Hộp số đang chịu tải tức là lúc mô men xoắn từ động cơ được truyền tới bánh xe qua hộp số, còn khi người lái nhấc chân ra khỏi chân ga thì tải trọng này đột ngột đổi chiều sang giá trị âm vì lúc đó quán tính của xe sẽ qua hộp số làm chậm vòng tua động cơ, (vì thế mới có khái niệm phanh bằng động cơ) chính sự đổi chiều đột ngột của mô men xoắn này là tác nhân làm hại tới hộp số và động cơ nhiều nhất bất kể AT hay MT, vì thế thao tác về mo khi không cần tăng tốc giúp bảo vệ cả hộp số lẫn động cơ và tiết kiệm nhiên liệu chứ không phải làm hại như tác giả đã viết, chỉ lưu ý lúc từ D về N thì trước đó ta phải nhấc chân ga ra và khi từ N sang D thì trước đó ta phải nhấn ga 1 chút để đồng bộ tốc độ giữa động cơ và hộp số điều này chỉ nên thực hiện đối với các lái xe giàu kinh nghiệm bởi vì nhược điểm duy nhất của biên pháp về mo là khả năng phanh bằng động cơ sẽ mất đi và quãng đường phanh sẽ tăng lên. Chính vì thế mà ở các xe AT các vị trí N và D bao giờ cung là dễ chuyển đổi nhất (nếu không nhà SX sẽ bố trí sao cho sự luân chuyển giữa D và N khó khăn hơn). Lại 1 ông nhà báo viết láo hoặc không có hiểu biết gì về cơ khí, cũng như bài báo về ăn bưởi gây ung thư hay ăn cá rô gây ung thư vậy.