[Funland] Cánh tay Robot thu hồi thành công tầng đẩy tên lửa Starship

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,821
Động cơ
271,851 Mã lực
Nói là giấy trắng cũng đúng mà
Vì họ làm sao có thể được kế thừa, thậm chí tham khảo thôi những nghiên cứu trước đó của quốc gia (hì hì thậm chí cả những thứ tình báo thu thập được từ quốc gia khác).
Còn con người thì đương nhiên là phải có kiến thức chứ

Giống như bảo anh V đến với ô tô như tờ giấy trắng, tức là anh ấy phải đi lên từ/cùng các cháu mẫu giáo để dạy các cháu học chữ xong rồi học nghề về làm làm ô tô chứ không được đi thuê nhân lực đang làm ô tô ở chỗ khác, mua những tài liệu/ thiết kế về để học hỏi
Mấy Key persion làm cho Musk là nhân viên của NASA cụ ạ, có ông còn chuyên đi tư vấn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ , vệ tinh ví dụ như ông Jim Cantrell còn làm tại phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA

Cá nhân em thấy không gọi là làm từ đầu, chỉ có thể gọi là kế thừa có sáng tạo thôi.

Cứ nhìn hình dáng khí động học của động cơ là thấy nó không khác gì các động cơ tên lửa khác.

Vụ thu hồi tên lửa bằng cánh tay, họ làm 1 lần thành công ngay lần đầu chính vì nó dễ, dễ hơn nhiều so với thu hồi bằng hạ cánh trên xà lan - mà họ đã làm nhiều lần thành công rồi. Nó chỉ khác 1 điều là tên lửa to hơn thôi.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,654
Động cơ
60,577 Mã lực
Tuổi
24
Musk giỏi, cực giỏi nhưng Musk không phải nhà khoa học vũ trụ cụ ơi. Nhưng Musk rất giỏi để xây dựng được Space X và hệ sinh thái xung quanh. Từ đó họ xây được một đội ngũ không tầm thường. Em nghĩ, một phần sự khác biệt là yếu tố quản lý nhà nước/tư nhân + yếu tố tiềm lực. Nền khoa học vũ trụ Nga thì em nghĩ tầm 20-30 năm nay gần như không được hỗ trợ mạnh về tài chính + quan liêu nhà nước đặc trưng nên cứ "bình bình" như vậy. Trong khi Space X, bản chất là được NASA hỗ trợ tài chính theo kiểu cứ đạt chỉ tiêu KPI là được nhận tiền (rất nhiều tiền). Trong khi Space X được quản lý theo mô hình tư nhân, rất sát sao về mặt KPI.
P.s NASA trước cũng định tự phóng tàu vũ trụ nhưng sau đó, chuyển sang "tư nhân hóa" theo mô hình thuê Space X.
Tốt mà bác:
"Trong khi Space X, bản chất là được NASA hỗ trợ tài chính theo kiểu cứ đạt chỉ tiêu KPI là được nhận tiền (rất nhiều tiền)": và qua đó, tiết kiệm cho anh NASA cũng như anh Biden một đống tiền nữa.
 

Mr_X

Xe máy
Biển số
OF-600737
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
70
Động cơ
128,539 Mã lực
Tuổi
41
Sao không tốt vậy bác? Đừng lấy mấy cái tàu con thoi ngày xưa của Nasa ra để so với đồ anh Musk.
Tàu vũ trụ dùng 1 lần thì chắc chắn chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với đồ được thiết kế để dùng đi dùng lại. Chưa kể đến chi phí cho hệ thống thu hồi tàu

Tàu vũ trụ mà thu hồi để tái sử dụng thì cũng phải sửa chữa bảo dưỡng tốn kém sau mỗi lần hạ, không đơn giản như ô tô chạy đi chạy về thoải mái vì ngành này tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao và chắc chắn bay đi bay về thế sẽ gây ra tổn hại dễ thấy nhất là thân vỏ

Cái nữa cũng quan trọng là mỗi lần phóng tàu lên kiếm tiền ở đâu để bù vào các chi phí chênh lệch này. Vì phải còn rất rất lâu nữa mới kiếm tiền được từ thương mại cho tàu vũ trụ. Nó không phải là máy bay.

Vậy mới nói tay Múc đẻ ra cái này để làm hình ảnh cho hắn tiện việc kiếm tiền từ chỗ khác. Còn bản thân cái tàu đi đi về về này không có lợi về tiền
 

hunggal

Xe điện
Biển số
OF-95990
Ngày cấp bằng
19/5/11
Số km
2,271
Động cơ
413,772 Mã lực
Tàu vũ trụ dùng 1 lần thì chắc chắn chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với đồ được thiết kế để dùng đi dùng lại. Chưa kể đến chi phí cho hệ thống thu hồi tàu

Tàu vũ trụ mà thu hồi để tái sử dụng thì cũng phải sửa chữa bảo dưỡng tốn kém sau mỗi lần hạ, không đơn giản như ô tô chạy đi chạy về thoải mái vì ngành này tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao và chắc chắn bay đi bay về thế sẽ gây ra tổn hại dễ thấy nhất là thân vỏ

Cái nữa cũng quan trọng là mỗi lần phóng tàu lên kiếm tiền ở đâu để bù vào các chi phí chênh lệch này. Vì phải còn rất rất lâu nữa mới kiếm tiền được từ thương mại cho tàu vũ trụ. Nó không phải là máy bay.

Vậy mới nói tay Múc đẻ ra cái này để làm hình ảnh cho hắn tiện việc kiếm tiền từ chỗ khác. Còn bản thân cái tàu đi đi về về này không có lợi về tiền
Tàu Falcon 9 của Musk hiện đang tái sử dụng tới 20 lần và vẫn tiếp tục được tái sử dụng. Mấy thông tin bác nói ở trên không hiểu là bác tự nghĩ ra hay lấy ở đâu?
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,821
Động cơ
271,851 Mã lực
Nhiều cụ thần tượng Musk tới mức cho rằng Musk làm mọi thứ từ giấy trắng. Nhưng chính Musk năm 2013 còn phải công nhận là đã được NASA hỗ trợ rất nhiều và SpaceX có thành công là nhờ vào các thành tựu sẵn có của NASA.

SpaceX has only come this far by building upon the incredible achievements of NASA, having NASA as an anchor tenant for launch, and receiving expert advice and mentorship throughout the development process.
NASA đã hỗ trợ rất nhiều công nghệ cũng như kinh nghiệm: các cụ cứ nhìn hình thái tàu Dragon cũng như cách nó trở về không khác gì các con tàu khác trước đây của Nga, NASA cả.

SpaceX cũng may mắn khi đối thủ của họ là Boeing liên tiếp thất bại và gặp khủng hoảng để họ có cơ hội hợp tác với NASA.

PS: Cá nhân em thấy Musk cũng thành công khi tẩy trắng được các Fan của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,261
Động cơ
631,196 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Áp dụng khí động học cụ ợ. Tên lửa có hình dáng thuôn dài nhọn là tối ưu để giảm lực cản không khí, thoát khỏi bầu khí quyển. Ngoài ra còn để chứa đc nhiều nhiên liệu hơn, dễ đặt vào các hệ thống phóng. Đĩa bay chỉ có trong phim viễn tưởng.
đĩa bay no di chuyển vận tốc ánh sáng thì ko thể dùng lực cơ học thông thường như loài người đang dùng đc rồi cụ. em cho là thế :)
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,136
Động cơ
136,533 Mã lực
Tốt mà bác:
"Trong khi Space X, bản chất là được NASA hỗ trợ tài chính theo kiểu cứ đạt chỉ tiêu KPI là được nhận tiền (rất nhiều tiền)": và qua đó, tiết kiệm cho anh NASA cũng như anh Biden một đống tiền nữa.
Vâng bác. Bản chất nó giống như một hình thức công - tư kết hợp. Về mặt nguyên lý quản trị cho những nhiệm vụ/công việc kiểu "độc quyền" này thì đây là một hình thức rất tốt. Vì nếu để cho tư làm thì chắc không có tư nhân nào bỏ tiền ra làm (nếu nhà nước không hỗ trợ về chính sách và nguồn lực giai đoạn đầu), còn để cho công làm toàn bộ thì sẽ dễ sinh ra quan liêu và lãng phí.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,136
Động cơ
136,533 Mã lực
Tàu vũ trụ dùng 1 lần thì chắc chắn chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với đồ được thiết kế để dùng đi dùng lại. Chưa kể đến chi phí cho hệ thống thu hồi tàu

Tàu vũ trụ mà thu hồi để tái sử dụng thì cũng phải sửa chữa bảo dưỡng tốn kém sau mỗi lần hạ, không đơn giản như ô tô chạy đi chạy về thoải mái vì ngành này tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao và chắc chắn bay đi bay về thế sẽ gây ra tổn hại dễ thấy nhất là thân vỏ

Cái nữa cũng quan trọng là mỗi lần phóng tàu lên kiếm tiền ở đâu để bù vào các chi phí chênh lệch này. Vì phải còn rất rất lâu nữa mới kiếm tiền được từ thương mại cho tàu vũ trụ. Nó không phải là máy bay.

Vậy mới nói tay Múc đẻ ra cái này để làm hình ảnh cho hắn tiện việc kiếm tiền từ chỗ khác. Còn bản thân cái tàu đi đi về về này không có lợi về tiền
Vậy là bác không nghiên cứu kỹ rồi. Người ta tính toán là đơn giá đưa thiết bị vào không gian nếu dùng tàu của Space X (tái sử dụng) so với tàu dùng một lần, hứa hẹn có thể giảm cả vài chục lần đấy.
Bài báo vẫn còn đây:
 

nq19832005

Xe tăng
Biển số
OF-62595
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
1,424
Động cơ
980,703 Mã lực
Xem những đoạn phỏng vấn team của Elon Musk thì mới thấy tay đấy giỏi thế nào cụ ạ. Từ khi bắt đầu năm 2002, hắn không biết gì về tên lửa cả. Nhưng sau đó với quá trình tiếp thu kiến thức và làm việc đến 2007 hắn đã nắm cực rõ về tên lửa. Trong quá trình sản xuất, Musk có thể tham gia được mọi giai đoạn, từ việc thiết kế, kỹ thuật... do đó hắn có thể chỉ đạo tất cả công việc. Theo dõi Space X từ giai đoạn đầu đến giờ thì cụ sẽ thấy mọi ý tưởng thay đổi đều do Musk đưa ra chỉ đạo. Một ông tổng công trình sư mà đầu đất thì làm sao làm được những dự án có hàm lượng chất xám thuộc dạng tinh hoa nhân loại như thế này. Các cụ nhìn từ giai đoạn này thì tiền nó nhiều nhưng giai đoạn đầu Musk cũng suýt phá sản, lúc đó thì ai khóc hộ. Nếu chỉ có ném tiền ra thì không có chuyện đội ngũ kỹ sư có ngồi làm cho ông đâu. Cái này TQ nó tiền đè chết người còn chưa làm được nữa là.
Chém thôi cụ. Tất nhiên là tham gia Musk tiếp thu được nhiều kiến thức nhưng Musk chỉ đạo đốc thúc chung, lo điều hành và quản lý thôi cụ. Còn những thứ "cực kỳ rõ về tên lửa", thiết kế, kĩ thuật vẫn phải do các kĩ sư trưởng phụ trách. Còn đương nhiên Musk không chỉ giỏi xoay tiền, mà còn giỏi dùng người, điều hành hệ thống...

Nên nhớ Musk còn làm 1 đống thứ khác song song: Tesla, Neuralink, The boring company, Twitter, OpenAI (ngày xưa), 1 đống công ty khác và yêu đương tít mù nữa.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,821
Động cơ
271,851 Mã lực
Nhiều cụ đang lẫn lộn khái niệm Tàu vũ trụ và tên lửa.

Tàu vũ trụ dùng được nhiều lần thì có nhiều : Boeing (Starliner), Lockheed/Airbus (Orion) ,Spacex (Dragon) hay nổi tiếng nhất là tàu con thoi của Boeing đã bị ngưng sử dụng sau 2 lần tai nạn chết người.

Tên lửa dùng lại nhiều lần thì Spacex là công ty tiên phong ứng dụng thành công. Trong vụ phóng vừa rồi thì mới chỉ có tên lửa được "gắp lại", còn tàu thì hạ cánh xuống biển ở điểm khác.

Tương lai thì Spacex sẽ gắp lại cả tàu và tên lửa tại điểm phóng.
 

emdeplam

Xe tăng
Biển số
OF-435103
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
1,138
Động cơ
246,835 Mã lực
Tuổi
29
Nhiều cụ đang lẫn lộn khái niệm Tàu vũ trụ và tên lửa.

Tàu vũ trụ dùng được nhiều lần thì có nhiều : Boeing (Starliner), Lockheed/Airbus (Orion) ,Spacex (Dragon) hay nổi tiếng nhất là tàu con thoi của Boeing đã bị ngưng sử dụng sau 2 lần tai nạn chết người.

Tên lửa dùng lại nhiều lần thì Spacex là công ty tiên phong ứng dụng thành công. Trong vụ phóng vừa rồi thì mới chỉ có tên lửa được "gắp lại", còn tàu thì hạ cánh xuống biển ở điểm khác.

Tương lai thì Spacex sẽ gắp lại cả tàu và tên lửa tại điểm phóng.
Nhặt lại được cái vỏ tên lửa để giảm chi phí phóng tầu vũ trụ thôi.
Cái quan trọng nhất là tăng tốc độ tầu chứ giờ vẫn đi chậm quá.

 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,821
Động cơ
271,851 Mã lực
Nhặt lại được cái vỏ tên lửa để giảm chi phí phóng tầu vũ trụ thôi.
Cái quan trọng nhất là tăng tốc độ tầu chứ giờ vẫn đi chậm quá.

Lên đó rồi có gì mà chơi mới là quan trọng cụ nhỉ !

Giờ chỉ mong làm sao di chuyển trên trái đất từ mặt này tới phía bên kia địa cầu chỉ dưới 2 tiếng thôi còn chả được.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
912
Động cơ
782,794 Mã lực
Vâng bác. Bản chất nó giống như một hình thức công - tư kết hợp. Về mặt nguyên lý quản trị cho những nhiệm vụ/công việc kiểu "độc quyền" này thì đây là một hình thức rất tốt. Vì nếu để cho tư làm thì chắc không có tư nhân nào bỏ tiền ra làm (nếu nhà nước không hỗ trợ về chính sách và nguồn lực giai đoạn đầu), còn để cho công làm toàn bộ thì sẽ dễ sinh ra quan liêu và lãng phí.
Bàn về cái này thì cần phải hiểu được cách thức NASA hoạt động. Từ trước đến giờ NASA luôn luôn phối hợp với các công ty tư nhân trong hoạt động của mình chứ họ không phải là cơ quan độc quyền trong ngành. NASA giống như là khách hàng trùm cuối, đưa ra đề bài, tham gia thiết kế, thử nghiệm, và giao quyền thực hiện các dự án của mình dưới dạng hợp đồng chế tạo cho các nhà thầu tư nhân lớn (các nhà thầu chính này lại có tiếp các thầu phụ tầng thứ 2, thứ 3...), chứ bản thân NASA hầu như không tự đứng ra sản xuất cái gì cả. Bằng cách đó, NASA lấy tiền ngân sách tạo hiệu ứng lan tỏa để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp vũ trụ Mỹ, trong khi vẫn giữ được toàn bộ bản quyền tri thức công nghệ.

Vì mục đích và cách thức hoạt động như vậy nên việc NASA hỗ trợ các công ty tư nhân Mỹ trong ngành vũ trụ là chuyện tất nhiên và phổ biến, chả có gì lạ cả. Tất cả công ty nào đang có hợp đồng với NASA đều là nhận tiền ngân sách và được hỗ trợ kỹ thuật rất lớn khi NASA tham gia cùng các công ty này từ khâu ra đề, thiết kế, kiểm soát, thẩm duyệt, nghiệm thu... Đấy là cách mà Mỹ dùng tiền ngân sách để thúc đẩy và duy trì lợi thế trong công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật không gian.

Ví dụ như tàu con thoi, NASA cùng với không quân Mỹ làm chủ toàn bộ dự án, nhưng sản xuất thân tàu là công ty Rockwell, sản xuất động cơ đẩy chính RS-25 là Rocketdyne, sản xuất động cơ đẩy nhiên liệu rắn (2 cái ống nhỏ 2 bên) là Thiokol, sản xuất bình chứa nhiên liệu bên ngoài (cục to nhất màu cam) là Lockheed Martin... Ở đây NASA là ông chủ, thuê các nhà thầu gia công sản xuất các hệ thống cấu thành tàu. Trong các hợp đồng này, các nhà thầu gia công được trả tiền theo công thức cost plus, tức là nhà thầu sản xuất hết bao nhiêu tiền thì NASA trả đủ bấy nhiêu, cộng thêm một khoản lãi nữa.

Còn hợp đồng giữa SpaceX và NASA có sự khác biệt với các hợp đồng nói trên. Hợp đồng đầu tiên giữa 2 bên, hợp đồng phát triển tên lửa Falcon 9, là 1 hợp đồng trong chương trình Commercial Orbital Transportation Services (COTS) năm 2008, trong đó NASA chi tiền mua các chuyến bay thử nghiệm của Falcon 9. Trong hợp đồng này NASA chỉ chi tiền và nhận kết quả (các chuyến bay thử nghiệm thành công chứng minh tính khả thi của việc đưa hàng hóa con người lên trạm ISS), còn toàn bộ việc thiết kế chế tạo do SpaceX tự lo, NASA không tham gia vào. Về bản chất, NASA bỏ tiền R&D phát triển Falcon 9 cho SpaceX với giá cố định, SpaceX làm được thành công dưới giá đó thì có lãi, trên giá đó thì lỗ, còn nếu không làm được thì không có tiền (vì tiền chỉ được trả sau khi đã thành công, đạt KPI).

Có thể thấy, làm theo cách giá cố định này SpaceX chịu sức ép lớn hơn nhiều so với cách cost plus. Cách cost plus trách nhiệm chính của NASA, thành hay bại là do NASA, nhà thầu kiểu gì cũng có tiền. Còn cách giá cố định kia SpaceX được ăn cả ngã về không. Tất nhiên đây vẫn là sự hỗ trợ về tài chính rất lớn cho SpaceX, nhất là ở giai đoạn phát triển tên lửa Falcon 9 ngốn rất nhiều tiền trong khi SpaceX chưa có nguồn thu nào đáng kể. Sự hỗ trợ về kỹ thuật từ NASA là có, nhưng không nhiều như là các hợp đồng cost plus. Falcon 9 vẫn là tài sản trí tuệ của SpaceX, nhưng tàu con thoi lại là tài sản trí tuệ của NASA.
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,974
Động cơ
154,241 Mã lực
Tuổi
38
Thế này e càng lại tin TSLA là nơi hút xèng cho anh e. Còn mua X là anh làm hình ảnh, cũng như thêm 1 vài lý do😂😂😂😂
Công= mà nói, tụi Waymo đang trainning ở freeway, trong khi cái robotakuxi của a e thì😂😂😂😂
SpaceX, Starlink chắc a rút kn hok cho lên sàn, để anh mún làm j thì làm🤣🤣🤣🤣
 

mango

Xe tăng
Biển số
OF-31562
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
1,865
Động cơ
501,368 Mã lực
Chém thôi cụ. Tất nhiên là tham gia Musk tiếp thu được nhiều kiến thức nhưng Musk chỉ đạo đốc thúc chung, lo điều hành và quản lý thôi cụ. Còn những thứ "cực kỳ rõ về tên lửa", thiết kế, kĩ thuật vẫn phải do các kĩ sư trưởng phụ trách. Còn đương nhiên Musk không chỉ giỏi xoay tiền, mà còn giỏi dùng người, điều hành hệ thống...

Nên nhớ Musk còn làm 1 đống thứ khác song song: Tesla, Neuralink, The boring company, Twitter, OpenAI (ngày xưa), 1 đống công ty khác và yêu đương tít mù nữa.
em nghĩ là giỏi ép tiến độ và kết quả cv đội bên dưới đc.
Ko đạt yêu cầu bắt làm lại.... khi nào ra đúng kết quả thì thôi chẳng hạn.
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,306
Động cơ
1,769,981 Mã lực
Tàu vũ trụ dùng 1 lần thì chắc chắn chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với đồ được thiết kế để dùng đi dùng lại. Chưa kể đến chi phí cho hệ thống thu hồi tàu

Tàu vũ trụ mà thu hồi để tái sử dụng thì cũng phải sửa chữa bảo dưỡng tốn kém sau mỗi lần hạ, không đơn giản như ô tô chạy đi chạy về thoải mái vì ngành này tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao và chắc chắn bay đi bay về thế sẽ gây ra tổn hại dễ thấy nhất là thân vỏ

Cái nữa cũng quan trọng là mỗi lần phóng tàu lên kiếm tiền ở đâu để bù vào các chi phí chênh lệch này. Vì phải còn rất rất lâu nữa mới kiếm tiền được từ thương mại cho tàu vũ trụ. Nó không phải là máy bay.

Vậy mới nói tay Múc đẻ ra cái này để làm hình ảnh cho hắn tiện việc kiếm tiền từ chỗ khác. Còn bản thân cái tàu đi đi về về này không có lợi về tiền
Bảo đang lùa gà thì nhiều cụ lại tự ái!
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Nhiều người phấn khích với màn trình diễn hạ cánh tên lửa của Lợn Mục. Tuy nhiên, có mấy điểm nên hiểu, như sau:

- Về công nghệ chẳng có gì đột phá. Các chính phủ như Mỹ, Nga, TQ đều làm được tên lửa bắn trúng cửa sổ nhà từ xa vạn dặm. Nó khó hơn nhiều so với hạ cánh vì khi bay đi, tốc độ rất cao, còn khi hạ cánh thì tốc độ thấp, dễ điều chỉnh hơn. Đáng sợ nhất là công nghệ phóng tên lửa vượt đại châu từ tàu ngầm. Nhìn họ đẩy quả tên lửa lên khỏi mặt nước, khởi động động cơ, dùng hàng loạt động cơ phản lực nhỏ để điều chỉnh góc bay,... thật sự kính trọng các kỹ sư.

- Vậy tại sao Nga, TQ không làm công nghệ này? Đơn giản vì chi phí cao. Tên lửa tái sử dụng chỉ để trình diễn chứ thực tế chẳng thu hồi được mấy, ngoài cái vỏ. Tính toán kỹ ra thì bắn một phát xong quăng đi là rẻ.

- Vậy sao Lợn Mục làm? Vì nó là thằng bán hàng đa cấp, huy động vốn bá tánh, nên nó phải nghĩ ra những thứ ấn tượng, màu mè, xinh đẹp để mà kiếm tiền bá tánh.

- Chương trình sao Hoả của nó vô nghĩa vì một là chẳng kiếm ra ai bay lên đâu, hai là bay lên cũng không ở được, ba là Lợn Mục sẽ về với Chúa sớm hơn ngày tên lửa nó bay đến được sao Hoả và dĩ nhiên chương trình phá sản.

- Vậy sao Lợn Mục làm? Đơn giản vì vui. Đời là cái moẹ gì đâu. Đến, quậy tưng lên rồi đi cho vui. Chứ ngồi than thở được gì?

Chúc mừng Lợn Mục.
Copy
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,176
Động cơ
-152,103 Mã lực
Tuổi
36
Tàu Falcon 9 của Musk hiện đang tái sử dụng tới 20 lần và vẫn tiếp tục được tái sử dụng. Mấy thông tin bác nói ở trên không hiểu là bác tự nghĩ ra hay lấy ở đâu?
Vấn đề khách hàng có tin vào cái hàng tái sử dụng đó không? Phóng cái vệ tình cả mấy trăm triệu USD của người ta. 1 sự cố thui ngoài tiền thì kế hoạch kinh doanh của khách hàng đổ bể hết.

Anh Musk phóng vệ tinh cho các khách hàng khác ngoài vệ tinh của anh ý có sài hàng tái sử dụng không?


Theo Chat GPT
Chi phí cho một lần phóng tên lửa Soyuz thường dao động từ khoảng 40 triệu đến 60 triệu USD, tùy thuộc vào các yếu tố như trọng lượng của tải trọng và các dịch vụ bổ sung

Một lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX thường dao động từ khoảng 62 triệu đến 67 triệu USD. Tuy nhiên, SpaceX thường cung cấp mức giá cạnh tranh hơn cho các hợp đồng lớn hoặc khách hàng quen thuộc, và có thể giảm giá xuống còn khoảng 50 triệu USD trong một số trường hợp.
 
Chỉnh sửa cuối:

goldenlightvn

Xe buýt
Biển số
OF-1508
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
685
Động cơ
578,981 Mã lực
Vấn đề khách hàng có tin vào cái hàng tái sử dụng đó không? Phóng cái vệ tình cả mấy trăm triệu USD của người ta. 1 sự cố thui ngoài tiền thì kế kinh doanh của khách hàng đổ bể hết.

Anh Musk phóng vệ tinh cho các khách hàng khác ngoài vệ tinh của anh ý có sài hàng tái sử dụng không?


Theo Chat GPT
Chi phí cho một lần phóng tên lửa Soyuz thường dao động từ khoảng 40 triệu đến 60 triệu USD, tùy thuộc vào các yếu tố như trọng lượng của tải trọng và các dịch vụ bổ sung

Một lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX thường dao động từ khoảng 62 triệu đến 67 triệu USD. Tuy nhiên, SpaceX thường cung cấp mức giá cạnh tranh hơn cho các hợp đồng lớn hoặc khách hàng quen thuộc, và có thể giảm giá xuống còn khoảng 50 triệu USD trong một số trường hợp.
xin lỗi thấy bác trả lời thiếu iot quá định voka trừ ai ngờ lâu không dùng lại thành vorka cho cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top