Vâng gần như đúng
Loa và Micro là hai loại làm việc ngược với nhau,với loa biến dòng điện thành âm thanh và ngược lại với nó là Micro
Với micro màng nhạy sẽ cho ra dạng tín hiệu trung thực,với loa tín hiệu điện chuẩn sẽ cho ra dao động âm trung thực>vậy dòng điện chuẩn ở loa là gì,nó có liên quan đến điện áp,dòng,trở kháng tải ,,hay ko đây chính là cái kết luận mà dân chơi âm thanh hay gọi là HỢP giữa âm ly và loa
Đại lượng công suất nó bao gồm cái gì ở trong ,nó chính là dòng điện,điện áp,trở kháng và một phần ảnh hưởng của pha tín hiệu nếu là dòng xoay chiều
Vậy công suất của loa và của âm ly nó thực sự liên quan nhau ko thì các bác bàn tiếp (b)(b)(b)
Đồng ý với bác thong nhat, nhà iem cũng dùng kiến thức cấp 3 để mạo muội hầu chiện các kụ thôi ợ :6:
Iem không phản đối gì bác MK, bác nói có cái lý của bác. Tuy nhiên theo em dưới góc độ kỹ thuật thì người ta không dùng các khái niệm Hợp, Độ nhạy, Dòng điện chuẩn...
- Công suất chỉ bao gồm điện áp và dòng điện, chẳng có liên quan gì đến pha tín hiệu, dòng xoay chiều hay trở kháng.
- Dòng điện cấp ra loa chỉ là dòng 1 chiều biến đổi, chứ không phải là dòng xoay chiều. Muốn kiểm chứng các bác cứ thử lấy đồng hồ đo, đặt vào chức năng đo điện áp 1 chiều để đo điện áp đầu ra của ampli.
- Vấn đề trở kháng nghe thì phức tạp nhưng theo iem có thể hiểu nôm na như ta gắn 2 đoạn ống nước với nhau. Nếu 2 đoạn ống có kích cỡ bằng nhau thì không vấn đề gì. Nếu đoạn ống nguồn (nối vào máy bơm chẳng hạn) bé mà đoạn ống thoát to thì phí công suất của đoạn ống thoát, còn nếu đoạn ống thoát bé hơn đoạn ống nguồn thì gây cản trở lưu thông, mất công suất của máy bơm. Trong trường hợp 2 đoạn ống có đường kính khác nhau, nếu mối nối giao nhau giữa 2 đoạn ống không có đoạn chuyển tiếp hình côn thì sẽ gây hiệu ứng đoạn nước xoáy làm cản trở dòng chảy, gây ảnh hưởng đến cả máy bơm và dòng nước chảy ra. Khái niệm "phối hợp trở kháng" có thể diễn giải chính là nối một đoạn hình côn vào để trở kháng 2 bên tương thích với nhau tối đa có thể, giảm sự xoáy nước ảnh hưởng đến vận hành hệ thống. Để tối ưu nhất thì 2 bên trở kháng nguồn và đích nên = nhau, không cần phải phối hợp trở kháng gì cả. (y)
Theo hiểu biết của nhà iem thì chất lượng âm li phụ thuộc mấy yếu tố:
- Độ dài bộ giải mã tín hiệu, thường tính theo bít (8 bít, 16 bít, 24 bít...)
- Đáp ứng tần số của bộ công suất. Càng tuyến tính càng tốt.
- Chất lượng chế tạo và vật liệu chế tạo (cái này chắc chắn bác MK biết rõ hơn iem nhiều).
+ Bộ giải mã tín hiệu là nhằm biến đổi từ tín hiệu số thành analog. Hiện nay mọi nguồn âm thanh CD, DVD, Mp3 đều là số hóa theo hình thức chuỗi Fourier (tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chuỗi_Fourier). Chuỗi này càng dài bao nhiêu thì độ chính xác của việc biến đổi analog (ca sĩ hát, nhạc sĩ đàn) sang digital (CD, DVD...) và sang lại analog (phát ra loa) càng cao, nghĩa là âm thanh càng trung thực. Để xử lý một chuỗi càng dài thì vi xử lý càng phải tính toán nhiều, nghĩa là vi xử lý càng xịn, nghĩa là càng đắt. Thông thường bộ âm li xịn là có ghi khả năng giải mã, tính theo bít (8, 16, 24, 32 bít...), càng lớn thì càng xịn.
+ Đáp ứng tần số của bộ công suất. Khi bộ giải mã đã giải mã sang analog xong rồi thì nhiệm vụ của bộ công suất là khuyếch đại nó lên. Chất lượng khuyếch đại càng cao nếu đáp ứng của nó càng tuyến tính càng tốt, có nghĩa là bộ giải mã phát ra tín hiệu lớn bé thế nào thì bộ khuyếch đại phải đáp ứng đúng tỷ lệ đó. Chẳng hạn ở thời điểm t là 0,001 vôn ở bộ giải mã thì đầu ra là 1 vôn ở bộ công suất (gấp 1 ngàn lần), đến thời điểm t+1 bộ giải mã phát ra là 0,01 vôn thì đầu ra ở bộ công suất cũng phải tăng tương ứng là 10 vôn (giữ nguyên tỷ lệ 1 ngàn lần). Nếu tại t+1 mà đầu ra công suất chỉ được 5 vôn thôi tức là tỷ lệ khuyếch đại giảm chỉ còn 500 lần thì có nghĩa là âm thanh phát ra sẽ bị méo tiếng. (Tất nhiên thực tế sẽ khác một chút chứ không hoàn toàn đơn thuần như vậy, iem chỉ đơn giản hóa cho nó dễ nói. Đáp ứng công suất còn phải tính cả đến tần số, dòng, can nhiễu... nữa.) :69:
Dạ đại khái thế
:6::69: