng cho biết, các nhà giàn đang đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao và trong khi đất liền đang bình yên đón Tết thì bộ đội Tiểu đoàn DK1 cùng các tàu trực đang căng mình giữ từng sải nước, quyết tâm không để phía Trung Quốc hạ đặt giàn và neo đậu tàu thuyền ở thềm lục địa phía Nam.

Càng những ngày gần Tết Bính Thân 2016, bộ đội các nhà giàn - tàu trực trên thềm lục địa phía Nam càng phải tăng cường canh gác, trực chiến bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa - Ảnh: Mai Thanh Hải

2 tàu cá Trung Quốc neo đậu tại bãi ngầm Ba Kè, cách nhà giàn DK1/9 khoảng 25 km về phía tây Bãi ngầm Ba Kè gồm các Bãi Vũng Mây, Bãi Ba Kè, Bãi Đất, Bãi Đinh, các vị trí này nằm trên cùng một khu vực bãi ngầm có độ sâu dưới mặt nước trong khoảng từ 3,2-100m; bãi ngầm nằm theo hướng Bắc Đông Bắc - Tây Tây Nam, cách bãi Quế Đường 74 hải lý về phía Đông. Chiều dài khoảng 50km, chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 24km. Điểm bãi ngầm Ba Kè có độ sâu 3,2 dưới mặt nước, vị trí cách Vũng Tàu khoảng 579km về phía Đông Nam. Ba Kè là khu vực biển hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên sử dựng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến vào thăm dò địa chấn, trinh sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền của ta. Hoạt động của họ tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và tháng 9 tháng 10, thời kỳ sóng yên, biển lặng. Mai Thanh Hải
 

maykhoan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393424
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
2,277
Động cơ
255,594 Mã lực
Tuổi
41
Mợ Bông mít lúc nào cũng đỏ như quả cà chua, chẳng khác bị bắn pháo giàn =))
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Lão Lầm rỗi việc nhỉ?

Các bậc kỳ tài cứ search xem các nick họ Hoa này cmt ở các thớt sẽ thấy ngay - chả phải khựa khiếc gì đâu : ngộ chữ, ảo tưởng và loser!
Ơ hay, cả chị nữa, rảnh thế:))
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em biết gõ tiếng Việt. Nhưng cái Tòa án quốc tế và hơn 190 nước còn lại trong LHQ không có nghĩa vụ gõ tiếng Việt, suy nghĩ theo kiểu Việt và mặc định quyền lợi Việt không thể tranh cãi.

BĐ là tranh chấp quốc tế chứ chả tranh chấp gì em.
Ơ, thế hóa ra Việt Nam có tranh chấp biển Đông với Trung quốc và một số nước khác à:)). Hay à nhen=))
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
- Chỉ thừa nhận Pháp trả một nửa HS cho VN.
- Vn kế thừa Pháp HS thì phải kế thừa luôn tranh chấp HS giữa Pháp - Trung từ 1920.
-Mang cái link nói pháp chỉ trả 1/2 HS cho Việt Nam lên đây anh nghía cái nhé.
-Em hâm à ? Em từng thừa nhận chủ quyền VN từ xưa đến những năm 1938 đấy thây. Khựa lấy lý mứt gì để tranh chấp ? Cái đó gọi là ĐÒI CƯỚP CHỦ QUYỀN thì đúng nhé :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top