[Funland] Cánh tay Robot thu hồi thành công tầng đẩy tên lửa Starship

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,796
Động cơ
271,615 Mã lực
Cụ không hiểu cái đột phá của SpaceX vừa rồi rồi. Nó không nằm ở chỗ tái sử dụng mà nằm ở chỗ nó quay trở lại và được cái tay đỡ nó đỡ lại. Cái tay này của SpaceX nó gọi là Chopsticks, như 2 cái đũa đưa ra để gắp cái tên lửa khi quay về. Vấn đề quan trọng ở đây là khi nó dùng Chopsticks tên lửa nó sẽ không phải đáp xuống, vì vậy không phải mang theo cái Chân đế (cái này cực nặng và phải cực chắc chắn vì chịu toàn bộ nhiệt từ Tên lửa tạo ra) trong suốt quá trình phóng, vụ nhìn mô hình của thằng TQ vẫn nguyên cái bộ chân đế bay vào không gian. Giảm được khối lượng là cực kỳ quan trọng.

Khi đáp trở lại ko dùng chân đế mà dùng Chopsticks, tên lửa của SpaceX nó cũng ko làm hư hỏng nhiều cái Bệ phóng Launch Pad, chính vị vậy chỉ cần khoảng 1,2 ngày là nó nạp xong nhiên liệu, gắn tàu mới và lại phóng tiếp. Đấy là mấu chốt vì bình thường mất gần 1 tháng mới xong lại quy trình chuẩn bị. Hiện nay concept này của SpaceX chưa ai làm được.
Tốc độ tên lửa hạ cánh chậm , đứng thẳng đúng vị trí thì làm cái Chopsticks kia có khó gì đâu cụ . Ca đặc biệt khó là khi ghép nối các module trong không gian người ta còn làm được
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,021
Động cơ
397,408 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Cái này như đồ chơi, quá bé nhiên liệu đã ít, bay ngắn.
Kia là tên lửa khổng lồ, khi hồi quyển đạt tận march 28, rồi từ từ về đúng vị trí nó đòi hỏi khác hẳn đấy cụ
đây là cái gì

việc học không đường tắt .


không có chuyện vượt nắng thắng mưa , đi tắt đón đầu kỷ nguyên vươn mình kiểu mõm được đâu .


mọi việc đều phải trải nghiệm thực tế .
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,021
Động cơ
397,408 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Tốc độ tên lửa hạ cánh chậm , đứng thẳng đúng vị trí thì làm cái Chopsticks kia có khó gì đâu cụ . Ca đặc biệt khó là khi ghép nối các module trong không gian người ta còn làm được
phóng lên rồi ,
phải nhanh hơn vận tốc quay mặt đất để có thể rơi ngược đúng chỗ
vẫn phải mang đủ tải trọng không ngon ăn đâu .
 

goldenlightvn

Xe buýt
Biển số
OF-1508
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
672
Động cơ
577,328 Mã lực
đây là cái gì

việc học không đường tắt .


không có chuyện vượt nắng thắng mưa , đi tắt đón đầu kỷ nguyên vươn mình kiểu mõm được đâu .


mọi việc đều phải trải nghiệm thực tế .
Đây là họ test chức năng nào đó thôi phóng lên có 150m mà
 

Phongtran570

Xe tải
Biển số
OF-560850
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
460
Động cơ
162,518 Mã lực
Tuổi
53
Nơi ở
Hà Nội
Chính vì vậy nên giờ Nga mất hết hợp đồng grab vào tay a Mớt, còn mấy cái hợp đồng cũ thì chạy nốt cho xong, doanh số chạy grab không gian của Nga giờ bị tụt đến 90%, mấy con số này chắc không bịa được :))
Cứ động đến Nước Nga là nhiều cụ ứ chịu, bởi vì trăng Nước Nga bao giờ cũng phải tròn nhất thế giới 🤣
 

minhhai985

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-171945
Ngày cấp bằng
15/12/12
Số km
13,281
Động cơ
308,735 Mã lực
Nhiều cụ làm phép toán chia ko xong mà nói toàn chuyện trên giời. Kinh :))
 

Tranha131076

Xe điện
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
2,246
Động cơ
244,480 Mã lực
Tuổi
48
Vô ích hết, với vận tốc các loại tên lửa hiện tại , phải mất 30 nghìn năm mới ra khỏi được hệ mặt trời.
Bao giờ phải nghĩ ra động cơ phản vật chất thì mới ăn thua, chứ vẫn kiểu phản lực, tên lửa đốt đít này thì mãi cũng chỉ loanh quanh gần nhà thôi!
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
6,904
Động cơ
537,320 Mã lực
Trung bình pờ rồ Ng đây cụ, 96% là cụ Tú này cũng ở trong này =))
View attachment 8788373
Bọn tư bản nó có quan trọng quái gì đâu, trước chúng nó đưa hàng lên vũ trụ bằng tàu của chúng nó nhưng đắt quá nên chuyển qua Nga chạy grab, giờ anh Mớt báo giá tốt hơn thì chúng nó lại chuyển hết qua cho a Mớt chở hàng vì giá rẻ hơn rất nhiều, còn tại sao thì chúng nó kệ, làm hỏng hàng của chúng nó thì đền, thế thôi :))
Nói chung tới thì anh Nga mất nghề chạy grab rồi, bọn kia nó báo giá cực kỳ rẻ luôn :))
 
  • Vodka
Reactions: qhi

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,375 Mã lực
phóng lên rồi ,
phải nhanh hơn vận tốc quay mặt đất để có thể rơi ngược đúng chỗ
vẫn phải mang đủ tải trọng không ngon ăn đâu .
Tên lửa chủ yếu bay lên cao trong giai đoạn tầng đẩy booster hoạt động, nên thực tế nó bay không quá xa điểm phóng tính theo chiều ngang, có lẽ chỉ vài chục km. Tên lửa cũng bay lên theo hướng ngả Đông thuận chiều xoay trái đất, nên khi quay về điểm phóng nó bay ngược chiều xoay của trái đất. Tầng đẩy sẽ phải mang theo đủ nhiên liệu để 1- đảo chiều bay và 2- hãm tốc đoạn cuối.

Cái khó của việc thu hồi tầng đẩy nằm ở mấy điểm:
1- bản thân việc phóng tên lửa đã là 1 việc rất khó rồi, giờ lại muốn thu hồi chỉ làm bài toán khó lên gấp bội, nên ít người muốn làm.
2- việc thu hồi tầng đẩy đòi hỏi phải mang thêm nhiên liệu, mà muốn mang thêm nhiên liệu thì lại cần động cơ to hơn, nhiều nhiên liệu hơn để mang thêm số nhiên liệu cần thiết đó, dẫn đến tên lửa sẽ to hơn hẳn so với việc không thu hồi.
3- nếu không thu hồi, tầng đẩy giống như cái vỏ đạn, chỉ cần làm đơn giản, bắn xong vứt đi không quan tâm đến nữa. Nếu thu hồi, tầng đẩy biến thành 1 tàu vũ trụ, có bộ phận định vị, điều hướng... đủ cả, coi như thành 2 tàu vũ trụ chồng lên nhau.
4- nếu không thu hồi, tất cả các bộ phận của tầng đẩy (vốn đã đơn giản hơn) chỉ được thiết kế để dùng 1 lần. Trước khi phóng, người ta có thể kiểm tra kỹ càng từng bộ phận để đảm bảo chất lượng đủ tiêu chuẩn, không có lỗi gì trước khi lắp ráp. Nếu thu hồi, việc đảm bảo tất cả các bộ phận đã từng qua 1 vài lần phóng có còn đảm bảo đủ tiêu chuẩn hay không là rất khó khăn. Không phải bộ phận nào cũng tháo ra kiểm tra lại từ đầu được. Môi trường hoạt động của tầng đẩy rất khắc nghiệt: từ cực nóng chuyển sang cực lạnh rồi lại chuyển sang cực nóng trong thời gian rất ngắn, độ rung rất lớn...
5- việc chỉ dùng động cơ đẩy để phanh hãm tốc và đồng thời giữ tầng đẩy cân bằng khi nó đang lao xuống với vận tốc hàng ngàn km/h là cực khó. Các cụ cứ thử dùng đầu ngón tay giữ cân bằng 1 cây bút đứng thẳng xem có khó không. Đây lại phải hoàn toàn là máy móc tự động xử lý tốc độ rất cao.
6- để tiết kiệm nhiên liệu, thường việc khởi động động cơ hãm chỉ được bắt đầu muộn nhất có thể trong quá trình rơi. Trong video Starship vừa rồi, các cụ có thể thấy tầng đẩy rơi tự do từ độ cao hơn 80km xuống còn khoảng 1km thì 13 động cơ mới được bật lên để hãm. Điều này khiến việc các động cơ phải tái khởi động hoàn hảo trở nên sống còn, chỉ nhanh chậm một chút là hỏng. Trong khi việc tái khởi động động cơ tên lửa trong không trung cực kỳ phức tạp, với động cơ Raptor của Starship lại càng phức tạp.
7- việc tắt động cơ cũng phải hoàn hảo. Starship dùng 13 động cơ để hãm, nhưng 10 động cơ chỉ bật trong thời gian rất ngắn rồi lại tắt đi ngay, còn lại 3 động cơ có thể xoay được để vừa hãm vừa chỉnh hướng ở những mét cuối cùng.
8- tầng đẩy bắt buộc phải dùng nhiều động cơ, càng nhiều động cơ thì càng dễ xảy ra lỗi. Lý do phải dùng nhiều động cơ là vì trọng lượng tầng đẩy khi thu hồi chỉ bằng khoảng 10% trọng lượng tàu khi phóng, thậm chí thấp hơn (vì không còn tầng trên và đã đốt gần hết nhiên liệu rồi). Khi đó sức đẩy của các động cơ trở nên quá lớn so với trọng lượng của tàu, và động cơ tên lửa không thể giảm ga nhiều như động cơ phản lực máy bay (tối đa chỉ giảm được khoảng 40%). Vì vậy giải pháp là dùng nhiều động cơ nhỏ để khi hãm thì tắt bớt động cơ thừa đi. Starship có 33 động cơ, khi bắt đầu hãm chỉ dùng 13, và cuối cùng vừa hãm vừa chỉnh chỉ dùng 3. Nhưng 3 động cơ này cũng đã rất thừa rồi, vì mỗi động cơ Raptor có sức đẩy khoảng 275 tấn, trong khi trọng lượng tầng đẩy lúc hạ chỉ còn khoảng 250 tấn.
9- Việc Mechazilla đón bắt chỉ có 1 cơ hội duy nhất, trượt là hỏng, không có chuyện bay vòng vòng như trực thăng để chỉnh. Cứ tưởng tượng rằng 13 động cơ đó phải vừa hãm vừa chỉnh để khi tầng đẩy giảm tốc từ 2000km/h tới 0 là nó phải nằm trên gá đỡ rồi, chỉ việc tắt động cơ là xong. Nếu vận tốc tới 0 mà chưa nằm trên gá đỡ là hỏng vì sau đó tầng đẩy sẽ lại vọt lên do lực đẩy của 3 động cơ lớn hơn nhiều trọng lượng tầng đẩy.
 

duongctt

Xe tăng
Biển số
OF-121533
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
1,668
Động cơ
369,024 Mã lực
Bọn tư bản nó có quan trọng quái gì đâu, trước chúng nó đưa hàng lên vũ trụ bằng tàu của chúng nó nhưng đắt quá nên chuyển qua Nga chạy grab, giờ anh Mớt báo giá tốt hơn thì chúng nó lại chuyển hết qua cho a Mớt chở hàng vì giá rẻ hơn rất nhiều, còn tại sao thì chúng nó kệ, làm hỏng hàng của chúng nó thì đền, thế thôi :))
Nói chung tới thì anh Nga mất nghề chạy grab rồi, bọn kia nó báo giá cực kỳ rẻ luôn :))
Đến hôm nay đội pờ rồ Ng vẫn chưa hết cay, lão Musk trồng đc quả ớt siêu to khổng lồ này chất lượng thật =))
Ps: bác bị xì lốp trong thớt Ku3 chứ gì ;)
1729687428014.png
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,375 Mã lực
Rạng sáng mai Musk sẽ phóng Starship lần 6. Có cụ nào hóng không?
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Rạng sáng mai Musk sẽ phóng Starship lần 6. Có cụ nào hóng không?
Có hóng. Anh Musk lại tóm trúng lần nữa thì uy tín của anh và cụ 100 cứ gọi là nhất quả đất không còn gì để bàn nữa =)). Mà cái việc hạ cánh tóm trúng chắc phải dùng GPS để lái hướng cụm động cơ tên lửa để hạ được đúng chỗ chứ nhỉ?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,072
Động cơ
253,903 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Có hóng. Anh Musk lại tóm trúng lần nữa thì uy tín của anh và cụ 100 cứ gọi là nhất quả đất không còn gì để bàn nữa =)). Mà cái việc hạ cánh tóm trúng chắc phải dùng GPS để lái hướng cụm động cơ tên lửa để hạ được đúng chỗ chứ nhỉ?
Hạ cánh xuống 1 mục tiêu không bị gây nhiễu thì thiếu gì cách đâu. GPS chỉ là 1 trong rất nhiều giải pháp thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top