[Funland] Cập nhật hàng made in Cờ Hoa

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ô Mĩ thế mà cao siêu kinh, kiểm soát vũ khí kinh à nha! (Hay vì đắt quá cóc thằng nào nó mua?). Thấy hôm trước vừa có báo nào bảo căn cứ Mĩ mất trộm rồi sau khi Mĩ rút thì đồ quân sự của Mĩ bán đấy ngoài chợ Iraq mà :-ss
Mà khẩu M72 nào bắn 1 phát vứt đi ngay ấy nhỉ? Ko biết gì thì đừng có bốc phét :|
Cụ nhìn hộ xem cái đống nó bán ngoài chợ ấy có khẩu súng nào không.
Hình như cụ từ bên TTVNOLINE sang bên này phải không.
OFF nó có văn hóa khác.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ nhìn hộ xem cái đống nó bán ngoài chợ ấy có khẩu súng nào không.
Hình như cụ từ bên TTVNOLINE sang bên này phải không.
OFF nó có văn hóa khác.
Cụ đấy chắc mới bán đất ợ.
Mà dân TTVNOL thì thằng admin cũng chuối cả nải!!!
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
'Súng gập' - xưa và nay
Cập nhật lúc :2:40 PM, 13/01/2012
Nhiều người ham mê vũ khí đã từng bị mê hoặc bởi khẩu 'súng gập' của nữ diễn viên Angelina Jolie trong phim Wanted.

(ĐVO) Trên thực tế, những nhà quân khí đã sáng chế loại súng này từ thế kỷ 18. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc đấu súng diễn ra ở những con hào đầy bùn đất, không người lính nào muốn “ló mặt” ra. Do vậy, họ đã sáng chế ra một loại vũ khí mới là “súng gập” từ những vật liệu đơn giản như gỗ và gương.

Những hình ảnh về “súng gập” xưa và nay:


Mẫu “súng gập” sớm nhất được ghi nhận từ thời Mỹ tiến hành chiến tranh đòi độc lập khỏi vương quốc Anh vào thế kỷ 18.

“Súng gập” trong biên chế quân đội Bỉ.

Tùy vào vật liệu mà người lính có thể tìm được tại chiến trường, “súng gập” mang muôn hình muôn vẻ.

Súng trường US M1903 được cải tiến thành “súng gập” với giá kim loại chắc chắn.

Phiên bản “súng gập” với cò súng được nối dài.

“Súng gập” M.95 Loopgraafgeweer của quân đội Hà Lan.

Súng trường Springfield được cải tiến thành “súng gập”. Cấu trúc cơ bản của “súng gập” là súng trường được lắp thêm gương và giá đỡ.

Một bản vẽ xin cấp quyền sở hữu trí tuệ về thiết kế “súng gập”.

Súng trường SMLE được cải tiến thành “súng gập” để sử dụng trong các đường hào tại châu Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

“Súng gập” mà quân đội Australia đã sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

“Súng gập” được trưng bày tại khu vũ khí dùng trong hào của bảo tàng vũ khí Springfield.

Một mẫu “súng gập” thời hiện đại được trang bị Camera độ phân giải cao và màn hình. Những mẫu súng này rất hữu dụng đối với các đơn vị đặc nhiệm.
Hữu Nghĩa
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Đặc nhiệm SEAL chết vì 'dại gái'
Cập nhật lúc :12:53 PM, 15/01/2012
Một lính đặc nhiệm SEAL đã tự bắn vào đầu khi khoe súng lục với người bạn gái trong quán bar.


Ảnh của Geno Clayton.​
(ĐVO) Tờ Daily Mail cho biết, nạn nhân có tên là Geno Clayton, mới 22 tuổi, là một đặc nhiệm hạng ba. Anh ta tin rằng khẩu súng ngắn 9mm của mình đã tháo đạn nên đã chĩa vào đầu và siết cò.

Vụ việc xảy ra vào ngày 5/1 và các bác sĩ đã vật lộn với tử thần trong 2 ngày để cứu tính mạng của Clayton. Nhưng do vết thương quá nặng, viên đại lại găm vào vị trí hiểm nên người lính này đã thiệt mạng.

Cảnh sát San Giego, nơi xảy ra tai nạn cho biết, Clayton và cô gái đã uống rượu tại một quán bar ở địa phương vào đêm 5/1.

Khi đó anh ta đã mang một số vũ khí để thể hiện trước cô gái. Cô gái đã yêu cầu Clayton cất số vũ khí này đi nhưng Clayton khẳng định súng vẫn an toàn.

Clayton sinh ra ở Ba Lan, sống ở Ohio và gia nhập lực lượng SEAL của Hải quân Mỹ vào năm 2010.

Anh vừa mới hoàn thành khóa đào tạo trình độ cơ bản của mình vào tháng 12/2011 và đã được giao nhiệm vụ hoạt động ở một trong những đội SEAL ưu tú nhất của Hải quân ở bờ biển phía Tây.

Sau khi Clayton chết, các đồng đội trong đơn vị đặc nhiệm SEAL đã thể hiện sự tiếc thương trên trang Facebook của anh: "Bạn là một anh chàng tuyệt vời, tất cả mọi người sẽ nhớ bạn rất nhiều".

Phải luôn giả định trong súng có đạn

Bình luận về sự việc đáng tiếc này, cựu chiến binh Hải quân Mỹ từng tham gia trong chiến tranh Việt Nam, ông David Miller nói với hãng 10News rằng: "không một ai được sử dụng vũ khí trong khi uống rượu", bởi khi đó bạn không thể làm chủ được hành động của mình và sự việc trên là một bài học đắt giá đối với không chỉ các lính đặc nhiệm SEAL khác mà cho tất cả các lực lượng quân đội về yêu cầu an toàn trong sử dụng vũ khí. Đặc biệt là đối với những anh lính "bốc đồng", thích khoe của khi gặp gái.

"Nếu bạn làm theo các quy tắc an toàn cơ bản, bạn sẽ không gặp phải tai nạn. Nói một cách khác, bạn không được chĩa vũ khí của bạn về một vị trí nào đó mà bạn không có ý định bắn nó và phải luôn giả định rằng súng đã nạp đạn", ông Miller nói.

Hải quân Mỹ ngay lập tức đã mở một cuộc điều tra về vụ nổ súng.

Được đào tạo tiến hành chiến tranh bí mật

Lực lượng SEAL được hình thành từ chiến tranh thế giới thứ hai. Hải quân Mỹ đã thừa nhận sự cần thiết cho các hoạt động trinh sát bí mật trên các bãi biển và tuyến phòng thủ ven biển của đối phương.

Kết quả là năm 1942 một trường đào tạo Lực lượng đặc nhiệm đột kích Hải quân (SEAL) đã được thành lập ở Fort Pierce, Florida.


SEAL là lực lượng đột kích tinh nhuệ nhất của Hải quân Mỹ.

Trong cuộc chiến chống khủng bố, SEAL đã được Hải quân Mỹ sử dụng hầu như chỉ cho các hoạt động trên đất liền, bao gồm giải cứu con tin, chống khủng bố, chiến tranh đặc biệt và các hoạt động nội bộ.

Trong Hải quân Mỹ, các nhóm biệt kích SEAL là đội tinh nhuệ nhất và thường được đánh số từ Đội số 1-5 và 7-10. Riêng Đội 6 được mô tả là đội “tinh nhuệ của tinh nhuệ” hay còn gọi là “đội các ngôi sao”.

Đội 6 cũng chính là lực lượng đột kích tiêu diệt thành công trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden ở Pakistan hồi giữa năm 2011 vừa qua. (>> chi tiết)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Mỹ hạ thủy chiến hạm tàng hình Coronado
Cập nhật lúc :11:15 AM, 16/01/2012
Hải quân Mỹ vừa hạ thủy chiến hạm mới theo thiết kế ba thân tối tân LCS4 Coronado.

(ĐVO) Theo Austal USA, Hải quân Mỹ đã hạ thủy thành công tàu tuần duyên tấn công thứ hai (Independence-Variant Littoral - LCS) và được đặt tên là Coronado (LCS4).

Tham gia dự lễ hạ thủy chiến hạm Coronado vào hôm 11/1, ông Joe Rella, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty Austal USA cho biết: "Con tàu đã hoàn thành 90%, nó (LCS4 Coronado) sẽ nhanh chóng được thử nghiệm trên biển vào cuối năm 2012".

Coronado đã được cải tiến lớn về độ an toàn và khả năng hoạt động hiệu quả, việc triển khai phương pháp hạ thủy mới đã làm đơn giản hơn trong quá trình hạ thủy tàu, cũng như Austal đã nỗ lực lớn để giảm chi phí và thời gian hoàn thành con tàu để cung cấp cho Hải quân trong tương lai gần.

Việc hạ thủy tàu Coronado phải sử dụng hệ thống vận chuyển mô đun đẩy cải tiến tương tự hệ thống hạ thủy tàu USNS Spearhead (JHSV1).
Coronado được thiết kế có thân dài 127 mét, thân tàu to ở phần giữa và đuôi, nhỏ dần ở phía đầu tàu. Với tải trọng vũ khí lớn và đa dạng, LCS4 có khả năng thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, gồm tuần tra giám sát bờ biển, hỗ trợ tác chiến trong đội hình với các tàu khác, thực hiện các hoạt động độc lập để theo dõi, tình báo giám sát các hoạt động của hải quân đối phương.

Theo thiết kế, tàu Coronado có khả năng mang theo 2 trực thăng SH-60 Sea Hawk làm nhiệm vụ trinh sát và chống ngầm. Ngoài ra, tàu còn có thể mang được một số máy bay do thám không người lái khác hoặc một trực thăng CH-53 Sea Stallion. Bong tàu có 4 làn khác nhau, đủ chứa nhiều đơn vị xe thiết giáp Stryker, Humvees và binh lính.

Thiết kế ba thân (trimaran) của tàu tạo ra khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 90 km/h (cao hơn hẳn so với các chiến hạm một thân cổ điển khác).

Được thiết kế bởi tập đoàn General Dynamics và Austal USA, tàu LCS đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt tên là Independence (LCS-2) đã chính thức được đưa vào phục vụ trong hải quân từ đầu năm 2010.

Việc nhanh chóng hoàn thiện các khâu lắp ráp cuối cùng và thử nghiệm hoàn tất tàu Coronado giúp Hải quân Mỹ tiếp tục củng cố vị trí Lực lượng hải quân số 1 trên thế giới.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Vũ khí Mỹ chống phong tỏa eo Hormuz
Cập nhật lúc :9:44 AM, 16/01/2012
Nhiều khả năng, Mỹ sẽ điều một loại tàu tấn công nhanh và hiện đại bật nhất của họ đến eo biển Hormuz trong trường hợp Iran "khóa hẳn" eo biển này.

(ĐVO) Dù không đánh giá cao khả năng đóng cửa eo biển Hormuz, nhưng Hải quân Mỹ vẫn chuẩn bị phương án đối phó với tình huống này.

Trang mạng Gcaptain của Mỹ mới đây đã đăng một bài viết của tác giả Mike Schuler cho rằng, một trong những tàu chiến tàng hình cỡ nhỏ mới nhất của họ (Hải quân Mỹ), được mệnh danh là Ghost (con ma) sẽ có thể được điều tới Hormuz để có thể sẵn sàng "mở thông" eo biển này và bí mật giám sát, theo dõi các hoạt động của Hải quân Iran cũng như thực hiện nhiệm vụ bảo vệ từ xa cho các chiến hạm cỡ lớn của Hải quân.

Ghost được thiết kế có khả năng tàng hình cao của Hải quân Mỹ.
Ghost được phát triển bởi Juliet Marine Systems (JMS), một công ty chuyên phát triển các hệ thống công nghệ cao của Mỹ có trụ sở ở Portsmouth, NH. JMS tin rằng giải pháp của họ đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh hàng hải hiện nay.

Được mô tả như một "trực thăng tấn công trên mặt nước", Ghost là phương tiện chiến tranh đặc biệt được thiết kế để bảo vệ các tuyến đường biển và các mối đe dọa như cướp biển.

Ghost là thành quả khoa học - công nghệ mới nhất của Hải quân Mỹ, di chuyển nhờ vào hai mô đun động cơ ở choãi hình chữ V ngược, làm cho thân tàu khi di chuyển luôn nổi trên mặt nước, giảm được tối thiểu tác động của lực cản, vì vậy mà tốc độ di chuyển của nó rất cao.

Với phương thức tấn công theo kiểu "bày đàn", và hoạt động ở khu vực ven biển gần bờ, Ghost có tốc độ cao, khả năng cơ động, độ bền và mang tải vũ khí lớn.

JMS cho biết rằng, chỉ cần triển khai hai biên đội Ghost có thể tạo ra khả năng bảo vệ hiệu quả đối với các tàu khu trục, các tuần dương hạm của Hải quân Mỹ đang hoạt động gần eo biển Hormuz.

"Những cuộc tấn công theo kiểu "bầy đàn" của Ghost là giải pháp hợp lý nhất của Hải quân để chống lại "IED trên biển" và các cuộc tấn công chớp nhoáng của Hải quân Iran", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của JMS Gregory Sancoff nói


Buồng điều khiển cực kỳ hiện đại của Ghost​
Sức mạnh hỏa lực của Ghost chưa được tiết lộ. Ông Sancoff cho biết công ty đang tìm cách tích hợp vũ khí cho phương tiện này. Tuy nhiên, một điều có thể dự đoán trước là tất cả các loại vũ khí trang bị cho Con ma này sẽ được thiết kế cất giấu hoàn toàn bên trong thân của nó.

Ngoài ra, việc thiết kế thân tàu, cấu hình khí động học, vật liệu cho phép giảm tối độ bộc lộ radar của con tàu.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Sao đồ mẽo trông gấu thế mà nó cứ sx kiểu lái dắt nhể .. hay là íu cóa lúa ..
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Lính Anh tự ái vì là hàng nhái' của lính Mỹ
Cập nhật lúc :4:49 PM, 16/01/2012
Bộ Quốc phòng Anh đã nhận hàng loạt lời phàn nàn, kêu ca về mẫu đồng phục chiến đấu mới từ các binh sĩ chiến đấu ở Afghanistan.

(ĐVO)Bộ Quốc phòng Anh đã chi tới 62 triệu USD cho kiểu đồng phục Multi Terrain Pattern (MTP- Mẫu đa địa hình). Bộ đồng phục ngụy trang đa môi trường với màu sắc sáng hơn này sẽ thay thế mẫu Disruptive Pattern Material (DPM - Vật liệu mẫu rối) được sử dụng trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, dù được đầu tư mạnh tay nhưng nó không được lòng những người lính đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan. Nguyên nhân chủ yếu cho thiết kế không hợp mốt, theo nhiều chuyên gia, vì Bộ Quốc Phòng Anh quá vội vàng.

Lính bộ binh Anh cảm thấy không thoải mái vì cảm giác mình giống hàng nhái của Mỹ.
Điều này lẽ ra không nên có, vì mẫu đồng phục được trang bị cho khoảng 10 vạn binh sĩ đang làm nhiệm vụ, những người được coi là bộ mặt của đất nước.

Những người lính phàn nàn rằng đồng phục mới quá rộng và khiến đội quân trông giống những nhân vật đồ chơi của trẻ em hơn là một người lính thực thụ. Đặc biệt, mẫu này rất giống của những người đồng nghiệp Mỹ càng khiến lính Anh không hài lòng.

Điểm khác là việc họ bỏ áo ra ngoài quần, trong khi sở thích từ trước đến nay của họ là đeo thắt lưng, hay ít nhất là một dây rút quấn quanh eo. Phần khóa dán Velcro của mẫu đồng phục mới cũng bị phản đối.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh ủng hộ mẫu mới này vì nó vừa vặn hơn với loại giáp thân mới mới áp dụng 3 năm nay cho bộ binh chống lại bom mìn tự chế ở chiến trường Afghanistan.

Những điểm ưu việt


Cùng với áo, lính anh được trang bị loại mũ mới, nằm trong bộ bảo hiểm và giáp thân mới dành cho bộ binh Anh có tên gọi PECOC (Trang thiết bị cá nhân và Quần áo hoạt động chung), được thiết kế để đồng bộ với phương tiện và khí tài chiến đấu tương lai (hệ thống FIST và FRES) thay thế cho đồng phục Combat 95 cũ.

Loại mũ bảo hiểm chiến đấu cải tiến Mark 7 giúp bảo vệ phần đầu người lính tốt hơn. Các tấm đệm mũ có thể tháo rời được cũng như quai đeo được làm chắc chắn, vừa vặn với hình dạng đầu khác nhau của người lính.

Loại áo giáp Osprey mới có những tấm kim loại đúc mỏng và nhẹ giúp người lính cảm thấy thoải mái và đỡ nặng nề, trong khi hiệu quả bảo vệ là tương đương.

Ba lô mới làm theo biến thể của mẫu ba lô Mann, đáp ứng nhiệm vụ kéo dài 48 giờ với các túi di động, có thể tùy chỉnh cho các nhiệm vụ khác nhau.

Các thiết kế túi này hiện nay rất đa dạng và phổ biến, phục vụ cho cả hoạt động quân sự và dân sự.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Cái giá của cuộc chiến Iraq: 162.000 mạng người
Cập nhật lúc :4:39 PM, 16/01/2012
Khoảng 162.000 người, trong đó có khoảng 80% là thường dân bị thiệt mạng tại Iraq từ khi bắt đầu cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu năm 2003.

(ĐVO) Iraq Body Count (IBC), một tổ chức phi chính phủ của Anh cảnh báo, trái với những số liệu của Chính phủ Iraq, mức độ bạo lực thay đổi rất ít từ giữa năm 2009, dù các cuộc tấn công đã giảm đáng kể từ khi đất nước rơi vào trong vòng xoáy đấu đá quyền lực nội bộ bắt đầu từ 2006 và 2007.

IBC còn cho biết, có tất cả khoảng 162.000 người đã thiệt mạng trong gần 9 năm xung đột ở Iraq. Trong đó, 79% là thường dân, phần còn lại bao gồm lính Mỹ, lực lượng an ninh Iraq và quân nổi dậy.

"Bạo lực lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2006 và duy trì cho đến năm 2008. Gần 90% những vụ thiệt mạng xảy ra vào năm 2009 và không có xu hướng giảm", IBC báo cáo.

Thậm chí, IBC dự đoán: "Xu hướng cho thấy một cuộc xung đột ở mức thấp kéo dài ở Iraq sẽ tiếp tục giết hại thường dân theo một tỷ lệ tương tự trong nhiều năm tới".

Quân đội Mỹ, lúc đỉnh điểm lên tới 17 vạn quân, phân bố tại 505 căn cứ ở Iraq, đã rút hoàn toàn về nước vào ngày 18/12. Thủ tướng Iraq, ông Nuri al-Maliki gọi ngày thứ 1/1 là "Ngày Iraq", đánh dấu sự kết thúc của hiệp ước song phương cho phép các lực lượng Mỹ ở lại Iraq.
Theo IBC, số lượng tử vong tại Iraq sẽ không giảm trong thời gian tới. Trở lại với báo cáo của IBC, nhóm phi dân sự bị chết nhiều nhất là cảnh sát Iraq, với số lượng lên tới 9.019 người. Baghdad trở thành thành phố nguy hiểm nhất trong cả nước, chiếm phân nửa số ca tử vong được thống kê, tương đương 2,5 lần mức trung bình ở một quốc gia. Đồng thời, có ít nhất 3.911 nạn nhân là trẻ em, IBC cho biết. Tổng cộng có 4,474 binh sĩ Mỹ chết ở Iraq.

Các số liệu của tổ chức này khác xa so với số liệu được công bố bởi Chính phủ Iraq. Chẳng hạn, chính quyền Baghdad cho biết có khoảng 2.645 người chết vì bạo lực tại năm 2011, trong khi đó theo IBC là 4.063 người.

IBC đưa ra tuyên bố một ngày sau khi Thủ tướng Maliki kêu gọi Iraq tái thiết nền kinh tế và cơ sở hạ tầng bị tàn phá. Tình hình chính trị hiện tại ở Iraq (chính phủ thuộc về người Shiite khiến căng thẳng sắc tộc gia tăng).

"Giai đoạn sắp tới nguy hiểm hơn giai đoạn trước. Công việc của chúng ta chỉ mới bắt đầu", ông Maliki nói trong một bài phát biểu hôm chủ nhật ở khách sạn Al-Rasheed ở Baghdad.
N.Q.A (theo Defence Talk)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Sikorsky chọn đối tác phát triển 'trực thăng cách mạng'
Cập nhật lúc :12:59 PM, 15/01/2012
Tập đoàn Sikorsky đã lựa chọn 35 công ty tham gia cung cấp linh kiện phụ tùng cho 2 mẫu trực thăng siêu tốc S-97 Raider.

(ĐVO) Dự án S-97 Raider do Sikorsky và nhóm nhà cung cấp tự chi kinh phí phát triển. Trong đó, Sikorsky chi 75% kinh phí còn các nhà cung cấp là 25%.

Theo đại diện của Sikorsky, thông tin về 35 công ty đối tác được công bố trong Hội thảo và Triển lãm hiệp hội hàng không quân sự Mỹ. Trong số các công ty tham gia có nhiều tên tuổi lớn như: Lockheed Martin, Northrop Grumman, BAE System...

“Việc thiết kế và tích hợp trực trực thăng chiến thuật thế hệ mới có khả năng vượt trội trực thăng thông thường ở một loạt thông số, điều đó buộc chúng tôi chọn các nhà cung cấp các công nghệ tiến tiến của họ,” quản lý chương trình Raider, ông Doug Shidler nói.

“Chúng tôi mong đợi nguyên mẫu S-97 Raider có được sự cải tiến thích hợp đối với trực thăng truyền thống ở tầm bay, độ bền, trần bay, sự cơ động, đặc biệt là tốc độ,” ông Chris Van Buiten – Phó giám đốc Sikorsky Innovations nói.

“Những thuộc tính của S-97 Raider có thể thay đổi cách quân đội Mỹ chiến đấu với máy bay trực thăng,” ông Chris Van Buiten nói thêm.

Hình họa trực thăng tương lai S-97 Raider. Giống như mẫu thử X-2, S-97 Raider thiết kế với cơ cấu cánh quạt đồng trục, nhờ vậy nó không cần thiết dùng cánh quạt ổn định. Để bổ sung lực đẩy giúp trực thăng đạt tốc độ 400km/h, các nhà thiết kế dự định lắp thêm cánh quạt ở cuối máy bay.

Buồng lái Raider lắp đặt hệ thống điện tử hàng không hiện đại, thiết kế để hai phi công ngồi song song. Trong khoang, trực thăng có đủ chỗ cho 6 lính cùng vũ khí đi kèm thích hợp cho hoạt động tác chiến đặc biệt.

Ngoài ra, S-97 có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và yểm trợ hỏa lực. Với tải trọng tối đa khoảng 4.500kg, S-97 vẫn có thể hoạt động với tốc độ và trần bay gần gấp đôi các loại trực thăng hiện nay.

Dự kiến, nguyên mẫu đầu của S-97 bắt đầu bay thử vào năm 2014. S-97 Raider được coi là là ứng cử viên sáng giá cho chương trình thay thế trực thăng chiến thuật hạng nhẹ OH-58D của Quân đội Mỹ.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Sản phẩm HOT của anh "cờ hoa":

Tiết lộ kinh người của sát thủ kinh tế

Sát thủ kinh tế John Perkins trả lời phỏng vấn báo SP (Nga) lý giải nguyên do của "mùa xuân Arab", sự sụp đổ của Gaddafi, sự đạo đức giả của Mỹ và phương Tây... VietnamDefence trích giới thiệu để quý vị tham khảo.


Trong năm qua, trên thế giới đã xảy ra quá nhiều sự kiện đòi hỏi nghiên cứu nghiêm túc. Tờ SP quyết định tìm hiểu ý kiến về bản chất các sự kiện này của người đã hơn 20 năm vì nghề nghiệp đã dính líu đến việc tạo ra các tình huống khủng hoảng tương lai, đó là John Perkins, tác giả cuốn sách “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế”. Cuốn sách của ông trong một năm rưỡi qua trụ vững trong danh sách các cuốn sách bán chạy của tờ The New York Times, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và được xuất bản với ti-ra tổng cộng hơn 1 triệu bản.

Trong “Lời thú tội”, Perkins từ trong bản thân hệ thống cho thấy, Mỹ đang khiến cả các quốc gia khác đi đến phá sản và phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Điều đó được thực hiện dưới vỏ bọc mỹ miều: khi ở nước nào đó thuộc thế giới thứ ba phát hiện được các tài nguyên mà các tập đoàn Mỹ cần, những kẻ mà bên trong bản thân hệ thống gọi thẳng là “các sát thủ kinh tế” được cử đến đó. Nếu như “các sát thủ kinh tế” thất bại, thì các sát thủ thực sự đến ngay: Tổng thống Panama Omar Torijos và Tổng thống Equador Jaime Roldós Aguilera đã chết thê thảm như thế, Perkins viết. Nếu như cả các vụ mưu sát, tổ chức các cuộc bạo loạn đường phố không đạt được mục tiêu, Mỹ phái đến quân đội. Một trong những ví dụ mới đây là chiến tranh ở Iraq.

Còn với hiện tại thì sao? Sắp tới là tròn một năm của làn sóng “cách mạng Arab” lan tràn khắp Cận Đông và Bắc Phi. Có thể nói Mỹ đã viết kịch bản cho chúng không? Hay đó là sự phản đối tự phát sau đó được ủng hộ từ bên ngoài? Nếu vậy thì điều đó có lợi cho ai? Chính John Perkins sẽ trả lời những câu hỏi đó.

- Liên quan đến các sự kiện “mùa xuân Arab”, tôi không cho rằng, chúng đã được vạch kế hoạch và thực hiện theo sơ đồ mà tôi đã mô tả. Tôi nghĩ rằng, “mùa xuân Arab” cũng giống như các hoạt động phản đối đông người ở các nước khác, đã cho chúng ta thấy một điều hoàn toàn khác. Trước hết, người ta trên khắp thế giới thức tỉnh và bắt đầu nhận thức được rằng, hệ thống cũ không còn phát huy hiệu lực. Đó là hệ thống, trong đó 1% đứng đầu cả kim tự tháp kinh tế và sử dụng 99% còn lại phục vụ lợi ích của mình trong suốt một thời gian dài.

SP: Có nghĩa là các sự kiện này quả thực là bột phát, chứ không bị ai đó đạo diễn từ bên ngoài?

- Đúng, nhưng tôi cũng nghi ngờ - tôi không có bằng chứng nào, bởi vì tôi không còn dính líu đến những hành động như vậy, - rằng, các sát thủ kinh tế và các điệp viên loại khác đang tiếp tục xâm nhập vào các nhóm phản đối này, người ta muốn làm cho các chính phủ như của Gaddafi hay Mubarak bị thay thế bằng những người có thiện chí hơn đối với các tập đoàn lớn, ngoan ngoãn hơn đối với giới đầu sỏ các tập đoàn (Corporatocracy). Nhưng trong khi đó, cũng tồn tại một phong trào Hồi giáo rất mạnh, đang cố làm điều ngược lại nên không thể nói tất cả sẽ kết thúc bằng điều gì.

SP: Tại sao Mỹ và cả thế giới phương Tây kiên trì như thế khi nói về những vi phạm nhân quyền ở Syria, còn trước đó là ở Libya, nhưng lại không muốn nhận thấy các sự kiện tương tự đang diễn ra ở Bahrain và Yemen?

- Đó là sự đạo đức giả, điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn cả đạo đức giả. Chúng ta đang nói về những vi phạm nhân quyền khi mà chúng tôi muốn loại bỏ những nhà lãnh đạo không có lợi cho chúng tôi và muốn kiểm soát đất nước của họ. Nhưng khi chúng tôi nhìn thấy những vi phạm nhân quyền tương tự ở những nước mà các nhà lãnh đạo của chúng được chúng ta ưa thích như ở Bahrain thì chúng tôi phớt lờ chúng. Và đương nhiên là chúng tôi phớt lờ những vi phạm đó ở ngay nhà mình. Ở chính nước Mỹ hiện nay cũng có vô vàn sự vi phạm nhân quyền, ví dụ như với binh nhì Bradley Manning, người đã trao các thông tin mật cho Wikileaks và đã bị giam trong tù một thời gian dài mà không đưa ra cáo buộc. Chúng tôi đang sử dụng thuật ngữ “vi phạm nhân quyền” khi điều đó có lợi cho chúng tôi từ góc độ chính trị.

SP: Ông có thể nêu riêng các sự kiện ở Libya và vụ giết hại ông Muammar Gaddafi?

- Tôi nghĩ rằng, khi nước Mỹ áp dụng những biện pháp quyết liệt như thế chống Gaddafi, động cơ của các hành động đó chính là việc Gaddafi quyết tâm thiết lập một đồng tiền mới sẽ thay thế đồng đô la Mỹ. Ông Gaddafi đã nói đến việc lập đồng dinar vàng và ông ấy có một ngân hàng trung ương rất mạnh với một số lượng vàng lớn. Ông ấy đã xúi giục các nước châu Phi và Mỹ Latinh mua và bán dầu bằng đồng dinar vàng thay cho đồng đô la, mà điều đó sẽ làm sụp đổ bản thân đồng đô la Mỹ và thực tế là cả bản thân hệ thống dự trữ liên bang FRS (Federal Reserve System) của Mỹ - toàn bộ hệ thống nhà băng mà nền kinh tế của nước Mỹ được xây dựng trên đó.

Chế độ Iran hiện đang đi theo con đường giống như vậy và tôi nghĩ rằng, nhiều điều đã từng xảy ra ở Libya cũng đang diễn ra hiện nay xung quanh Iran, có liên quan đến hệ thống kinh tế và đồng đô la ở mức độ lớn hơn nhiều so với việc chế tạo vũ khí hạt nhân hay dầu mỏ.

SP: Ông nói rằng, mọi người trên toàn thế giới đang thức tỉnh và bắt đầu nhận thức được rằng, hệ thống cũ không còn có hiệu lực. Ý ông muốn nói gì?

- Tôi cho rằng, cả các hành động phản đối “Hãy chiếm lấy phố Wall”, cả những hành động phản đối ở châu Âu, cả “mùa xuân Arab”, cũng như các sự kiện ở Nga là một phần của một quá trình thức tỉnh toàn cầu. Người ta bắt đầu hiểu rằng, có một vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống hiện nay: ý tôi nói rằng, các nguyên thủ quốc gia dù đó là Mỹ hay ở Cận Đông đều không phục vụ các công dân của mình. Đã nhiều năm, các hành động của họ phục tùng lợi ích của một nhóm nhỏ, đứng đầu các tập đoàn lớn nhất thế giới - đó là giới đầu sỏ các tập đoàn. Sở hữu các khả năng tài chính to lớn, họ kiểm soát phần lớn các chính phủ thế giới. Họ cũng kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu bằng cách đươn giản là sở hữu chúng. Họ chỉ có một nhiệm vụ là thu lợi nhuận tối đa. Thế giới của chúng ta đã bị đánh cắp và chúng ta cần lấy lại nó: nắm lấy kinh tế và chính trị của chúng ta. Các phong trào phản đối là một bộ phận của quá trình này.

SP: Ông có thể nêu ra ranh giới khi mà quyền lực ở nhiều nước đã chuyển từ nhà nước sang các tập đoàn?

- Đó đã là một quá trình lâu dài, nhưng nếu như muốn nghe một điều gì cụ thể thì ở Mỹ, đó là việc bầu Ronald Regan làm tổng thống, ở Anh là bầu Margaret Thatcher làm thủ tướng. Ở Nga, tôi nghĩ rằng, điều đó đã xảy ra với việc Gorbachev lên nắm quyền. Giai đoạn tích cực nhất là thập niên 1980, khi mà các chính phủ như Mỹ bắt đầu trao cho các tập đoàn ngày càng nhiều quyền lực, bắt đầu giảm mức độ điều hành luật pháp đối với hoạt động của chúng, điều đã cho phép đặt các tập đoàn dưới sự kiểm soát. Đó là chính sách có chủ đích. Kết quả là các tập đoàn có ngày càng nhiều khả năng tài trợ và quyết định các chương trình tranh cử của các chính trị gia khác nhau và áp đặt các điều kiện của mình. Tôi nêu bật thập kỷ 1980, nhưng hiển nhiên là quá trình chuẩn bị đã diễn ra trong một thời gian dài trước đó.

SP: Ông nghĩ gì về các hoạt động phản đối quần chúng ở Nga?

- Trước hết, phải nói rằng, tôi chưa bao giờ làm việc ở Nga và tôi chỉ có thể dự đoán về bản chất các sự kiện đang diễn ra ở Nga, nhưng tôi cảm thấy rằng, nó cũng giống như ở cả thế giới còn lại. Có lẽ người Nga đã bắt đầu nhìn thấy rằng, các nhà lãnh đạo của họ trong một thời gian dài đã lừa dối nhân dân, còn một nhóm người rất nhỏ đã trở nên ngày càng giàu hơn bằng cách bóc lột tất cả những người còn lại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

SP: Ở Nga, hiện nay người ta đang thảo luận 2 quan điểm đối với những hành động phản đối mới xảy ra. Một quan điểm là điều mà ông vừa nêu ra, hai là thái độ phản đối bị hun nóng từ bên ngoài và trước hết là từ Mỹ nhằm suy yếu nước Nga.

- Tôi cho rằng, quan điểm thứ hai có quyền để tồn tại. Mỗi lần khi mà người ta quyết rằng, chính phủ đã lừa dối họ và các hành động phản đối như vậy bắt đầu, các điệp viên của Mỹ, giống như “các sát thủ kinh tế” đều mưu toan xâm nhập vào đó và tôi không hề nghi ngờ chuyện điều như vậy hiện nay cũng đang diễn ra. Song tôi cho rằng, các sự kiện là Nga là một bộ phận của các sự kiện đang diễn ra trên toàn thế giới.

SP: Nhưng chúng sẽ kết thúc bằng cái gì? Nếu như giới đầu sỏ tập đoàn quả thực nắm giữ quyền lực như thế thì nó sẽ không trao trả một cách tự nguyện.

- Đúng và chúng ta đang thấy nó đang đấu tranh chống lại. Các vị có lẽ đã thấy các bức ảnh ở Mỹ, trên đó cảnh sát giải tán, đàn áp các hành động “Hãy chiếm lấy phố Wall”. Sự chống đối có ở khắp nơi, nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, một khi những người cấu thành nên giới đầu sỏ tập đoàn không phớt lờ chúng tôi mà đấu tranh chống lại, có nghĩa là họ sợ chúng tôi. Bởi vậy, tôi cho rằng, những người tham gia các phong trào phản đối cần nhìn nhận đây là tín hiệu rất khả quan - người ta nghe thấy chúng, người ta sợ chúng. Ở Anh thế kỷ XIII, một tình thế như vậy đã dẫn đến việc người dân nổi dậy, buộc vua George ký Đại Hiến chương. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc cho một hiến chương mới, một hiến chương toàn cầu. Về bản chất, các tập đoàn tồn tại không phải để làm giàu chính mình mà là để phục vụ xã hội, quan tâm đến những con người bình thường và phục vụ các lợi ích của họ, chứ không phải lợi ích của một nhóm người rất nhỏ và cực giàu.

SP: Ở Nga có quan điểm cho rằng, trong quá khứ, các cuộc khủng hoảng hệ thống đã có thể vượt qua được chỉ là thông qua chiến tranh. Cụ thể là thế giới thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng chỉ thông qua Thế chiến II. Cũng có những lo ngại rằng, ngày nay chúng ta đang đi đến Thế chiến II. Ông có đồng ý với quan điểm đó không?

- Tôi rất hy vọng rằng, thực tế không phải như thế bởi vì chiến tranh thế giới sẽ tàn khốc đối với tất cả chúng ta, có chăng chỉ trừ các tập đoàn lớn sẽ kiếm được nhiều tiền từ chiến tranh như đã làm trong tất cả các cuộc chiến trong quá khứ. Tôi thực sự nghĩ rằng, đó là nguy hiểm thực sự, và mức độ căng thẳng như thế trong quan hệ Iran-Mỹ làm tôi rất sợ hãi bởi vì nó có thể dẫn đến một cuộc chiến rất nghiêm trọng. Hơn nữa, ở Mỹ có nhiều tin đồn là Nga và ông Putin muốn có cuộc chiến tranh này bởi vì nó sẽ làm tăng mạnh giá dầu mỏ. Tôi hy vọng chúng ta cuối cùng cũng tránh được điều đó.

SP: Tại sao chống đối một hệ thống đã có lại khó khăn đến vậy? Tại sao các quan chức giữ chức vụ cao lại không thể đơn giản thay đổi triệt đế chính sách của mình?

- Bởi vì, các phương pháp đã được chúng tôi áp dụng ở các nước thế giới thứ ba có thể áp dụng đối với những con người riêng biệt ở ngay trong chính nước Mỹ. Chúng tôi biết rõ rằng, ngày nay tổng thống Mỹ đang ở trong tình thế rất sơ hở. Trong thời đại chúng ta, không hề cần giết các tổng thống bằng viên đạn. Việc “ám sát” Bill Clinton được thực hiện bằng việc bôi xấu ông ta qua vụ scandal tình dục. Chỉ mới đây, chúng ta đã thấy, cũng bằng cách đó, sự nghiệp của Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Gaston André Strauss-Kahn đã bị hủy diệt như thế nào, mặc dù cáo buộc cuối cùng không được chứng minh. Và Obama hiểu rằng, ông ta có thể bị quật ngã bởi những tin đồn giản đơn, những cái buộc ngoại tình, sử dụng ma túy hay bất cứ cái gì khác nữa. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi ngày nay rất dễ bị tổn thương và các sát thủ không cần sử dụng bom hay đạn như trong quá khứ.

SP: Thưa ông Perkins, câu hỏi cuối cùng: do cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và các cuộc chiến tranh mới đây, trong đó có chiến tranh Libya, nhiều chuyên gia Nga đã bắt đầu nói rằng, nếu như Liên Xô vẫn còn thì không có chuyện gì như thế có thể xảy ra. Ông nghĩ sao?

- Dĩ nhiên là không thể nói điều gì có thể xảy ra nếu như Liên Xô không sụp đổ, nhưng chúng ta biết chính xác rằng, khi Liên Xô không còn thì trên thế giới chỉ còn lại một siêu cường là Mỹ. Trước đó, Liên Xô và Mỹ đã cân bằng nhau rất tốt, nhưng khi Liên Xô tan rã, thế cân bằng đã bị phá vỡ. Và sau đó, khi Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, Mỹ đã trở thành siêu cường của giới đầu sỏ tập đoàn. Điều này hiện nay đang đặc trưng cho cả thế giới tư bản. Vì thế, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân của nền chính trị toàn cầu.

  • Nguồn: Sát thủ kinh tế: các cựu đồng nghiệp của tôi có ở khắp nơi / Viktor Savenkov // SP, 12.1.2012.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Điều khiển UAV Mỹ dễ bị tâm thần
Cập nhật lúc :2:58 PM, 17/01/2012
70% nhân viên điều khiển UAV của Mỹ bị quá tải bởi khối lượng công việc quá lớn, đó được cho là nguyên nhân dẫn đến những sự cố liên tiếp gần đây.

(ĐVO) Theo một báo cáo của USA Today, 30% nhân viên trạm mặt đất điều khiển UAV cảm thấy kiệt sức.

Các nhân viên vận hành hệ thống UAV của Mỹ tại căn cứ Nevada và California thường xuyên phàn nàn với cấp trên về việc các mục tiêu bị thay đổi liên tục. Họ cảm thấy quá tải bởi khối lượng công việc ngày càng tăng.

Ông Wayne Chappelle, nhà tâm lý học đã trợ giúp không quân tiến hành một cuộc điều tra kéo dài trong 6 tháng đối với phi công và nhân viên vận hành hệ thống UAV, cho biết: “Chỉ phụ thuộc vào con người là không đủ, bạn phải liên tục duy trì mức độ cảnh giác cao, bạn phải tập trung vào màn hình và lắng nghe tất cả những âm thanh thu được. Đó thực sự là một công việc đầy khó khăn và đơn điệu”.
Các nhân viên điều khiển UAV của Mỹ luôn ở trong tình trạng quá tải do khối lượng công việc quá lớn Ảnh minh họa. Các UAV của Mỹ như RQ-1 Predator, MQ-9 Reaper, RQ-4 Global Hawk đang được sử dụng với một tần suất cao chưa từng thấy. Chúng được sử dụng trải rộng khắp thế giới nhất là tại các quốc gia có các nhóm khủng bố đang hoạt động như Yemen, Pakistan, Afghanistan, Iraq.

Hệ thống UAV này được sử dụng với mục đích do thám, phát hiện và tấn công các căn cứ của tổ chức khủng bố quốc tế al Qeada, hỗ trợ lực lượng mặt đất, cũng như cung cấp thông tin tình báo trên những khu vực được cho là “nhạy cảm”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, 25% các nhân viên điều khiển camera của RQ-4 Global Hawk và 17% phi công điều khiển UAV tấn công RQ-1, MQ-9 có các biểu hiện lâm ràng của hội chứng tâm thần như: lo âu, trầm cảm. Đặc biệt, từ 65-70% số nhân viên vận hành hệ thống UAV có dấu hiệu bệnh tâm thần không được điều trị đúng cách.

Các nhân viên vận hành các thiết bị do thám phải làm việc từ 50-60 giờ/tuần, thậm chí đôi lúc còn nhiều hơn nữa để phân tích các thông tin thu được, đôi khi họ phải làm việc liên tục 30 ngày.

Trung tướng Larry James, phó giám đốc phụ trách nhân viên giám sát, tình báo và trinh sát đường không của Không quân Mỹ cho biết, đã có những lỗi của phi công trong vận hành UAV nhưng ông không thấy mối liên hệ với trạng thái tâm lý của nhân viên.
Chiếc RQ-170 Sentinel gặp sự cố và rơi xuống Iran không loại trừ khả năng do lỗi của nhân viên điều khiển.
Trung tướng Larry James cho biết thêm, tần suất sử dụng UAV RQ-1, MQ-9 được trang bị tên lửa Hellfire hoặc bom dẫn hướng laser đã tăng gấp 4 lần, từ 10-15 phi vụ/ngày (vào năm 2007) lên 57 phi vụ/ngày như hiện nay.

Nhưng ông cho rằng, không quân đã có kế hoạch sử dụng các nhân viên điều khiển UAV trong khoảng thời gian chỉ từ 4-5 năm, sau đó họ sẽ được thay đổi công việc. Ông không cho rằng nhân viên của mình bị quá tải hay gặp các hội chứng chấn thương tâm lý, bởi họ "được đào tạo bài bản để thực hiện công việc dưới áp lực cao".

Cuộc khảo sát còn cho biết thêm, tình trạng kiệt sức và có hội chứng chấn thương tâm lý chủ yếu xảy ra với các nhân viên vận hành UAV tầm xa được điều khiển từ căn cứ không quân Creech, bang Nevada.

Khoảng 900 nhân viên đã tham gia cuộc khảo sát, 60% trong số họ là phụ nữ đã có gia đình. Chính họ đã khiếu nại các vấn đề về kiệt sức và chấn thương tâm lý, hơn một nữa trong số họ thú nhận các vấn đề về sức khỏe và tâm lý.

Thời gian gần đây, các sự cố liên quan đến hệ thống UAV của Mỹ tăng đột biến, ngày 4/12, một chiếc UAV RQ-170 Sentinel đã gặp sự cố và rơi xuống lãnh thổ Iran (>> chi tiết).

Không lâu sau đó, một chiếc MQ-9 Reaper cũng gặp sự cố và rơi xuống sân bay Seychelles, thuộc Cộng hòa Seychelles một quốc gia gồm 155 đảo lớn nhỏ nằm trên Ấn Độ Dương.

>> Trung Quốc xem xét xây dựng cơ sở tại Seychelles
>> Mỹ xây căn cứ UAV kiểm soát Đông Phi và bán đảo Arab

Ngoài những sự cố khiến UAV mất điều khiển, tần suất các vụ tấn công nhầm cũng tăng đáng kể. Gần đây một báo cáo của Los Angeles Times cho biết, một UAV Mỹ đã bắn tên lửa tấn công nhầm làm 2 lính thủy quân lục chiến thiệt mạng.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách công New America Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, Mỹ. Chỉ trong năm 2011, Mỹ đã thực hiện hơn 70 cuộc tấn công bằng UAV trên lãnh thổ Pakistan làm 536 người thiệt mạng, trong đó hơn một nữa là thường dân.

Cuộc điều tra vẫn chưa thể kết luận được các sự cố gần đây liên quan đến rơi UAV và tấn công nhầm là do sự quá tải của nhân viên điều khiển hay chỉ là lỗi kỹ thuật đơn thuần.

Rõ ràng, cuộc điều tra đã gióng lên hồi chuông cảnh báo Không quân Mỹ, việc sử dụng các nhân viên điều khiển với tần suất cao như hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Biến thể trên hạm của tiêm kích Mỹ tối tân F-35 Lightning II té ra không có khả năng hạ cánh lên boong tàu sân bay, báo cáo của Lầu Năm góc cho hay.

F-35C của Hải quân Mỹ không thể hạ cánh trên tàu sân bay?
Vấn đề là ở chỗ F-35C móc hạ cánh thả xuống của máy bay được bố trí quá gần càng máy bay nên phi công khi hạ cánh không phải lúc nào cũng móc được vào cáp hãm đà.

Theo báo cáo, F-35C đã tham gia 8 lần hạ cánh thử trên đường băng mô phỏng boong tàu sân bay mà không thành công lần nào. Báo cáo của Lầu Năm góc cũng chỉ ra rằng, F-35C sẽ không thể tiến hành phóng các tên lửa đối không AIM-132 ASRAAM mà Không quân Anh đang sử dụng.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra phỏng đoán rằng, F-35C đã không được thích ứng để làm nhiệm vụ chi viện từ trên không, một trong những nhiệm vụ chính của không quân trên hạm. Báo cáo cho biết có một số tham số F-35C vẫn chưa được thử nghiệm, có nghĩa là ở đây có thể phát hiển ra những trục trặc nào đó.

Theo Lầu Năm góc, nếu trong thời gian ngắn không tiến hành thay đổi thiết kế máy bay, chương trình chế tạo F-35C có thể gặp nguy cơ. Dự án có thể bị đóng cửa do chi phí nghiên cứu quá cao để thiết kế lại F-35C và thay đổi thiết kế của các máy bay đã lắp ráp.

Cần lưu ý là hiện nay 2 trong 3 chương trình thuộc dự án F-35 đang bị nguy cơ đóng cửa. Tháng 1/2011, Lầu Năm góc đã ra thời hạn 2 năm để thử nghiệm biến thể cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B, trong thời hạn này, các kỹ sư phải sửa chữa tất cả những trục trặc và thiếu sót phát hiện được. Nếu các kỹ sư không hoàn thành đúng thời hạn, dự án sẽ bị đóng cửa.

F-35 do Công ty Mỹ Lockheed Martin phát triển với 3 biến thể F-35A CTOL (cất cánh thông thường), F-35B STOVL và F-35C CV. Mỹ dự kiến sản xuất tổng cộng 3.100 chiếc F-35, 2.473 chiếc trong số đó sẽ trang bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Anh dự kiến mua 50 F-35C để làm tiêm kích trên hạm duy nhất cho Hải quân Anh với giá 5 tỷ bảng (7,6 tỷ USD).


  • Phú nguyễn (theo Lenta, vndefence)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cháu mới đọc đc đoạn này tý ngất
About 20 percent of American adults suffer some sort of mental illness each year, and about 5 percent experience a serious disorder that disrupts work, family or social life, according to a government report released Thursday.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Mợ Pín cho iem hỏi 2 thằng này thì thằng nào hơn, theo từng tiêu chí & tổng quan:



Hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot (trái) và Arrow của Israel
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top