- Biển số
- OF-44950
- Ngày cấp bằng
- 29/8/09
- Số km
- 9,681
- Động cơ
- 536,693 Mã lực
'Làn gió mới' trong thiết kế UAV
Cập nhật lúc :9:59 AM, 11/01/2012
Gần đây, Quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm UAV trực thăng K-Max ở Afghanistan được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa.
(ĐVO) K-Max là mẫu UAV đầu tiên dùng cho mục đích vận tải, mang tính cách mạng, đây chỉ là biến thể sửa đổi cái tiến từ trực thăng có người lái cùng tên gọi do hãng Kaman phát triển. Điểm đặc biệt, K-Max không có cánh đuôi, cũng không sử dụng thiết kế cánh đồng trục, việc ổn định bay phụ thuộc vào 2 cánh quạt chính đặt song song trên nóc.
“Afghanistan là đất nước có mật độ bom mìn rất cao và bom, mìn tự tạo luôn là vấn đề khó khăn khi vận chuyển hàng hóa", ông Kyle O’Connor - phụ trách đơn vị thử nghiệm nói về nguyên nhân công ty phát triển UAV mới.
Có thể nói, trong suốt 10 năm, NATO luôn đau đầu với vấn đề hậu cần ở khu vực Nam và Đông Afghanistan ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Việc cung cấp lương thực, khí tài trang bị cho các vị trí đồn trú lính NATO ở khu vực hiểm trở luôn phải chịu mối nguy hiểm thường trực từ các cuộc phục kích và bom. Nếu dùng đơn vị hộ tống thì rất mất thời gian vì bản thân người hộ tống cũng cần phải có thời gian tìm hiểu địa hình, địa vật, con đường nơi đoàn xe đi qua.
Một giải pháp khác là dùng trực thăng vận tải nhưng khi bay treo thả hàng thì nó là “mục tiêu ngon ăn” với tay súng Taliban. “Việc sử dụng trực thăng không người lái sẽ giải quyết cả hai vấn đề trên, nó giảm đi việc hộ tống vũ trang và là mục tiêu nhỏ với quân địch," Giáo sư Theo Farrell - Học viện Hoàng gia London nói.
Hai mẫu Kaman K-Max cùng 16 kỹ thuật viên và 8 lính thủy đánh bộ đang tiến hành chương trình đánh giá kéo dài 6 tháng ở căn cứ Camp Dwyer (tỉnh Helmand, Afghanistan). K-Max đã thực hiện 20 nhiệm vụ bay vận tải kể từ ngày 17/12. Chúng đã thực hiện việc vận chuyển gần 18 tấn hàng hóa, chủ yếu là các bữa ăn sẵn và linh kiện thay thế cần thiết cho các căn cứ khác.
Dưới đây là một vài hình ảnh UAV K-Max thử nghiệm tại Afghanistan:
UAV K-Max dùng cơ cấu cánh quạt nâng không đồng trục đặt cạnh nhau với hai trục xiên góc chứ V, quay ngược nhiều nhau.
Sau 6 tháng thử nghiệm, Quân đội Mỹ sẽ đưa ra quyết định xem có nên chính thức chấp nhận sử dụng UAV K-Max.
Cập nhật lúc :9:59 AM, 11/01/2012
Gần đây, Quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm UAV trực thăng K-Max ở Afghanistan được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa.
(ĐVO) K-Max là mẫu UAV đầu tiên dùng cho mục đích vận tải, mang tính cách mạng, đây chỉ là biến thể sửa đổi cái tiến từ trực thăng có người lái cùng tên gọi do hãng Kaman phát triển. Điểm đặc biệt, K-Max không có cánh đuôi, cũng không sử dụng thiết kế cánh đồng trục, việc ổn định bay phụ thuộc vào 2 cánh quạt chính đặt song song trên nóc.
“Afghanistan là đất nước có mật độ bom mìn rất cao và bom, mìn tự tạo luôn là vấn đề khó khăn khi vận chuyển hàng hóa", ông Kyle O’Connor - phụ trách đơn vị thử nghiệm nói về nguyên nhân công ty phát triển UAV mới.
Có thể nói, trong suốt 10 năm, NATO luôn đau đầu với vấn đề hậu cần ở khu vực Nam và Đông Afghanistan ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Việc cung cấp lương thực, khí tài trang bị cho các vị trí đồn trú lính NATO ở khu vực hiểm trở luôn phải chịu mối nguy hiểm thường trực từ các cuộc phục kích và bom. Nếu dùng đơn vị hộ tống thì rất mất thời gian vì bản thân người hộ tống cũng cần phải có thời gian tìm hiểu địa hình, địa vật, con đường nơi đoàn xe đi qua.
Một giải pháp khác là dùng trực thăng vận tải nhưng khi bay treo thả hàng thì nó là “mục tiêu ngon ăn” với tay súng Taliban. “Việc sử dụng trực thăng không người lái sẽ giải quyết cả hai vấn đề trên, nó giảm đi việc hộ tống vũ trang và là mục tiêu nhỏ với quân địch," Giáo sư Theo Farrell - Học viện Hoàng gia London nói.
Hai mẫu Kaman K-Max cùng 16 kỹ thuật viên và 8 lính thủy đánh bộ đang tiến hành chương trình đánh giá kéo dài 6 tháng ở căn cứ Camp Dwyer (tỉnh Helmand, Afghanistan). K-Max đã thực hiện 20 nhiệm vụ bay vận tải kể từ ngày 17/12. Chúng đã thực hiện việc vận chuyển gần 18 tấn hàng hóa, chủ yếu là các bữa ăn sẵn và linh kiện thay thế cần thiết cho các căn cứ khác.
Dưới đây là một vài hình ảnh UAV K-Max thử nghiệm tại Afghanistan:
UAV K-Max giới thiệu lần đầu năm 2008.
UAV K-Max có thể tải hơn 3 tấn hàng hóa.