- Biển số
- OF-17649
- Ngày cấp bằng
- 20/6/08
- Số km
- 1,976
- Động cơ
- 525,743 Mã lực
Huyện Thọ Xương, gần nhà em bây giờ
Đúng là càng giải thích càng khó hiểuCô giáo vì cái dòng đo đỏ mà đi viện, cụ này chắc chẳng đến nỗi, bái cụ phát
Canh gà ở đây có nghĩa là giờ khắc của đêm được báo bởi tiếng gà gáy cụ ạ. Nó đối ứng với tiếng chuông Trấn Vũ, khi các chú tiểu dậy quét dọn chùa vào lúc 3-4h sáng, xong xuôi đánh chuông để chuẩn bị vào học kinh.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn vũ, canh gà Thọ xương
2 đoạn thơ chỉ là tả cảnh sáng sớm của các xã ven Hồ tây trước kia mà thôi.
Kính các cụ !
Hôm nay em đọc thấy có bản này. Đêm qua trông con đến khuya sáng lên công ty buồn ngủ quá, ngáp phọt cả thơ:Lê Quang nói:http://www.facebook.com/lequanglequang
Có những niềm tin, dù quan trọng với cả nhân loại hay chỉ là chuyện vặt vãnh, nhưng nếu nó sụp đổ thì ta đau đớn lắm.
Sau vụ cô giáo nhập viện vì canh gà Thọ Xương, thoạt tiên tôi đã vô cùng thương cảm, rồi suy đi nghĩ lại càng thương cô ấy hơn. Rõ là thên hạ vẫn quen cái kiểu đánh hôi hèn hạ, người ta ngã còn cố đạp thêm.
Xin nói thêm, từ ngày tập tọng viết lách tôi luôn gặp vấn đề với cách phiên âm Hán Việt. Thế hệ chúng tôi chỉ học qua quýt dăm bài tiếng Nga, có ai bảo cho đâu mà biết
Mạnh Đức Tư Cưu lại là ông Montesquieu, Mo Yan là Mạc Ngôn, hay Mã Lý Lình Mộng Lỗ chính là nàng Marilyn Monroe diễm lệ... Vì vậy gặp phải những vụ tương tự là tôi hay tìm đến một thầy đồ già ở Bưởi để hỏi, nhà thầy cách ngõ vào nhà văn sĩ Tô Hoài đáng kính vài bước chân. Thầy năm nay đã quá ngưỡng 95, thông thạo tiếng Tàu và tiếng Pháp, viết thư pháp như rồng bay phượng múa, nghe nói ông nội thầy hay được triệu vào kinh để chép chiếu chỉ cho vua (?), vào lúc giao thời thầy còn bỏ công tự học tiếng Đức tiếng Anh và gõ laptop nhanh hơn cả tôi! Đối với tôi, thầy là pho tự vị thâm hậu. Được bữa nào mát giời, nghe thầy kể những kỷ niệm cá nhân với Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Lang Quê, hay chuyện người bạn vong niên vốn là đạo chích quy chính, thậm chí còn học thành tài và được cả vùng Đồ Sơn kính cẩn phong danh hiệu An Biên học sĩ mà Nguyên Hồng làm gốc để dựng nên hình tượng Năm Sài Gòn (trong Bỉ Vỏ) thì chỉ có há hốc mồm không ngậm lại được. Tuy nhiên, vì một uẩn ức nào đó mà thầy không bao giờ viết mấy giai thoại đó ra giấy.
Tối nay mua được ít chả quế Ước Lễ thơm phức còn nóng hổi, tôi đưa đến biếu thầy nhắm rượu. Ngồi lân la thế nào mà động đến đề tài “cô giáo canh gà” đã nhắc ở trên. Rồi thế là, sau khi tiếp thầy, tôi kiếm cớ chạy vội về nhà để lên mạng. Bởi vì một sự kiện động trời như vậy không thể chứa chất lâu trong lòng, tôi phải kể ngay cho các bạn nghe. Cũng để bênh vực cô giáo tội nghiệp. Cũng để vả vào mặt những kẻ không biết gì hơn ai mà lại thích dạy đời.
“Ở tuổi này, tôi tha thiết gì nữa mà góp một câu vào chuyện thiên hạ”, thầy tôi nói thế. “Nhưng anh chịu khó quẳng hộ thầy một chuyện lên mạng. Giữa đường thấy chuyện bất bình, tôi chẳng thể nhắm mắt đi qua được.” Hôm nay thầy không đụng đũa vào miếng chả, cũng chẳng uống giọt rượu nào. “Các cô các cậu thời nay thì giỏi ngoại ngữ lắm, thế có biết câu nói của Bộ trưởng tuyên truyền Goebbels thời Hitler không?” thầy đọc một tràng rồi mới nhận ra là tôi chẳng hiểu gì tiếng Đức. “Dịch đại khái là ‘If you repeat a lie often enough, it becomes the truth’. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cái mệnh đề đảo của câu trên sẽ là ‘nếu người ta chôn kín một sự thật đi đủ lâu thì thế giới sẽ cho đó là chuyện bịa.’”
Tôi chẳng hiểu gì cả.
“Thế này nhé”, thầy khoan thai tiếp, “cái canh gà trong câu ca dao mà anh vừa nhắc tới, nó chính là nước luộc gà rồi ném vào mấy sợi bánh đa, thêm ít hành xanh và mùi. Đơn giản thế thôi, vậy mà cả vùng ven Hồ Tây này không ai nấu giỏi như mấy quán ở Thọ Xương, người ta đồn rằng dân Thọ Xương luộc sâm cầm nhưng không dám lộ ra vì đó là quà tiến vua. Lâu rồi, mấy thằng ngu hậu thế cứ suy luận vớ vẩn vì không biết tra gốc gác của câu chữ.” Nói đoạn, thầy đứng dậy, lên gác lấy xuống một cuốn vở vàng khè. Lại một phát hiện động trời nữa, làm tôi không tin ở mắt mình. Đó là cuốn vở mà nhà văn Vũ Bằng đích thân ghi nháp cho bút ký ẩm thực ‘Miếng ngon Hà Nội’ lẫy lừng! “Khổ quá, hồi ấy tôi cũng dại mồm góp ý cho Vũ Bằng đừng viết nhiều chuyện ăn uống. Người Tràng An ăn uống cảnh vẻ lắm, dĩ thực vi tiên mà, nhưng đưa lên mặt giấy e rằng nó nhuốm màu phàm tục. Có lẽ vì vậy mà ông ấy cắt xén khá nhiều. Có một câu này, ông ấy bỏ đi, mà cả ông ấy lẫn tôi đều không ngờ là nó làm các cô các cậu thời nay đánh nhau vỡ đầu. Thôi, anh đã có công đến đây thì tôi cho anh xem nốt.”
Thầy chỉ cho tôi một đoạn viết bằng bút sắt, của Vũ Bằng, nét chữ đã hơi nhòe nhưng dễ đọc.
Và tôi không tin ở mắt mình.
Không sao tin nổi.
Nhưng sự thật vẫn là sự thật.
Vũ Bằng viết:
“Tương Bần, cà Láng, dưa La,
Cá rô đầm Sét, canh gà Thọ Xương”
cụ đọc tài liệu thì mới ra chứ, cái thời huyện THọ Xương thì từ đầu thế kỷ 18-19, lúc đấy đã đẻ ra đâu mà biết hả cụEm ở Hà Nội 40 năm mà chả biết Thọ xương ở chỗ nào. Em nói thật đừng cụ nào ném đá.
Nếu đúng như vậy thì phải chỉnh sửa cả 1 thế hệ cụ ạ ( ngót 100 năm ). Thế hệ em vào những năm đầu 70 đã được thầy dạy văn giảng " canh gà " là tiếng gà gáy sang canh chứ chả có canh cỏ nào cảHôm nay em đọc thấy có bản này. Đêm qua trông con đến khuya sáng lên công ty buồn ngủ quá, ngáp phọt cả thơ:
Tương bần, cà Láng đã ăn
Dưa la chưa thử, cá rô mấy lần
Thọ Xương gà đã thành canh
Bánh đa không bỏ, hành xanh chẳng còn
Thế hệ chúng ta, con cháu chúng ta còn được dạy về các anh hùng kiểu như Lê Văn Tám... còn nhiều lắm cụ ạ. Những thứ khác kinh khủng thiên tài Đ ta còn sáng tác ra được huống chi là cái bát canh gà này.Nếu đúng như vậy thì phải chỉnh sửa cả 1 thế hệ cụ ạ ( ngót 100 năm ). Thế hệ em vào những năm đầu 70 đã được thầy dạy văn giảng " canh gà " là tiếng gà gáy sang canh chứ chả có canh cỏ nào cả
chuẩn ợ. em vẫn ăn canh gà ở ngõ thọ xương phủ doãnbài thơ nói về hà nội 36 phố phường với các nghề thủ công truyền thống như đúc chuông ở Trấn Vũ, đẽo chày cối ở Yên Thái, nghề làm gương cắt kính ở Tây Hồ và món ẩm thực nổi tiếng của dân Hà Thành xưa là canh gà Thọ Xương. Tuy nhiên vì yếu tố thời gian nên các làng nghề bị mai một và các món ăn không còn đặc sắc như trước, ưu tiên khôi phục các làng nghề truyền thống và phát triển các đặc sản địa phương như bánh tôm Hồ Tây, cốm Làng Vòng, canh gà Thọ Xương là mục tiêu dài hạn của nghành giáo dục Thành phố
các bác thấy em viết hay không ?
Em không tin lắm. Tra thử Thọ Xương huyện là vùng nào mà đòi bắt sâm cầm nấu canh, thì ra nó là bên phía quận Hoàn Kiếm, Hai Bà và 1 ít Đống Đa. Không có chuyện dân tình HN ngày xưa làm cái việc ngược đời đó được!Hôm nay em đọc thấy có bản này. Đêm qua trông con đến khuya sáng lên công ty buồn ngủ quá, ngáp phọt cả thơ:
Tương bần, cà Láng đã ăn
Dưa la chưa thử, cá rô mấy lần
Thọ Xương gà đã thành canh
Bánh đa không bỏ, hành xanh chẳng còn
Ủng hộ cụ! Khi nào cụ đi ới em 1 câu, cụ chủ trì, em chủ chi xem cái món đó ngon cỡ nào!chuẩn ợ. em vẫn ăn canh gà ở ngõ thọ xương phủ doãn
ờ ờ... tại e ghét thằng tầu nên cứ có rì là em đổ vạ cho ló hết ợ. Cụ Sâu có rì dạy bẩu iêm thía? phụ lữ lào ở đơi???Haiza.... Thảm họa ngôn ngữ..Phụ nữ bây giờ lói pậy kin qá à.., haiza...
"Canh gà Thọ Xương" mợ cứ đọc nó từ trái qua phải theo cách đọc và viết quốc ngữ đi, thì trẻ con nó đọc sao hiểu vậy là đúng thôi chứVăn em chưa bao giờ được năm phẩy, em lại càng không phải là thạc sỹ hay cái giống sỹ gì về văn nhưng em biết canh gà Thọ Xương không phải là món ăn! Chấm hết!
Riêng vụ gà gáy bên Hoàn Kiếm, Hai Bà mà tận hồ tây vẫn còn nghe đượcEm không tin lắm. Tra thử Thọ Xương huyện là vùng nào mà đòi bắt sâm cầm nấu canh, thì ra nó là bên phía quận Hoàn Kiếm, Hai Bà và 1 ít Đống Đa. Không có chuyện dân tình HN ngày xưa làm cái việc ngược đời đó được!
"Thọ Xương (ghi theo các văn bản Hán Nôm là 壽昌縣 - Thọ Xương huyện) là một huyện của thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa của Hà Nội ngày nay. Thời Lê, Thọ Xương có tên là huyện Vĩnh Xương (永昌縣), cùng với huyện Quảng Đức hợp thành phủ Phụng Thiên, gồm 18 phường ở phía nam kinh thành Thăng Long đời Lê. Thời Mạc đổi là Thọ Xương. Thời Nguyễn, hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (Quảng Đức cũ) thuộc phủ Hoài Đức, tương ứng nội thành Hà Nội ngày nay. Đầu thế kỉ 19, Thọ Xương có 194 phường thôn thuộc 8 tổng. Năm 1831, có 115 phường, thôn. Thời Lê - Trịnh, đứng đầu Thọ Xương là một huyện uý. Đời Gia Long, quan phủ Hoài Đức kiêm lý[1]. Từ 1831, đặt tri huyện. Tới 1851, tri huyện Thọ Xương kiêm nhiệm cả huyện Vĩnh Thuận. Sau khi Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội, huyện Thọ Xương bị bãi bỏ. Hiện nay chỉ còn một con ngõ nhỏ tên Ngõ Thọ Xương thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm và một chùa có thờ tri huyện Thọ Xương trên phố Lý Quốc Sư."
Sáng nay có cậu bạn làm trong Viện Hán Nôm bảo, trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh (144 tr., 27 x 15. Ký hiệu: A.2185 Thư viện Viện Hán Nôm) cũng chép bài thơ này. Xin lưu ý, Dương Khuê viết thơ bằng chữ Nôm, nỏ phải chữ Quốc ngữ. Nguyên văn viết chữ Canh là 羹 (bát canh, món canh), không phải 更 (canh khuya, canh chầy). Chứng tỏ canh gà là món ăn, chứ chả phải tiếng gà tiếng qué gì cả. Chắc hồi ấy các cụ đi tập thể dục từ sáng sớm, khi chùa Trấn Vũ đổ chuông, quán Thọ Xương mở hàng, các cụ rủ nhau vào ăn canh gà.
Cụ uyên bác vãi.Cô giáo vì cái dòng đo đỏ mà đi viện, cụ này chắc chẳng đến nỗi, bái cụ phát
Canh gà ở đây có nghĩa là giờ khắc của đêm được báo bởi tiếng gà gáy cụ ạ. Nó đối ứng với tiếng chuông Trấn Vũ, khi các chú tiểu dậy quét dọn chùa vào lúc 3-4h sáng, xong xuôi đánh chuông để chuẩn bị vào học kinh.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn vũ, canh gà Thọ xương
2 đoạn thơ chỉ là tả cảnh sáng sớm của các xã ven Hồ tây trước kia mà thôi.
Kính các cụ !
Em nhớ lại bài giảng của thầy em đấy ạ, em nhớ quá vì chính em ngày xưa cũng tranh luận về canh gà rồi bị thầy "để ý". Tổng kết môn văn học của thấy với em là rất thấp, 4.9Cụ uyên bác vãi.