[Funland] Cánh tay Robot thu hồi thành công tầng đẩy tên lửa Starship

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,533
Động cơ
436,772 Mã lực
Nơi ở
HN
Người của SpaceX tất nhiên là có kiến thức kinh nghiệm về tên lửa. Nhưng SpaceX tự thiết kế và sản xuất tên lửa và động cơ từ đầu chứ không đi mua hay hợp tác với ai.

Trước đây đã có thớt ảnh về Apollo của cụ Ngao, cụ xem sẽ thấy trước Apollo Mỹ đã có Gemini, trước Gemini là Mercury. Mercury đưa người lên không gian, Gemini đưa tàu 2 người lên không gian trong thời gian dài, lắp ghép tàu trong không gian, đi bộ ngoài không gian... Cả Armstrong và Aldrin đều đã từng bay trên Gemini trước khi bay trên Apollo.

Tôi không biết có film nào về Musk hay SpaceX, tôi chủ yếu là đọc sách thôi.
Có phim tài liệu về SpaceX là Return to space. Netflix cụ ạ.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Vấn đề khách hàng có tin vào cái hàng tái sử dụng đó không? Phóng cái vệ tình cả mấy trăm triệu USD của người ta. 1 sự cố thui ngoài tiền thì kế hoạch kinh doanh của khách hàng đổ bể hết.

Anh Musk phóng vệ tinh cho các khách hàng khác ngoài vệ tinh của anh ý có sài hàng tái sử dụng không?


Theo Chat GPT
Chi phí cho một lần phóng tên lửa Soyuz thường dao động từ khoảng 40 triệu đến 60 triệu USD, tùy thuộc vào các yếu tố như trọng lượng của tải trọng và các dịch vụ bổ sung

Một lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX thường dao động từ khoảng 62 triệu đến 67 triệu USD. Tuy nhiên, SpaceX thường cung cấp mức giá cạnh tranh hơn cho các hợp đồng lớn hoặc khách hàng quen thuộc, và có thể giảm giá xuống còn khoảng 50 triệu USD trong một số trường hợp.
Cụ hỏi chatgpt thêm xem Soyuz ship được mấy tấn còn Falcon 9 ship được mấy tấn, rồi tính xem bên nào rẻ hơn.

Hỏi thêm chatgpt mỗi năm Nga phóng được mấy chuyến Soyuz, còn Falcon 9 được mấy chuyến?

SpaceX chiếm khoảng 60-70% thị phần phóng vệ tinh toàn cầu thì cụ nói xem nó có khách không?
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,533
Động cơ
436,772 Mã lực
Nơi ở
HN
Em ước ao trái đất có thêm nhiều anh "làm màu" như anh Musk, để thế giới có nhiều đột phá về khoa học kỹ thuật công nghệ. Nếu chỉ giỏi làm màu mà thành công trong gần như mọi lĩnh vực tiên phong: tên lửa tái sử dụng, xe tự lái, AI... thì em đoán mọi ộp phơ - trong đó có em - sẵn sàng vứt bỏ liêm sỉ để xin anh Musk dạy làm màu.
 

goldenlightvn

Xe buýt
Biển số
OF-1508
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
543
Động cơ
577,328 Mã lực
Có gì mà thiếu...nhiều cụ khen đủ thứ thì cuối cùng vẫn phải ra tiền ra bạc chứ.
:D
thì lúc đầu phí vận chuyển là đâu 180k $/kg, sau anh Musk ra falcon 9 còn 2300$/kg, sau khi có starship dự kiến còn 100$/kg đương nhiên những cái tính toán này tương đối tùy hàng hóa .v.v và mây mây nhưng cụ có thể hình dung được rồi đó.
vệ tinh mà phóng hỏng người ta bồi thường chứ, hợp đồng có cả.
 

goldenlightvn

Xe buýt
Biển số
OF-1508
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
543
Động cơ
577,328 Mã lực
Theo Chat GPT
Chi phí cho một lần phóng tên lửa Soyuz thường dao động từ khoảng 40 triệu đến 60 triệu USD, tùy thuộc vào các yếu tố như trọng lượng của tải trọng và các dịch vụ bổ sung

Một lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX thường dao động từ khoảng 62 triệu đến 67 triệu USD. Tuy nhiên, SpaceX thường cung cấp mức giá cạnh tranh hơn cho các hợp đồng lớn hoặc khách hàng quen thuộc, và có thể giảm giá xuống còn khoảng 50 triệu USD trong một số trường hợp.
Theo thống kê của Bloomberg, chi phí phóng tàu Falcon Heavy của SpaceX là 1.500 USD/kg, Falcon 9 là 2.600 USD/kg, trong khi với tàu Soyuz của Nga lên đến 17.900 USD/kg.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Bài toán chi phí tái sử dụng hay một lần là bài toán dễ nhất trong công nghệ vũ trụ.
Có khi chỉ cần giao cho sinh viên thực tập tổng hợp số liệu

Tàu vũ trụ dùng 1 lần thì chắc chắn chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với đồ được thiết kế để dùng đi dùng lại. Chưa kể đến chi phí cho hệ thống thu hồi tàu

Tàu vũ trụ mà thu hồi để tái sử dụng thì cũng phải sửa chữa bảo dưỡng tốn kém sau mỗi lần hạ, không đơn giản như ô tô chạy đi chạy về thoải mái vì ngành này tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao và chắc chắn bay đi bay về thế sẽ gây ra tổn hại dễ thấy nhất là thân vỏ

Cái nữa cũng quan trọng là mỗi lần phóng tàu lên kiếm tiền ở đâu để bù vào các chi phí chênh lệch này. Vì phải còn rất rất lâu nữa mới kiếm tiền được từ thương mại cho tàu vũ trụ. Nó không phải là máy bay.

Vậy mới nói tay Múc đẻ ra cái này để làm hình ảnh cho hắn tiện việc kiếm tiền từ chỗ khác. Còn bản thân cái tàu đi đi về về này không có lợi về tiền
Tàu Falcon 9 của Musk hiện đang tái sử dụng tới 20 lần và vẫn tiếp tục được tái sử dụng. Mấy thông tin bác nói ở trên không hiểu là bác tự nghĩ ra hay lấy ở đâu?
Vậy là bác không nghiên cứu kỹ rồi. Người ta tính toán là đơn giá đưa thiết bị vào không gian nếu dùng tàu của Space X (tái sử dụng) so với tàu dùng một lần, hứa hẹn có thể giảm cả vài chục lần đấy.
Bài báo vẫn còn đây:
Bàn về cái này thì cần phải hiểu được cách thức NASA hoạt động. Từ trước đến giờ NASA luôn luôn phối hợp với các công ty tư nhân trong hoạt động của mình chứ họ không phải là cơ quan độc quyền trong ngành. NASA giống như là khách hàng trùm cuối, đưa ra đề bài, tham gia thiết kế, thử nghiệm, và giao quyền thực hiện các dự án của mình dưới dạng hợp đồng chế tạo cho các nhà thầu tư nhân lớn (các nhà thầu chính này lại có tiếp các thầu phụ tầng thứ 2, thứ 3...), chứ bản thân NASA hầu như không tự đứng ra sản xuất cái gì cả. Bằng cách đó, NASA lấy tiền ngân sách tạo hiệu ứng lan tỏa để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp vũ trụ Mỹ, trong khi vẫn giữ được toàn bộ bản quyền tri thức công nghệ.

Vì mục đích và cách thức hoạt động như vậy nên việc NASA hỗ trợ các công ty tư nhân Mỹ trong ngành vũ trụ là chuyện tất nhiên và phổ biến, chả có gì lạ cả. Tất cả công ty nào đang có hợp đồng với NASA đều là nhận tiền ngân sách và được hỗ trợ kỹ thuật rất lớn khi NASA tham gia cùng các công ty này từ khâu ra đề, thiết kế, kiểm soát, thẩm duyệt, nghiệm thu... Đấy là cách mà Mỹ dùng tiền ngân sách để thúc đẩy và duy trì lợi thế trong công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật không gian.

Ví dụ như tàu con thoi, NASA cùng với không quân Mỹ làm chủ toàn bộ dự án, nhưng sản xuất thân tàu là công ty Rockwell, sản xuất động cơ đẩy chính RS-25 là Rocketdyne, sản xuất động cơ đẩy nhiên liệu rắn (2 cái ống nhỏ 2 bên) là Thiokol, sản xuất bình chứa nhiên liệu bên ngoài (cục to nhất màu cam) là Lockheed Martin... Ở đây NASA là ông chủ, thuê các nhà thầu gia công sản xuất các hệ thống cấu thành tàu. Trong các hợp đồng này, các nhà thầu gia công được trả tiền theo công thức cost plus, tức là nhà thầu sản xuất hết bao nhiêu tiền thì NASA trả đủ bấy nhiêu, cộng thêm một khoản lãi nữa.

Còn hợp đồng giữa SpaceX và NASA có sự khác biệt với các hợp đồng nói trên. Hợp đồng đầu tiên giữa 2 bên, hợp đồng phát triển tên lửa Falcon 9, là 1 hợp đồng trong chương trình Commercial Orbital Transportation Services (COTS) năm 2008, trong đó NASA chi tiền mua các chuyến bay thử nghiệm của Falcon 9. Trong hợp đồng này NASA chỉ chi tiền và nhận kết quả (các chuyến bay thử nghiệm thành công chứng minh tính khả thi của việc đưa hàng hóa con người lên trạm ISS), còn toàn bộ việc thiết kế chế tạo do SpaceX tự lo, NASA không tham gia vào. Về bản chất, NASA bỏ tiền R&D phát triển Falcon 9 cho SpaceX với giá cố định, SpaceX làm được thành công dưới giá đó thì có lãi, trên giá đó thì lỗ, còn nếu không làm được thì không có tiền (vì tiền chỉ được trả sau khi đã thành công, đạt KPI).

Có thể thấy, làm theo cách giá cố định này SpaceX chịu sức ép lớn hơn nhiều so với cách cost plus. Cách cost plus trách nhiệm chính của NASA, thành hay bại là do NASA, nhà thầu kiểu gì cũng có tiền. Còn cách giá cố định kia SpaceX được ăn cả ngã về không. Tất nhiên đây vẫn là sự hỗ trợ về tài chính rất lớn cho SpaceX, nhất là ở giai đoạn phát triển tên lửa Falcon 9 ngốn rất nhiều tiền trong khi SpaceX chưa có nguồn thu nào đáng kể. Sự hỗ trợ về kỹ thuật từ NASA là có, nhưng không nhiều như là các hợp đồng cost plus. Falcon 9 vẫn là tài sản trí tuệ của SpaceX, nhưng tàu con thoi lại là tài sản trí tuệ của NASA.
Vấn đề khách hàng có tin vào cái hàng tái sử dụng đó không? Phóng cái vệ tình cả mấy trăm triệu USD của người ta. 1 sự cố thui ngoài tiền thì kế hoạch kinh doanh của khách hàng đổ bể hết.

Anh Musk phóng vệ tinh cho các khách hàng khác ngoài vệ tinh của anh ý có sài hàng tái sử dụng không?


Theo Chat GPT
Chi phí cho một lần phóng tên lửa Soyuz thường dao động từ khoảng 40 triệu đến 60 triệu USD, tùy thuộc vào các yếu tố như trọng lượng của tải trọng và các dịch vụ bổ sung

Một lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX thường dao động từ khoảng 62 triệu đến 67 triệu USD. Tuy nhiên, SpaceX thường cung cấp mức giá cạnh tranh hơn cho các hợp đồng lớn hoặc khách hàng quen thuộc, và có thể giảm giá xuống còn khoảng 50 triệu USD trong một số trường hợp.
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,964
Động cơ
535,434 Mã lực
Theo thống kê của Bloomberg, chi phí phóng tàu Falcon Heavy của SpaceX là 1.500 USD/kg, Falcon 9 là 2.600 USD/kg, trong khi với tàu Soyuz của Nga lên đến 17.900 USD/kg.
Chính vì vậy nên giờ Nga mất hết hợp đồng grab vào tay a Mớt, còn mấy cái hợp đồng cũ thì chạy nốt cho xong, doanh số chạy grab không gian của Nga giờ bị tụt đến 90%, mấy con số này chắc không bịa được :))
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,683
Động cơ
271,508 Mã lực
Nhiều người phấn khích với màn trình diễn hạ cánh tên lửa của Lợn Mục. Tuy nhiên, có mấy điểm nên hiểu, như sau:

- Về công nghệ chẳng có gì đột phá. Các chính phủ như Mỹ, Nga, TQ đều làm được tên lửa bắn trúng cửa sổ nhà từ xa vạn dặm. Nó khó hơn nhiều so với hạ cánh vì khi bay đi, tốc độ rất cao, còn khi hạ cánh thì tốc độ thấp, dễ điều chỉnh hơn. Đáng sợ nhất là công nghệ phóng tên lửa vượt đại châu từ tàu ngầm. Nhìn họ đẩy quả tên lửa lên khỏi mặt nước, khởi động động cơ, dùng hàng loạt động cơ phản lực nhỏ để điều chỉnh góc bay,... thật sự kính trọng các kỹ sư.

- Vậy tại sao Nga, TQ không làm công nghệ này? Đơn giản vì chi phí cao. Tên lửa tái sử dụng chỉ để trình diễn chứ thực tế chẳng thu hồi được mấy, ngoài cái vỏ. Tính toán kỹ ra thì bắn một phát xong quăng đi là rẻ.

- Vậy sao Lợn Mục làm? Vì nó là thằng bán hàng đa cấp, huy động vốn bá tánh, nên nó phải nghĩ ra những thứ ấn tượng, màu mè, xinh đẹp để mà kiếm tiền bá tánh.

- Chương trình sao Hoả của nó vô nghĩa vì một là chẳng kiếm ra ai bay lên đâu, hai là bay lên cũng không ở được, ba là Lợn Mục sẽ về với Chúa sớm hơn ngày tên lửa nó bay đến được sao Hoả và dĩ nhiên chương trình phá sản.

- Vậy sao Lợn Mục làm? Đơn giản vì vui. Đời là cái moẹ gì đâu. Đến, quậy tưng lên rồi đi cho vui. Chứ ngồi than thở được gì?

Chúc mừng Lợn Mục.
Copy
em nhấn nhầm vodka. Cơ mà cụ viết phiến diện quá.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,065
Động cơ
135,433 Mã lực
Bàn về cái này thì cần phải hiểu được cách thức NASA hoạt động. Từ trước đến giờ NASA luôn luôn phối hợp với các công ty tư nhân trong hoạt động của mình chứ họ không phải là cơ quan độc quyền trong ngành. NASA giống như là khách hàng trùm cuối, đưa ra đề bài, tham gia thiết kế, thử nghiệm, và giao quyền thực hiện các dự án của mình dưới dạng hợp đồng chế tạo cho các nhà thầu tư nhân lớn (các nhà thầu chính này lại có tiếp các thầu phụ tầng thứ 2, thứ 3...), chứ bản thân NASA hầu như không tự đứng ra sản xuất cái gì cả. Bằng cách đó, NASA lấy tiền ngân sách tạo hiệu ứng lan tỏa để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp vũ trụ Mỹ, trong khi vẫn giữ được toàn bộ bản quyền tri thức công nghệ.

Vì mục đích và cách thức hoạt động như vậy nên việc NASA hỗ trợ các công ty tư nhân Mỹ trong ngành vũ trụ là chuyện tất nhiên và phổ biến, chả có gì lạ cả. Tất cả công ty nào đang có hợp đồng với NASA đều là nhận tiền ngân sách và được hỗ trợ kỹ thuật rất lớn khi NASA tham gia cùng các công ty này từ khâu ra đề, thiết kế, kiểm soát, thẩm duyệt, nghiệm thu... Đấy là cách mà Mỹ dùng tiền ngân sách để thúc đẩy và duy trì lợi thế trong công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật không gian.

Ví dụ như tàu con thoi, NASA cùng với không quân Mỹ làm chủ toàn bộ dự án, nhưng sản xuất thân tàu là công ty Rockwell, sản xuất động cơ đẩy chính RS-25 là Rocketdyne, sản xuất động cơ đẩy nhiên liệu rắn (2 cái ống nhỏ 2 bên) là Thiokol, sản xuất bình chứa nhiên liệu bên ngoài (cục to nhất màu cam) là Lockheed Martin... Ở đây NASA là ông chủ, thuê các nhà thầu gia công sản xuất các hệ thống cấu thành tàu. Trong các hợp đồng này, các nhà thầu gia công được trả tiền theo công thức cost plus, tức là nhà thầu sản xuất hết bao nhiêu tiền thì NASA trả đủ bấy nhiêu, cộng thêm một khoản lãi nữa.

Còn hợp đồng giữa SpaceX và NASA có sự khác biệt với các hợp đồng nói trên. Hợp đồng đầu tiên giữa 2 bên, hợp đồng phát triển tên lửa Falcon 9, là 1 hợp đồng trong chương trình Commercial Orbital Transportation Services (COTS) năm 2008, trong đó NASA chi tiền mua các chuyến bay thử nghiệm của Falcon 9. Trong hợp đồng này NASA chỉ chi tiền và nhận kết quả (các chuyến bay thử nghiệm thành công chứng minh tính khả thi của việc đưa hàng hóa con người lên trạm ISS), còn toàn bộ việc thiết kế chế tạo do SpaceX tự lo, NASA không tham gia vào. Về bản chất, NASA bỏ tiền R&D phát triển Falcon 9 cho SpaceX với giá cố định, SpaceX làm được thành công dưới giá đó thì có lãi, trên giá đó thì lỗ, còn nếu không làm được thì không có tiền (vì tiền chỉ được trả sau khi đã thành công, đạt KPI).

Có thể thấy, làm theo cách giá cố định này SpaceX chịu sức ép lớn hơn nhiều so với cách cost plus. Cách cost plus trách nhiệm chính của NASA, thành hay bại là do NASA, nhà thầu kiểu gì cũng có tiền. Còn cách giá cố định kia SpaceX được ăn cả ngã về không. Tất nhiên đây vẫn là sự hỗ trợ về tài chính rất lớn cho SpaceX, nhất là ở giai đoạn phát triển tên lửa Falcon 9 ngốn rất nhiều tiền trong khi SpaceX chưa có nguồn thu nào đáng kể. Sự hỗ trợ về kỹ thuật từ NASA là có, nhưng không nhiều như là các hợp đồng cost plus. Falcon 9 vẫn là tài sản trí tuệ của SpaceX, nhưng tàu con thoi lại là tài sản trí tuệ của NASA.
Cảm ơn cụ đã viết chi tiết ra. Em cũng đọc được thông tin kiểu như cụ nhưng ngại viết dài ra. Cái ý cuối của cụ đã thể hiện rõ là thỏa thuận giữa NASA và Space X là mang tính nhà nước đặt hàng nhưng chỉ trả tiền nếu tư nhân đạt KPI (không thành công thì lỗ sặc tiết). Mô hình cost plus trước đây, dù tư nhân cũng có động lực tối ưu chi phí nhưng dù gì cũng vẫn có yếu tố quan liêu (làm theo đặt hàng thiết kế của nhà nước, không đạt KPI thì vẫn hòa vốn). Còn công nghệ Nga, em nghĩ trong 30 năm vừa rồi, vừa ít tiền, vừa lại quan liêu thì khó có đột phá được. Sắp tới, nếu có đột phá cạnh tranh với Space X là mấy bạn Thần Châu thôi. Quan liêu thì chắc chắn có nhưng tiền thì chắc không thiếu để cạnh tranh với "bạn NASA".
 

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,679
Động cơ
723,626 Mã lực
5 năm là hơn cả thời gian học ĐH rồi đó cụ. Quan trọng là làm việc với chuyên gia giỏi thì học nhanh nữa.

Nhưng em đánh giá ông này giỏi ở chỗ tập hợp lực lượng và kêu gọi nhà đầu tư thôi. Chứ ông ấy mà làm cụ thể chắc dự án này toi rồi.
Gớm,5 năm đại học khối kỹ thuật ra, vẽ được cái khung tên đúng chuẩn cũng là khá rồi đấy cụ
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,683
Động cơ
271,508 Mã lực
Gớm,5 năm đại học khối kỹ thuật ra, vẽ được cái khung tên đúng chuẩn cũng là khá rồi đấy cụ
Không biết cụ học trường nào ra mà kém và lãng phí $ vậy ?

Bọn tây cấp 3 tụi nó đã làm thực hành tên lửa , vệ tinh rồi.
 

Jason88

Xe tăng
Biển số
OF-783644
Ngày cấp bằng
13/7/21
Số km
1,321
Động cơ
46,512 Mã lực
Musk ko phải chỉ là CEO của 1 vài công ty đâu, ông ta là 1 kỹ sư xịn thực sự đấy. Tất nhiên thành công của 1 dự án là kết quả cố gắng của cả 1 tập thể toàn những tinh hoa nhân loại. Nhưng Musk mới là bộ não chính.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,065
Động cơ
135,433 Mã lực
Gớm,5 năm đại học khối kỹ thuật ra, vẽ được cái khung tên đúng chuẩn cũng là khá rồi đấy cụ
Nếu người giỏi đúng 5 năm học kỹ thuật và sau đó chuyên sâu nghiên cứu, đủ tài liệu thì làm được nhiều việc nhưng bảo là có chi tiết được các công việc chuyên sâu/rất chuyên sâu của tàu Falcon Heavy... thì khó. Thời buổi hiện nay, mỗi công việc là cần một ekip cả trăm, ngàn người, mỗi người một chuyên ngành và đều học rất sâu. Nhưng Musk là một người tài năng, đọc nhiều, hiểu sâu nhiều khái niệm, kể cả các khái niệm mà nhiều người trong ngành còn ngỡ ngàng. Đại loại là CEO, ông ấy không biết hết tất cả những chi tiết nhưng khi các giám đốc cấp cao báo cáo và có 5 phương án, ông ấy biết để hỏi chi tiết và hiểu được ưu nhược điểm của 5 phương án và ra quyết định cuối cùng kèm lên kế hoạch để giảm thiểu rủi ro (cho phần nhược điểm), đeo bám tiến độ rất chi tiết... khi chọn phương án đó. Với một ông CEO khác Musk, người ta có thể chẳng thể hiểu được những chi tiết đấy để hỏi cấp dưới-> quyết định sai và cũng không có các giải pháp giảm thiểu rủi ro (đối với những nội dung mà phương án ông ấy chọn có rủi ro), không theo dõi tiến độ chi tiết -> dự án thất bại. Ngoài ra, khi NASA phỏng vấn để lựa chọn dự án của Space X, người của Nasa cũng sẽ "dễ dàng" trao hợp đồng cho một công ty mà ông CEO nắm được thông tin, thuyết trình rõ ràng về dự án như Elon Musk thay vì một ông CEO "cưỡi ngựa xem hoa", nhiều thứ phải hỏi bên dưới.
Musk ko phải chỉ là CEO của 1 vài công ty đâu, ông ta là 1 kỹ sư xịn thực sự đấy. Tất nhiên thành công của 1 dự án là kết quả cố gắng của cả 1 tập thể toàn những tinh hoa nhân loại. Nhưng Musk mới là bộ não chính.
 

duongctt

Xe tăng
Biển số
OF-121533
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
1,319
Động cơ
369,094 Mã lực
Tay này giỏi nhưng em thấy giỏi ở việc dùng những cái như này để làm đòn bẩy bán cổ phiếu với đầu cơ thu tiền về. Chứ cái tàu phóng lên rồi tìm cách thu nó lại không phải là bài toán kinh tế tốt
SpaceX đã IPO méo đâu mà bán cổ phiếu?
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Cảm ơn cụ đã viết chi tiết ra. Em cũng đọc được thông tin kiểu như cụ nhưng ngại viết dài ra. Cái ý cuối của cụ đã thể hiện rõ là thỏa thuận giữa NASA và Space X là mang tính nhà nước đặt hàng nhưng chỉ trả tiền nếu tư nhân đạt KPI (không thành công thì lỗ sặc tiết). Mô hình cost plus trước đây, dù tư nhân cũng có động lực tối ưu chi phí nhưng dù gì cũng vẫn có yếu tố quan liêu (làm theo đặt hàng thiết kế của nhà nước, không đạt KPI thì vẫn hòa vốn). Còn công nghệ Nga, em nghĩ trong 30 năm vừa rồi, vừa ít tiền, vừa lại quan liêu thì khó có đột phá được. Sắp tới, nếu có đột phá cạnh tranh với Space X là mấy bạn Thần Châu thôi. Quan liêu thì chắc chắn có nhưng tiền thì chắc không thiếu để cạnh tranh với "bạn NASA".
TQ có công ty Lam Tiễn cũng đang làm tên lửa Chu Tước 3 tái sử dụng giống hệt SpaceX.

 

goldenlightvn

Xe buýt
Biển số
OF-1508
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
543
Động cơ
577,328 Mã lực
TQ có công ty Lam Tiễn cũng đang làm tên lửa Chu Tước 3 tái sử dụng giống hệt SpaceX.

Cái này như đồ chơi, quá bé nhiên liệu đã ít, bay ngắn.
Kia là tên lửa khổng lồ, khi hồi quyển đạt tận march 28, rồi từ từ về đúng vị trí nó đòi hỏi khác hẳn đấy cụ
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,639
Động cơ
474,937 Mã lực
VN có anh V , 7 năm trước chưa biết gì về ô tô kìa cụ, thế giới người ta tốn cả trăm năm mới ra được cái ô tô. Cái gì không biết thì bỏ tiền ra mua là biết hết, sao cụ phải ngạc nhiên?
E thấy a V nhiều cái nước đi như kiểu ảnh hưởng của jackma rồi giờ là a Musk.
Giống mình trong cs đôi lúc cũng ảnh hg bởi 1 ai đó trong cách suy nghi, và hành động, quyết định.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Cái này như đồ chơi, quá bé nhiên liệu đã ít, bay ngắn.
Kia là tên lửa khổng lồ, khi hồi quyển đạt tận march 28, rồi từ từ về đúng vị trí nó đòi hỏi khác hẳn đấy cụ
Phải đi từng bước chứ cụ. Họ đã làm được việc ngắt và tái khởi động động cơ giữa chừng là đã rất giỏi rồi.
 

isak

Xe tăng
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
1,926
Động cơ
297,685 Mã lực
TQ có công ty Lam Tiễn cũng đang làm tên lửa Chu Tước 3 tái sử dụng giống hệt SpaceX.

Cụ không hiểu cái đột phá của SpaceX vừa rồi rồi. Nó không nằm ở chỗ tái sử dụng mà nằm ở chỗ nó quay trở lại và được cái tay đỡ nó đỡ lại. Cái tay này của SpaceX nó gọi là Chopsticks, như 2 cái đũa đưa ra để gắp cái tên lửa khi quay về. Vấn đề quan trọng ở đây là khi nó dùng Chopsticks tên lửa nó sẽ không phải đáp xuống, vì vậy không phải mang theo cái Chân đế (cái này cực nặng và phải cực chắc chắn vì chịu toàn bộ nhiệt từ Tên lửa tạo ra) trong suốt quá trình phóng, vụ nhìn mô hình của thằng TQ vẫn nguyên cái bộ chân đế bay vào không gian. Giảm được khối lượng là cực kỳ quan trọng.

Khi đáp trở lại ko dùng chân đế mà dùng Chopsticks, tên lửa của SpaceX nó cũng ko làm hư hỏng nhiều cái Bệ phóng Launch Pad, chính vị vậy chỉ cần khoảng 1,2 ngày là nó nạp xong nhiên liệu, gắn tàu mới và lại phóng tiếp. Đấy là mấu chốt vì bình thường mất gần 1 tháng mới xong lại quy trình chuẩn bị. Hiện nay concept này của SpaceX chưa ai làm được.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,683
Động cơ
271,508 Mã lực
Cái này như đồ chơi, quá bé nhiên liệu đã ít, bay ngắn.
Kia là tên lửa khổng lồ, khi hồi quyển đạt tận march 28, rồi từ từ về đúng vị trí nó đòi hỏi khác hẳn đấy cụ
Vỏ tên lửa hồi quyển thì nó chỉ rơi tự do thôi cụ , làm gì tới march 28 được nhỉ ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top