Cũng có thể có món cánh gà. Nhưng "canh gà" thật, nhưng câu "canh gà Thọ Xương" ở đây là chỉtieengs gà gáy sang canh, theo câu "Đêm 5 canh, ngày sáu khắc". Còn Thọ Xương ở đây là chỉ Phủ Thọ Xương (ghi theo các văn bản Hán Nôm là 壽昌縣 - Thọ Xương huyện) là một huyện của thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa của Hà Nội ngày nay. Thời Lê, Thọ Xương có tên là huyện Vĩnh Xương (永昌縣), cùng với huyện Quảng Đức hợp thành phủ Phụng Thiên, gồm 18 phường ở phía nam kinh thành Thăng Long đời Lê. Thời Mạc đổi là Thọ Xương. Thời Nguyễn, hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (Quảng Đức cũ) thuộc phủ Hoài Đức, tương ứng nội thành Hà Nội ngày nay. Đầu thế kỉ 19, Thọ Xương có 194 phường thôn thuộc 8 tổng. Năm 1831, có 115 phường, thôn. Thời Lê - Trịnh, đứng đầu Thọ Xương là một huyện uý. Đời Gia Long, quan phủ Hoài Đức kiêm lý[1]. Từ 1831, đặt tri huyện. Tới 1851, tri huyện Thọ Xương kiêm nhiệm cả huyện Vĩnh Thuận. Sau khi Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội, huyện Thọ Xương bị bãi bỏ. Hiện nay chỉ còn một con ngõ nhỏ tên Ngõ Thọ Xương thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm và một chùa có thờ tri huyện Thọ Xương trên phố Lý Quốc Sư.
Chuyện cô giáo dạy văn khi giảng hoặc bình thơ hay ca dao cổ mà không chịu tìm hiểu thì khó chấp nhận quá. Với kiểu như vậy mà phân tích truyện Kiều thì chắc .... khối người chết vì cười