[Funland] Cập nhật tình hình Biển Đông

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 2016 là một năm nhiều biến động, trong đó có Biển Đông. Em sẽ update đầy đủ ạ.
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
1- Dòng in đậm có nghĩa gì vậy cụ?

2- Vẫn chẳng có gì mới. Pháp thực thi chủ quyền của mình ở HS-TS, không phải thực thi giùm cho VN. Pháp chỉ giao quản lý HS-TS với tư cách thành viên thuộc khối Liên hiệp Pháp.

3- Chỗ nào trên bản đồ quốc tế vẽ TS của VN vậy cụ?
1- Pháp coi đây là vô chủ. Đó là tự nó hiểu như thế còn thực tế VN đã phát hiện và khai thác hải vật trên đấy từ lâu.
2- Thế giờ thì em đồng ý rằng pháp có trao quyền quản lý HS-TS rồi đúng không ?
3- Em nhìn lại cái hình dáng nhóm đảo HS-TS do người nước ngoài vẽ nó có gần giống với triều nguyễn vẽ không mà còn hỏi, cũng gần bờ nhé, cũng vẽ chạy dài gần như là 1 ( nhưng có ghi tên 2 quần đảo khác nhau) nhe.
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
Dựa vào bằng cớ nào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định với Tổng thống Obama về chủ quyền tại biển Đông?
Posted on October 4, 2015 by blueocean


Tác giả: Hồ Bạch Thảo

(Phần 1)

Trong cuộc gặp gỡ cấp cao tại Washington vào ngày 25/9/2015 với Tổng thống Obama; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông[1]. Nhắm phụ hoạ cho lập luận này, mấy chục năm nay, một bộ phận học giả Trung Quốc đã vùi đầu trong đống sách vở tư liệu xưa và nay, để cố nhào nặn cho ra bằng chứng chủ quyền. Một trong những công trình của họ mang tên Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên 我國南海諸島史料滙编; với sự cộng tác của hàng chục học giả, thư viện, Chủ biên là Hàn Chấn Hoa; do nhà xuất bản Hạ Môn Đại Học Nam Dương Nghiên Cứu Sở, xuất bản năm 1975.

Trong bộ sách Hối Biên này [Xin giản lược tên sách bằng 2 chữ Hối Biên], qua Thiên 1: Cổ đại thời kỳ (Hán chí Nha Phiến chiến tranh) hữu quan ngã quốc Nam Hải chư đảo chủ quyền cập kỳ địa lý hòa hàng tuyến đích ký tải [ Thời kỳ cổ đại (từ nhà Hán đến cuộc chiến tranh nha phiến) có liên quan đến chủ quyền các đảo Nam Hải nước ta, cùng sự ghi chép về địa lý và tuyến hàng hải]; nhóm biên soạn trình bày chủ quyền của họ theo trình tự các triều đại Trung Quốc: Hán, Tam Quốc Nam Bắc triều, Tùy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh; nên chúng tôi cũng tuân theo trình tự này thảo luận, để độc giả tiện bề tham khảo:

A. Đời Hán:

Biên giả nêu sách Dị Vật Chí [异物志] của Dương Phu đời Ðông Hán đề cập đến Trướng Hải. Sách này tuy đã thất truyền nhưng được các tác giả Trung Quốc đời Tống, Minh, Thanh nhắc lại như sau: 漲海崎頭水淺而多磁石,徼外大舟,錮以鐵葉值之多拔[2] tại Trướng Hải Kỳ Ðầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châm, thuyền lớn đi ngoài cõi ,dưới thuyền gắn lá sắt sẽ bị nhổ ra.

Tư liệu từ một quyển sách viết cách đây khoảng 2000 năm đã thất truyền, mô tả đá nam châm nằm dưới đáy biển có thể hút được đinh sắt là huyền thoại vô căn cứ; nhưng biên giả vin vào đó để cố tình cho rằng Trướng Hải có liên quan đến các quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa] và Nam Sa [Trường Sa]:

Các sách địa phương chí đời Thanh và cận đại nói về đảo Hải Nam đều trích dẫn đoạn văn này tại Dị Vật Chí. Thấy được Trướng Hải kỳ đầu cùng truyền thuyết về nam châm tại Trướng Hải hút đinh sắt của thuyền có liên quan đến các quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa] và Nam Sa [Trường Sa] tại vùng biển Nam Hải.[3]
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
Các nhà biên khảo Trung Quốc muốn chứng tỏ Trướng Hải thuộc lãnh hải Trung Quốc, rồi suy diễn xa hơn nữa rằng Tây Sa và Nam Sa nằm trong đó. Riêng chúng tôi cũng căn cứ vào sử Trung Quốc, Tống Sử, có bằng chứng rằng Trướng Hải thuộc lãnh hải Việt Nam. Tống Sử quyển 488, mục Liệt Truyện, Giao Chỉ, chép việc vào tháng 7 [năm Chí Đạo thứ 2 [996] như sau:

Vua Thái Tông nhà Tống sai Chủ khách lang trung, trực Chiêu văn quán Lý Nhược Truất sung Quốc tín sứ mang chiếu thư và đai mỹ ngọc ban cho Lê Hoàn [vua Lê Đại Hành]. Khi Nhược Truất đến, Lê Hoàn ra ngoài thành đón; nhưng lời lẽ có vẻ ngạo mạn, bảo Nhược Truất rằng Từ trước tới nay cướp Như Hồng [Khâm châu]đều là bọn Man tặc ở ngoài nước, Hoàng đế có biết rằng không phải quân Giao châu hay không? Nếu quả Giao châu làm phản thì trước hết đánh Phiên Ngung[Quảng châu], thứ đến đánh Mân [Phúc Kiến], Việt [Quảng Đông]; nào phải chỉ trấn Như Hồng mà thôi!” 太宗遣主客郎中、直昭文館李若拙齎詔書,充國信使,以美玉帶往賜桓。若拙既至,桓出郊迎,然其詞氣尚悖慢,謂若拙曰:「向者劫如洪鎮乃外境蠻賊也,皇帝知此非交州兵否?若使交州果叛命,則當首攻番禺,次擊閩、越,豈止如洪鎮而已!」 Nhưng sau khi nghe Nhược Truất phân trần, vua Lê Đại Hành dịu giọng “Hoàn ngạc nhiên dời chiếu đứng dậy nóiHải tặc phạm biên, là tội của thủ thần; Thánh quân khoan dung, ơn quá cha mẹ, không gia tru phạt. Từ nay cẩn thận giữ chức phận đã giao, giữ yên nơi Trướng Hải.” 桓愕然避席,曰:「海賊犯邊,守臣之罪也。聖君容貸,恩過父母,未加誅責。自今謹守職約,保永清於漲海.] .”
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
Đoạn văn trích dẫn xác định Trướng Hải thuộc lãnh hải Việt Nam, và được nhà Tống chính thức giao nhiệm vụ cho vua Việt Nam ngăn ngừa đạo tặc cướp phá tại biển này. Nếu suy luận theo kiểu của các nhà biên khảo Trung Quốc, một khi Trướng Hải là lãnh hải Việt Nam, thì chính Hoàng Sa, Trường Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Cũng cần nhấn mạnh thêm dưới thời Lưỡng Hán, 2 quận Châu Nhai và Đam Nhĩ [tức đảo Hải Nam] chỉ nằm trong lãnh thổ Trung Quốc trong vòng 65 năm; đến đời Hán Nguyên Đế [-46] phải dẹp bỏ. Như vậy lãnh hải Trung Quốc từ phía nam chỉ còn miền duyên hải Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay mà thôi; còn nói gì đến các đảo Tây Sa, Nam Sa xa vời. Như vậy việc khẳng định chủ quyền Tây Sa Nam Sa cho đến đời nhà Hán là điều láo khoét. Sách Hậu Hán Thư, quyển 86, Nam Man,
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
Tây Nam Di Liệt Truyện, chép như sau:

Có 2 quận Châu Nhai [thuộc Hải Nam], Đam Nhĩ [thuộc Hải Nam] tại đảo ngoài biển, đông tây dài 1.000 dặm, nam bắc 500 dặm; các Tù trưởng quí tai to, bèn xâu lỗ rồi dùng dây căng ra, tai kéo dài xuống vai mấy tấc. Cuối thời Vũ Đế, Thái thú Châu Nhai là Tôn Hạnh người đất Cối Kê [thuộc Chiết Giang], điều dân mang tấm vải bố lớn hiến triều đình, dân man không kham được sự phục dịch nên đánh phá quận, giết Hạnh. Con Hạnh là Báo đốc suất những người thiện đánh lấy lại được, rồi tự mình đảm đương việc quận; đánh dẹp dư đảng suốt năm mới bình định được. Báo bèn gói ấn tín lại, sai sứ mang đến triều đình, cùng trình bày tình trạng. Chiếu chỉ cho Báo làm Thái thú Châu Nhai, uy lực chính trị thi hành, hiến mệnh ban xuống hàng năm. Trung Quốc tham những vật quí nơi này, tìm cách xâm chiếm, nên trong vài năm lại có nỗi dậy. Thời Hán Nguyên Đế Sơ Nguyên thứ 3 [-46] bèn cho bãi bỏ, thời gian lập quận được 65 năm.”
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,935
Động cơ
400,022 Mã lực
Tóm lại TS thì có vẻ không phải của một mình vn nhỉ. Vì nó là quần đảo lại xa bờ như thế nên chiếm được cũng khó giữ. Bây giờ thằng Tầu chơi bẩn nó cho tầu thuyền chiếm các bãi nửa chìm nửa nổi rồi tuyên bố chủ quyền, điều phương tiện ra canh giữ ngày đêm, ngáng luôn đường đi của mình ra đảo của mình thì cũng đau thật.
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
B. Từ Tam Quốc đến Nam Bắc Triều.

1. Sử liệu đời Tam Quốc được Hối Biên trích dẫn qua sách Phù Nam Truyện [扶南傳] của Khang Thái. Khang Thái là sứ giả nhà Ngô đến thăm Phù Nam thời Tam Quốc, rồi sau đó viết về nước này. Sách của ông cũng thất truyền, được Lý Phương đời Tống trích dẫn tại cuốn Thái Bình Ngự Lãm [太平御覧], trong đó có câu : 漲 海 中, 到 珊 瑚 洲, 洲厎有盤石,珊 瑚 生 其 上 也[4] Từ Trướng Hải đến châu San Hô, dưới châu có đá bàn thạch, san hô sinh trong đó.

Nhà biên khảo Hối Biên vin vào 3 chữ “ San Hô châu ” để nêu lên đây là đảo Tây Sa [Hoàng Sa] và Nam Sa [Trường Sa] là những đảo được cấu tạo bởi san hô.[5]

Cần lưu ý, Phù Nam là nước cũ giáp với Lâm Ấp tức Chiêm Thành; vào thế kỷ thứ 6 bị Chân Lạp thôn tính. Nước Chân Lạp sau đó bị chia làm 2 phần: Lục Chân Lạp tức Campuchia ngày nay, Thuỷ Chân Lạp giáp biển tức miền Nam Việt Nam. Như vậy phần Trướng Hải thuộc Phù Nam cũng nằm trong biển Đông, lãnh hải của miền nam Việt Nam ngày nay. Và cái gọi là châu san hô có khả năng là Hoàng Sa, Trường Sa của ta.
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
2. Biên giả Hối Biên lại trích từ sách Ngô Lục [ 吳緑] của Trương Bột đời Tấn, mô tả đồi mồi tại Trướng Hải:嶺 南 盧 賓 縣 漲 海 中 玳 瑁 似 龜 而 大.[6] Tại Trướng Hải, ở vùng huyện Lô Tân, Lãnh Nam; có đồi mồi lớn như con rùa. Sách này cũng thất truyền, được ghi lại từ sách Thái Bình Ngự Lãm [太平御覧] của Lý Phương.

Ngoài ra Hối Biên còn nhắc đến sách Ngoại Quốc Tạp Truyện của Khang Thái, sách này cũng thất truyền, nguồn trích dẫn từ Sơ Học Ký của Từ Kiên đời Đường, như sau “Xét ngoài biển lớn Nam Hải còn có Trướng Hải. Nguyên chú: sách Hậu Hán Thư của Tạ Thừa[7] chép ‘7 quận Giao Chỉ cống hiến đều đi từ Trướng Hải mà ra.

3. Lời chú sách Nhĩ Nhã [尔雅]của Quách Phác đời Tấn do Hối Biên trưng ra, có đoạn như sau: 螺 大 者 如 斗, 出 日 南 漲 海 中, 可 以 爲 酒 杯.[8] Ốc loa lớn như cái đấu sinh ra từ Trướng Hải quận Nhật Nam, có thể dùng làm chén uống rượu.

Bàn về lời chú của Quách Phác, Hối Biên nêu lên rằng: Nhật Nam là quận cực nam của Trung Quốc. Quách Phác nói Trướng Hải đất Nhật Nam chỉ rằng từ đảo Hải Nam đến Nhật Nam phải đi qua Trướng Hải, tức vùng biển quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa][9]

Theo Đào Duy Anh trong Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời[10] thì lãnh thổ quận Nhật Nam thời Nam Bắc triều bắt đầu từ dãy Hoành Sơn [ranh giới Hà Tĩnh, Quảng Bình] trở vào nam. Như vậy mặc cho các nhà biên khảo Trung Quốc khổ công trưng bằng chứng cách nào, thì Trướng Hải vẫn là lãnh hải thuộc Việt Nam, có Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong đó.
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
1- Vn không hề có tư liệu nào về Trường Sa trước 1956. Trường Sa do Anh phát hiện ra. Pháp tuyên bố chủ quyền, Anh chấp nhận. Nhật tranh chấp

2- Trao quyền quản lý không có nghĩa trao chủ quyền. Giống Pháp nhập HS vào TT- Huế, VNCH tách HS về tỉnh Quảng Nam còn CHXHCNVN trao HS về ĐN quản lý.

3- Nó vẽ giống nhà Nguyễn, nghĩa là đó chỉ HS, không phải quần đảo Trường Sa. Em muốn hỏi quần đảo TS nằm ở đâu trên bản đồ đó cơ.
1 - VN có đầy tư liệu, chỉ cái đầu của em đen tối U mê nên không hiểu và không thừa nhận
2- Em căn cứ vào cái gì để nói trao quyền quản lý không có nghĩa trao chủ quyền ?
3 - Em không nhìn thấy cái gì đây à ? Phóng to từ bản đồ anh post ở trên nhé.

Bông em có cái lối ăn bớt và nhét chữ vào mồm nhà báo.

Em có thấy trên người ta ghi 2 chữ HS còn dưới ghi 4 chữ ( vạn lý trường sa) không ?

 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
C. Đời Tuỳ.

1. Hối Biên dẫn chứng Tuỳ Thư [隨書] như sau: 大 業 三 年 十 月, 常 駿 等 自 南 海 郡 乘 舟,晝 夜 二 旬,每 值 便 風 至 焦 石 山,而 過 東 南,泊 陵 伽 鉢 拨 多 洲,西 與 林 邑 對,上 有 神 祠 焉.[11] Tháng 10 năm Ðại Nghiệp thứ 3 [607] bọn Thường Tuấn từ quận Nam Hải đáp thuyền, qua ngày đêm 2 tuần, gặp gió thuận đến đảo Tiêu Thạch Sơn, rồi qua đông nam ghé đến châu Lăng Già Bát Bạt Ða, phía tây đối diện với nước Lâm Ấp, tại đó có đền thờ thần.

Trong phần nhận xét[12] Hối Biên cho rằng địa danh “Tiêu Thạch” và Pracel của Tây phương nghĩa giống nhau, người Tây phương gọi Tây Sa là Pracel[13], vậy Tiêu Thạch tức Tây Sa.

Hai địa danh nghĩa giống nhau như thế nào thì họ Hàn không hề giải thích; nhưng dù hai địa danh giống nhau cả âm lẫn nghĩa, cũng không thể đồng hóa làm một. Chẳng lẽ thấy tên tỉnh Hà Ðông, Trung Quốc [tức tỉnh Sơn Tây hiện nay], đồng âm và nghĩa với tên tỉnh Hà Ðông Việt Nam, rồi cho hai xứ là một. Lại càng không thể được, khi đem người phụ nữ dữ dằn ghen tuông mà điển tích Trung Quốc gọi là “sư tử Hà Ðông”, để đồng hóa với cô gái Hà Ðông, Việt Nam duyên dáng trong chiếc áo lụa mỏng ; khiến một thi nhân lòng tràn đầy cảm hứng qua câu thơ:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát,

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông.
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
D. Đời Đường:

1. Hối Biên trích một đoạn văn của Giả Ðam đời Ðường trong sách Quảng Châu Thông Hải Di Ðạo [廣州通海夷道] có đề cập đến địa danh Tượng Thạch như sau : 廣 州 東 南 海 行 二 百 里, 至 屯 門 山, 乃 帆 風 西 行 二 日, 至 九 州 石, 又 南 二 日 至 象 石, 又 西 南 三 日 行 至 占 不 勞 山, 山 在 環 王 國 東 二 百 里 海 中.[14] Từ phía đông nam Quảng Châu hải hành 200 lý đến Ðồn Môn Sơn, lại dương buồm đi tiếp 2 ngày đến Cửu Châu Thạch, lại đi về phía nam 2 ngày đến Tượng Thạch, đi tiếp về phía tây nam 3 ngày đến núi Chiêm Bất Lao, núi tại phía đông nước Hoàn Vương 200 lý.

Mặc dầu địa danh Tượng Thạch nêu lên trong sử liệu này đã được học gỉả Phùng Thừa Quân 馮承鈞, một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng vào tiền bán thế kỷ thứ 20, cho rằng đó là đảo Ðại Châu, sách xưa gọi là Ðộc Châu lãnh, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Hải Nam, và Hoàn Vương quốc là nước Chiêm Thành; nhưng Biên giảHối Biên vẫn khẳng định rằng Tượng Thạch là quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa].[15]

Hối biên viện dẫn đoạn văn sau đây của Cố Viêm Vũ trong Thiên Hạ Quận Quốc Lợi Bệnh Thư “ để biện hộ:

Tại Quảng Châu [Guangzhou, Quảng đông] đi thuyền đến các nước Phiên, ra khỏi Hổ Đầu Môn vào đại dương chia làm đông tây hai đường…..Hải lộ 200 lý đến Đồn Môn Sơn; thuận theo chiều gió chạy về phía tây 2 ngày đến Cửu Châu Thạch, lại tiếp tục phương nam 2 ngày đến Tượng Thạch, lại theo hướng tây nam 3 ngày đến Chiêm Bất Lao [Cù Lao Chàm, Quảng Nam].”[16]
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
872
Động cơ
249,456 Mã lực
Nhưng lập luận vẫn không thuyết phục được, bởi hai điểm vô lý:

Thứ nhất, theo đoạn văn đã dẫn, từ Tượng Thạch “theo hướng tây nam 3 ngày đến Chiêm Bất Lao [Cù Lao Chàm, Quảng Nam].” Như vậy từ Chiêm Bất Lao [Cù Lao Chàm] đi ngược lên Tượng Thạch phải theo hướng đông bắc. Hãy nhìn vào bản đồ, phía đông bắc Cù Lao Chàm, ứng vào huyện Vạn Ninh, tại huyện này có đảo Đại Châu mà Phùng Thừa Quân gọi là Tượng Thạch; chứ không phải là quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa] phía đông như lập luận của biên giả Hối Biên.

Thứ hai, tuyến hàng hải quen thuộc từ Trung Quốc xuống phương nam phải chọn hải trình an toàn, không thể đi qua Tây Sa [Hoàng Sa] là vùng biển nguy hiểm. Sách Hải Tra Dư Lục [海槎餘錄] đời Minh từng mô tả Tây Sa tức Thiên Lý Thạch Đường nguy hiểm như sau:

Thiên Lý Thạch Ðường tại biển Nhai Châu ngoài 700 lý. Truyền rằng đá tại biển này dưới mức nước biển 8, 9 thước [1thước=1/3 mét]; thuyền đi qua tránh xa mà đi, một lần đâm vào thì không thể ra được. Vạn Lý Trường Ðê ở phía nam, thuyền vào trong đó không thể thoát được. Dân Phiên đã quen nơi này, biết cách tránh, tuy gặp gió bão cũng không lo.[17]

*

Dựa vào các sử liệu đã đề cập, vị trí Trướng Hải được xác định như sau: qua cuộc đối thoại giữa vua Lê Đại Hành và Sứ thần Trung Quốc Lý Nhược Truất đời Tống cho biết bờ biển Trướng Hải bắt đầu từ tỉnh Quảng Ninh Việt Nam và châu Khâm [Như Hồng] Trung Quốc; đến sách Nhĩ Nhã của Quách Phác nhận diện Trướng Hải tại biển miền trung Việt Nam; qua Phù Nam Truyện của Khang Thái thì vị trí Trướng Hải chạy dài đến biển miền nam Việt Nam. Nói một cách khác Trướng Hải thời xưa tức Biển Đông ngày nay, từng được vua Trung Quốc công nhận là vùng biển do Việt Nam kiểm soát, có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong đó.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Yên tâm đê. Mấy năm nữa sử Trung quốc sẽ có đoạn Trương Khiên đi thám hiểm Bắc Cực, Trịnh Hoà sang Nam Mĩ. Còn không có chứng cứ cũng không sao: Bố mày cứ chiếm đấy.
 

Doc_hanh79

Xe điện
Biển số
OF-138673
Ngày cấp bằng
16/4/12
Số km
2,005
Động cơ
381,007 Mã lực
Dường như mục đích của Triệu Hoa là ru ngủ và làm nhụt ý chí đòi lại chủ quyền biển đảo!

Dưới cái mác "cung cấp thông tin đa chiều" và "không muốn hao tổn xương máu"!
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,022
Động cơ
551,235 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em thì không mất thời gian tranh cãi làm gì,cứ vang phát để bày tỏ tình cảm đã! :)):))
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
1- VN không hề có tư liệu khai thác, quản lý, chủ quyền Trường Sa. Việc cụ đưa ra cái tên Vạn Lý Trường Sa trong bản đò cổ là không hợp lý.
2- Pháp tuyên bố nó có chủ quyền Trường Sa khi Phi và Đài tranh chấp nhau nhau Ba Bình năm 1957.
+ Đà Nẵng kg có chủ quyền về HS, Khánh Hòa không có chủ quyền về TS dù 2 tỉnh/ thành này đang quản lý. Chủ quyền lãnh thổ thuộc cấp quốc gia, nhà nước độc lập; không phải thuộc các đơn vị hnahf chính.
3- Khỏi phóng, thấy rõ rồi. Vạn Lý Trường Sa không phải là quần đảo Trường Sa, chỉ là sự trùng hợp tên gọi. Ví dụ tỉnh A có xã Bông Mai. tỉnh B cũng có xã tên Bông Mai. 2 Bông khác nhau, cụ cần phân biệt.
2. Bông cho chứng cớ Pháp tuyên bố năm 1957 đi.
Chủ quyền lãnh thổ là thực thi quản lí hành chính, thích cho nó thuộc trung ương thì nó thuộc trung ương, thích cho nó thuộc địa phương thì nó thuộc địa phuơng.
 
Chỉnh sửa cuối:

thánh chém

Xe tăng
Biển số
OF-388617
Ngày cấp bằng
24/10/15
Số km
1,052
Động cơ
245,200 Mã lực
Tuổi
38
Trích dẫn sách sử Tàu ư? Trước Hòa ước Giáp Thân 1884, Tàu coi VN là chư hầu của nó, tức một dạng thuộc địa. Vua nhận phong hiệu, thần phục và cống nạp. Hết.
Nhưng lãnh thổ Việt nam vẫn là của người Việt chứ không phải của nước Tàu có đúng không hả bông :-?:-?:-?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top