[Funland] Cập nhật hàng made in Cờ Hoa

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,908
Động cơ
605,580 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
F35 mới có chục chiếc. Trong tay Lockheed Martin chỉ có 2 chiếc vừa trình diễn vừa thử nghiệm. Cho chú Hàn bay nhỡ đánh rơi một chiếc thì đứng đường à?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Vũ khí mới của Mỹ ở Thái Bình Dương

TTO 10/06/2012, 07 : 20 : 57 (GMT+7) - Tại Hội nghị An ninh châu Á ở Singapore tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tiết lộ một số loại vũ khí mới của quân đội Mỹ sẽ triển khai ở châu Á - Thái Bình Dương trong một thập kỷ tới.

Theo chiến lược “Tái cân bằng” (lực lượng) của Tổng thống Barack Obama, Mỹ sẽ tập trung 60% lực lượng hải quân tại Thái Bình Dương, bao gồm sáu tàu sân bay, một số lượng lớn tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu chiến gần bờ (LCS), tàu ngầm... Theo báo New York Times, Bộ trưởng Panetta nhấn mạnh Washington sẽ triển khai nhiều loại vũ khí thế hệ mới, hiện đại trong khu vực, bất chấp tình trạng ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ giảm.

Ông Panetta nhắc đến một số loại vũ khí nổi bật như máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Joint Strike Fighter (F-35 Lighting II), tàu ngầm tấn công tốc độ cao lớp Virginia, máy bay ném bom thế hệ mới, máy bay tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm hiện đại, bom đạn định hướng, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, hệ thống liên lạc và chiến tranh điện tử... “Các loại vũ khí này sẽ giúp Mỹ tự do hoạt động tại những khu vực bị ngăn chặn” - ông Panetta khẳng định.

Máy bay, tàu ngầm tiền tỉ

Đầu tiên cần phải nhắc đến chiến đấu cơ tàng hình F-35, sản phẩm của Hãng Lockheed Martin. F-35 có tốc độ bay tối đa 1.900 km/giờ, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, mang theo hai tên lửa không đối không và hai quả bom định hướng ở khoang chứa bom, bốn bom và tên lửa khác dưới cánh. Với thiết kế và vật liệu hiện đại, máy bay F-35 không chỉ tránh sóng rađa cực tốt mà còn tránh được các thiết bị dò tìm bằng tia hồng ngoại. Giá mỗi chiếc F-35 197-236 triệu USD. Theo tạp chí Wired, không quân Mỹ đang phát triển tên lửa siêu thanh để trang bị cho F-35.

Tạp chí The Diplomat cho biết từ năm 2011, không quân Mỹ đầu tư 3,7 tỉ USD trong vòng năm năm để phát triển một loại máy bay ném bom đường dài thế hệ mới nhằm “thay đổi thế cân bằng quyền lực trên Thái Bình Dương”. Dự kiến Mỹ đưa máy bay này vào sử dụng từ năm 2018 và đến năm 2020 sẽ có khoảng 100 chiếc. Tổng đầu tư cho chương trình máy bay ném bom thế hệ mới có thể lên tới 40-50 tỉ USD.

Máy bay ném bom thế hệ mới có khả năng tàng hình, bay với tốc độ siêu thanh, thả được bom hạt nhân, chở tổng cộng 12.700kg bom đạn, đặc biệt “đủ sức ném bom vào ban ngày tại vùng lãnh thổ được vũ trang nghiêm ngặt của địch”. Hiện tại quân đội Mỹ đang triển khai các loại máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52 trên Thái Bình Dương, nhưng chỉ 20 chiếc B-2 có khả năng tránh sóng rađa, B-1 và B-2 dễ bị máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không triệt hạ.

Loại phi cơ đáng chú ý nữa của quân đội Mỹ là Boeing P-8 Poseidon nhằm phục vụ tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm trên Thái Bình Dương. Đi vào hoạt động từ năm 2013, Boeing P-8 Poseidon sẽ thay thế dòng máy bay Lockheed P-3 Orion cũ kỹ. Giá mỗi chiếc vào khoảng 220 triệu USD. Không chỉ có khả năng tuần tra trên biển và phát hiện tàu ngầm bằng việc thả phao âm, Boeing P-8 Poseidon còn mang theo nhiều loại vũ khí như thủy lôi, bom phá tàu ngầm, tên lửa chống tàu...

Nổi bật trong số các loại tàu hiện đại Mỹ đưa đến Thái Bình Dương là tàu ngầm tấn công tốc độ cao lớp Virginia, có khả năng hoạt động ở cả vùng nước cạn và nước sâu, chạy bằng năng lượng nguyên tử và hoạt động cực kỳ lặng lẽ. Giá mỗi chiếc lên tới 1,8-2,4 tỉ USD. Tàu ngầm lớp Virginia di chuyển dưới nước với tốc độ 46km/giờ, được trang bị thủy lôi, tên lửa Tomahawk, Harpoon...

Theo báo Philippines Daily Inquirer, hồi giữa tháng 5 một tàu ngầm lớp Virginia của hải quân Mỹ đã đến đậu tại vịnh Subic ở Philippines trong thời điểm quan hệ Philippines - Trung Quốc căng thẳng do tranh chấp bãi cạn Scarborough trên biển Đông.

Chống chiến lược “ngăn chặn tiếp cận”

Hồi tháng 4, truyền thông Mỹ cũng gây chấn động khi đưa tin hải quân Mỹ đang phát triển loại tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt, giá tới 3 tỉ USD mỗi chiếc, có khả năng hoạt động ở cả vùng biển sâu và gần bờ. Tàu khu trục lớp Zumwalt có khả năng chở theo máy bay trực thăng, được trang bị ít nhất 80 quả tên lửa, súng điện từ (dùng từ trường để bắn đạn bay gấp vài lần tốc độ âm thanh).

Dự kiến những chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt đầu tiên sẽ xuất hiện trên Thái Bình Dương vào năm 2014. Một số chuyên gia quân sự Mỹ khẳng định với chiếc tàu siêu hiện đại này, Mỹ sẽ dễ dàng hạn chế chiến lược hải quân của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cũng đang chú trọng phát triển các loại bom đạn định hướng bằng hồng ngoại và tia laser. Trang Military.com nghiên cứu chiến lược Chiến trận không - biển của Mỹ khẳng định Mỹ đang triển khai vũ khí và lực lượng tại châu Á - Thái Bình Dương để đề phòng trường hợp “xảy ra một cuộc xung đột lớn với Trung Quốc”.

Không phải ngẫu nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta nhắc đến các “khu vực bị ngăn chặn”. Theo báo mạng Asia Times, từ thập niên 1990 quân đội Trung Quốc đã phát triển chiến lược “Ngăn chặn tiếp cận” (anti-access/area denial - A2/AD) với tên lửa Đông Phong có khả năng phá hủy tàu sân bay, tàu ngầm tấn công cùng các vệ tinh Bắc Đẩu. Với hệ thống này, Trung Quốc muốn ngăn chặn quân đội Mỹ tiếp cận eo biển Đài Loan và biển Đông trong trường hợp xảy ra xung đột. Rõ ràng người Mỹ đã có sự chuẩn bị đầy đủ và toàn diện cho một cuộc đối đầu trên Thái Bình Dương.

HIẾU TRUNG
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Tên lửa siêu vượt âm X-51A nổ tung trên Thái Bình Dương
Cập nhật lúc :8:59 AM, 16/08/2012
Cuộc thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm X-51A Waverider của Quân đội Mỹ đã thất bại hôm 14/8.
(ĐVO) Ngày 15/8, BBC trích dẫn báo cáo của Không quân Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm quan trọng (lần thử nghiệm thứ ba) của loại tên lửa siêu vượt âm (hypersonic missile, vượt qua tốc độ âm thanh nhiều lần) X-51A đã kết thúc với thất bại trong tích tắc.

Daryl Mayer, người phát ngôn của phi đội bay số 88 tại căn cứ không quân Wright-Patterson, Ohio cho biết X-51A đã vỡ vụn và rơi xuống Thái Bình Dương, gần mũi Mugu ở phía tây bắc Los Angeles ngay sau đó.

Không quân Mỹ cho rằng, thất bại của X-51A là do một cánh vây của tên lửa đã bị mất điều khiển trước khi động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scramjet) được kích hoạt.

Lỗi mất điều khiển cánh vây đã xảy ra chỉ 16 giây sau phi phóng tên lửa. 15 giây sau đó, sau khi tên lửa được tách ra từ động cơ tăng cường phụ trợ của nó (động cơ phụ sẽ đẩy tên lửa bay đi trước khi động cơ scramjet hoạt động) - Waverider đã bị vỡ tan trên biển Thái Bình Dương.

Động cơ scramjet được cho là sẽ tạo ra lực đẩy đưa tên lửa đạt tốc độ siêu vượt âm (hypersonic) trong thời gian 300 giây sau khi phóng.

Pratt& Whitney Rocketdyne là công ty đã thiết kế động cơ Scramjet cho X-51A.

Charlie Brink, giám đốc chương trình X-51A của Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ cho hay: “Thật tiếc là vấn đề với cánh lá đã khiến động cơ scramjet không có cơ hội được thể hiện. Các số liệu cho thấy điều kiện cần thiết cho động cơ khởi động đã có đủ và chúng tôi đã rất hy vọng có thể thấy nó hoạt động”.


Mô hình đồ họa của X-51A Waverider.
Vụ phóng thử tên lửa siêu vượt âm X-51A Waverider được Không quân Mỹ thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 - 11 giờ sáng (giờ địa phương) trên biển Thái Bình Dương.

X-51A được gắn lên cánh một máy bay B-52 Stratortress và cất cánh từ căn cứ không quân Edwards ở California. Chiếc B-52 sẽ bay tới độ cao 15.240 m để phóng tên lửa X-51A.

X-51A được thiết kế để bay với tốc độ Mach 6 hoặc hơn, gấp 6 lần tốc độ âm thanh và đủ nhanh để có thể bay từ New York sang London trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Giới chức quân sự hy vọng có thể phát triển tên lửa hành trình tốc độ cao dựa trên chương trình Waverider .

Giá thành của X-51A chưa được tiết lộ vì rất nhiều chi tiết trong chương trình này đang trong giai đoạn phân loại.

Trang mạng Danger Room bình luận, đây có thể là lần thử cuối cùng của X-51A.
Sao lại bỏ sớm thế nhỉ
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Trung Quốc tiếp cận xác RQ-170
Cập nhật lúc :9:24 AM, 17/08/2012
Các trang mạng Trung Quốc đưa tin, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã tới Iran để nghiên cứu xác chiếc UAV RQ-170 của Mỹ bị bắn hạ tháng 12/2011.

Điều mà giới chức Mỹ lo sợ đã xảy ra, công nghệ tàng hình trên RQ-170 có nguy cơ cao bị Trung Quốc đánh cắp.​
(ĐVO) Nhóm chuyên gia Trung Quốc đến Iran gồm 17 người, trong đó có 11 chuyên gia từ Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Trung Quốc, Tổng cục vũ khí và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không (AVIC) cùng một số nhà ngoại giao của cả hai bên.

Theo nguồn tin, các chuyên gia Trung Quốc đã có hai lần tiếp cận chiếc RQ-170. Lần đầu tiên “tiếp xúc” kéo dài khoảng 40 phút, và lần hai trong vòng 4 giờ.

Hiện nay, Trung Quốc – Iran đang đàm phán chi tiết về việc khám phá công nghệ của RQ-170, để từ đó sao chép thiết kế và chế tạo loại tương tự.

Trên thực tế, mục tiêu chính của Trung Quốc là lấy tất cả công nghệ tiên tiến nhất trên chiếc UAV tàng hình của Mỹ và để lại phần thân cho Iran.

Bên cạnh đó, trang mạng Trung Quốc cáo buộc Nga đã làm rối việc hợp tác bí mật của Trung Quốc – Iran. Nga sẽ nhận một số phần của RQ-170.

Ngày 4/12/2011, trinh sát cơ không lái RQ-170 của Mỹ đã rơi xuống gần thành phố Kashmar, phía Đông bắc Iran. Chính phủ Iran tuyên bố, đơn vị tác chiến điện tử của nước này đã cướp quyền kiểm soát chiếc UAV và buộc nó phải hạ cánh.

Về phía Mỹ, họ tuyên bố các UAV gặp trục trặc kỹ thuật và bị rơi. Nhưng những hình ảnh về chiếc UAV mà phía Iran công bố sau đó cho thấy, dường như tuyên bố của chính phủ Iran là hoàn toàn có lý.

Một vài quan chức chính phủ Mỹ đã thừa nhận rằng, UAV RQ-170 thực hiện nhiệm vụ trinh sát lãnh thổ Iran khi nó bị bắn hạ. Phía Mỹ bày tỏ lo ngại khả năng Nga – Trung Quốc “ăn cắp” công nghệ tiên tiến trên RQ-170.
Mẽo lại nhục rồi :(
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Mỹ trang bị vũ khí tầm siêu xa cho B-1 Lancer
Cập nhật lúc :2:26 PM, 20/08/2012
Mỹ chuẩn bị trang bị tên lửa hành trình tàng hình tầm siêu xa JASSM-ER hiện đại.
(ĐVO) Phi đội thử nghiệm và đánh giá (TES) số 337 của Không quân Mỹ đã lên kế hoạch hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng của loại tên lửa không – đối – đất tầm xa JASSM-ER mới.
JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile - Extended Range) - Tên lửa không - đối - đất tầm xa mở rộng liên minh.
JASSM-ER là một tên lửa không – đối – đất tự hoạt, được thiết kế mở rộng tầm bắn xa và được hỗ trợ hệ thống dẫn đường tấn công độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu tác chiến tương lai của quân đội Mỹ. Tên lửa có các các đặc điểm tàng hình dựa trên tên lửa JASSM và khả năng tấn công mạnh mẽ.

Tuy nhiên, đặc điểm nổi trội của JASSM-ER là tầm bắn đã tăng lên hơn 2,5 lần so với tên lửa JASSM.

Với tầm bắn xa như vậy, máy bay mang theo JASSM-ER có thể khai hỏa tên lửa từ ngoài tầm phát hiện của các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, kể cả tên lửa S-400 Triumf.
“Dù nhìn bề ngoài cũng như tất cả khả năng của JASSM-ER không khác nhiều so với JASSM, nhưng với tầm xa mở rộng (ER), tên lửa mới được trang bị một động cơ mới khỏe hơn và khả năng mang được nhiều nhiên liệu hơn”, Đại tá Philip Atkinson, phi công thử nghiệm của phi đội 337 nói.
Ông Atkinson nói thêm: “Những đặc điểm mới cho phép tên lửa mở rộng tầm bắn lên hơn 500 hải lý (804 km) so với tầm bắn 200 hải lý của tên lửa cũ”.
Những nâng cấp bổ sung này cho phép máy bay có thể triển khai JASSM-ER để tăng cường khả năng tấn công chính xác các mục tiêu đối phương từ xa, trong khi vẫn có khả năng phòng thủ trên không mạnh mẽ trước các loại tên lửa đất – đối – không tầm xa của đối phương.



Máy bay ném bom B-1 phóng tên lửa JASSM-ER.
Tương tự như JASSM, tên lửa JASSM-ER hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính để tìm ra các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay, ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt. Ngoài ra, JASSM-ER có thể hoạt động bị gây nhiễu tần số GPS nặng.

“Một đặc điểm quan trọng là tên lửa có thể hoạt động trong môi trường không gian điều khiển học bị nhiễu mạnh”, Đại tá Atkinson nói. “Chúng tôi đã chứng minh được khả năng hoạt động khi bị gây nhiễu GPS mạnh. Thậm chí khi không sử dụng hệ dẫn GPS, tên lửa JASSM cũng có thể tự tìm ra mục tiêu của nó bằng cảm biến tiên tiến ở bên trong”.
Phi đội thử nghiệm và đánh giá số 337 đã lên kế hoạch hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng của JASSM-ER vào ngày 30/8 bằng máy bay ném bom B-1 Lancer, mở đường cho kế hoạch đưa loại tên lửa tiên tiến này vào triển khai.
"B-1 sẽ là máy bay đầu tiên được trang bị tên lửa này, do vậy chúng tôi sẽ chỉ triển khai JASSM-ER trong những năm tới”, ông Atkinson nói. “Như một phần chuyển dịch trọng tâm của chúng tôi về Trung Đông và Thái Bình Dương để phòng thủ bảo vệ cho hai khu vực này, JASSM được kết hợp với máy bay B-1 hiện nay là một lựa chọn hàng đầu cho chủy huy chiến trường”.

Giống như JASSM ban đầu, tên lửa JASSM-ER sẽ có khả năng triển khai trên cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, máy bay ném bom B-1 Lancer, B-52 Stratofortress và máy bay chiến đấu F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. Tuy nhiên, chỉ có B-1 là có khả năng mang được cơ số tên lửa JASSM-ER nhiều nhất, lên tới 24 tên lửa và nhiều gấp đôi khả năng của máy bay B-52.
"B-1 là máy bay đầu tiên được triển khai vũ khí mới vì nó có thể mang được nhiều tên lửa hơn, cũng như khả năng thực hiện các nhiệm vụ linh hoạt vào các mục tiêu khác nhau”, ông Atkinson nói.

JASSM-ER sẽ chính thức được đưa ra chiến trường vào cuối năm tới, khi đó máy bay ném bom B-1 Lancer có thể được triệu tập để sử dụng cho các nhiệm vụ trên chiến trường của quân đội Mỹ.
Trường kiếm được nối dài :)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Mỹ thống trị thị trường vũ khí thế giới

Km ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ trong năm qua đạt mức cao kỷ lục với 66,3 tỷ USD, gấp khoảng 14 lần so với nước đứng thứ nhì là Nga.

Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Ảnh minh họa: Wikipedia Mạng tin MVS của Mexico ngày 27/8 cho biết kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ trong năm 2011 chiếm tới 78% thị phần thế giới và tăng gấp ba lần so với con số 21,4 tỷ USD của năm 2010. Quốc gia đứng thứ hai là Nga chỉ đạt 4,8 tỷ USD.
Thông tin trên nằm trong báo cáo của Cơ quan nghiên cứu quốc hội Mỹ và cũng được đăng tải ngày 27/8 trên nhật tờ New York Times. Theo đó phần lớn số vũ khí xuất khẩu của Mỹ tập trung vào khu vực vịnh Ba Tư với lý do Mỹ giúp khu vực này củng cố hệ thống phòng thủ trước cuộc tấn công của Iran.

Trong số các nước nhập khẩu phải kể đến Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Oman. Ba quốc gia đều mua hệ thống tên lửa hiện đại và máy bay thế hệ mới của Mỹ, với trị giá tương ứng là 33,4 tỷ USD, 1,429 tỷ USD và 1,4 tỷ USD.

Ấn Độ và Đài Loan là hai nhà nhập khẩu lớn nhất châu Á với kim ngạch lần lượt là 4,1 tỷ USD và 2 tỷ USD.
Đúng với biệt danh lái súng
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
cái PAC-3 đắt bác nhỉ
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
Nhưng mà ở đâu có nội chiến là lại thấy toàn AK, RPG với T72.
Thì các cụ cứ xem doanh thu hai chú nào nhất toàn thế giới về súng đạn .. chắc chắn là Nga & Mỹ ...
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Nhưng mà ở đâu có nội chiến là lại thấy toàn AK, RPG với T72.
Thì các cụ cứ xem doanh thu hai chú nào nhất toàn thế giới về súng đạn .. chắc chắn là Nga & Mỹ ...
Mọi cái đều được thay đổi sau năm 1975 từ Việt Nam mà ra hết. Nhưng chỉ có đồ chú Mẽo đi lên còn đồ chú Ngố lại thụt lùi hoặc dậm chân tại chỗ, dưng được cái rẻ xiền, số lượng nhiều, không kèm các điều kiện CT gì cả.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Đồ Mỹ tăng giá còn hàng Nga vẫn giữ giá
cơ mà Mỹ khôn toàn bán kiểu hệ thống còn Nga góp nhặt từng khẩu súng 1 theo kiểu tiền xu tiền lẻ hị hị
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,908
Động cơ
605,580 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Tuy là láI súng to nhất thế giới nhưng rõ ràng là Mỹ kén chọn người mua hơn. Vì thế vũ khí Mỹ ít lọt vào nơi loạn lạc.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Nó sợ bị mất bí mật quân sự khí tài nên ít dám chuyển giao những thứ có nguy cơ cao về ký thuật cho đồng minh chứ kén chọn gì đâu
hồi xưa VNCH cũng chưa bao h đc sờ tay vào các chiến đấu cơ F-4 A-4 AH-1 trong khi các lực lượng như Úc hay Nhật hàn đều có cả.
vì cái chính là nó sợ nhưng vũ khí này sẽ bị bên phía đối phuơng ăn cắp về khi các khsi tài ấy nằm trong tay cái lực lượng không mạnh lắm lại đầy tật xấu như VNCH
cháu chỉ buồn cười là chính Mỹ lại là ng mua vũ khí Nga nhiều để trang bị cho các lực lượng ở nơi loạn lạc
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,908
Động cơ
605,580 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bí mật giề các loại tiểu liên, súng chống tăng, súng phòng không tầm ngắn.
Chẳng qua là nó chỉ bán cho các nước ổn định thôi, ko phải bạ thằng nào cũng bán.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
tiểu liên Mỹ thì mấy thằng bất ổn nó thèm vào mà mua Mỹ không có súng chống tăng súng phòng không tầm ngắn cũng không nốt
nó bán các loai như máy bay tầu bò tên lửa thôi
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
Mẽo nó không .. toàn đè đối tác bán những cái đắt xiền .. hàm lượng công nghệ cao, lãi lớn ..
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
- Trong cuộc tập trận Red Flag 2012 vừa qua, phi đội máy bay chiến đấu Typhoon mới nhất của Không quân Đức đã phát hiện ra và “bắn rơi” F-22 của Mỹ trong một cuộc chiến mô phỏng.

Màn trình diễn đáng thất vọng

Theo tiết lộ của Thiếu tá Không quân Đức Gruene, trong suốt cuộc tập trận kéo dài 2 tuần, chỉ riêng máy bay chiến đấu Typhoon của Đức đã phải 8 lần chống lại máy bay F-22 trong một cuộc diễn tập chiến mô phỏng tầm gần.

Rõ ràng đây là cuộc đối đầu “không cân sức”, một bên là chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới của Mỹ và một bên là chiến đấu cơ không tàng hình của châu Âu. Trước khi nó diễn ra, hầu hết các chuyên gia đều dự đoán Typhoon của Không quân Đức sẽ phải "nếm trái đắng".


F-22 Raptor có thật sự mạnh?
Nhưng kết quả thật ngạc nhiên, trong tổng số lần đối mặt giữa F-22 và Typhoon, số lần máy bay của hai bên bị bên kia tiêu diệt là ngang nhau.

Gruene tiết lộ chiến thuật giúp Typhoon "hạ gục" F-2: “Điều quan trọng, máy bay của bạn phải cố gắng tiếp cận được F-22 càng gần càng tốt…và duy trì được cự li gần như thế”.

Theo sĩ quan này, F-22 Raptor thực sự “vượt trội” khi chiến đấu ở ngoài tầm nhìn do đạt được độ cao tốt, trần bay cao, radar tinh vi và trang bị các tên lửa tầm xa AMRAAM.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến ở cự ly gần hơn, nhất là hỗn chiến thì máy bay tàng hình của Mỹ, vốn có kích thước lớn hơn và nặng hơn so với Typhoon sẽ gặp bất lợi.

Màn trình diễn của F-22 ở Red Flag đã khiến người Mỹ thất vọng và hoài nghi, vì nó từng được đánh giá là "máy bay tàng hình không – đối – không tốt nhất từng được sản xuất” và "sẽ bảo đảm cho quân đội Mỹ thống lĩnh bầu trời trong những thập kỷ tiếp theo”.

"Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn"

Sau khi thông tin về kết quả đối đầu giữa F-22 và Typhoon tại Red Flag được công bố, đã có rất nhiều ý kiến tranh luận về sức mạnh thực sự của niềm kỳ vọng của Không quân Mỹ.

Một số người cho rằng bối cảnh cuộc tập trận Red Flag không giống bối cảnh mà F-22 sẽ tham chiến trong thực tế. Trong một cuộc chiến thực sự, kẻ thù của F-22 "sẽ không thể phát hiện ra nó", một độc giả khẳng định với trang tin quân sự Danger Room.


Có lẽ người Mỹ cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của F-22
Bình luận này nhấn mạnh rằng, khi đó công nghệ tàng hình của F-22 Raptor sẽ cho phép nó bí mật vọt lên cao và nhanh chóng tiêu diệt đối phương từ khoảng cách xa bằng việc sử dụng một tên lửa AIM-120 AMRAAM có tầm bắn hiệu dụng tới 100 km, vận tốc siêu thanh Mach 4.

Nhưng lập luận này chỉ đúng với hai điều kiện. Một là, các qui tắc tham chiến trong tương lai sẽ cho phép Không quân Mỹ bắn hạ mục tiêu mà không cần nhận dạng chúng. Đây là một giả thiết chứa đựng đầy rủi ro, khi mà bầu trời ngày càng đông đúc với sự xuất hiện rất nhiều máy bay.

Hai là, tên lửa AMRAAM phải hoạt động. Nhưng trên thực tế, 2 năm nay, nhà sản xuất Raytheon đã không giao thêm được bất cứ một tên lửa AMRAAM mới nào cho Không quân Mỹ, sau khi họ phát hiện ra rằng động cơ của tên lửa không hoạt động được trong môi trường lạnh như môi trường mà F-22 thường xuyên hoạt động.

Ngay cả khi các chức năng AMRAAM hoạt động được như thiết kế, nó vẫn không phải là một "sát thủ" đáng tin cậy ở cự ly xa. Từ khi AMRAAM được cung cấp cho Không quân Mỹ năm 1992, tên lửa này đã được trang bị cho các máy bay F-15 và F-16 để tham gia ít nhất 9 trận không chiến mà kết quả là phá hủy được 9 máy bay chiến đấu của Iraq và Serbia.

Nhưng các tài liệu được công bố không hề cho biết để đạt được kết quả này, người ta đã phóng bao nhiêu tên lửa AMRAAM, cũng không cho biết cự li phóng tên lửa từ máy bay đến mục tiêu là bao xa.

Một chuyên gia của Không quân Mỹ, đại tá Patrick Higby cho rằng, có ít nhất 4 tên lửa AMRAAM đã tiêu diệt máy bay đối phương ở phạm vi tầm quan sát. Như vậy, các tên lửa vốn được chế tạo để tiêu diệt mục tiêu tầm xa đã không đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Cũng theo Higby, nếu rơi vào một cuộc hỗn chiến tầm gần, thì ngoài sự cồng kềnh, nặng nề, F-22 còn bộc lộ những nhược điểm khác. Vấn đề kỹ thuật đã buộc Không quân Mỹ phải bỏ đi kính ngắm gắn trên mũ của phi công F-22. Đây chính là chìa khóa cho phép các phi công ở những máy bay khác, bao gồm cả Typhoon của Đức khóa được tên lửa vào một mục tiêu mà chỉ bằng cách đơn thuần là ngắm bắn bằng mắt.

"Chúng tôi có món salad Raptor cho bữa trưa", một phi công Đức châm biếm sau khi anh ta sử dụng thiết bị kính ngắm gắn trên mũ và khả năng cơ động của máy bay của mình để khuất phục một chiếc F-22 trên bầu trời Alaska.

Các chuyên gia quân sự cũng phải thừa nhận rằng, các lực lượng không quân tiên tiến phải lên kế hoạch để làm cho các chiến đấu cơ của họ chiến đấu ngay từ khoảng cách xa và tránh những cuộc “hỗn chiến” đầy mạo hiểm.

Tuy nhiên, nếu chiến thuật này thất bại thì F-22 có thể phải chuẩn bị "cận chiến" với những chiến đấu cơ mới nhất của Nga, Trung Quốc hay các đối thủ khác. Và nếu theo kinh nghiệm của người Đức thì cuộc chiến này có thể là "tử địa" của F-22.

Yến Phạm (theo Wired)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
Cụ chã nó vẻ hiệu ứng nặng với đồ Mẽo nhể .. đâu cứ hóng hớt thấy thông tin mô phỏng dìm hàng Mẽo cái là phọt lên đây ngay .. =))
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
thì cũng để nnhưng ai hay tung hô biết rằng không phải cái gì cũng vô địch :)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
thì cũng để nnhưng ai hay tung hô biết rằng không phải cái gì cũng vô địch :)
Muốn đánh giá cái gì nên dựa vào thông tin xác đáng hơn .. các cuộc mô phỏng ẩm ương đầy mầu xắc chính trị ntn .. ai mà tin được ...
Với nhà cháo đồ gì cũng có hai mặt tốt & xấu .. nhưng khi nhìn nhận thì nên có cái nhìn khách quan, khoa học hơn là chỉ tôn sùng & căm ghét .. thái quá ..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top