phóng lên rồi ,
phải nhanh hơn vận tốc quay mặt đất để có thể rơi ngược đúng chỗ
vẫn phải mang đủ tải trọng không ngon ăn đâu .
Tên lửa chủ yếu bay lên cao trong giai đoạn tầng đẩy booster hoạt động, nên thực tế nó bay không quá xa điểm phóng tính theo chiều ngang, có lẽ chỉ vài chục km. Tên lửa cũng bay lên theo hướng ngả Đông thuận chiều xoay trái đất, nên khi quay về điểm phóng nó bay ngược chiều xoay của trái đất. Tầng đẩy sẽ phải mang theo đủ nhiên liệu để 1- đảo chiều bay và 2- hãm tốc đoạn cuối.
Cái khó của việc thu hồi tầng đẩy nằm ở mấy điểm:
1- bản thân việc phóng tên lửa đã là 1 việc rất khó rồi, giờ lại muốn thu hồi chỉ làm bài toán khó lên gấp bội, nên ít người muốn làm.
2- việc thu hồi tầng đẩy đòi hỏi phải mang thêm nhiên liệu, mà muốn mang thêm nhiên liệu thì lại cần động cơ to hơn, nhiều nhiên liệu hơn để mang thêm số nhiên liệu cần thiết đó, dẫn đến tên lửa sẽ to hơn hẳn so với việc không thu hồi.
3- nếu không thu hồi, tầng đẩy giống như cái vỏ đạn, chỉ cần làm đơn giản, bắn xong vứt đi không quan tâm đến nữa. Nếu thu hồi, tầng đẩy biến thành 1 tàu vũ trụ, có bộ phận định vị, điều hướng... đủ cả, coi như thành 2 tàu vũ trụ chồng lên nhau.
4- nếu không thu hồi, tất cả các bộ phận của tầng đẩy (vốn đã đơn giản hơn) chỉ được thiết kế để dùng 1 lần. Trước khi phóng, người ta có thể kiểm tra kỹ càng từng bộ phận để đảm bảo chất lượng đủ tiêu chuẩn, không có lỗi gì trước khi lắp ráp. Nếu thu hồi, việc đảm bảo tất cả các bộ phận đã từng qua 1 vài lần phóng có còn đảm bảo đủ tiêu chuẩn hay không là rất khó khăn. Không phải bộ phận nào cũng tháo ra kiểm tra lại từ đầu được. Môi trường hoạt động của tầng đẩy rất khắc nghiệt: từ cực nóng chuyển sang cực lạnh rồi lại chuyển sang cực nóng trong thời gian rất ngắn, độ rung rất lớn...
5- việc chỉ dùng động cơ đẩy để phanh hãm tốc và đồng thời giữ tầng đẩy cân bằng khi nó đang lao xuống với vận tốc hàng ngàn km/h là cực khó. Các cụ cứ thử dùng đầu ngón tay giữ cân bằng 1 cây bút đứng thẳng xem có khó không. Đây lại phải hoàn toàn là máy móc tự động xử lý tốc độ rất cao.
6- để tiết kiệm nhiên liệu, thường việc khởi động động cơ hãm chỉ được bắt đầu muộn nhất có thể trong quá trình rơi. Trong video Starship vừa rồi, các cụ có thể thấy tầng đẩy rơi tự do từ độ cao hơn 80km xuống còn khoảng 1km thì 13 động cơ mới được bật lên để hãm. Điều này khiến việc các động cơ phải tái khởi động hoàn hảo trở nên sống còn, chỉ nhanh chậm một chút là hỏng. Trong khi việc tái khởi động động cơ tên lửa trong không trung cực kỳ phức tạp, với động cơ Raptor của Starship lại càng phức tạp.
7- việc tắt động cơ cũng phải hoàn hảo. Starship dùng 13 động cơ để hãm, nhưng 10 động cơ chỉ bật trong thời gian rất ngắn rồi lại tắt đi ngay, còn lại 3 động cơ có thể xoay được để vừa hãm vừa chỉnh hướng ở những mét cuối cùng.
8- tầng đẩy bắt buộc phải dùng nhiều động cơ, càng nhiều động cơ thì càng dễ xảy ra lỗi. Lý do phải dùng nhiều động cơ là vì trọng lượng tầng đẩy khi thu hồi chỉ bằng khoảng 10% trọng lượng tàu khi phóng, thậm chí thấp hơn (vì không còn tầng trên và đã đốt gần hết nhiên liệu rồi). Khi đó sức đẩy của các động cơ trở nên quá lớn so với trọng lượng của tàu, và động cơ tên lửa không thể giảm ga nhiều như động cơ phản lực máy bay (tối đa chỉ giảm được khoảng 40%). Vì vậy giải pháp là dùng nhiều động cơ nhỏ để khi hãm thì tắt bớt động cơ thừa đi. Starship có 33 động cơ, khi bắt đầu hãm chỉ dùng 13, và cuối cùng vừa hãm vừa chỉnh chỉ dùng 3. Nhưng 3 động cơ này cũng đã rất thừa rồi, vì mỗi động cơ Raptor có sức đẩy khoảng 275 tấn, trong khi trọng lượng tầng đẩy lúc hạ chỉ còn khoảng 250 tấn.
9- Việc Mechazilla đón bắt chỉ có 1 cơ hội duy nhất, trượt là hỏng, không có chuyện bay vòng vòng như trực thăng để chỉnh. Cứ tưởng tượng rằng 13 động cơ đó phải vừa hãm vừa chỉnh để khi tầng đẩy giảm tốc từ 2000km/h tới 0 là nó phải nằm trên gá đỡ rồi, chỉ việc tắt động cơ là xong. Nếu vận tốc tới 0 mà chưa nằm trên gá đỡ là hỏng vì sau đó tầng đẩy sẽ lại vọt lên do lực đẩy của 3 động cơ lớn hơn nhiều trọng lượng tầng đẩy.