[Funland] Cập nhật hàng made in Cờ Hoa

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Tai nạn bí ẩn của trực thăng Mỹ ở Afghanistan

Một chiếc trực thăng Apache AH-64 của quân đội Mỹ bị rơi xuống một vùng núi tuyết trắng xóa của Afghanistan mà không rõ nguyên nhân.


Các quan chức của Lực lượng Hỗ trợ An ninh Đặc biệt (ISAF) cho rằng đoạn video này ghi lại vụ tai nạn ở tỉnh Paktika, đông nam Afghanistan, Telegraph đưa tin.

Hai chiếc trực thăng Apache AH-64 khi đó đang hỗ trợ một đội kiểm soát của ISAF thả các thiết bị. Một trong hai chiếc này sau đó lao xuống mặt đất rồi văng về phía dãy núi tuyết ở phía xa.

Không ai ở dưới đất cũng như không có thành viên nào của chiếc trực thăng bị thương hay thiệt mạng trong vụ tai nạn xảy ra vào ngày 6/2. Đoạn video ghi lại toàn bộ diễn biến chỉ được đăng trên mạng Internet gần đây.

Quân đội Mỹ đang tiến hành điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn. Tuy nhiên, hiện không có thông tin nào về hoạt động của các phiến quân tại khu vực này vào thời điểm chiếc trực thăng bị rơi. Nguyên nhân khiến chiếc Apache AH-64 gặp nạn có thể xuất phát từ trục trặc kỹ thuật hoặc lỗi của phi công.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
HELLADS - Vũ khí chiến tranh tương lai
Cập nhật lúc :7:26 AM, 24/03/2012
Cục Các dự án nghiên cứu tiên tiến (DARPA) thuộc BQP Mỹ đang phát triển hệ thống vũ khí laser mới HELLADS.

(ĐVO) Vũ khí laser đang được công ty General Atomics chế tạo này có thể ảnh hưởng căn bản đến tiến trình các cuộc chiến tương lai. Thay thế cho các hệ thống to bằng máy bay chở khách là hệt thống laser chất lỏng 150 kW lắp trên máy bay tiêm kích và có công suất đủ để bắn hạ các máy bay không và có người lái. Dự kiến, việc chế tạo mẫu sẽ hoàn thành và đưa vào thử nghiệm cuối năm 2012.

Vấn để chủ yếu của tất cả các hệ thống vũ khí laser đang được chế tạo là trọng lượng và kích thước của chúng. DARPA dự định vượt trước các đối thủ Nga, Ấn Độ và Israel chính là về các thông số này. Các tiêu chí được công bố cho chương trình có tên “Hệ thống phòng thủ laser chất lỏng năng lượng cao” đòi hỏi nhà thầu phải đạt được tỷ lệ trọng lượng/công suất tốt nhất là 5 kg/1kW.

Thể tích của laser không được vượt quá 3m3, đây cũng là một thông số không tồi. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là ở kế hoạch mà còn là ở việc thực hiện: theo DARPA, module laser đầu tiên đã hoàn thành và thể hiện khả năng bức xạ xung laser mạnh và bảo đảm tỷ lệ trọng lượng/công suất yêu cầu. Vào giữa năm 2012, người ta sẽ hoàn thành module thứ hai, sau đó sẽ bắt đầu thử nghiệm các tại trường thử tên lửa White Sands.


Các vũ khí laser trước đây của Mỹ do kích thước cồng kềnh và giá cao nhất ngưởng thích hợp để dọa dẫm Bộ Tài chính Mỹ hơn là để sử dụng trên chiến trường.

Cần lưu ý là các thông số kể trên tốt hơn hàng chục lần so với các hệ thống hiện có. Các nhà thiết kế HELLADS làm thế nào để đạt được?

Một là, họ không dùng laser thể rắn mà sử dụng laser chất lỏng có khả năng phát cao hơn bình thường. Phương án này cho phép đơn giản hóa rất nhiều hệ thống làm mát, tức là làm giảm trọng lượng của nó và trọng lượng toàn bộ. Đây luôn là một trong những khó khăn chủ yếu của laser quân sự công suất cao.

Hai là, người ta dự định sử dụng các hệ thống cấp nguồn trên khoang của phương tiện được lắp laser. Điều đó sẽ cho phép hạn chế kích thước và trọng lượng của hệ thống, bộ phận nặng nhất là các nguồn nuôi sẽ không nằm trong trọng lượng 750 kg của laser.

Cuối cùng, các nhiệm vụ đặt ra cho các nhà thiết kế trở nên dễ nhằn hơn so với các nhiệm vụ đặt ra cho các vũ khí laser chống trên tên lửa lắp trên máy bay. Các laser mới này không phải bắn hạ các đầu đạn ở cự ly hàng chục km mà bán kính hoạt động của chúng sẽ chỉ là mức km. Điều đó có nghĩa là, sự tán xạ năng lượng của xung laser được giảm đi.

Các mục tiêu để bắn thử trên trường bắn sẽ lần lượt là: tên lửa phòng không, đạn cối, cũng như “tiến hành các đợt bắn tập sử dụng máy bay triển khai trên mặt đất”. Thành công ít ra là một phần là điều chắc chắn. Hệ thống của Israel có cùng các nhiệm vụ đã mấy lần bắn hạ được đạn cối và đạn rocket Grad đang bay.

Nhưng liệu giới quân sự Mỹ có thích sản phẩm mới này không? Cần lưu ý là hệ thống của Israel chỉ có thể bắn các loại đạn có quỹ đạo bay cao và tốc độ thấp, chứ không thể tiêu diệt đạn pháo bay thấp. Hệ thống này cũng cồng kềnh và nặng nề nên buộc Quân đội Israel phải từ bỏ nó.

Cuối cùng, liệu các nhà thiết kế có thể bố trí được một hệ thống cấp năng lượng cần thiết lên máy bay tiêm kích hay một xe Hummer quân dụng như họ đang quảng cáo hay không. Nếu câu trả lời là được thì cuộc chiến trên không có thể mang dáng dấp của chiến tranh tương lai.
Kô biết bao giờ có quốc gia thứ 2 phát triển thành thành công được vũ khí này
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Em nghĩ khi nào đưa được lò phản ứng hạt nhân lên tiêm kích thì sẽ giải quyết được 80% vấn đề của vũ khí laser! Tuy nhiên có quá nhiều cách để chống lại nó, có khi đơn giản nhất là một cái gương!
Xem Starwars phét lác bỏ mợ: Tia laser chỉ có thể nhìn thấy được trong khí quyển, vì khi đó không khí bị nung đến trạng thái plasma, cái chúng ta nhìn thấy là plasma, còn ngoài vũ trụ thì làm gì có không khí,nó vô hình! Bị bắn mà cũng chẳng hiểu vì sao!
Mọi thứ được cho là "viễn tưởng", với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, thì chỉ khoảng 20-30 năm sau đã thành thực tế!
Ví dụ sinh động nhất là điện thoại di động: 20-30 năm trước còn không có khái niệm này, tất cả các bộ phim viễn tưởng thời kỳ ấy, kể cả trên phi thuyền không gian ta đều thấy "alô" bằng điện thoại cố định dây nhợ lằng nhằng!
Thế mà nay các cụ có dế đút túi quần!
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
- Một chiếc máy bay chiến đấu F-18 của Lực lượng hải quân Mỹ đã đâm xuống vùng ngoại ô ở Virginia Beach thuộc bang Virginia, làm cháy nhiều ngôi nhà nhưng không người nào thiệt mạng.

Vụ tai nạn xảy ra vào 12h08 ngày 6/4 (theo giờ địa phương). Ít phút sau khi cất cánh từ một tàu sân bay, chiếc máy bay chiến đấu F-18 được điểu khiển bởi 1 sinh viên và 1 phi công hướng dẫn đã lao xuống vùng ngoại ô ở Virginia Beach thuộc bang Virginia.

Hai phi công đã kịp nhảy dù trước khi chiếc may bay lao xuống vào bốc cháy dữ dội. Vụ tai nạn khiến 3 tòa nhà bị phá hủy và 2 ngôi nhà khác bị phá hủy một phần, nhưng may mắn chỉ có 5 người bị thương và không người nào thiệt mạng.

Các nhân viên cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường ngày sau khi xảy ra tai nạn để dập tắt đám cháy. 6 người bị thương, bao gồm 1 phi công đã được đưa tới một bệnh viện gần đó để được chăm sóc y tế. Phần lớn họ bị ngạt do hít phải khói.

Dưới đây là một số hình ảnh vệ vụ tai nạn:








 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nghe giang hồ đồn chú Mẽo vừa nâng cấp Apache lên chuẩn BlokIII .. chủ yếu là nâng cấp thiết bị điện tử.
Bây h oánh làm gì có đối thủ mà chú Mẽo này cũng tích cực nâng cấp nhể .. chắc lại đem bán thoai ..
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Kịch bản úp sọt :D

Mỹ tập dượt đánh Nga và Trung Quốc
Cập nhật lúc :8:57 PM, 07/05/2012
Không lực Mỹ tập dượt chiến thuật tấn công tầm siêu xa trong cuộc tập trận Operation Chimichanga.
Trong cuộc tập trận quy mô lớn có mật danh Operation Chimichanga, Lầu Năm góc đã cho thế giới thấy một cuộc chiến tranh mới. Có thể, trong tương lai, đây sẽ là một trong phương thức tiến hành chiến tranh tiêu chuẩn của Mỹ.

Ngày 4/4/2012, Lầu Năm góc đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn, kết hợp mô hình hóa trên máy tính và sự tham gia của các máy bay thật từ Fort Yukon (Alaska). Trong cuộc tập trận mật danh Operation Chimichanga, Mỹ đã lần đầu tiên kiểm tra khái niệm tấn công tầm siêu xa có sử dụng tiêm kích thế hệ 5 F-22 và máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Kịch bản của Chimichanga gợi nhớ chiến dịch El Dorado Canyon năm 1986, khi một lực lượng 150 máy bay Mỹ đã thực hiện hành trình bay siêu xa và tấn công các mục tiêu quân sự và dinh thự của Tổng thống Libya Gaddafi.

Ngày nay, các vũ khí trang bị hiện đại hơn đã ra đời, trong đó có máy bay tàng hình, vũ khí chính xác cao uy lực mạnh và kinh nghiệm chiến dịch này đã được nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện và phát huy trong cuộc tập trận Chimichanga.

Có thể nói rằng, các cuộc tấn công như thế sẽ trở thành phương thức chính để “trừng phạt” và tiêu diệt hạ tầng của các nước nhỏ, cũng như là phương thức hoàn toàn mới để giành ưu thế quân sự trong chiến tranh với các quốc gia nhỏ có quân đội mạnh và lãnh thổ trải dài.

Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạng nặng B-1B Lancer là lực lượng tấn công trong cuộc tập kích đường không tầm siêu xa. Ảnh: USAF
Operation Chimichanga: Một kịch bản

Nhiệm vụ của cuộc tập trận Chimichanga là thực hiện cuộc tấn công bất ngờ choáng váng nhằm tiêu diệt hoặc làm suy yếu cơ bản phòng không đối phương, phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, các bệ phóng tên lửa chiến lược/chiến dịch-chiến thuật, các tàu bè đang neo đậu… Theo ý đồ của giới quân sự Mỹ, cuộc tấn công sẽ mạnh mẽ và bất ngờ đến mức đối phương đơn giản là không kịp có sự kháng cự mạnh. Chính người Mỹ đã trải qua điều tương tự trong cuộc tấn công của Nhật nhằm vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.

Mỹ dự định đạt được yếu tố bất ngờ nhờ các máy bay tiêm kích tàng hình F-22. Bản thân cuộc tấn công sẽ được tiến hành từ các sân bay nằm ở xa mục tiêu. Ví dụ, từ Fort Yukon đến Moskva theo đường chim bay là gần 6.400 km. Thoạt nhìn, đây là khoảng cách rất xa, tuy nhiên các cuộc tập trận bay xa 3.500-4.000 km đối với phi công tiêm kích lại là chuyện bình thường, chứ chưa nói đến máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa B-1B. Trong cuộc chiến tranh Libya năm 2011, các máy bay B-1B đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở South Dakota và thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Libya, sau khi vượt qua quãng đường dài gần 9.000 km. Các máy bay ném bom tàng hình B-2 cũng thực hiện thủ đoạn tác chiến này.
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor "lĩnh ấn tiên phong"
trong chiến thuật tấn công tầm siêu xa. Ảnh: aviationcorner.net)​
Các máy bay B-2 không tham gia chiến dịch Chimichanga B-2, nhưng nếu phải tác chiến với một cường quốc hạt nhân như Nga hay Trung Quốc, thì các máy bay này nhất định sẽ được sử dụng, trước hết để tiêu diệt các bệ phóng cơ động và giếng phóng tên lửa đường đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự mở màn chiến dịch Chimichanga đối với đối phương sẽ là… những trái bom nổ trên các trận địa phòng không. Cuộc tấn công bất ngờ sẽ do các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor thực hiện. Tùy thuộc tình hình, chúng sẽ tiến đến mục tiêu ở độ cao cực nhỏ (dưới 100 m) hay độ cao lớn (đến 15.000 m). Các mục tiêu sẽ bị phát hiện từ trước nhờ hệ thống vệ tinh trinh sát, cũng như bằng các sensor thụ động của F-22.

Các tiêm kích F-22 có thể mang 2 bom chính xác cao hạng nặng cỡ 450 kg JDAM GBU-32 hay 8 bom cỡ 130 kg SDB. Các máy bay mang bom hạng nặng sẽ tiêu diệt các mục tiêu kiên cố lớn: các sở chỉ huy quân đội, nhà máy điện, đường băng của các căn cứ không quân. Các máy bay mang bom SDB sẽ nhằm vào các radar và bệ phóng tên lửa phòng không.

Theo giới quân sự Mỹ, nhờ đặc tính tàng hình của F-22 và tầm bay xa của bom SDB (gần110 km), có thể tiêu diệt thậm chí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà không chịu rủi ro quá lớn, chứ chưa nói đến các hệ thống tính năng kém hơn như Buk và Tor. Một trái bom SDB mang phần chiến đấu kiểu xuyên nặng 93 kg, có khả năng xuyên qua tấm bê tông dày 1 m và tiêu diệt mọi loại xe thiết giáp. Cần lưu ý là, độ dày của lớp bê tông kín bảo vệ các lò phản ứng hạt nhân vốn chỉ dày 1-1,5 m ở đa số các nhà máy điện hạt nhân.

Sau khi các tiêm kích F-22 thả bom và loại khỏi vòng chiến tất cả các phương tiện phòng không nguy hiểm, giai đoạn giành ưu thế trên không sẽ bắt đầu. Làn sóng không kích thứ hai gồm các tiêm kích F-22 và F-16 (trong tương lai các máy bay này sẽ được thay thế bằng F-35) sẽ tiêu diệt tất cả các máy tiêm kích đối phương vẫn tìm cách cất cánh được từ các sân bay bị hư hỏng. Song song, các tiêm kích F-16 sẽ kịp thời tiêu diệt các phương tiện phòng không “tỉnh giấc” hoặc còn lành lặn sót lại.



Các mồi bẫy kéo theo như ALE-50 có khả năng ‘đánh lừa” các ngòi nổ radar thô sơ của tên lửa phòng không. Ảnh: RND​
Để bảo vệ chống tên lửa phòng không và tiêm kích đánh chặn đối phương, Mỹ dự kiến sử dụng các tên lửa MALD làm nhiệm vụ mô phỏng tín hiệu radar của máy bay tiêm kích, cũng như các mồi bẫy kéo theo dạng như ALE-50 dùng để “đánh lừa” ngòi nổ radar của tên lửa khiến chúng kích nổ ở khoảng cách an toàn so với máy bay. Các máy bay F-22 và F-16 sẽ cô lập chiến trường đối với không quân đối phương và đồng minh đối phương, mở đường cho làn sóng thứ ba là các máy bay ném bom B-1B.

Các máy bay ném bom hạng nặng B-1B là lực lượng tấn công chủ lực của chiến dịch Chimichanga, có nhiệm vụ gây tổn thất nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế đối phương. Nhờ có tốc độ bay cao và vũ khí chính xác cao, hoạt động chiến đấu của B-1B sẽ kết thúc rất nhanh chóng. Khi bay qua bên trên các mục tiêu, các máy bay ném bom B-1B sẽ rải xuống các quả bom uy lực rất cao cỡ 900 kg GBU-31, mỗi máy bay có thể mang 24 quả bom này.


Các phương án mang vũ khí của máy bay ném bom B-1B. Ảnh: RND​
GBU-31 có thể được trang bị phần chiến đấu độc đáo BLU-119/B, có khả năng xuyên qua các lớp bê tông dày nhiều mét và đốt cháy mọi thứ bên trong.

Nhờ có tác động lâu và nhiệt độ cao, loại bom này có hiệu quả cực kỳ cao khi tác chiến chống các kho vũ khí (kể cả vũ khí hóa học và sinh học), các sở chỉ huy ngầm, các cơ sở hạ tầng công nghiệp, các tòa nhà cao tầng...

Để tiêu diệt các mục tiêu đặc biệt “khó nhằn”, các máy bay F-16 và B-1B sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tàng hình chính xác cao AGM-158 JASSM có tầm bắn 400 km (biến thể JASSM ER có tầm bắn 900 km). Nhờ vũ khí này, máy bay ném bom B-1B có thể trong một lần bay qua tiêu diệt đến 12 mục tiêu ở xa được phòng không mạnh bảo vệ.

Các phương án trang bị vũ khí của máy bay ném bom B-2. Ảnh: RND​
Cần lưu ý rằng, tên lửa JASSM được phát triển chuyên dùng để vượt qua các tuyến phòng không của các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô S-300, Tor và Buk mà hiện nay Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đang được trang bị. Tên lửa được trang bị phần chiến đấu nổ phá uy lực mạnh 450 kg hoặc phần chiến đấu kiểu xuyên 108, có khả năng xuyên qua mấy mét bê tông và tiêu diệt bệ phóng tên lửa đường đạn nằm dưới mái che bê tông chẳng hạn.

Như vậy, với các tên lửa JASSM, một máy bay ném bom B-1B bay qua trên bầu trời Moskva có thể bắn phá các mục tiêu đến tận Nizhny Novgorod và Smolensk. Nếu sử dụng biến thể JASSM ER có tầm bắn xa hơn, B-1B sẽ có thể với tới Samara và Minsk (thủ đô Belarus).

Sau khi giải phóng hết các khoang bom, các máy bay ném bom sẽ quay trở về căn cứ xuất phát. Đồ dài chiến dịch Chimichanga không được nêu ra mà phụ thuộc vào quãng đường trên lãnh thổ đối phương mà các máy bay sẽ phải vượt qua. Ví dụ, cuộc tập kích đường không chiến dịch El Dorado Canyon chỉ kéo dài dưới 20 phút. Cuộc tấn công bất ngờ và choáng váng đến nỗi quân đội Gaddafi đã hầu như không có sự chống trả nào và Mỹ chỉ mất 1 trong 100 máy bay. Các máy bay đánh chặn Libya hoàn toàn không thể cất cánh, điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc tuần tra trên không liên tục của không quân phòng không.

Các phương án có thể

Chimichanga tổng hợp nhiều kinh nghiệm của các chiến dịch đường không tích lũy được từ thời Thế chiến II. Đa số các quốc gia sẽ không thể chống chọi nổi một cuộc tập kích của 50 tiêm kích F-22, 20-30 chiếc F-16 và gần 60 chiếc B-1B. Thậm chí các quốc gia có quân đội rất mạnh như Nga và Trung Quốc hiện nay cũng không sẵn sàng cho việc đánh trả một cuộc tấn công như thế. Đặc điểm của công tác hoạch định những chiến dịch như thể giảm thiểu tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin vì các máy bay có thể tiếp cận khu vực tấn công từ mấy hướng, còn phi công sẽ chỉ được biết nhiệm vụ chiến đấu khi đã ở trên đường băng hay thậm chí khi đang bay trên không

Radar 55Zh6-1 Nebo-UE. Ảnh: RND​
Chúng ta hãy xem xét một kịch bản giả định của chiến dịch Chimichanga. Các khía cạnh chính trị của đòn đánh trả hạt nhân, chúng ta sẽ không để ý đến, cũng như khả năng Mỹ vô hiệu hóa tiềm lực hạt nhân của Nga bằng tên lửa hành trình, bom hạt nhân và vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm như AHW.

Như chúng ta đã thấy, các máy bay cất cánh từ lãnh thổ Mỹ phải bay qua quãng đường gần 7.000 km đến Moskva. Các máy bay ném bom B-1B và B-2 có thể vượt qua khoảng cách này mà không cần tiếp dầu trong vòng dưới 10 giờ đồng hồ. Ví dụ, trong cuộc tập trận ngày 4/4/2012, chúng đã thực hiện chuyến bay tầm xa dài 10 giờ (gần 9.000 km) và tấn công vào đối phương tưởng định. Các máy bay tiêm kích F-22 nạp đầy nhiên liệu có thể vượt qua quãng đường 3000 km, nghĩa là trên đường bay tiếp cận mục tiêu, chúng sẽ cần 2 lần tiếp dầu.

Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích có thể cất cánh từ lãnh thổ Anh chẳng hạn như đã xảy ra trong chiến dịch El Dorado Canyon hoặc từ một nước châu Âu khác. Yếu tố đó sẽ rút ngắn 2 lần quãng đường bay của các máy bay tiêm kích.

Các máy bay ném bom cũng có thể tiến vào lãnh thổ Nga từ phía Bắc cực (các máy bay B-2 trong năm 2012 đã chứng minh thành công khả năng bay như vậy), còn các tiêm kích F-22 và F-16 có thể bay qua lãnh thổ các nước Baltic, vòng qua Thụy Điển. Ở khu vực này, các máy bay F-22 nằm dưới sự quan sát của vô số radar nên chắc chắn sẽ giảm độ cao bay xuống độ cao cực nhỏ.

Các tiêm kích siêu âm sẽ mất hơn 2 giờ để bay từ Anh đến Nga. Từ lãnh thổ Ba Lan, các máy bay tiêm kích sẽ bay đến Moskva trong vòng hơn 1 giờ một chút, còn từ lãnh thổ Gruzia là trong 1,5 giờ, từ Phần Lan là 1 giờ. Từ khi vượt biên giới quốc gia của Liên bang Nga cho đến khi bay trên Moskva, các máy bay F-22 chỉ mất có nửa giờ.

Các phương tiện phòng không Nga có thể hoạt động hiệu quả đến mức nào? Các hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa mạnh nhất của Nga sẽ không phát hiện được F-22 vì chúng dùng để phát hiện các cuộc tấn công của tên lửa đường đạn.

Chỉ còn các trạm radar phòng không, chẳng hạn như 55Zh6-1 Nebo-UE vốn mới bắt đầu được trang bị cho các đơn vị phòng không Moskva từ năm 2009. Radar này có thể phát hiện tiêm kích có bề mặt tán xạ hiệu dụng 2,5 m2: bay ở độ cao 3.000 m từ cự ly 170 km và bay ở độ cao 500 m từ cự ly 70 km. Nhưng cái khó là ở chỗ, bề mặt tán xạ hiệu dụng, tức là độ bộc lộ, của F-22 ít nhất cũng nhỏ hơn thế 2 lần. Như vậy, các tiêm kích này có thể bay đến Moskva theo cách hạ thấp dần độ cao và vẫn không bị phát hiện.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, một trong các nhiệm vụ của F-22 là tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Tuy nhiên, chiến thuật tiêu diệt phòng không bằng tiêm kích F-22 được giữ bí mật do có liên quan đến các tham số mật về bề mặt tán xạ hiệu dụng.

Còn theo các chuyên gia của công ty Lockheed Martin, F-22 có thể an toàn tiếp cận hệ thống S-300 đến khoảng cách 24 km. Mà ta thì đã biết là tầm bay của bom SDB là gần 110 km, bởi vậy, F-22 có thể bất ngờ tiến vào không phận Moskva, thực hiện “cú nhảy” từ độ cao cực nhỏ lên độ cao lớn, rồi rải bom về hướng các trận địa radar và tên lửa phòng không. Có thể tiến hành ném bom cả từ độ cao trung bình 1.000-2.000 m. Trong trường hợp đó, phi công F-22 có thể nhanh chóng “nép mình sát mặt đất” khi có tên lửa phòng không phóng lên.

Tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 là 200 km, của tên lửa tiên tiến 40N6 của hệ thống S-400 là 450 km, nhưng đó là tầm bắn tối đa. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, trong điều kiện chiến đấu thực tế thì bắn tên lửa phòng không vào máy bay công nghệ cao từ cự ly hơn 70-100 km sẽ ít hiệu quả.

Nhưng thậm chí nếu giả thiết rằng, F-22 sẽ bị các phương tiện phòng không Nga phát hiện, thì chiếc tiêm kích tàng hình này vẫn có một luận chứng tiềm tàng hùng mạnh nữa là tên lửa hành trình tiên tiến dạng SMACM với tầm bắn 460 km và trọng lượng 113 kg - một chiếc F-22 có thể mang 4 quả SMACM trong các khoang trong thân. Khi tiếp cận mục tiêu, SMACM có thể trao đổi dữ liệu từ xa với máy bay mang, nên cho phép tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không đã bắt đầu chuồn khỏi các trận địa. Vũ khí loại này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống phòng không nào.

Sau khi chế áp phòng không và oanh kích các căn cứ không quân ở khu vực Moskva, các tiêm kích F-22 sẽ vẫn duy trì được ưu thế trên không trong vòng tối đa 15-20 phút, trong khi các máy bay ném bom sẽ tiêu diệt các mục tiêu đã lựa chọn và rút về hướng biên giới.


Trong tương lai, các máy bay không người lái tiến công X-47B sẽ tham gia các cuộc tập kích đường không siêu xa. Ảnh: RND​

Chiến dịch Chimichanga không phải là một kịch bản giả định. Ví dụ, đầu tháng 4/2012, ở Karelia, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tập trận Ladoga-2012, trong đó có tập dượt khoa mục đánh trả cuộc tập kích ồ ạt của không quân. Trong cuộc tập trận, quân đội Nga đã thực hiện hơn 110 phi xuất và bắn hạ hơn 200 “máy bay” được mô phỏng bằng các quả bom chiếu sáng. Tham gia cuộc tập trận này có gần 50 máy bay, trong đó có 30 chiếc bay đến từ các căn cứ không quân ở các tỉnh Kaliningrad, Kursk, Murmansk và Tver.

Tham gia chiến dịch Chimichanga cũng có chừng ấy máy bay tiêm kích công nghệ cao thế hệ mới nhất, còn trong tương lai là cả các máy bay không người lái tiến công tàng hình kiểu như X-47B và Predator C Avenger. Hơn nữa, yếu tố bất ngờ lại ở phía tấn công, có nghĩa là chắc chắn sẽ không thể điều động tập trung sẵn lực lượng tới các đường bay của các máy bay tấn công.

Bởi vậy, cách duy nhất để bảo vệ chống các chiến dịch dạng Chimichanga là cho các máy bay đánh chặn bay tuần tra trực chiến liên tục trên các đường biên giới quốc gia và ở các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia và sử dụng các phương tiện quan sát công nghệ cao. Đáng tiếc là đa số các quốc gia không thể cho phép mình có “sự xa xỉ” đó và hầu như bất lực trước đòn tấn công siêu xa của không quân Mỹ.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Lấy thịt đè người .. dư mà nóa mạnh .. phang a Ngố kiểu ntn cũng ngại phết nhể .. Ngố mà mất thì lấy íu ai đi cấp hàng rẻ cho VN mình nữa ..
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
chả cần cứ cố mà du kích duy trì 1 năm thằng Mỹ tự chết vì é chịu nổi chi phí quân sự + sức ép dư luận
hố hố
Bây h oánh nhau toàn vài ngày .. e sợ íu chịu nổi tầm hơn tháng ..
 

helmetm1

Xe máy
Biển số
OF-140446
Ngày cấp bằng
3/5/12
Số km
87
Động cơ
366,270 Mã lực
Nơi ở
lang thang
Hải quân Mỹ lên kế hoạch thử nhiên liệu mới trên chiến hạm

QĐND - Chủ Nhật, 13/11/2011, 19:43 (GMT+7)
QĐND Online - Cơ quan phụ trách phát triển các hệ thống trang bị hải quân Mỹ (NAVSEA) đang chuẩn bị cho khu trục hạm Paul Foster thuộc lớp Spruance sử dụng nhiên liệu hỗn hợp sinh học và dầu diesel. Trang tin Defense News đăng tải, chiến hạm Paul Foster sử dụng nhiên liệu hỗn hợp dự kiến sẽ thực hiện chuyến hành trình dài 343 km từ căn cứ hải quân Point Loma tới cảng Uayneme, bang California.
USS Paul Foster
Theo đó, chiến hạm Paul Foster sẽ được bơm đầy một bình chứa nhiên liệu hỗn hợp giữa nhiên liệu sinh học chế biến từ tảo biển và dầu diesel F-76 với tỷ lệ 50:50. Trong quá trình hoạt động, nhiên liệu hỗn hợp nói trên sẽ được sử dụng bởi 4 động cơ turbin khí LM2500 do hãng General Electric sản xuất và các máy phát điện phụ trên tàu.
Hải quân Mỹ đang thử nghiệm khả năng chuyển sang sử dụng nhiên liệu hỗn hợp để giảm định mức tiêu thụ xăng và dầu diesel hiện nay. Tháng 10-2011, hỗn hợp nhiên liệu mới cũng được dùng thử trên xuồng đổ bộ LCU. Dự kiến, tới tháng 12-2011, hỗn hợp nhiên liệu mới sẽ chính thức được sử dụng trên các xuồng độ bổ và tàu đệm khí của hải quân Mỹ.
Hiện tại, Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ đang lên kế hoạch tới cuối năm 2012 sẽ nâng cấp độ sử dụng nhiên liệu hỗn hợp lên mức đội tàu và tới năm 2016, loại nhiên liệu mới này sẽ là “năng lượng” chính cho toàn bộ hải quân Mỹ.
Mới đây, hải quân Mỹ cũng thử nghiệm nhiên liệu hỗn hợp mới cho lực lượng không quân hải quân như: chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet, máy bay huấn luyện T-45C Goshawk, máy bay tác chiến điện tử E/A-6B Prowler, máy bay lưỡng thể MV-22 Osprey, trực thăng MH-60S Seahawk và UAV MQ-8B Fire Scout.
Tuấn Sơn (theo Lenta)
-----------------------------
Mỹ quan tâm đến môi trường phết nhể:) kô như a Ngỗ cậy nhà nhiều dầu

Thía này thì có mà thay hết động cơ
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
khủng hoảng kinh tế vậy công nhận Mỹ khó chịu hơn tháng đc =))
Khủng hoảng kinh tế chỉ chết dân nghèo thôi, khủng hoảng kinh tế nặng nề những năm 30 mà Mỹ vẫn dư sức tiếp đạn cho Đồng mình oánh Phát xít đới :)
 

helmetm1

Xe máy
Biển số
OF-140446
Ngày cấp bằng
3/5/12
Số km
87
Động cơ
366,270 Mã lực
Nơi ở
lang thang
chả cần cứ cố mà du kích duy trì 1 năm thằng Mỹ tự chết vì é chịu nổi chi phí quân sự + sức ép dư luận
hố hố[/
Bây giờ nó chơi hết đấy, cắt giảm quân và tiết giảm chi phí thôi
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Khủng hoảng kinh tế chỉ chết dân nghèo thôi, khủng hoảng kinh tế nặng nề những năm 30 mà Mỹ vẫn dư sức tiếp đạn cho Đồng mình oánh Phát xít đới :)
đưong nhiên dân Nghèo lúc quái nầu chả chết trc... hứng đạn trứoc
hố hố
cắt giảm thfi cũng chả chịu nổi nhiẹt 1 ngày tiêu hết trăm trịu
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
đưong nhiên dân Nghèo lúc quái nầu chả chết trc... hứng đạn trứoc
hố hố
cắt giảm thfi cũng chả chịu nổi nhiẹt 1 ngày tiêu hết trăm trịu
Thì chúng cháu đang hứng chịu cái thể chế này đây. Nó tệ đến mức chắc muốn nó sập luôn cho rồi, đằng nào chả chết :D


DF-21D vs tàu sân bay Mỹ: Ai thắng ai?

4/15/2012 4:15:00 PM | Lượt xem: 15916 Nam Xương


VietnamDefence - Báo chí thế giới đã đưa tin quân đội Mỹ không còn sợ tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) DF-21D của Trung Quốc vì họ đã tìm ra được các biện pháp tổ hợp để phát hiện và tiêu diệt ASBM.


Trang mil.news.sina.com.cn, mới có bài bàn về khả năng đối đầu giữa DF-21D và tàu sân bay Mỹ.

Theo bài viết, hiện nay, Trung Quốc đang đẩy nhanh triển khai các tên lửa này với nhiệm vụ tấn công các tàu sân bay Mỹ di chuyển ngoài khơi. Quân đội Mỹ sẽ tìm cách ngăn chặn các cuộc tấn công này bằng các hệ thống tác chiến điện tử, mà quan trọng nhất trong số đó là các máy bay trên hạm ЕА/F-18F Growler. Mỹ đã chi nhiều tiền để nghiên cứu chế tạo các máy bay này.

Ngoài ra, các tàu sân bay Mỹ sẽ hành quân ở chế độ im lặng vô tuyến để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng các tín hiệu vô tuyến điện của tàu sân bay Mỹ để dẫn tên lửa của họ, cũng như gây khó khăn cho việc định vị tàu sân bay. Các tàu sân bay Mỹ cũng sẽ di chuyển trong đội hình bảo vệ của các tàu trang bị hệ thống chống tên lửa AEGIS. Các tên lửa chống tên lửa trên các tàu này có thể chặn đánh các tên lửa đường đạn, kể cả DF-21D.

Tuy nhiên, các nguồn tin quân sự Nga cho rằng, khả năng của Mỹ đối phó với các sát thủ tàu sân bay ASBM có thể là không hiệu quả vì quân đội Mỹ không hiểu được nhiều đặc điểm hoạt động của DF-21D.

Một là, quân đội Trung Quốc có thể sử dụng vệ tinh, các hệ thống hồng ngoại, các radar chính xác cao và máy bay không người lái để phát hiện tàu sân bay. Trung Quốc cũng đang tăng tốc triển khai hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu và có thể triển khai trên bờ biển của họ các radar ngoài đường chân trời có khả năng phát hiện tàu lớn ở cự ly hơn 1.000 km. Khi đối đầu với các hệ thống phát hiện hiện đại này, Mỹ có thể thất bại trong tác chiến chống ASBM.

Hai là, các tên lửa này có tính năng tàng hình và được triển khai trên các bệ phóng cơ động cao, có tầm bắn 1.800-2.000 km. Thời gian bay đến mục tiêu sẽ là không quá 12 phút, tên lửa bổ nhào xuống mục tiêu với tốc độ rất cao nên hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ có thể không kịp phản ứng với các cuộc tấn công của ASBM.
Ba là, Trung Quốc có thể trang bị hệ dẫn radar mới cho các tên lửa này cho phép chuyển ngắm, thay đổi mục tiêu tấn công trong khi bay. Ngoài ra, cuộc tấn công bằng ASBM có thể kèm theo bằng việc phóng ồ ạt các tên lửa hành trình chống hạm để gây khó khăn hơn nữa cho hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu chiến Mỹ. Và cuối cùng, báo chí Nga cho rằng, Trung Quốc có thể trang bị đầu đạn hạt nhân cho ASBM.

Mỹ có thể áp dụng các đối sách nào? Họ đang phát triển vũ khí laser trên tàu để tiêu diệt tên lửa đường đạn tấn công. Giới quân sự Mỹ đang chuẩn bị các biện pháp tiêu diệt DF-21D tại các trận địa phóng trên bờ. Họ dự định sử dụng máy bay tấn công tàng hình cho mục đích này.
Theo các chuyên gia phân tích, các tiêm kích tàng hình F-22 trang bị vũ khí chính xác cao là phương tiện tấn công lý tưởng để vô hiệu hóa phòng không Trung Quốc và tấn công các căn cứ DF-21D ven bờ biển triển khai trên bờ biển phía đông nước này. Giới quân sự Mỹ cho rằng, F-22 hoàn toàn có khả năng đột phá hệ thống phòng không Trung Quốc và tiêu diệt các bệ phóng cơ động của DF-21D.

Nhưng nếu như Mỹ không thể tìm thấy các bệ phóng ASBM và định vị tọa độ cảu chúng thì các tiêm kích Mỹ có thể sử dụng các tên lửa chống radar để tiêu diệt các radar bờ biển, các hệ thống trinh sát và các sở chỉ huy, và bằng cách đó làm cho DF-21D mất đi sự bảo đảm thông tin, làm chúng vô dụng với tư cách phương tiện tấn công.

Các biện pháp đối phó của Mỹ có những khó khăn nhất định trong thực hiện, bởi vì ví dụ như vũ khí laser sẽ khó ra đời trước năm 2025. Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ cho rằng, Mỹ hiện có nhiều hệ thống vũ khí cần thiết để đối phó với DF-21D và “thời gian đang đứng về phía Mỹ”. Quân đội Trung Quốc cần khoảng thời gian nhất định để hoàn thành những thử nghiệm cần thiết đối với DF-21D.

Bình luận của VietnamDefence:

Nhân bàn về vấn đề ai thắng ai giữa tên lửa đường đạn chống hạm Trung Quốc và tàu sân bay Mỹ, xin lạm bàn, góp thêm vài ý kiến.

1. Chức năng chính của ASBM Trung Quốc là vũ khí răn đe, chứ không phải là vũ khí mà Trung Quốc dễ dàng đem ra sử dụng. Nhất là để chống lại Mỹ, trừ phi họ muốn một cuộc chiến tranh lớn với Mỹ, muốn tạo cớ cho Mỹ đánh sập nền kinh tế và hạ tầng quân sự của mình. Hơn nữa, Trung Quốc không thể chắc chắn ASBM có thể thực sự đánh được tàu sân bay vì những công nghệ cho phép làm việc đó là rất khó khăn, hầu như chưa ai làm được.

2. Trung Quốc có thể sử dụng ASBM trong trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập và Mỹ can thiệp vào cuộc xung đột quân sự xuyên eo biển; hoặc khi Trung Quốc tự tin dùng vũ lực thách thức Mỹ để sắp xếp lại trật tự thế giới và khu vực.

Giả sử, Trung Quốc sử dụng ASBM tấn công tàu sân bay Mỹ, điều gì sẽ xảy ra?

Một tàu sân bay đắm hoặc bị thương, cùng hàng ngàn thủy thủ thương vong là một cớ quá tốt để Mỹ ra tay tổng lực đánh gục Trung Quốc, ít ra là về mặt kinh tế và đánh thiệt hại nặng hạ tầng quân sự của nước này.

Mỹ từng hy sinh phần lớn Hạm đội Thái Bình Dương của họ ở Trân Châu Cảng để thanh toán một Nhật Bản hiếu thắng thách thức sự thống trị của Mỹ ở Thái Bình Dương cơ mà. Ta vẫn còn nhớ “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, chẳng một lính Mỹ nào thiệt mạng, nhưng vẫn đủ để Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh lớn nhất nửa cuối thế kỷ XX kéo dài hàng chục năm trời ở Việt Nam.

Hơn nữa, các chuyên gia phân tích và giới quân sự Mỹ đang thổi phồng nguy cơ của ASBM để dọn đường dư luận cho đòn trả đũa của Mỹ thậm chí khi Trung Quốc chưa đánh trúng mà chỉ phóng đi ASBM, hay hơn nữa là chỉ có dấu hiệu Trung Quốc sử dụng ASBM là đủ cho họ ra tay trước khi quá muộn, trước khi Trung Quốc thực sự thách thức vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ.

Về mặt chiến thuật, sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ trương phát triển mạnh các loại vũ khí tiến công đường không phóng từ ngoài tầm hỏa lực phòng không đối phương và binh khí tàng hình. Và họ đã rất thành công trong các cuộc chiến tranh quy ước sau Việt Nam.

Với sự xuất hiện của ASBM, Mỹ sẽ thích ứng chiến thuật tấn công ngoài tầm ở một cấp độ mới, cao hơn nhiều. Cự ly tấn công ngoài tầm của các vũ khí mới mà Mỹ đang phát triển sẽ là hàng ngàn kilômet. Đó là cuộc chiến tranh 5 chiều (vũ trụ - không - đất - biển - phổ điện từ) kết hợp tất cả các yếu tố chiến tranh hiện đại như vũ trụ, robot, binh khí tàng hình, vũ khí thông thường tấn công toàn cầu, vũ khí nguyên lý mới, tác chiến điện tử, chiến tranh mạng…

Cuộc chiến nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ là cuộc chiến tranh vũ trụ đầu tiên. Quân đội Mỹ dựa quá nhiều vào các phương tiện vũ trụ để tác chiến vì thế chắc chắn các vệ tinh của Mỹ là mục tiêu tấn công phi đối xứng của Trung Quốc. Mặt khác, để khắc chế khả năng trinh sát và dẫn đường cho ASBM của Trung Quốc, Mỹ chắc chắn tấn công cứng hoặc mềm đối với hệ thống vệ tinh trinh sát, dẫn đường, thông tin liên lạc của Trung Quốc.

Sau năm 2001, với cớ chống khủng bố, Mỹ phát động chương trình phát triển các vũ khí tấn công nhanh toàn cầu gồm tên lửa đường đạn xuyên lục địa cải tiến để mang đầu đạn thông thường và các vũ khí siêu vượt âm. Trong vòng 1 giờ, các vũ khí này sẽ đến được mọi mục tiêu trên toàn thế giới.

Mỹ cũng đang robot hóa mạnh mẽ các vũ khí của họ và ứng dụng để đối phó với Trung Quốc sẽ là các máy bay vũ trụ không người lái như X-37B bay trên quỹ đạo cả năm làm nhiệm vụ tấn công vũ trụ, hàng trăm, hàng ngàn tàu ngầm robot rẻ tiền có thể hoạt động lang thang dưới mặt biển hàng tháng trời, hàng trăm máy bay tấn công tàng hình không người lái tầm xa như X-47B.

Vũ khí nguyên lý mới như vũ khí laser chỉ dăm ba năm nữa sẽ xuất hiện trên tàu chiến, máy bay tiêm kích và ném bom Mỹ.

Về tác chiến điện tử và chiến tranh mạng thì cũng có thể khẳng định Mỹ là thiên hạ đệ nhất. Các radar ngoài đường chân trời và các phương tiện trinh sát, dẫn đường khác phục vụ ASBM của Trung Quốc sẽ là mục tiêu số 1 của các phương tiện tác chiến điện tử Mỹ.

Trong khi đó, nếu Trung Quốc tấn công mạng nước Mỹ, việc đó sẽ bị coi là tấn công xâm lược chính nước Mỹ và có thể kéo theo hậu quả trầm trọng, khó lường.

Như vậy, nếu một khi Trung Quốc bắn đi dù 1 quả DF-21D hay thậm chí mới chuẩn bị sử dụng, họ đã chịu nguy cơ trả đũa khủng khiếp từ phía Mỹ.

Đây sẽ là cuộc chiến tranh ngắn, không sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng cường độ cao và khốc liệt. Nếu DF-21D của Trung Quốc chỉ có tầm khoảng vài ngàn cây số, thì cuộc tấn công trả đũa của Mỹ cũng chỉ bó hẹp ở dải bờ biển Trung Quốc để hạn chế leo thang chiến tranh. Nhưng không gian đó cũng là quá đủ để Mỹ triệt hạ hệ thống hạ tầng quân sự (căn cứ hải quân, không quân, tên lửa, các sở chỉ huy, kho tàng..) của Trung Quốc ven bờ biển và trên đảo Hải Nam.

Mặt khác, tàu sân bay Mỹ thì có thể di chuyển, còn các đặc khu kinh tế, các thành phố, cơ sở kinh tế, công nghiệp lớn không chạy đi đâu được. Liệu Trung Quốc có dám đánh đổi hàng chục triệu người chết khi “máy bay không người lái” Mỹ đánh bom “nhầm” phá vỡ đập Tam Hiệp với 5.000 lính Mỹ trên tàu sân bay bị ASBM đánh đắm không?

Kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao nếu Mỹ phá hủy kho dự trữ dầu chiến lược của Trung Quốc, đánh bom các tuyến đường ống dẫn dầu đến Trung Quốc và phong tỏa bờ biển nước này bằng thủy lôi?

Tóm lại, DF-21D chỉ là con ngoáo ộp để dọa Mỹ là chính, chứ không phải là vũ khí có hiệu quả chiến đấu thực sự. Trung Quốc rất khó có khả năng manh động sử dụng ASBM để chống các tàu sân bay Mỹ vì những hậu quả khó kiểm soát của nó trước phản ứng trả đũa của Mỹ. Nếu DF-21D dọa được Mỹ thì Trung Quốc đã đạt mục đích, nhưng nếu dọa không được thì sao?
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
thế tầu sân bay mỹ mà é dùng vô tuyến liên lạc thfi dùng ống bơ để chỉ đạo hạm à ;))
chưa kể nó làm 1 lúc chó đàn độ chục quả thì chả có cái hệ chóa lào đỡ đc
xem cái battle ship mới thấy phòng thủi của tầu Mỹ kém thật =))
đạn ống bơ tốc độ chậm mà còn để lọt
mà đấy là tầu AEGIS đấy
tóm lại tầu sân bay không hề là bất khả chién bại nếu gặp chó đàn
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
thế tầu sân bay mỹ mà é dùng vô tuyến liên lạc thfi dùng ống bơ để chỉ đạo hạm à ;))
chưa kể nó làm 1 lúc chó đàn độ chục quả thì chả có cái hệ chóa lào đỡ đc
xem cái battle ship mới thấy phòng thủi của tầu Mỹ kém thật =))
đạn ống bơ tốc độ chậm mà còn để lọt
mà đấy là tầu AEGIS đấy
tóm lại tầu sân bay không hề là bất khả chién bại nếu gặp chó đàn
Có yếu cũng hơn tất cả những hải quân khác.
Bản thân TSB thì có hệ thống phòng thủ khác đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top