Cụ à! nó không gọi là trần lãi suất, nhưng nó quy định lại suất cơ bản và biên độ, thế có khác gì trần không?
VN quy định trần thì cũng phải dựa trên ls cơ bản và biên độ.
Lãi suất huy động của VN hiện giờ cụ có thấy là khác nhau giữa các ngân hàng không? đó là tuy theo mỗi ngân hàng sẽ cộng biên độ vào lãi cơ bản tuy theo tình hình kinh doanh của đơn vị mình. Cụ có nhận thấy là lãi huy động của 4 ông bự luôn thấp hơn các NH TMCP không? cụ có thấy đối với các chi nhánh mới mở, lãi suất huy động niêm yết của Việt Á, SG Thương mại cổ phần, Bản Việt luôn cao hơn các ngân hàng khác không? Cái đó cũng là dựa vào lãi suất cơ bản và biên độ đấy cụ. NHNN không buộc các NH con phải huy động theo đúng mức lãi suất nào đó. Cái đó tùy theo mỗi ngận hàng, miễn là đúng theo biên độ mà NHNN quy định. Ví dụ, lãi suất niêm yết của SGTMCP là 7,3% kỳ hạn 12 tháng, BẢn Việt 7,2%, BIDV 7%, LVPB 6,9%, Hàng Hải 7,1%, Việt Á 7,3% .... Cụ có thấy có sự chênh lệch không? Nó là do đâu nếu không phải là cái biên độ dao động mà mỗi ngận hàng áp dụng cho riêng mình dựa theo đặc thù của ngân hàng mình?
Và cụ có thấy về cơ bản nó giống như chú tư bản Mỹ không? Cũng là quy định lãi cơ bản cho hoạt động liên ngân hàng và có biên độ để dành cho hoạt động huy động vốn hướng ra người dân và doanh nghiệp. Em thì thấy nó chả khác nhau nhiều. Cụ thấy nó khác nhau thế nào thì phân tích cho em học hỏi thêm với!
em khộng nói mình chả khác Mỹ, nhưng về những quy định cốt lõi của kinh tế thì mình sẽ phải giống Mỹ, vì nền kinh tế của mình là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ( nó có định hướng cái gì thì cũng là kinh tế thị trường mà cụ) . Hiện có 64 nước đã công nhận VN là nền kinh tế thị trường, Mỹ và EU xém tý là công nhận luôn nếu chú Trump không đăng ngôi và hủy TTP. Nếu VN không tuân theo những quy định chung của nền kinh tế thị trường ( mà hệ thống ngân hàng là một điểm quan trọng trong đó) thì làm gì mình có cửa tự tin xin mấy ông lớn công nhận chứ cụ.