Palestine lần đầu tiên được đề cập đến trong Cựu ước, cái tên Palestine được dùng để chỉ toàn bộ vùng đất này từ thời La Mã (tỉnh Syria - Palestine) cho đến tận thời hiện đại trước 1948. Nói ra thì dài, nhưng dân Palestine ngày nay có tố chất được xét là dân gốc hơn đám Do Thái Israel
Cái đám tự gọi mình là "dân Do Thái trở về", nói thẳng ra là 1 đám từ nước ngoài đi lấy đất của người ta, vì người Palestine Ả Rập đã sống ở vùng này ít nhất 1400 năm rồi. Chẳng có gì chứng minh được tổ tiên đám người này đã từng sống ở đây, vì bản thân Do Thái là 1 cái đạo, và dân số "lập quốc" của Israel phần nhiều nguồn gốc lại từ vùng Khazar, tên gọi là Do Thái Ashkenazi
Đọc bài này để hiểu thêm :
soi.today/?p=130570
Do thái cũng là 1 đạo, và Hồi giáo cũng là 1 đạo.
Về ý tưởng phải chứng minh nguồn gốc tổ tiên đã từng sinh sống…. hôm nào mời cụ tham gia 1 bài "thâm luận" về chính sách di dân xây dựng vùng Economic Mới - hiện trạng và giải pháp nhé
Tôi list 1 số mốc mà các hội nghị và tuyên bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra phán quyết:
-
Tuyên bố Balfour (1917) do Anh đưa ra dưới dạng 1 bức điện tín gửi gia tộc Rothchild về việc ủng hộ thành lập nhà nước Do thái trên mảnh đất lịch sử - tại thời điểm này dân Do thái vẫn chỉ chiếm thiểu số và cách thời điểm Hội nghị phục quốc của Zionism chừng 20 năm. Tuyên bố này không nêu rõ địa danh - bản đồ cụ thể nhưng được Hội Zionism hình dung là toàn bộ mảnh đất Palestine lịch sử - hai bên bờ sông Jordan (bao gồm cả Jordan ngày ngay).
Link
Tuyên bố Balfour 1917
-
Hội nghị San Remo (Tháng 4/1920) các đại diện bên thắng trận WWI (Anh, Pháp, Italy và Nhật Bản) đã họp về việc phân chia lãnh địa của Đế quốc Ottoman thua trận. Tại hội nghị này, vùng Palestine được giao cho Anh quản lý, và Tuyên bố Balfour được chính thức đưa vào nghị quyết. Như vậy, có thể hiểu đ
ây là 1 văn kiện được thừa nhận ở cấp độ quốc tế đầu tiên về quyền lập quốc của Do thái - đồng thời cũng hiểu là việc Chính quyền Ảnh uỷ trị tại Palestine chỉ là giải pháp tạm thời có tính giai đoạn lịch sử.
link
San Remo Conference
Như vậy có thể hiểu là trong giai đoạn mới bắt đầu vào quản lý vùng Palestine, các yếu tố mâu thuẫn sắc tộc giữa Do thái - Arab không được quan tâm, và nhu cầu lập quốc của dân Palestine Arab cũng không được nhắc đến.
Chính vì vậy, khi tuyên bố San Remo được công bố, dân Palestine Arab đã bắt đầu 1 làn sóng bạo lực - khủng bố, chống lại người Anh, chống lại dân Do thái.
Đây là mô tuýt được dân Arab lặp đi lặp lại trong suốt hơn 1 thế kỷ qua - tổ chức Jihad - khủng bố, tấn công dân thường.... nhưng không chịu ngồi xuống để đàm phán - vì họ lý luận đơn giản là quyền lợi của họ là bất khả xâm phạm, không thể chia sẻ, không thoả hiệp... Và khi được khoác thêm mâu thuẫn tôn giáo thì nó trở thành mối quan hệ thù địch - một sống hai chết - đơn giản là không thể đàm phán thoả hiệp, không thoả hiệp trong cùng tôn giáo - chiến đấu sinh tồn giữa các nhánh của đạo Hồi, và với các tôn giáo - dân tộc khác.
Trước tình hình bạo lực và sự chống đối của dân Arab, chính quyền Anh đã bối rối, và đã có ý định không thực hiện/gây khó khăn cho người Do thái, như việc cấm nhập cư, bóp nghẹt việc mua bán đất của hội Zionism... nhưng vẫn không làm giảm sự căng thẳng. Các vụ thảm sát người Do thái, việc xuất hiện các nhóm tự vệ các khu định cư Do thái... là hệ quả của việc mất kiểm soát tình hình của chính quyền Anh sở tại.
Đồng thời, ở Châu Âu bắt đầu 1 làn sóng bài Do thái, xuất phát từ Nga (Vụ thảm sát Kishinev tại Đế quốc Nga cũ năm 1903 - nay là Moldova), lan rộng ra toàn bộ châu Âu, làm cho làn sóng di cư của người Do thái - về vùng đất Palestine, di cư sang Mỹ... được đẩy mạnh.
Link
Thảm sát Kishinev 1920
- Báo cáo của Uỷ ban Peel (1936): Trước tình hình bạo lực ngày càng tăng, Dân Arab chống Anh, khủng bố Do thái, và ngược lại, Chính phủ Anh đã cử 1 Uỷ ban điều tra - làm việc với cả Do thái và Arab để trao đổi nguyện vọng. Uỷ ban này đã ra 1 báo cáo dài 404 trang - được gọi là báo cáo của Uỷ ban Peel (1937) trong đó ghi nhận:
+ Người Arab và người Do thái về cơ bản có quyền lợi đối lập nhau;
+ Vì cả hai đều tuyên bố có chủ quyền trên 1 vùng đất lịch sử Palestine, nên họ không thể chia sẻ lãnh thổ.
Giải pháp khả thi là phân vùng - Vùng đất cho Do thái và vùng đất cho Arab. Có bản đồ phân vùng chi tiết.
Link:
Uỷ ban Peel (1937) - Bản đồ phân vùng
-
Nghị quyết 181 của LHQ (1948) về việc thành lập 2 nhà nước (1948) và việc hình thành nhà nước Do thái.
LHQ mới được thành lập 2 năm, đã thành lập Uỷ ban đặc biệt về các vấn đề Palestine (UNSCOP) - gồm 11 nước tham gia, để giải quyết các vấn đề nước ANh để lại không giải quyết được. Ngay lập tức, người Arab tuyên bố tẩy chay UNSCOP - vẫn theo mô tuýp quen thuộc.
UNSCOP đến Palestine trong 3 tháng và đưa vấn đề Palestine ra tranh luận tại phiên họp đại hội đồng LHQ năm 1947.
Mỹ đầu tiên phản đối, CIA lo ngại nhà nước Do thái không thể sống sót trong vùng đất bao vây bởi khối Arab. TTg Truman phớt lờ CIA và tuyên bố ủng hộ.
Liên Xô ủng hộ ngay từ đầu việc thành lập Một nhà nước Do thái duy nhất, và sau đó mới ủng hộ Hai nhà nước Do thái - Arab cùng tồn tại, với hy vọng nhà nước Do thái non trẻ sẽ trở thành nước XHCN, và việc thành lập nhà nước Do thái sẽ là sự sỉ nhục với chính quyền Anh - biểu tượng của Chủ nghĩa đế quốc.
Andrei Gromyko, đại diện của Liên Xô đã tuyên bố:
"Dân tộc Do thái đã có liên kết chặt chẽ với Palestine trong suốt thời kỳ lâu dài trong lịch sử.... Ngừoi Do thái, với vai trò là một dân tộc, đã phải chịu hậu quả của chiến tranh nhiều hơn bất kỳ dân tộc nào khác... Do đó, họ đã cố gắng tạo ra một nhà nước riêng và sẽ là bất công nếu từ chối quyền đó của họ".
Link
Andrei Gromyko
Ngay lập tức, ngừoi dân Do thái đã chớp thời cơ thành lập nhà nước riêng theo Nghị quyết 181. Còn dân Arab - bao gồm cả Palestine hiên nay và Ai cập, kể cả các nhà nước mới được thành lập như Jordan, Syria... đều phản đối, kêu gọi xoá sổ nhà nước Do thái bằng chiến tranh và bạo lực - vẫn 1 mô tuyp quen thuộc của các nhà nước - bộ lạc bán khai, chưa quen với nghị quyết văn bản, và chỉ tôn thờ kinh Koran.