Như đã hứa với các bạn, phần dễ làm trước
Cuộc đấu tranh “Hòa bình” của người Do Thái trước năm 1945.
Theo kịch bản 1 số bài viết trên mạng, mình tóm tắt ngắn gọn ý chung của các bài viết đó như sau: “Vương quốc Israel của người Do Thái thành lập tại lãnh thổ Israel hiện nay từ 3.000 năm trước. Người Babylon, La Mã hay Arab nói chung chiếm đóng và làm người Do Thái chạy khắp nơi. Năm 1948 nhờ Liên Hợp Quốc người Do Thái được chia mảnh đất Israel hiện nay. Người Do Thái chỉ muốn CHUNG SỐNG HÒA BÌNH nhưng vì bị người Arab liên tục đòi xóa sổ nên đánh lại”.
Thực ra các bài viết ngắn gọn 4-500 chữ kiểu này rất dễ tiêu hóa và chấp nhận, và cũng rất dễ đưa những thứ dối trá vào. Để nghiên cứu kỹ hơn là điều rất khó khăn với hầu hết mọi người vì những lý do sau:
1. Trình độ người đọc.
2. Sự ảnh hưởng chính trị/ tôn giáo lên các nguồn tin công khai.
Đây là bài viết thứ nhất của mình về vấn đề này, bắt đầu khai thác từ giai đoạn lịch sử gần hơn, vốn nhiều bằng chứng và ít tranh cãi hơn.
I/THẾ KỶ 19 ĐẾN HẾT WW1.
1. Đế quốc Ottoman
Trong phần lớn thế kỷ 19, đất Palestine nằm dưới quyền cai trị của đế quốc Ottoman. Đầu thế kỷ 19, trên lãnh thổ Palestine hiện nay có khoảng 600.000 dân, trong số đó cỡ 500.000 là dân Hồi, 7-80.000 là dân Thiên chúa giáo và 24.000 dân Do Thái [1] Đây là tỉ lệ khá phổ biến không chỉ ở vùng Palestine mà cả ở các vùng khác thuộc đế quốc Ottoman như Syria hay Iraq.
2. 5 cuộc đại di cư (Aliyah) [2]
- Cuộc đại di cư thứ nhất (1st Aliyah): Bắt đầu tự phát khoảng năm 1881 khi những người Do Thái từ Nga nhảy tàu đến Palestine vì nghèo đói, sưu cao thuế nặng và tình nghi ám sát sa hoàng Alexander II. Còn vì sao điểm đến lại là Palestine thì đó là do khái niệm “đất tổ” trong kinh Talmud mà họ vẫn được học. Trong 23 năm từ 1881 – 1903, có khoảng 35.000 người Do Thái chủ yếu từ Nga và Đông Âu đã đi theo đường này. Chi phí mua đất, tiền tàu xe dành cho cư dân trong cuộc di cư này có đóng góp rất lớn của gia tộc Rothschild qua WZO. Ước tính họ đã mua được khoảng 350 triệu mét vuông đất ở.
- Cuộc đại di cư thứ hai (2nd Aliyah): Diễn ra từ năm 1904-1914 Khoảng 40.000 người chạy khỏi Nga trong và sau cách mạng 1905. Nhiều người di cư trong số này mang tư tưởng Xã hội chủ nghĩa. Hình thức Nông trang tập thể (kibbutz) cũng được xây dựng bởi những di dân này (kibbutz đầu tiên xây dựng năm1909).
- Cuộc đại di cư thứ ba (3rd Aliyah): Diễn ra xung quanh cách mạng tháng 10 và Nội chiến Nga ( 1917 – 1922). Khoảng 40.000 người di cư từ Nga và các nước Đông Âu.
- Cuộc đại di cư thứ tư (4th Aliyah): Diễn ra từ năm 1926 – 1928, khi Ba Lan bắt đầu có các chính sách bài Do Thái. Khoảng 82.000 người đã đến Palestine, tuy nhiên sau đó có 23.000 người rời đi (chủ yếu là Quy Mã).
- Cuộc đại di cư thứ 5 (5th Aliyah): Di cư từ Đức và Đông Âu do chính sách bài Do Thái từ năm 1933 – 1940), khoảng 250.000 người Do Thái đã tới và định cư tại Palestine.
Nhờ di cư tích cực, tỉ lệ người Do Thái tại Palestine đã tăng mạnh. Đến năm 1931, họ đã có 175.000 dân tại đây, chiếm 17%, tăng gấp 3 lần rưỡi so với con số 5% đầu thế kỷ 19)
II. BIỂU TÌNH, ĐÁNH BOM VÀ ÁM SÁT
Sẽ có rất nhiều người bất bình với phong trào Hồi giáo Hamas, phiên bản cực đoan nhất của phong trào chống Israel do người Palestine khởi xướng khi họ chỉ biết biểu tình, ném đá vào xe tăng hay phóng rocket vào khu dân cư. Tuy nhiên, hiếm người biết rằng, đó gần như chính xác là những gì người Do Thái đã làm khi họ còn ở thế yếu tại đây.
1. Quan điểm của người Palestine.
Trong suốt thế kỷ 19, người Palestine coi người Do Thái tại đây là “đồng bào” (abnaa al-balad) và hầu như không có xung đột giữa các cộng đồng này vì lý do Tôn giáo hay sắc tộc.
Tuy nhiên, sau 1st Aliyah, việc người Do Thái di cư đổ tiền mua đất, lập ấp với nguồn tài chính dồi dào, mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh (cộng khổ nhưng không đồng cam được là từ đây). Năm 1919, trong cuộc họp Hội đồng Palestine, các đại biểu đã ra nghị quyết thống nhất lên án việc di cư và mua đất ồ ạt của người Do Thái từ châu Âu tới [3]. Cùng với việc cộng đồng người Do Thái lớn mạnh,
họ bắt đầu dùng tiền và lực lượng để đòi lại các “thánh địa” Do Thái và va chạm với người Hồi, vốn cũng coi những khu vực đó là thánh địa Hồi giáo. Đỉnh điểm của va chạm chính là những cuộc bạo loạn trong 2 năm 1928 – 1929.
2. Bạo loạn Buraq [4]
Trong các tài liệu online, thường bạo loạn Buraq được đề cập đến là sự kiện diễn ra trong vỏn vẹn 1 tuần từ 23 – 29/8/1929 khi những người Hồi giáo Palestine tấn công các cộng đồng Do Thái và bị cảnh sát Anh trấn áp khiến mỗi phe chết độ hơn 100 mạng. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là 1 chuỗi các sự kiện tiếp nối mà sự kiện tháng 8/1929 chỉ là pha bùng nổ để kết thúc.
Sự kiện bắt nguồn từ xung đột của người Hồi giáo và Do Thái tại Bức tường phía Tây, một địa điểm được cả 2 phe nhận là Thánh địa, với người Do Thái thì đó là 1 phần của Núi đền, còn với người Hồi thì đó là chỗ buộc ngựa của Mohammed trước khi ông ta lên thiên đàng. (Giá mà ông phi cả ngựa lên như ông Gióng thì có phải đã tránh được bao nhiêu đổ máu không :v)
Khu vực này trong những năm 1920s do người Hồi giáo kiểm soát, tuy nhiên họ cho phép người Do Thái đến cầu nguyện với điều kiện chỉ đi người không đến, không đem bàn ghế trà thuốc hay bắc lều dựng rạp để tránh việc người Do Thái sẽ xây nhà thờ và chiếm giữ. Tháng 9/1928, những người Do Thái cầu nguyện tại đây bắt đầu đem ghế ra ngồi và dựng rạp bằng vải và khung gỗ. Người Hồi giáo bắt đầu phản đối và phàn nàn với chính quyền Anh và yêu cầu người Do Thái dỡ rạp. Tuy nhiên, cả đại diện Do Thái và toàn quyền Anh khi đó nói: thôi để chúng nó cầu nguyện xong rồi dỡ. Khi người Do Thái cầu nguyện xong, cảnh sát Anh đã tới và phá rạp. Cả người DT và Hồi đều rất phẫn nộ với sự kiện này. Trong khi ngươi DO Thái kéo nhiều người đến hơn, cắm cờ thì người Hồi cũng bắt đầu gây sự bằng cách ra cầu nguyện ồn ào át tiếng cầu nguyện của người Do Thái hoặc dẫn lừa qua để ị ra khu cầu nguyện :v
Đến năm 1929, người Do Thái bắt đầu dùng báo chí và lực lượng để phản đối quyết định của chính quyền Anh thừa nhận quyền sở hữu khu vực bức tường phía Tây cho người Hồi giáo. Ngày 14/8/1929, 1 tuần sau khi một hội nghị của người Do Thái tại Tel Aviv thống nhất phản đối việc chính quyền Anh dựng đồn cảnh sát gần bức tường và “bảo vệ người Hồi giáo”,
6.000 thanh niên tự vệ Do Thái đã cầm gậy và cờ Do Thái hành quân đến và hô vang khẩu hiệu “Bức tường là của chúng tao” và chửi bới Mohammed. Tuy nhiên, cảnh sát Anh đã giải tán đám này.
Ngày 16/8, người Hồi cũng kéo quân đến biểu tình tại Bức tường Than khóc, tại đây họ đã đốt kinh sách và biểu tượng Do Thái. Sau đó, cuộc biểu tình này lan ra các khu phố kinh doanh của dân Do Thái. Tiếp sau đó là báo chí 2 bên chửi nhau và dẫn đến sự kiện 16-23, khi dân Hồi đông hơn đã tấn công nhà cửa người Do Thái. (Khơi mào sự kiện là 1 nhóm thanh niên Do Thái đá bóng vào vườn cà chua của dân Hồi, 1 bé gái Hồi lấy quả bóng không trả, Do Thái sang đòi và 1 thanh niên Do Thái bị đâm chết). [5]
3. Phong trào du kích Irgun và Lehi
Trên thực tế, năm 1917 nước Anh đã ra tuyên bố Balfour, đề cập đến kế hoạch “Xây dựng 1 quốc gia quê nhà cho người Do Thái tại đất Palestine Ottoman”. Tuy nhiên, trong tuyên bố không đề cập đến địa giới chính xác và người Anh sau này cũng thừa nhận khi ra tuyên bố đó, họ không có ý là dùng toàn bộ lãnh thổ Palestine.
Khi 5th Aliyah diễn ra, số lượng người Do Thái nhập cư tăng lên chóng mặt. Vì lẽ đó, chính quyền Anh tại Palestine đã hạn chế người nhập cư Do Thái, trong Sách trắng xuất bản năm 1939 đã tuyên bố chỉ cho phép 10.000 người Do Thái nhập cư mỗi năm. Tuy nhiên, người Do Thái vẫn nhập cư lậu liên tục bằng đường thuyền nhân, dẫn đến việc lực lượng Anh cũng làm rắn và gây ra 1 số tai nạn chết người.
Vì chính sách hạn chế nhập cư và việc cảnh sát Anh xen vào cuộc xung đột Hồi & Do Thái, người Do Thái đã nổi giận với Anh. Kết cục, họ đã mở rộng các đội tự vệ thành phong trào vũ trang và nhắm thẳng vào chính quyền thuộc địa của Anh, trong đó
lớn mạnh nhất là tổ chức Irgun (thành lập năm 1931) và Lehi (thành lập năm 1940). Theo từ điển Britannica, đây là các tổ chức khủng bố chủ yếu
“thực hiện các hành động khủng bố và ám sát nhằm vào người Anh, vốn bị chúng coi là những kẻ chiếm đóng bất hợp pháp, đồng thời thực hiện các hành động bạo lực chống người Arab”. Thủ lĩnh phong trào Irgun là Vladimir Yevgenyevich Zhabotinsky, một người Do Thái Nga sinh ra ở Odessa, đi lính cho Anh trong cuộc chiến với Ottoman và ở lại Palestine từ năm 1919.
Trước năm 1944, các phong trào này chủ yếu nhắm vào người Arab (để trả thù các cuộc đụng độ, đập phá cửa hàng), các đồn cảnh sát và khu nhà hành chính của Anh. Họ tránh các mục tiêu quân sự để không ảnh hưởng đến cuộc chiến Anh – Đức (mà cũng để tránh tiếng tiếp tay cho quân Đức). trong các vụ tấn công nổi tiếng nhất của Irgun có vụ xả súng tại Wadi Nisnas, vụ đánh bom các quán café Arab tại Haifa khiến 10 người chết hay các vụ đánh bom, xả súng vào xe buýt của dân Hồi suốt những năm 1937-1938. Tháng 7/1938, Irgun đã đặt bom tại chợ trung tâm Haifa khiến 74 người chết, hơn 100 người bị thương. Theo thống kê chính thức, chỉ trong 2 năm 1938-1939, Irgun đã thực hiện khoảng 50 vụ đánh bom, xả súng cướp đi sinh mạng của hơn 300 dân thường [7]. Tháng 2/1944, Irgun tuyên chiến với chính quyền thuộc địa Anh, yêu cầu chính quyền Anh tại Palestine phải ngay lập tức bàn giao toàn bộ quyền lực cho chính phủ lâm thời Do Thái.[2]
Từ ngày 12/2/1944, Irgun bắt đầu đánh bom các văn phòng nhập cư tại Jerusalem, Tel Aviv và Haifa. 2 tuần sau, họ tiếp tục tấn công trụ sở Cục thuế tại các thành phố này để trả thù và ngăn chặn việc chính quyền Anh thu thuế của các thương nhân Do Thái. Trong khi sở thích của Irgun là cài bom thì Lehi nổi tiếng hơn với các vụ ám sát và xả súng nhắm vào các cảnh sát, thương nhân và chính khách Anh. Sau năm 1945, Irgun được tổ chức chính quy hơn và nhắm cả vào các đơn vị quân đội Anh đóng trong khu vực.
Các vụ tấn công vào dân thường cũng không ngoại lệ, trong đó nổi tiếng nhất là cuộc thảm sát làng Deir Yassin, cách Jerusalem 5 km của các tay súng Irgun và Lehi ngày 9/4/1948, sát hại 107 dân thường Palestine trong làng.
Dù sử dụng nhiều biện pháp, chính quyền thực dân Anh cũng không thể dập tắt được các phong trào như Irgun và Lahi. Năm 1948, sau khi Israel tuyên bố độc lập, người Anh rút quân, Irgun và Lehi được sáp nhập vào quân đội Israel (Israeli Defense Forces).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1, Cheryl A. Rutenberg, Israel and the American national Interest: A critical examination, 1989.
2,xóa link vì thuật toán fb
3, Salim Tamari, Ishaq al-Shami and the Predicament of the Arab Jew in Palestine.
4, Tom Segev, One Palestine, Complete, 2001.
5, J.Bowyer Bell, Terror out of Zion. The fight for Israeli Independence, 1996.
6. Yvonne Schmidt, Foundation of Civil and Political Rights in Israel and the Occupied Territories, 2008.
7. Neil Caplan, The Israel-Palestine Conflict: Contested Histories, 2019
Ảnh: Bài báo NYTimes năm 1938 về vụ đánh bom ở Haifa, lúc bài này đăng thì chưa xác nhận là khủng bố Do Thái gây ra.