[Funland] Cập nhật hàng made in Cờ Hoa

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
vụ tầu ngầm trung quốc đe dọa kitty hawk ở gần Hongkong mà đến 2 tháng sau mới dám công bố đó bác ơi năm 2006 thì phải
chỉ phát hiện đc nó khi nó cách kitty hawk có 40km đủ lọt lưới đội tầu bảo vệ rồi
1 lần nữa là tầu trung quốc "Cố tình" đâm hỏng thiết bị SONAR của tầu khu trục john mccain =)) vụ nài là năm 2009
rồi tầu Cheonan của HQ đang tham gia tập chống ngầm mà lại bị thủy lôi đánh sập bằng 1 nhát duy nhât mà khong biết là bắn từ đâu và lúc nào
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
vụ tầu ngầm trung quốc đe dọa kitty hawk ở gần Hongkong mà đến 2 tháng sau mới dám công bố đó bác ơi năm 2006 thì phải
chỉ phát hiện đc nó khi nó cách kitty hawk có 40km đủ lọt lưới đội tầu bảo vệ rồi
1 lần nữa là tầu trung quốc "Cố tình" đâm hỏng thiết bị SONAR của tầu khu trục john mccain =)) vụ nài là năm 2009
rồi tầu Cheonan của HQ đang tham gia tập chống ngầm mà lại bị thủy lôi đánh sập bằng 1 nhát duy nhât mà khong biết là bắn từ đâu và lúc nào
E hỏi vụ ở cảng cơ, mấy vụ kia chém mãi nhàn tai òi :))
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Iem nghe nói sonar đỉnh nhất bh là chú này, còn trong vụ tập trận với chú Virginia gì đó chú của Mẽo còn bị phơi trắng bụng từ xa.

Tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới HMS Astute S119 gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh

Ngày 27.8.2010, tàu ngầm nguyên tử tiến công (SSN) thế hệ mới đầu tiên HMS Astute thuộc lớp Astute có uy lực mạnh nhất đã được nhận vào trang bị của Hải quân Anh, BBC đưa tin.

Tàu ngầm này đã rời đà tại Barrow-in-Furness, tỉnh Cumbria, nước Anh, vào giữa tháng 11.2009. Sau hơn 9 tháng chạy thử, tàu ngầm này đã tới căn cứ hải quân Clyde ở Faslane, gần Glasgow, Scotlant và gia nhập biên chế Hải quân Hoàng gia Anh. Theo lịch trình ban đầu, tàu ngầm này lẽ ra phải được đưa vào trang bị từ năm 2005.



Tàu ngầm nguyên tử tiến công Astute (royalnavy.mod.uk)​

HMS Astute là tàu ngầm đầu tiên của lớp tàu ngầm cùng tên, được đóng tại xưởng đóng tàu của BAe Systems tại Barrow-in-Furrness.

Tàu này được khởi đóng ngày 31.1.2001 và hạ thủy ngày 8.6.2007. Tham gia chương trình còn có các công ty Rolls-Royce, Thales UK, Babcock...

“Việc đưa vào sử dụng Astute là thời điểm quan trọng không chỉ đối với Hải quân Hoàng gia, mà còn cho hàng ngàn con người đã tham gia các dự án kỹ thuật cực kỳ phức tạp”, - Chuẩn đô đốc Simon Lister, Giám đốc chương trình đóng tàu ngầm nguyên tử lớp Astute, tuyên bố.

Chuẩn đô đốc Simon Lister đã ví độ tin cậy và độ chính xác hoạt động của Astute như “chiếc đồng hồ Thụy Sĩ 7.000 tấn”, còn chất lượng đóng tàu như “vi phẫu thuật não”.


Tàu ngầm Astute chạy thử nghiệm trên biển​

Các tàu ngầm lớp Astute là SSN thế hệ 4, dùng để thay thế các tàu ngầm nguyên tử lớp Swiftsure và Trafalgar được nhận vào trang bị Hải quân Anh trong thập niên 1970 và 1980.

Astute có thể hoạt động trong đội hình hạm đội, hoặc độc lập với lực lượng chủ lực, có thể dùng để tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm, tấn công mặt đất, đổ bộ và thu thập tin tức tình báo.

Thiết kế của Astute có áp dụng một số công nghệ ban đầu cần để chế tạo tàu ngầm thế hệ mang tên lửa thế hệ mới. So với các SSN hiện có, Astute có độ bộc lộ thấp, khả năng hoạt động ở vùng biển nông ven bờ tốt hơn.

Hiện tại, Astute được cho là tàu ngầm nguyên tử đa năng có uy lực khủng khiếp nhất của Hải quân Anh, với năng lực chiến đấu cao hơn 50% so với bất kỳ tàu ngầm nguyên tử đa năng nào của Anh.

Tàu được trang bị 38 ngư lôi và tên lửa (nhiều hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào trước đó của Hải quân Anh), phóng bằng 6 ống phóng lôi 533 mm (Tàu ngầm lớp Trafalgar mang 24 ngư lôi, tên lửa và 5 ống phóng lôi).

Đó là các ngư lôi hạng nặng Spеarfish, tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon và tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk Block IV.

Các tàu ngầm nguyên tử lớp Astute có lượng giãn nước 7.800 tấn, chiều dài 97 m, chiều rộng tối đa 11,3 m, thời gian hoạt động độc lập 90 ngày đêm, có thể lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn 98 người. Tốc độ tối đa của tàu không được tiết lộ, theo thông tin không chính thức là 29 hải lý/h (54 km/h). Cự ly hành trình 7.000 hải lý (13.000 km) ở chế độ chạy tiết kiệm.

Tàu được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân PWR 2 của công ty Rolls-Royce, không đòi hỏi nạp thêm nhiên liệu trong suốt vòng đời sử dụng 25 năm và có thiết bị sản xuất oxy từ nước biển.
Hệ thống thủy âm Sonar 2076 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 3.000 hải lý (5.500 km). Ở tàu Astute, kính viễn vọng truyền thống được thay thế bằng cột quang-điện tử bảo đảm góc quan sát 360 độ.

Độ dài của các đường cáp bên trong tàu đủ để trải dài từ Glasgow đến Dundy. Trên tàu có giường cho từng thuyền viên.

Trong thời gian tuần tra chiến đấu, thủy thủ đoàn sẽ được 5 đầu bếp phục vụ và họ sẽ chuẩn bị tới 18.000 chiếc xúc xích và 4.200 suất ăn sáng ngon miệng.
Astute có khả năng chạy ngầm vòng quanh trái đất và với công nghệ hạt nhân tiên tiến, tàu sẽ không bao giờ cần phải nạp lại năng lượng.

Hải quân Hoàng gia Anh có kế hoạch đóng tổng cộng 7 SSN lớp Astute, gồm HMS Astute S119, HMS Ambush S120, HMS Artful S121, HMS Audacious S122, HMS Agamemnon S123, HMS Anson S124, HMS Ajax S125.

Trong đó, tàu thứ hai HMS Ambush dự kiến hạ thủy trong năm nay, các tàu thứ ba HMS Artful và thứ tư HMS Audacious đang trong quá trình đóng.

Tháng 3.2010, Bộ Quốc phòng Anh thông báo chi 300 triệu bảng để đóng tàu ngầm thứ năm HMS Agamemnon và mua vật liệu có thời hạn sản xuất dài cho tàu thứ sáu HMS Anson.

Dự kiến, các tàu ngầm lớp Astute sẽ được chuyển giao với nhịp độ 22 tháng/tàu: Ambush - vào năm 2012, Artful - 2014, Audacious - 2016, Agamemnon - 2017. HMS Astute và các lớp này sẽ đóng tại căn cứ hải quân Faslane.

  • Nguồn: BAe Systems, BBC, 27.8.10; asdnews.com, Lenta, MP, Armstrade, 30.8.2010.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
có tý chém gió trên báo mời các cụ xem qua xem lại
Đề cập đến vụ tàu Kitty Hawk bó tay trước tàu ngầm Trung Quốc, phó đề đốc Stephen Saunders của hải quân Anh, chủ bút của tạp chí quốc phòng Jane’s Defense, giải thích: “Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ ít quan tâm đến hình thái tác chiến bằng tàu ngầm” (5). Hậu quả là hải quân Mỹ “lụt nghề” chống tàu ngầm như đã thấy, không chỉ với Trung Quốc.

Tháng 9-2003, ba tàu ngầm hải quân Úc thuộc lớp Collins (cũ kỹ chạy bằng động cơ diesel) đã “hủy diệt” hai tàu ngầm cùng một tàu sân bay của hải quân Mỹ trong khuôn khổ các cuộc tập trận hải quân Mỹ - Úc ngoài khơi nước Úc (6). Chỉ huy lực lượng tàu ngầm Úc, phó đề đốc Mike Deeks, cho biết các tàu ngầm “giẻ rách” của ông “trong mỗi cuộc tập trận có khi kéo dài đến ba tuần đều đã đè bẹp các tàu “đối phương” (Mỹ) siêu hiện đại, và rồi đến khi kết thúc cuộc tập trận, người Mỹ mới mở mắt ra mà nhìn nhận rằng có một lực lượng hải quân khác (là Úc) cũng biết thao tác tàu ngầm”.

Đúng là hải quân Mỹ “công tử bột” trong lĩnh vực chống tàu ngầm, như nhận xét của phó đề đốc Mike Deeks của hải quân Úc. Thường thì hải quân các nước rèn luyện qua những cuộc tập trận hỗn hợp giữa các lực lượng hải quân đồng minh. Song hải quân một số nước lại hay tìm cách “cọ xát” đối phương cho dù bất cứ sơ sẩy hay quá đà nào cũng có thể không chỉ gây nguy hiểm cho sinh mạng của cả con tàu, mà còn tạo ra một cuộc khủng hoảng.

Tháng 11-2004, hải quân Nhật báo động sau khi một tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xâm nhập lảng vảng gần một khu mỏ khí đốt của Nhật gần nhóm đảo Sakishima trong suốt ba giờ, ở một vị trí cách đảo Okinawa chừng 180 hải lý về phía tây nam (7). Nếu nhớ rằng Okinawa chính là nơi đặt căn cứ lớn nhất của Mỹ trên Thái Bình Dương thì sẽ thấy đây không còn là một bài tập huấn luyện đơn thuần nữa, mà là một bài tập “thử sức” trong điều kiện “như thật”.

Hải quân Hàn Quốc hân hạnh được thường xuyên “tập trận” với hải quân Bắc Triều Tiên trong điều kiện như thật. Tháng 9-2011, một bản phúc trình của Bộ tổng tham mưu cùng cơ quan tình báo quân đội Hàn Quốc cho biết tàu ngầm Bắc Triều Tiên ngày càng tăng diễn tập xâm nhập trong biển Tây của Hàn Quốc. Năm 2008, tàu ngầm Bắc Triều Tiên chỉ xâm nhập có hai lần từ tháng 1 đến tháng 8, thì qua năm 2009 cũng trong quãng thời gian đó đã xâm nhập những năm lần; đến năm 2010 xâm nhập 28 lần; năm 2011 những 50 lần cũng từ tháng 1 đến tháng 8!

Còn trên biển Đông của Hàn Quốc, tàu ngầm Bắc Triều Tiên đã xâm nhập 39 lần năm 2011, so với 25 lần năm 2010. Đáng tiếc là hải quân Hàn Quốc chỉ phát hiện được có 28% lượt tàu ngầm Bắc Triều Tiên “diễn tập” xâm nhập mà thôi. Vụ tàu Cheonan của hải quân Hàn Quốc trúng một quả thủy lôi phóng đi từ một tàu ngầm “bỏ túi” hôm 26-3-2010 khiến 46 thủy thủ bỏ mạng là một thí dụ đau thương cho thấy tàu ngầm vẫn cứ là sát thủ thầm lặng.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Mỹ phát triển công nghệ dẫn đường không phụ thuộc GPS
Cập nhật lúc :2:50 PM, 14/05/2012
Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã mở thầu chế tạo hệ thống dẫn đường quán tính mới không phụ thuộc GPS.

(ĐVO) DARPA - Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến

Hệ thống này sẽ cho phép sử dụng vũ khí chính xác cao chống các nước có các phương tiện tác chiến điện tử và chống vệ tinh mạnh.

Hiện nay, hầu như toàn bộ các vũ khí chính xác cao của Mỹ đều dựa vào GPS. Tuy nhiên, tín hiệu GPS yếu nên ở nhiều khu vực, nhất là vùng núi thì thiết bị GPS không hoạt động được.

Ngoài ra, một số quốc gia có lực lượng tác chiến điện tử nên Mỹ không hy vọng GPS làm việc ổn định khi xảy ra chiến tranh chống lại các nước này (ví dụ như Iran). Còn Trung Quốc thậm chí còn có các vũ khí tiêu diệt vệ tinh định vị của đối phương.
Các hệ thống dẫn đường quán tính vi cơ điện tử dựa trên điện tử silic được phát triển từ lâu tại phòng thí nghiệm MicroSystems Laboratory, Đại học California ở Irvine. Nhưng nay quân đội Mỹ cần các phương tiện còn hiệu quả hơn (UC Irvine)
Để hành động trong tình huống đó, các hệ thống riêng biệt của vũ khí được trang bị các bộ ổn định con quay lắp liền, bảo đảm tính toán vị trí của tên lửa, ổn định bay cho nó…

Những thiết bị đầu tiên như vậy đã được lắp cho ngư lôi từ thế kỷ 19. Nhưng khó khăn là ở chỗ chúng đắt đỏ, cồng kềnh, nặng nề và không phải lúc nào cũng tin cậy. Chúng không thể sử dụng cho nhiều hệ thống chiến thuật cần nhẹ và cơ động cao.

Mới đây, DARPA đã mở thầu chế tạo các mẫu hệ thống dẫn đường quán tính dựa trên một module micro hỗn hợp cơ sở duy nhất. Việc này được tiến hành trong khuôn khổ một giai đoạn của chương trình micro-PNT (Positioning, Navigation and Timing).

Được sự quan tâm là Chip-Scale Combinatorial Atomic Navigator (C-SCAN), một hệ thống kết hợp các sensor quán tính có nguyên lý làm việc khác nhau có khả năng bổ sung thông tin cho nhau và bảo đảm cungc ấp dữ liệu chính xác và được kiểm chứng về vị trí của thiết bị.

Các mục tiêu chính của chương trình con C-SCAN là nghiên cứu khả năng vi hình hóa và sản xuất các hệ thống dẫn đường quán tính cỡ nano và phát triển các thuật toán và cấu trúc cho phép hợp nhất dễ dàng trong một thiết bị các dữ liệu từ các thiết bị quán tính microв làm việc theo các nguyên lý khác nhau.


Việc thực hiện toàn quy mô các chương trình kiểu như vậy sẽ củng cố ưu thế của quân đội Mỹ trong lĩnh vực vũ khí chính xác cao trong mấy chục năm tới. Dĩ nhiên là nếu các quốc gia phát triển còn lại tiếp tục thụ động quan sát những gì đang diễn ra và không định nhảy vào cuộc đua này.​
Hệ thống dẫn đường quán tính micro mà DARPA muốn có được có thể tích không quá 20 cm³ và tiêu thụ không quá 1W. Hiệu suất của C-SCAN phải “cao hơn mọi thiết bị có sẵn hiện nay”. Giới hạn sai số cho phép khi xác định giá tốc của vật thể là 10-6g, còn khi xác định tốc độ góc là 10-4 độ/h. Hệ thống đạt khả năng hoạt động đầy đủ kể từ thời điểm khởi động lạnh là không quá 10 giây.

Các nguyên lý làm việc của những hệ thống đó không còn là bí mật. Trong khuôn khổ chương trình Micro-PNT, Mỹ từ lâu phát triển các con quay dựa trên cộng hưởng từ vi hạt nhân (micro-nuclear magnetic resonance), sử dụng chuyển động quay của hạt nhân nguyên tử trong từ trường. “Loại con quay này không có các bộ phận chuyển động và không nhạy cảm với các dao động gia tốc và rung động”, lãnh đạo chương trình Andrei Shkel cho biết.

Ngoài ra, nó lại nhỏ hơn hai chục lần và không tiêu thụ nhiều năng lượng như các loại tương tự hiện có. Theo ông Shkel, các phương án khác để giải quyết nhiệm vụ tham vọng này như các hệ thống vi cơ điện tử dựa trên điện tử silic lại nhạy cảm hơn nhiều với rung động nên không thể đáp ứng yêu cầu của DARPA. Tuy nhiên, không loại trừ sử dụng chúng làm các hệ thống phụ trợ, dự phòng cho các con quay dựa trên cộng hưởng từ vi hạt nhân.

Phạm vi sử dụng các hệ thống dẫn đường quán tính micro có thể rất rộng, từ bảo đảm dẫn đường cho các toán lính chạy bộ trên chiến trường cho đến định hướng cho máy bay không người lái và máy bay không người lái tiểu hình, tàu lặn quân sự và tên lửa có điều khiển mà không cần đến GPS. Những hạn chế về trọng lượng và kích thước nêu trong yêu cầu cuộc thầu khắt khe đến mức về lý thuyết có thể ứng dụng cho cả các hệ thống trước đây thuộc loại chính xác cao.


Lại luôn luôn là Mỹ :)
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Cái của nợ quái dị này đem về cho mấy ông già mang ra moong câu cá có khi lại ăn thua =))


Mỹ bán đấu giá 'Bóng ma trên biển'
Cập nhật lúc :9:50 AM, 03/05/2012
Hải quân Mỹ đã rao bán Sea Shadow, tàu đầu tiên được chế tạo có ứng dụng nhiều công nghệ tàng hình.
(ĐVO) Tàu này đã được đưa ra đấu giá trên internet, mới mỗi mức đấu tăng lên 100 USD. Giá khởi đầu là 10.000 USD, nhưng đến sáng 30/4/2012 đã lên đến 100.400 USD.

Việc đấu giá dự định kết thúc vào ngày 4/5/2012, nhưng cũng có thể được kéo dài.

Theo mô tả, con tàu này được công ty Mỹ Lockheed Martin đóng vào năm 1983.

Trong một thời gian dài, tàu thử nghiệm Sea Shadow được giữ bí mật. Hải quân Mỹ đã chi gần 190 triệu USD để chế tạo Sea Shadow.

Tàu có dạng hình thang phi truyền thống. Các vách mạn tàu và đáy tàu được thiết kế khiến có cảm tưởng như tàu bay trên mặt nước.

Sea Shadow có chiều dài 49,9 m, chiều rộng 20,7 m, mớn nước 4,6 m, lượng giãn nước 452,6 tấn (499 tấn Mỹ).


Sea Shadow đang được rao bán

Sea Shadow được trang bị hệ thống động cơ điện-diesel và 2 chân vịt. Thân tàu bằng thép tựa trên 2 cánh ngầm. Hình dáng góc cạnh của vỏ tàu cho phép làm chệch tia radar.

Trong cấu trúc của Sea Shadow sử dụng các công nghệ đã ứng dụng ở máy bay tàng hình F-117 Nighthawk.

Bất cứ cá nhân, công ty nhà nước hay tư nhân nào cũng có thể mua mặt hàng đấu giá này. Chủ nhân mới cần phải thực hiện duy nhất một điều kiện là “làm vô hiệu con tàu và biến thành đống sắt vụn” trước khi đưa ra khỏi lãnh thổ Mỹ.

Theo điều kiện đấu giá, tàu Sea Shadow được bán làm sắt vụn vì nó không còn giá trị gì. Tuy nhiên, nó có thể có giá trị đối với những người sưu tập vì tàu này từng là hình mẫu cho con tàu tàng hình trong bộ phim về điệp viên Anh 007 James Bond là Tomorrow never dies. Thực tế, một bản sao chính xác Sea Shadow đã được sử dụng trong bộ phim trình chiếu năm 1997 này.

Trong một thời gian dài, Sea Shadow được dùng để thử nghiệm các công nghệ mới và năm 2006 đã loại bỏ. Từ đó, nó nằm xếp xó trong các ụ tàu. Hải quân Mỹ đã cố công tìm ra lấy một viện bảo tàng sẵn lòng tiếp nhận Sea Shadow, nhưng vô hiệu. Cuối cùng, họ quyết định thanh lý tàu làm sắt vụn.

Hải quân Mỹ từ năm 2006 đã mấy lần rao bán Sea Shadow, nhưng đều thất bại. Năm 2011, có tin quân đội Mỹ dự định phá bỏ tàu này sau mấy nỗ lực bán tàu thất bại.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em post ít thông tin mới về F22

Mỹ hạn chế sử dụng máy bay tàng hình F-22 vì mất an toàn

Laodong.com.vn Thứ năm 17/05/2012 08:00
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ra lệnh hạn chế sử dụng loại máy bay phản lực tàng hình hiện đại nhất của không quân Mỹ.

Đối mặt với các vấn đề an toàn “bí hiểm” của máy bay chiến đấu F-22 Raptor - loại máy bay phản lực tàng hình hiện đại nhất của không quân Mỹ - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ra lệnh hạn chế sử dụng loại máy bay này và đề nghị hải quân cũng như các chuyên gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng vào cuộc.

Không quân Mỹ đang điều tra xem tại sao một số phi công lái máy bay F-22 thường phàn nàn tình trạng chóng mặt và các triệu chứng thiếu ôxy khác khi bay. Việc can thiệp của Bộ trưởng Quốc phòng cho thấy sự khẩn cấp của sự việc. Thông thường thì bộ trưởng quốc phòng không tham gia vào một vấn đề an toàn cụ thể, trừ phi nó rất đáng lo ngại.

Không quân Mỹ đã dừng bay máy bay F-22 trong 4 tháng của năm 2011 vì vấn đề thiếu ôxy và giờ đây, một số phi công tiếp tục từ chối lái loại máy bay này. Một ủy ban tư vấn của không quân do một vị tướng về hưu đứng đầu đã nghiên cứu tình trạng này trong 7 tháng qua. Hồi tháng 3, uỷ ban này cho biết họ không thể chỉ ra nguyên nhân cốt lõi. Uỷ ban này đồng ý với việc cho máy bay F-22 bay tiếp, song phi công sẽ sử dụng các thiết bị cảm ứng, thiết bị lọc đặc biệt cùng các biện pháp đề phòng an toàn khác.

Tuần trước, chương trình “60 phút” của kênh truyền hình CBS đã phát đi phóng sự về 2 phi công máy bay F-22. Hai phi công này cho biết, trong một số chuyến bay, họ và các phi công khác đã trải qua tình trạng mất ôxy, mất phương hướng và một số vấn đề khác. Họ lo ngại về an toàn cũng như nguy cơ sức khỏe lâu dài với cá nhân. Một số thượng nghị sĩ Mỹ cho biết, hiện giờ đã có 9 phi công phàn nàn về tình trạng này. Đã có 12 trường hợp giảm ôxy được báo cáo từ tháng 4.2008 đến tháng 1.2011.

Khi được hỏi tại sao ông Panetta lại vào cuộc lúc này, đại úy hải quân John Kirby - Người phát ngôn của Lầu Năm góc - cho biết, thực ra ông Panetta đã biết vấn đề này ít lâu nay. Nhưng trong lúc một số máy bay F-22 vừa được triển khai ở vùng vịnh Persia và vì các phi công lên tiếng báo động, nên ông Panetta “can thiệp sâu hơn”.

Cụ thể, ông Panetta yêu cầu toàn bộ số máy bay F-22 Raptor của không quân Mỹ sẽ không được sử dụng trong các chuyến bay tầm cao, mà chỉ bay gần các địa điểm hạ cánh để phi công có thể hạ cánh khẩn cấp trong trường hợp họ thiếu ôxy. Ông Panetta cũng yêu cầu không quân Mỹ đẩy nhanh việc lắp đặt hệ thống bổ sung ôxy tự động cho từng máy bay F-22 và chiếc đầu tiên phải được sẵn sàng đưa vào sử dụng trước tháng 12 tới. Ngoài ra, các chuyên gia của hải quân và NASA cần vào cuộc cùng điều tra.

Việc ông Panetta can thiệp sẽ không có tác động ngay lập tức đến các hoạt động chiến đấu của Mỹ, bởi máy bay F-22 hiện không được sử dụng trong chiến đấu. Lầu Năm góc cho biết, các biện pháp an toàn bổ sung vẫn có thể tiếp tục được đưa ra. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta không loại trừ việc ngừng sử dụng máy bay này nếu cần thiết.
Vĩnh Nguyên (Theo AP, BBC)
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Trực thăng Mỹ đánh rơi tên lửa
TTO - Máy bay trực thăng tấn công Apache của quân đội Mỹ hôm 16-5 đã làm rơi tên lửa xuống khu vực dân cư ở bang Texas, khiến cả trăm hộ gia đình phải sơ tán.

Trực thăng Apache tấn công của quân đội Mỹ - Ảnh: Military-today

AFP dẫn lời cư dân thành phố Killeen ở miền trung bang Texas cho biết họ nhìn thấy một vật rơi xuống từ chiếc trực thăng Apache của quân đội.

Ngay sau đó, cảnh sát Killeen đã xác định đó là một quả tên lửa chưa kích hoạt và sơ tán 100 hộ gia đình. Không ai bị thương trong sự cố vì tên lửa rơi xuống một cánh đồng gần khu dân cư.

Đội chuyên gia gỡ bom mìn cho hay họ đã tìm thấy quả tên lửa M36 dùng trong các cuộc huấn luyện của quân đội Mỹ. M36 không mang đầu đạn hay hệ thống đẩy, được thiết kế để phi hành đoàn mô phỏng tên lửa Hellfire. Tên lửa này nặng 45kg, dài 163cm.

Căn cứ quân sự Fort Hood gần Killeen cho biết chiếc trực thăng mang mã hiệu AH-64, tham gia một buổi huấn luyện ngày hôm qua. Theo nguyên tắc, các phi công không được phóng tên lửa khỏi máy bay.

Đại tá Howard Arey cho hay họ đang điều tra nguyên nhân sự cố.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Mặt nạ chống đạn AKM 7,62mm cho lính Mỹ
Cập nhật lúc :6:56 PM, 29/05/2012
Công ty Mỹ Mtek Weapon Systems phát triển mặt nạ làm bằng polyethylene FAST G3A để bảo vệ đầu cho lính bộ binh.

(ĐVO) Đặc biệt loại mặt nạn này chỉ nặng 400g nhưng có thể chống đạn 7,62mm tiểu liên AKM.

Mặt nạ bằng polyethylene FAST G3A do công ty Mỹ MTek Weapon Systems phát triển làm phương tiện bảo vệ đầu cho lính bộ binh chống sóng nổ chỉ nặng có 400g. Nhưng điều bất ngờ ngay cả với các nhà thiết kế là nó có khả năng bảo vệ tốt chống... đạn AKM với động lượng 2 kJ.

Polyethylene vững chắc hơn mũ trận bằng thép/Kevlar vốn bị đạn AKM bắn từ cự ly 100 m xuyên thủng ư? Bạn có thể tưởng tượng ra điều đó không? Trong một lần trình diễn, một viên đạn 7,62mm bắn từ một biến thể súng AKM đã bắn văng mặt nạ FAST G3A khỏi mũ trận đội trên đầu một hình nộm.

Chiếc mặt nạ chống đạn polyethylene đã ngăn được đầu đạn, tuy nhiên đầu đạn vẫn có thể làm gẫy xương hay răng của người lính.

“Các vị sẽ không hiểu đúng tôi, vẫn sẽ đau. Thậm chí rất đau. Nhưng thế vẫn tốt hơn là phương án khác: thông thường, khi một viên đạn AKM bắn vào mặt bạn, bạn chẳng còn biết đau vì bạn đã chết rồi”, cựu trung sĩ chuyên gia xạ thuật Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) Ryan Bowser, nay là một cán bộ quản lý của MTek Weapon Systems và là một trong những người thiết kế ra loại mặt nạ thần kỳ nói.

FAST G3A (trái) hiện chưa được nhận vào trang bị. Có lẽ sản phẩm này quá rẻ đối với Lầu Năm góc, nên các lính thủy đánh bộ Mỹ (phải) tự bỏ tiền túi ra mua (MTek Weapons Systems).
Tuy trong các cuộc chiến tranh hiện đại với sự tham gia của các đội quân đông đảo, ít khi người ta bị bắn trúng vào mặt, nhưng sản phẩm mới sẽ bảo vệ khá hiệu quả chống các mảnh đạn mà năng lượng và trọng lượng của chúng trong đa số tuyệt đối các trường hợp lại nhỏ hơn đầu đạn của súng trường tiến công.

Ngoài ra, mặt nạ FAST G3A còn dùng để bảo vệ chống sóng nổ.

Polyethylene được sử dụng rộng rãi làm miếng đệm cho một số loại áo giáp chống đạn dù bản thân nó có khả năng dừng hãm hiệu quả đầu đạn.

Trước đó, vật liệu này được coi là không đủ để ngăn hẳn lõi thép của đầu đạn nếu không có thêm các tấm gốm, titan hay vật liệu cứng khác, những thứ sẽ đưa ngay phương tiện bảo vệ cá nhân này lên một thứ hạng khác về trọng lượng.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là mặt nạ của MTek lại có khả năng ngăn được đầu đạn AKM 7,62×39 mm mà năm 2012 vừa tròn 69 tuổi. Và dĩ nhiên với đầu đạn của đạn 5,45×39 mm dùng cho АK-74 và các mẫu súng AK sau này thì mặt nạ này bó tay, đạn sẽ vẫn xuyên được mặt nạ.

Quân đội Nga không có mặt nạ chống đạn mà chỉ có mũ sắt SSh-68 (trái) sử dụng từ năm 1968 và mũ Kevlar 6B7 (phải) có tính năng tương đương mũ ACH của Mỹ, và chỉ có thể chống được đạn K59.
Có nghi ngờ là khi bắn, người ta đã dùng đạn 7N23, chắc chắn loại súng nhái AKM trên hình ảnh đã được nạp loại đạn gì đó đại loại như đạn thường 57-N-231 với đầu đạn chứa lõi thép bằng thép hàm lượng carbon thấp. Dẫu sao, tất cả chuyện này cũng rất ấn tượng đối với bất kỳ ai bắn súng AKM chẳng hạn vào các vật bằng thép từ cự ly 100 m.

Các loại mũ chống đạn quân dụng tốt nhất của Nga là 6B7 chỉ có thể chống chịu được đạn súng ngắn PM (K59) bắn trực diện, và mũ lại nặng tới 1,5 kg, vì thế chỉ một vị chỉ huy khét tiếng hành lính mới bắt được một lính nghĩa vụ bình thường đội nó khi chiến đấu.

Còn loại mũ nặng nhất của Nga là SSh-68 đến nay vẫn là bằng thép thì đã quá cổ lỗ trong thế kỷ 21. Đồ cổ này chịu được đạn K59 (năng lượng chỉ có 300 J) chỉ ở cự ly mà K59 không thể bắn trượt.




Điều thú vị là mũ trận hiện nay của Mỹ ACH (Advanced Combat Helmet) có trọng lượng tùy cỡ từ 1,36-1,63 kg, ít nhất gấp 3 lần FAST G3A nhưng lại hoàn toàn không che kín được mặt và lại có khả năng chống đạn kém hơn.

Thậm chí mũ trận ECH (Enhanced Combat Helmet) cũng làm bằng polyethylene cao phân tử Dyneema HB80 với trọng lượng (500g) và độ vững chắc tương đương, mới được đưa sản xuất vào tháng 3/2012 cũng không hề bảo vệ được mặt.

Dù chưa quân chủng nào của Mỹ nhận mặt nạ này vào trang bị, song lực lượng lính thủy đánh bộ (USMC) đang chiến đấu ở Afghanistan tự mua mặt nạ để sử dụng (USMC cho phép binh lính tự mua sắm các phương tiện bảo vệ nằm ngoài danh mục được USMC trang bị). Mặt nạ này đặc biệt phổ biến trong các tổ làm công tác gỡ mìn tự tạo.

MTek Weapon Systems dự định sản xuất biến thể mặt nạ có tầm nhìn và khả năng nghe tốt hơn là PREDATOR FAST G4 và có giá 375 USD. Song binh lính Mỹ vẫn phải tự bỏ tiền ra mua nếu muốn.

Quân đội Nga hoàn toàn không có mặt nạ cho công binh và bộ binh. Hiện thời, Bộ Quốc phòng Nga còn đang mê mải mua các xe bọc thép chở quân trang bị pháo có từ 1/4 thế kỷ trước, còn mũ trận của Nga nặng hơn 1 kg và chỉ có khả năng chống các mảnh đạn cỡ 1 gam bay với tốc độ đến 650 m/s (các mẫu hiện đại nhất), chứ đừng nói đến chịu được đạn AKM bắn trực diện ở tầm gần.
Đạn 7,62 lại thua đạn 5,45 là dư lào nhỉ ???
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Có nghi ngờ là khi bắn, người ta đã dùng đạn 7N23, chắc chắn loại súng nhái AKM trên hình ảnh đã được nạp loại đạn gì đó đại loại như đạn thường 57-N-231 với đầu đạn chứa lõi thép bằng thép hàm lượng carbon thấp

câu trả lơi ở đây chăng ???

Mũ SSh-68 còn một số ít vùng xa như capcaz hay gì đó xài thui
bây h chúng nó xài cái nầy 6B7-1L


hàng mới bảo vệ mặt dư lài lài

còn hàng Specnatz với OMOH xài từ lâu là cái maska chống đạn 7.62 từ lâu lâu lém rồi


cái nầy cũng là MASKA nhưng tháo mặt nạ
 

MP4-22

Xe điện
Biển số
OF-7284
Ngày cấp bằng
20/7/07
Số km
2,637
Động cơ
565,720 Mã lực
Nơi ở
Quan Nhân, Hà Nội
các cụ cho em hỏi ạ, em xem " Act of Valor " có cảnh một tên khủng bố ném quả lựu đạn xuống sàn nhà, một anh lính Mỹ mặc áo chống đạn liền nhảy lên nằm đè lên quả lựu đạn, quả lựu đạn ấy nổ nhưng người anh lính ấy chỉ bị dội lên không trung khoảng vài chục cm rồi rơi xuống chứ không " tan tành ra từng mảnh", chả lẽ có loại áo chống đạn như vậy ạ???
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
có thể loại Dragon skin level 3A này chịu đc tuy nhiên cháu chắc chắn rằng lục phủ ngũ tạng cũng nát còn áo thì còn
[video=youtube;u_HRQNd84ZA]http://www.youtube.com/watch?v=u_HRQNd84ZA[/video]
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Các chuyên gia Lầu Năm Góc và Cơ quan kiểm toán Chính phủ Mỹ công bố thông tin gây sốc, đó là hệ thống phòng thủ AMD hoàn toàn không có khả năng đánh chặn tên lửa.
(ĐVO) Theo các kết luận của hai cơ quan này, hệ thống phòng thủ chống tên lửa mà Mỹ triển khai ở châu Âu hoàn toàn là một dự án chính trị và trong tương lai gần không thể hoàn thành được những nhiệm vụ quân sự đặt ra cho nó.

Các văn bản do các chuyên gia của hai cơ quan chính phủ Mỹ cùng soạn thảo tái khẳng định lo ngại của các chuyên gia độc lập nhiều lần tuyên bố về sự không hiệu quả của AMD.

Việc chuẩn bị báo cáo của Hội đồng Khoa học Lầu Năm Góc đã kéo dài gần một năm rưỡi, và văn bản kết luận do chủ tịch - tiến sĩ Paul Kaminski, tướng không quân về hưu Lester Lyles và Đô đốc William Fallon ký đã được đóng dấu “Mật”.

Gần đây phần công khai của công trình nghiên cứu dày 41 trang này đã được chuyển đến Quốc hội.

Radar "với không tới"

Khiếm khuyết chủ yếu của hệ thống, theo họ, là bán kính hoạt động của các radar và tên lửa đánh chặn không có khả năng lựa chọn mục tiêu.

Cuộc kiểm tra cho thấy, các hệ thống chiến đấu triển khai ở châu Âu đều chưa qua thử nghiệm ở Mỹ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các radar AMD không thể phát hiện việc phóng tên lửa đạn đạo và bám theo chúng trong giai đoạn đầu của hành trình bay.

Thậm chí, kể cả các đài theo dõi triển khai trên biển, cả các đài triển khai trên mặt đất đều không giải quyết được vấn đề này.

Loại radar AN/TPY-2 bố trí ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ không đủ bán kính hoạt động, còn tầm hiệu dụng của các radar AN/SPY-1 triển khai trên các tàu chiến Aegis không cho phép kịp thời đưa ra tín hiệu chặn thu các tên lửa được phóng lên từ Cận Đông.


AMD gặp rất nhiều vấn đề, Radar AN/TPY-2 ở Thổ Nhĩ Kỳ không đủ bán kính hoạt động.

Các chuyên gia của Lầu Năm Góc cho rằng, vấn đề chủ yếu là các cảm biến lắp trên tên lửa đánh chặn không phân biệt được đầu đạn của tên lửa với các mục tiêu giả bay kèm theo.

Còn các quân nhân cho rằng, chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng cách phát hiện chặn thu tên lửa đạn đạo ở giai đoạn các động cơ tăng tốc còn hoạt động, đầu đạn và các mục tiêu giả chưa tách ra.

Theo đánh giá của các chuyên gia Lầu Năm Góc, việc thực hiện nhiệm vụ này “đòi hỏi những nỗ lực ghê gớm và trong điều kiện thực tế là không thể thực hiện được”.

Tên lửa đánh chặn hiện chậm hơn so với mục tiêu “không dưới 100 giây”, kết quả là “toàn bộ các phương tiện đánh chặn sẽ được dùng để bắn hạ các mục tiêu giả và rác tên lửa”.

Nhà Trắng vội vàng

Các chuyên gia của Kiểm toán chính phủ Mỹ cũng ủng hộ đánh giá của các chuyên gia Hội đồng Khoa học Lầu Năm Góc, họ cũng đã có báo cáo riêng về triển vọng phát triển của AMD.

Theo các chuyên gia này, việc đẩy nhanh triển khai các thành tố phòng thủ chống tên lửa đã dẫn đến “tăng mạnh giá của dự án, hiệu quả thấp và những vấn đề thường xuyên xuất hiện liên quan đến chất lượng của các bộ phận”.

Cụ thể, do mong muốn kết thúc giai đoạn hai triển khai các hệ thống trước năm 2015, Lầu Năm Góc đã mua mấy chục tên lửa đánh chặn SM– 3 Block IIA mà không chờ thử nghiệm quốc gia chính thức kết thúc.

Nhiều lời buộc tội nghiêm túc cũng được đưa ra cho chính quyền Mỹ. Các chuyên gia của Kiểm toán phát hiện, quyết định mua tên lửa đánh chặn đã được thông qua bất chấp những phản đối của các kỹ sư. Những người này phát hiện ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong động cơ tên lửa sau các cuộc phóng thử.

Tình hình hoàn toàn đúng như vậy đã xảy ra khi kết thúc kiểm tra các bộ phận của radar mà sau đó đã được gửi sang Romania.


Tên lửa đánh chặn mới SM-3 Block IIA thì không đáng tin cậy.

Đại diện đa số **** Cộng hoà trong Quốc hội Mỹ ngay lập tức kết tội Nhà Trắng đã xem thường lợi ích an ninh quốc gia.

Chủ tịch Tiểu ban vũ khí chiến lược của Quốc hội Michael Turner tuyên bố sau phiên họp kín: “Những chuyện như vậy xảy ra khi không chịu nghe các nhà khoa học và kỹ sư, mà chỉ biết hành động tuân theo các động cơ chính trị”.

Phản bác lại kết luận, đại diện cơ quan phụ trách AMD Richard Liner kêu gọi nhân viên hội đồng khoa học của Lầu Năm Góc và Kiểm toán “đừng quá tô đậm bức tranh”.

Theo ông này, vấn đề tầm hoạt động của radar sẽ được giải quyết trong...9 năm tới, khi triển khai hệ thống theo dõi mới trên vũ trụ.

Tuy phải thừa nhận vấn đề nhận biết mục tiêu của tên lửa đánh chặn đúng là có thật, ông ta vẫn cam đoan là “các hệ thống hiện có có thể đánh chặn cuộc tấn công tên lửa”.

Hôm 16/5, Đô đốc James Stavridis – Tư lệnh Bộ chỉ huy Mỹ ở Châu Âu đã xác nhận là tại hội nghị thượng đỉnh NATO khai mạc ngày 20/5 ở Chicago, ban lãnh đạo liên minh sẽ công bố các hệ thống phòng thủ chống tên lửa triển khai ở châu Âu sẽ được đưa vào trạng thái “sẵn sàng tác chiến tạm thời”.
 

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
433
Động cơ
461,970 Mã lực
Hôm trc e xem discovery thấy F18 hại cánh trên tầu sân bay bị văng như mít thế mà không thấy nổ gì, còn chiếc Harrier thỉ phải hạ cánh thẳng đứng trên tầu cùng bị rớt cháy nổ ầm ầm...kể cũng hãi máy bay mang vũ khí hạ cánh kiểu đấy cũng khác gì tầu bị tân côn. Cụ nào biết chi tiết hơn mấy vụ tai nan máy bay trên tầu sân bay ko ạ, ể e nghe thêm với.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
bánh vẽ chăng?
Hàn Quốc mua mà không được thử phi cơ tàng hình

Các phi công Hàn Quốc sẽ không được lái thử những chiếc chiến đấu cơ F-35 vì nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ không chấp nhận điều này.


Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Ảnh: Globalresearch
Các cuộc thử nghiệm hoạt động thực tế đối với chiếc chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến F-35 của hãng Lockheed Martin sẽ được tổ chức trong tháng này, Yonhap dẫn lời Cơ quan Chương trình Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho hay.

Thử nghiệm tương tự đối với các máy bay chiến đấu F-15E của hãng Boeing sẽ được tiến hành vào tháng 8, còn các phi cơ Eurofighter của hãng EADS được thử thách sau đó một tháng.

Lockheed Martin, Boeing và EADS đang cạnh tranh để giành được một hợp đồng lớn có giá trị lên tới 10 nghìn tỷ Won (khoảng 8,5 tỷ USD). Hàn Quốc cần mua 60 máy bay chiến đấu và sẽ chính thức chọn nhà cung cấp vào tháng 10.

Tuy nhiên, trong khi cả Boeing và EADS đều đồng ý tiến hành các cuộc thử nghiệm hoạt động thông qua những chuyến bay thực sự với một phi công Hàn Quốc tham gia, Lockheed Martin lại từ chối điều này. Nhà thầu quốc phòng của Mỹ cho biết F-35, loại máy bay tránh được radar đối phương, vẫn chưa được đưa vào hoạt động chính thức và đang được phát triển.

Kế hoạch bay thử nghiệm của loại máy bay một ghế lái F-35 vừa bị hoãn, làm dấy lên những lo ngại về việc các chi phí liên quan có thể tăng cao, cũng như việc loại phi cơ này có thể vẫn chưa sẵn sàng cho tới năm 2020.

"Vì F-35 vẫn đang được phát triển, chỉ các phi công F-35 mới có thể điều khiển nó", một quan chức DAPA nói. Cơ quan chịu trách nhiệm về việc mua sắm quốc phòng của Hàn Quốc đã đề nghị Lockheed Martin tiến hành những chuyến bay thử nghiệm với các thiết bị giả định. Một phi công Hàn Quốc sẽ bay trên một chiếc máy bay chiến đấu khác và theo sát chiếc F-35. Tuy nhiên, kế hoạch này làm nảy sinh những câu hỏi về độ chính xác của các màn thử nghiệm.

Chính phủ Mỹ hiện là khách hàng chính đồng thời là nguồn đóng góp tài chính cho chương trình F-35 của Lockheed Martin. Chương trình này được đầu tư hơn 300 tỷ USD. Ngoài Mỹ, 8 quốc gia khác, trong đó có Anh, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng tham gia vào chương trình vũ khí lớn nhất trong lịch sử bằng cách chia sẻ một số chi phí phát triển.

Ngoài kế hoạch mua các chiến đấu cơ tàng hình F-35, Hàn Quốc đã mua 60 máy bay F-15 của Boeing kể từ năm 2002 trong hai giai đoạn đầu tiên của chương trình hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu có tên "F-X".

Hà Gian
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top